1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIẾT lý NHÂN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN và bút ký của THẠCH LAM

93 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 617,87 KB

Nội dung

Thứ ba, một trong những cây bút đã dành cả cuộc đời để cống hiến chovăn chương; bằng các tác phẩm của mình, ông đã góp thêm một nguồn sứcmạnh vô cùng to lớn vào công cuộc đấu tranh bền b

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA TRIẾT HỌC - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau 4 năm học tập, nghiên cứu dưới sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của thầy

cô giáo trong khoa Triết học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, em đã hoànthành chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành Sư phạm Triết học khóa

2015 – 2019 và hoàn thành khóa luận của mình

Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô trongBan giám hiệu nhà trường, quý thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa Triết họccùng toàn thể thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợinhất để em được rèn luyện và trưởng thành trong suốt thời gian qua

Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và xin được gửilời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô, TS Nguyễn Thị Vân, người đã định hướng,dìu dắt và tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình em viết và hoàn thành khóaluận của mình

Để khóa luận được hoàn thiện và thành công đến hôm nay, em cũng đãnhận được không ít nguồn động lực và những tình cảm trân quý, những lời độngviên, khuyến khích từ gia đình, bạn bè và những người thân yêu

Do khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, công trình nghiêncủa em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiếnđóng góp của Hội đồng khoa học, quý thầy cô và các bạn để khóa luận đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2019

TÁC GIẢ

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 11

5 Đóng góp mới của đề tài 12

6 Phương pháp nghiên cứu đề tài 12

7 Kết cấu của đề tài 12

NỘI DUNG 13

Chương 1 KHÁI NIỆM TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ KHÁI LƯỢC VỀ TRUYỆN NGẮN, BÚT KÝ CỦA THẠCH LAM 13

1.1 Khái niệm triết lý, triết lý nhân sinh 13

1.1.1 Khái niệm triết lý 14

1.1.2 Khái niệm triết lý nhân sinh 16

1.2 Khái lược về truyện ngắn và bút ký của Thạch Lam 17

1.2.1 Thạch Lam – Cuộc đời và sự nghiệp 17

1.2.2 Giới thiệu về truyện ngắn và bút ký của Thạch Lam 25

Tiểu kết chương 1 38

Chương 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ BÚT KÝ CỦA THẠCH LAM 39

2.1 Tình yêu thương con người 39

2.2 Tình yêu quê hương, đất nước 61

2.3 Khát vọng về một xã hội tốt đẹp 69

Tiểu kết chương 2 75

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thứ nhất, kể từ khi con người xuất hiện, “sưởi ấm” và “thức tỉnh” TráiĐất, con người đã tự đưa mình vào vị thế khám phá: “Vũ trụ và Trái Đất cónguồn gốc từ đâu?”, “Con người được sinh ra như thế nào?” Từ đó, con ngườidần hình thành nên một hệ thống tri thức về thế giới, trong đó có những tri thức,quan niệm về chính con người, về sự sống của con người và xã hội loài người

Đó chính là những triết lý nhân sinh Nó là kết quả của sự chiêm nghiệm lâu dài

về con người và cuộc đời, nắm giữ vai trò quyết định trong việc định hướng ýchí, tư duy, tình cảm, nghị lực, mục đích, lý tưởng sống của con người trongcuộc sống

Thứ hai, triết lý nhân sinh được biểu hiện thông qua nhiều hình thứcphong phú, đa dạng, đem lại cho con người những góc nhìn đa chiều, sâu sắc vềhiện thực cuộc sống và xã hội loài người Một trong những cách thức biểu hiệntriết lý nhân sinh rõ ràng và nổi bật nhất chính là thông qua các tác phẩm vănchương Đối với con người, không gì thanh mát hơn “dòng suối” văn chươngtrong trẻo giữa hiện thực cuộc sống khô khan và tất bật vì công cuộc mưu sinh.Văn chương là “thanh âm” diệu kì toát lên từ đời sống hiện thực của những tráitim hồn hậu và lãng mạn Nó mang đậm giá trị về ngôn từ và nghệ thuật Đóchính là công cụ đắc lực góp phần truyền tải những suy nghĩ, tâm tư, tình cảmcủa con người về con người và cuộc đời

Thứ ba, một trong những cây bút đã dành cả cuộc đời để cống hiến chovăn chương; bằng các tác phẩm của mình, ông đã góp thêm một nguồn sứcmạnh vô cùng to lớn vào công cuộc đấu tranh bền bỉ của những số phận bấthạnh, góp một tiếng nói đầy cảm thông với lớp người lao động cùng cực, khốnkhổ; với chất văn dung dị, thấm đượm màu sắc nhân đạo, Thạch Lam chính làmột vì sao sáng ngời trên bầu trời văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 Là

Trang 5

một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, các sáng tác nằm trong trào lưu vănhọc lãng mạn nhưng độc giả vẫn nhận thấy ở Thạch Lam một màu sắc riêngbiệt, độc đáo Thạch Lam của những điều gần gũi thường nhật và những conngười chân chất, bình dị, Thạch Lam của những khát khao cháy bỏng về mộtcuộc sống tốt đẹp sẽ đến với những số mệnh bất hạnh, đáng thương Bằng tâmhồn bao dung, vị tha và trân quý vô hạn sự sống của con người, Thạch Lam bày

tỏ tấm lòng cảm thông sâu sắc trước những số phận, những con người khốn khổthuộc lớp đáy cùng của xã hội Bởi mỗi hơi thở sinh ra và tồn tại trên đời đã làđiều đáng quý Dù không thể tự mình chọn lựa một cuộc sống dễ dàng, viên mãnnhưng chúng ta hoàn toàn có thể cùng chung tay xây dựng một xã hội văn minh,tốt đẹp hơn Văn Thạch Lam điềm đạm, tỉ mỉ, thâm nhập đến từng ngõ ngáchtâm trạng và những giằng xé trong nội tâm con người để thấu cảm nhiều khíacạnh khác nhau của đời sống tâm lí phức tạp của con người Giữa dòng đời lắmbon chen, xô bồ, giữa nhịp sống hối hả thường nhật, Thạch Lam vẫn điềm nhiên,thư thái, lãng mạn nhưng không hề khỏa lấp, lãng quên hiện thực Ông dùng tráitim hồn hậu để vui buồn với đời, cảm thông sâu sắc với từng giọt mồ hôi, nướcmắt và những cơ cực của nhiều lớp người khác nhau trong xã hội Đó là nhữngtiểu tư sản nghèo túng, là những người phụ nữ đáng thương, là những người laođộng bần cùng, bất hạnh Bởi vậy mà thông qua các sáng tác của Thạch Lam,triết lý nhân sinh được bộc lộ rõ nét Đó là những chiêm nghiệm hết sức sâu sắccủa tác giả và có ý nghĩa to lớn đối với việc tu dưỡng, hoàn thiện nhân cách củacon người

Thứ tư, ngày nay, giá trị, vai trò quan trọng của triết lý nhân sinh trongvăn chương, đặc biệt là triết lý nhân sinh trong các sáng tác của Thạch Lam vẫncòn vẹn nguyên Tuy nhiên, cùng với sự phát triển phức tạp của xã hội, nhânsinh quan của con người có nhiều biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc Một nghịch lí dễnhận thấy chính là xã hội ngày càng tiến bộ, con người được tồn tại trong nhữngđiều kiện ngày một tốt hơn, thì lối sống của một bộ phận con người trong xã hộilại có xu hướng biến đổi tiêu cực, tha hóa Mâu thuẫn này gây ra nhiều khó khăn

Trang 6

trong việc định hướng mục đích, lí tưởng sống của con người, đặc biệt là tầnglớp thanh thiếu niên Một phần lớn giới trẻ ngày càng sống buông thả, vô định,thậm chí có nhiều biểu hiện của lối sống tiêu cực, sa đọa Bởi vậy, việc hìnhthành, xây dựng và lan tỏa nhân sinh quan đúng đắn, khoa học thông qua triết lýnhân sinh cũng góp một phần lớn trong việc chấn chỉnh và hoàn thiện nhân cáchtốt đẹp, chuẩn mực cho con người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng vănminh, tiến bộ.

Trên cơ sở những lập luận trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài Triết lý

nhân sinh trong truyện ngắn và bút ký của Thạch Lam làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Những công trình nghiên cứu về triết lý nhân sinh

Nhân sinh quan mới (1954), NXB Sự thật, Hà Nội, do tác giả Du Minh

Hoàng biên soạn là một trong những nghiên cứu tiên phong về nhân sinh quan.Cuốn sách đã trình bày và phân tích khá toàn diện về mọi khía cạnh của nhânsinh quan, bao gồm quan niệm về nhân sinh quan, sự khác biệt của nhân sinhquan giữa các thời đại khác nhau và các hạng người, các giai cấp khác nhau Từ

đó tác giả nêu ra những tiêu chí lớn hình thành nên nhân sinh quan cách mạng,nhằm mục đích tiến tới một cuộc cách mạng nhân sinh quan ở mỗi con người.Nhìn chung, cuốn sách đã làm rõ được bản chất của nhân sinh quan theo gócnhìn của tác giả, đồng thời cũng đã có những phân tích khá chi tiết và đa chiều

về từng đặc trưng của các loại hình nhân sinh quan khác nhau, cụ thể là nhânsinh quan không cách mạng và nhân sinh quan cách mạng Đồng thời, tác giảcũng đề ra định hướng rõ ràng để mỗi người tự xây dựng cho mình một nhânsinh quan đúng đắn, tiến bộ và khoa học Đó cũng chính là sự ra đời của các triết

lý nhân sinh, có tác dụng định hướng lối sống cho con người

Trang 7

201 triết lý nhân sinh dành cho thanh thiếu niên (2006), NXB Lao động

Xã hội, Hà Nội của Hải Yến là tập hợp của 201 mẩu chuyện ngắn với những nộidung đa dạng, phong phú, phù hợp với khả năng tiếp nhận của lứa tuổi thanhthiếu niên Mỗi truyện mang một tiêu đề khác nhau Với những tiêu đề ngắn gọn

nhưng lại kích thích được trí tò mò như Làm sạch cỏ dại trong tâm hồn, Con

chim cố chấp, Ngựa già đáng thương, Hồ ly trong vườn nho, Chuột đi hóng gió, Quả la hán vàng buồn rầu, Quả trứng gà đứng được, Sói già làm thêm, Chị quạ tỉnh ngộ , tất cả đã tạo được sức hấp dẫn lớn và là một cách thức thẩm thấu triết

lý nhân sinh vô cùng nhẹ nhàng, khéo léo đối với lứa tuổi thanh thiếu niên Dướimỗi truyện đều có những dòng kết luận in đậm và đóng khung, tách biệt rõ ràngvới mẩu chuyện bên trên, đó cũng chính là triết lý nhân sinh được đúc kết lại saumỗi câu chuyện, có giá trị giáo dục sâu sắc đối với mọi lứa tuổi

Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du – Giá trị

và hạn chế (2014) của tác giả Hồ Ngọc Anh là một trong những nghiên cứu tiêu

biểu, nổi bật về nhân sinh quan, cụ thể là nhân sinh quan Phật giáo trong một tácphẩm văn học Nằm trong chuỗi nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo, tác giả

Hồ Ngọc Anh bắt đầu từ việc khái quát những đặc trưng cơ bản của nhân sinhquan Phật giáo, đặc biệt tập trung vào nội dung của nhân sinh quan Phật giáo

trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, như quan niệm về nghiệp báo,

quan niệm về nhân quả Qua đó, tác giả chỉ ra những giá trị tốt đẹp cũng như

những yếu tố tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong Truyện Kiều và ý

nghĩa của việc nghiên cứu nó Công trình nghiên cứu này là một điểm nhấn khácbiệt với những công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo nói riêng vànhân sinh quan nói chung, bởi đây là nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáotrong một tác phẩm văn học Tuy nhiên, điều đó không làm cho nghiên cứu sa

đà vào văn chương mà tác giả vẫn đứng vững trên lập trường của nhân sinh quantriết học để đánh giá, phân tích và nhận định Từ đó, tác giả rút ra những triết lý

nhân sinh mà Nguyễn Du muốn gửi gắm thông qua Truyện Kiều

Trang 8

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay (2015) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng cũng

là một trong những nghiên cứu tiêu biểu trong chuỗi các nghiên cứu về nhânsinh quan Nghiên cứu đã làm rõ quan niệm về nhân sinh quan nói chung, sau đó

đi sâu vào những nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo, như quan niệmcủa Phật giáo về con người, về cuộc đời con người, về giải thoát con người.Cuối cùng, tác giả khoanh vùng, giới hạn phạm vi nghiên cứu và tập trung phântích, làm rõ nhân sinh quan Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng và ảnh hưởngcủa nó đến đời sống tinh thần cư dân vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay Tácgiả cũng chỉ rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những ảnhhưởng tích cực cũng như hạn chế những tác động tiêu cực của nhân sinh quanPhật giáo đến đời sống tinh thần của cư dân đồng bằng sông Hồng

Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam (2015) của tác giả

Phùng Thị An Na là một công trình khoa học nghiên cứu khá toàn diện về nhânsinh quan người Việt Trong đó, tác giả đã rút ra những triết lý sống của ngườiViệt được thể hiện qua một số lễ hội và tín ngưỡng dân gian, bao gồm triết lýyêu nước qua lễ hội đền Gióng, triết lý hiếu học qua lễ hội đền Tống Trân, triết

lý hạnh phúc qua lễ hội Chử Đồng Tử, triết lý “trọng nữ” qua tín ngưỡng thờMẫu, triết lý “phồn thịnh” qua tín ngưỡng phồn thực, triết lý “hòa đồng” với tựnhiên qua tín ngưỡng thờ nhiên thần Từ đó, tác giả chỉ ra những tích cực, hạnchế trong nhân sinh quan truyền thống của người Việt Đồng thời, tác giả phântích xu hướng hoạt động của lễ hội và tín ngưỡng dân gian, từ đó đề xuất nhữnggiải pháp nhằm khắc phục những yếu tố tiêu cực và phát huy những yếu tố tíchcực trong đó Nhìn chung, nghiên cứu đã tập trung phân tích nhân sinh quan củangười Việt và các đặc trưng nổi bật của nó, từ đó rút ra các triết lý nhân sinhtrong một số lễ hội và tín ngưỡng tiêu biểu của người Việt Với công trìnhnghiên cứu này, chúng ta được cung cấp thêm hiểu biết về một cách thức biểuđạt và truyền tải triết lý nhân sinh của con người, đó là thông qua các dạng thứccủa văn hóa như lễ hội và tín ngưỡng Lễ hội và tín ngưỡng đều là những hoạt

Trang 9

động hết sức gần gũi, gắn bó mật thiết với đời sống thường nhật của cư dân đấtViệt Điều này chứng tỏ triết lý nhân sinh luôn hiện hữu xung quanh con người,cần sớm được con người phát hiện, tiếp nhận và chiêm nghiệm

Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống người Hà Nội hiện nay (2016) của tác giả Nghiêm Thị Châu Giang cũng là một nghiên

cứu tiêu biểu về nhân sinh quan Phật giáo Ở nghiên cứu này, tác giả đã làm rõnhững đặc trưng cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo và lối sống của người HàNội, cùng với đó là những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến lối sốngcủa người Hà Nội xưa và nay Đặc biệt, tác giả quan tâm và chú trọng khái quátnhững nét căn bản của Phật giáo Hà Nội và lối sống của người Hà Nội xưa quacác triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn Từ đó, tác giả nhận định thực trạng và đánhgiá những ảnh hưởng của triết lý nhân sinh trong Phật giáo đến lối sống người

Hà Nội hiện nay, trong lao động sản xuất, trong tư duy, trong giao tiếp ứng xử

và trong thói quen sinh hoạt Cuối cùng, tác giả nêu ra những giải pháp cơ bảnnhằm giải quyết những yếu tố tiêu cực của thực trạng trên

Triết lý nhân sinh trong văn hóa Việt Nam (2016), NXB Lý luận Chính

trị, Hà Nội, do Nguyễn Thị Thọ cùng nhóm tác giả tập hợp, bổ sung là một tậphợp những bài báo khoa học bàn về triết lý nhân sinh Cuốn sách đã làm sáng tỏ

và sâu sắc hơn những triết lý nhân sinh thuộc nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vựckhác nhau của đời sống văn hóa người Việt Đó chính là những chân lý có giá trịđịnh hướng, giáo dục sâu sắc và ảnh hưởng mạnh mẽ tới phương châm sống,cách thức đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội

Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời Lý – Trần (2016) cũng là một nghiên cứu tiêu biểu về ảnh hưởng của triết lý

nhân sinh Phật giáo đến xã hội Việt Nam thế kỷ XI – XIV Nghiên cứu đã kháilược khá toàn diện về các khái niệm nhân sinh quan, nhân sinh quan Phật giáo vànhững nội dung cơ bản của nó Đặc biệt, tác giả chú trọng đến những nét cơ bản

Trang 10

của nhân sinh quan Phật giáo dưới thời đại Lý – Trần Trong công trình nghiêncứu này, những nội dung cơ bản và những nhân tố ảnh hưởng đến tư tưởng chínhtrị thời Lý – Trần được làm rõ Qua đó, tác giả đi tới việc phân tích những ảnhhưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đến tư tưởng chính trị thời Lý – Trần và ýnghĩa của nó trong việc xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay

Triết lý nhân sinh cuộc đời (2016), NXB Phụ nữ, Hà Nội của tác giả

Nguyễn Gia Linh cũng là một tập hợp của nhiều mẩu chuyện triết lý khácnhau Cuốn sách gồm 9 chương với 9 chủ đề khác nhau Toàn bộ cuốn sách là

163 câu chuyện ngắn, tương ứng với 163 triết lý nhân sinh được đúc kết dướimỗi truyện Các mẩu chuyện phong phú với nội dung liên quan tới cách thứcđối nhân xử thế, thái độ làm việc, mức độ cố gắng, cách tư duy và niềm tin của con người Tất cả nhằm mục đích khẳng định cuộc sống là do chính bảnthân mỗi người tạo nên, thành công hay thất bại là phụ thuộc vào chính bảnthân mỗi chúng ta

Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam (2016), NXB Giáo dục,

Hà Nội, do Hoàng Thúc Lân chủ biên cùng nhóm tác giả cũng đã có những kháiquát chung khá toàn diện về triết lý và triết lý nhân sinh, đặc biệt là nội dung,giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam Triết lý

nhân sinh ở đây chính là những Quan niệm về cuộc sống, lẽ sống, mục đích, ý

nghĩa, giá trị sống và kim chỉ nam cho nhận thức, hành động của con người trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình Vì vậy,

có thể nói, sự ra đời của triết lý nhân sinh chính là kết quả của “cuộc hành trình”nhân sinh quan của con người Đặc biệt, tục ngữ, ca dao Việt Nam không chỉ làmột nhánh của văn học Việt Nam, mang tính nghệ thuật độc đáo, mà nó còn cógiá trị thực tiễn to lớn bởi nó là sự tổng hợp của một quá trình chiêm nghiệm,trải nghiệm thực tế lâu dài của ông cha ta từ trong lịch sử Bởi vậy, tục ngữ, cadao Việt Nam chính là phương tiện biểu đạt triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc và

rõ nét Thông qua đó, tác giả chỉ ra ý nghĩa hiện thời của triết lý nhân sinh trong

Trang 11

tục ngữ, ca dao Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần phát huy giátrị đó trong điều kiện xã hội hiện nay.

2.2 Những công trình nghiên cứu về tác giả và các tác phẩm của Thạch Lam

Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam thời kỳ đầu những năm 1930 đến năm 1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao (1992) của

Trần Ngọc Dung đã có những khái quát khá toàn diện về sự hình thành và pháttriển của truyện ngắn trong giai đoạn từ 1930 – 1945 Và Thạch Lam chính làmột trong những cây bút tài năng nhất, cùng với Nguyễn Công Hoan và NamCao, ông được xem là “kiện tướng của phong trào truyện ngắn 1930 – 1945”.Nghiên cứu đã tập trung khảo sát, làm rõ phong cách truyện ngắn Thạch Lam và

có những phân tích, đánh giá, nhận định đối với từng truyện ngắn của ông, vềkết cấu truyện, về hệ thống nhân vật, về nội tâm nhân vật

Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu tiêu biểu, tổng quan về cuộcđời, sự nghiệp cũng như các sáng tác và phong cách sáng tác của Thạch Lam.Điểm chung của các nghiên cứu này là đều đã khái lược những nét cơ bản nhất

về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Thạch Lam Tuy vậy, mỗi nghiên cứulại mang một màu sắc khác nhau

Thạch Lam văn chương và cái đẹp (1994), NXB Hội Nhà Văn là một

cuốn sách tập hợp những bài viết về Thạch Lam của nhiều tác giả Các bài viếtđược phân chia rõ ràng, tương ứng với các chủ đề khác nhau, từ việc tìm hiểunhững vùng đất gắn bó với văn nghiệp Thạch Lam đến góc nhìn xã hội và conngười trong văn Thạch Lam, từ cái đẹp toát lên trong những tác phẩm vănchương của Thạch Lam đến những cảm nghĩ, hồi ức, kỉ niệm, những tình cảmsâu sắc mà các tác giả, chính là những người bạn, người anh em, người tâm giaocủa Thạch Lam gửi gắm đến ông Tất cả đều được gói gọn lại trong một cuốn

Trang 12

sách, như một món quà yêu thương, nồng đượm tình nghĩa gửi tặng Thạch Lam

và những cống hiến của ông cho sự nghiệp văn chương nước nhà

Thạch Lam thân thế và sự nghiệp (1994), NXB Văn hóa, Hà Nội của tác

giả Vu Gia là một cuốn sách thể hiện tình yêu chân thành đúng mực của tác giả

Vu Gia đối với Thạch Lam Từ những trang đầu tiên với tựa đề Thạch Lam –

Bước đầu tôi biết đến những phần tiếp theo đều bắt đầu bằng tên Thạch Lam: Thạch Lam – Thân thế, Thạch Lam – Thời cuộc, Thạch Lam – Báo chí Tất cả

đã thể hiện rõ sự quan tâm và tình cảm sâu đậm của tác giả dành cho ThạchLam Cùng với đó, cuốn sách cũng có phụ lục là các bài viết của nhiều tác giả vềThạch Lam và các sáng tác của ông

Thạch Lam văn và đời (1999), NXB Hà Nội của tác giả Tân Chi là một

cuốn sách bao quát về toàn bộ các sáng tác của Thạch Lam Chiếm phần lớn

cuốn sách là các sáng tác văn chương của Thạch Lam, gồm các truyện ngắn Gió

đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, bút ký Hà Nội băm sáu phố phường, tiểu

thuyết Ngày mới, tiểu luận – đoạn văn Theo dòng và một số truyện ngắn khác của Thạch Lam như Hạt ngọc, Quyển sách, Đêm sáng trăng, Một bức thư Phần còn lại có tiêu đề Hồi ức và nhận định, đây là những bài viết thể hiện tình

cảm chân thành và sự tri ân sâu sắc của các tác giả Thế Uyên, Thế Lữ, Đỗ ĐứcThu, Huyền Kiêu, Đinh Hùng dành cho nhà văn Thạch Lam và những cốnghiến của ông đối với nền văn học nước nhà

Thạch Lam của cái đẹp (2000), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội cũng là

một nghiên cứu của tác giả Vu Gia về Thạch Lam Đây cũng là một tập hợpcác bài viết về tác giả Thạch Lam của Vu Gia và một nhóm các tác giả nhưThế Lữ, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Tuân, Đinh Hùng, Phong Lê Đồng thời,cuốn sách cũng lưu lại các tác phẩm sống mãi với thời gian của Thạch Lam, đó

là tiểu thuyết Ngày mới và một số bài viết cùng các đoạn văn được Thạch Lam

dịch ra tiếng Việt

Trang 13

Thạch Lam và văn chương (2000), NXB Hải Phòng của tác giả Xuân

Tùng cũng là một nghiên cứu tổng quan về cuộc đời cũng như văn nghiệp củaThạch Lam Từ việc khái quát những nét cơ bản nhất về thân thế và sự nghiệpcủa Thạch Lam, tác giả cũng tập hợp lại tất cả các sáng tác của Thạch Lam ở cả

ba thể loại: truyện ngắn, tùy bút, tiểu luận Đồng thời, tác giả cũng tập hợpnhững bài viết của các tác giả khác viết về Thạch Lam như Nguyễn Thị Thế,Nguyễn Tường Giang, Thế Uyên, Nguyễn Tuân, Nguyễn Hoành Khung, PhongLê Phần cuối cuốn sách là Thạch Lam niên biểu và danh sách một số truyệnngắn chưa sưu tầm được của Thạch Lam

Thạch Lam văn và người (2001), NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh của tác giả

Nguyễn Thành Thi cũng tương tự như những nghiên cứu khác về Thạch Lam.Cuốn sách đã khái lược tổng quan về thân thế và sự nghiệp của Thạch Lam Sau

đó là Hồi ức và nhận định, phần này tập hợp một số bài viết tiêu biểu của các tác

giả viết về Thạch Lam, vẫn là những cái tên quen thuộc như: Thế Uyên, Thế Lữ,

Đỗ Đức Thu, Đinh Hùng Phần cuối sách là lời bình đối với một số truyện ngắncủa Thạch Lam và một số đề, bài làm văn của học sinh về nhà văn Thạch Lam

2.3 Những công trình nghiên cứu về triết lý nhân sinh trong các tác phẩm của Thạch Lam

Thạch Lam với Tự lực văn đoàn (2004) của tác giả Lê Minh Truyên là

một đóng góp toàn diện và chân thực trong hành trình thấu cảm giá trị vănchương Thạch Lam Nghiên cứu đã có cái nhìn tổng quan về “mảnh đất” khởinguồn cho văn nghiệp Thạch Lam – tổ chức Tự lực văn đoàn Phần còn lại vàchiếm phần lớn công trình nghiên cứu của Lê Minh Truyên là thành quả của quátrình tìm hiểu, phân tích khá chi tiết và tỉ mỉ những nét đẹp cũng như tinh hoahàm ẩn trong từng sáng tác của Thạch Lam Đó cũng chính là những nhận địnhsâu sắc của tác giả về giá trị các sáng tác của Thạch Lam – người đã dâng hiến cả

Trang 14

cuộc đời cho văn chương, đã góp phần đem đến một làn gió mới cho nền văn họcViệt Nam hiện đại sau này bằng chính phong cách nghệ thuật riêng biệt của ông

Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam (2006), NXB Khoa học xã

hội, Hà Nội của Nguyễn Thành Thi, với nội dung phân tích khá toàn vẹn, chi tiết

trong bốn chương: Người ưa tìm cái đẹp của sự sống ở cõi nội tâm thầm kín,

Nhà văn hoài niệm của Làng và Phố, Người có biệt tài kể về nội tâm và cảm giác, Người mang vào văn xuôi nghệ thuật Việt Nam chất trữ tình sâu lắng, tác

giả đã có những kết luận bao quát và chân thực từ toàn bộ các sáng tác và hànhtrình văn chương của Thạch Lam, giúp độc giả phần nào nắm bắt và hiểu hơn vềtính nhân văn cũng như tinh thần nhân đạo sâu sắc trong văn Thạch Lam

Thạch Lam – về tác gia và tác phẩm (2007), NXB Giáo dục, Hà Nội do

các tác giả Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú tuyển chọn, giới thiệu còn có thể được coi

là một nghiên cứu “đồ sộ” về Thạch Lam Cuốn sách là tập hợp rất nhiều các bàiviết, nhận định, đánh giá, thẩm định về giá trị văn chương của Thạch Lam từ rấtnhiều tác giả khác nhau Cùng với đó là những tâm tư, tình cảm, những sẻ chia

của các nhà văn khác với Thạch Lam, gói gọn trong đề mục Thạch Lam để nhớ.

Nhìn chung, cuốn sách là sự tổng quan khá toàn diện về Thạch Lam và các sángtác của ông thông qua nhiều nghiên cứu, nhiều đánh giá của những nhà văn, nhànghiên cứu khác nhau

Tóm lại, hầu hết những công trình nghiên cứu trên đã có những tìm hiểu

và phân tích khá cụ thể về nhân sinh quan và triết lý nhân sinh của con ngườitrong một số lĩnh vực nhất định Bên cạnh đó, các nghiên cứu về Thạch Lam vàcác sáng tác của ông đều đã khái quát được những đặc điểm cơ bản về cuộc đời

và văn nghiệp Thạch Lam Hơn nữa, chúng còn cung cấp cho người đọc cái nhìn

đa chiều và sâu sắc hơn về cuộc đời cùng những nét độc đáo trong phong cáchsáng tác của Thạch Lam thông qua nhiều nhận định, đánh giá từ các bài viết củacác tác giả khác Tuy nhiên, những phân tích và nghiên cứu về các sáng tác của

Trang 15

Thạch Lam mới chỉ dừng lại ở những phân tích nhỏ lẻ, thiếu tính hệ thống vàhoàn chỉnh về một lĩnh vực, khía cạnh nhất định Hơn nữa, chưa có công trìnhnào nghiên cứu một cách tập trung và sâu sắc về triết lý nhân sinh trong truyệnngắn và bút ký của Thạch Lam

Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về triết lý nhân sinh, về tácgiả và các sáng tác của Thạch Lam, về triết lý nhân sinh trong các tác phẩm củaThạch Lam, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về triết lý nhân sinh trongtruyện ngắn và bút ký của Thạch Lam dưới góc nhìn triết học Với việc nghiêncứu đề tài này, tác giả mong muốn góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu các truyện ngắn và bút ký của nhà văn Thạch Lam, đềtài chỉ ra những nội dung cơ bản về triết lý nhân sinh trong các sáng tác điểnhình của ông thuộc thể loại truyện ngắn và bút ký

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Khái lược về cuộc đời, sự nghiệp văn học và các sáng tác điển hìnhthuộc thể loại truyện ngắn, bút ký của Thạch Lam;

- Chỉ ra những nội dung cơ bản về triết lý nhân sinh trong truyện ngắn vàbút ký của Thạch Lam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 16

Đề tài tập trung nghiên cứu về triết lý nhân sinh trong những truyện ngắn

điển hình và bút ký Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Sáng tác của Thạch Lam đa thể loại, chứa đựng nhiều giá trị về nội dung

và nghệ thuật, phản ánh nhiều khía cạnh thuộc các lĩnh vực khác nhau của đờisống Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này, tác giả tập trung khái lược và phântích những đặc trưng, từ đó chỉ ra nội dung cơ bản về triết lý nhân sinh trong cáctruyện ngắn tiêu biểu và bút ký của Thạch Lam Cụ thể, đó là các truyện ngắn:

Cái chân què, Cô hàng xén, Đêm trăng sáng, Đứa con, Đứa con đầu lòng, Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Hai lần chết, Một cơn giận, Nắng trong vườn, Nhà

mẹ Lê, Tình xưa, Tối ba mươi và bút ký Hà Nội băm sáu phố phường

5 Đóng góp mới của đề tài

Từ việc khái quát những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn và bút kýcủa nhà văn Thạch Lam, đề tài chỉ ra những nội dung cơ bản về triết lý nhân

sinh trong những truyện ngắn có tên trên và bút ký Hà Nội băm sáu phố

phường của ông.

6 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Bên cạnh đó, tác giả

sử dụng kết hợp một số phương pháp như phân tích – tổng hợp, logic – lịch sử,khái quát hóa, trừu tượng hóa, trong khóa luận của mình

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung đề tài gồm 2 chương 5 tiết

Trang 18

NỘI DUNG Chương 1 KHÁI NIỆM TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ KHÁI LƯỢC VỀ

TRUYỆN NGẮN, BÚT KÝ CỦA THẠCH LAM

1.1 Khái niệm triết lý, triết lý nhân sinh

Một danh ngôn nổi tiếng của danh hài người Mĩ – Groucho Marx

(02/10/1890 – 19/08/1977), dịch ra tiếng Việt có nghĩa là: Hãy học từ sai lầm

của người khác Bạn sẽ không bao giờ sống đủ lâu để phạm phải tất cả sai lầm.

Trong cuộc sống, thành công không dễ dàng mỉm cười với bất cứ ai Cuộcđời mỗi người lại quá ngắn, để rút ngắn con đường chạm tới vạch đích, chúng tabuộc phải học hỏi, rút kinh nghiệm từ những sai lầm và thất bại của người khác

Sự thất bại không chỉ là bài học xương máu của chính người gặp phải nó mà còn

là bài học kinh nghiệm với tất cả chúng ta Bởi đó là những trải nghiệm thực tế,hữu ích để thông qua đó, chúng ta có được quyết định phù hợp nhất về nhữngbước tiến tiếp theo và con đường phát triển của bản thân Đồng thời, nó cungcấp cho chúng ta định hướng đúng đắn, chuẩn xác hơn trong hành động và cónhững điều chỉnh kịp thời trong lối sống hiện tại của bản thân

Thật vậy, kể từ khi con người xuất hiện và trải qua quá trình lao động sảnxuất lâu dài, con người đã đúc kết được vô vàn kinh nghiệm quý báu trong mọilĩnh vực Một trong những thành quả của sự tổng kết kinh nghiệm và được thểhiện một cách khái quát, cô đọng, dễ lưu truyền nhất của con người chính lànhững triết lý Sự ra đời của những triết lý là kết quả của quá trình trải nghiệmthực tiễn lâu dài, phức tạp và nhiều thăng trầm của con người Bởi vậy, nhữngtriết lý sống, bao hàm triết lý nhân sinh có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đốivới con người, đặc biệt là thế hệ trẻ

Có thể khẳng định, triết lý nhân sinh là sản phẩm của quá trình tổng kếtthực tiễn cuộc sống con người nên nó có tính chuẩn mực cốt yếu Các triết lý giữ

Trang 19

vai trò kim chỉ nam, góp phần định hướng tư duy và hành động của con người,giúp con người có được tư duy đúng đắn và một lối sống khoa học Từ đó, mỗi

cá nhân tự xây dựng được một phương thức sống hiệu quả, tối ưu trong mọi lĩnhvực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và toàn xã hội

Triết lý và triết lý nhân sinh từ lâu đã là một đề tài đặc biệt thu hút sự tìmhiểu, khám phá và nghiên cứu chuyên sâu của nhiều công trình khoa học Mỗicông trình nghiên cứu lại có một cách thức tiếp cận khác nhau, điều đó dẫn tớiviệc hình thành những cách hiểu, cách định nghĩa, lý giải, phân tích hết sức đadạng, phong phú về triết lý và triết lý nhân sinh

1.1.1 Khái niệm triết lý

Ở phương Tây thường không có sự tách biệt rõ ràng giữa hai khái niệm

triết học và triết lý Thuật ngữ philosophia nghĩa là yêu mến sự thông thái, được

dùng chung để định nghĩa cho cả triết học và triết lý Còn ở phương Đông, bên cạnh thuật ngữ triết học còn có thuật ngữ triết lý Quan niệm về triết lý được

người phương Đông lý giải theo nhiều chiều hướng khác nhau

Theo Đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Bửu Ý, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin năm 1998, triết lý được lý giải theo hai nghĩa: 1) Lý luận triết

học; 2) Quan niệm chung và sâu sắc của con người về vấn đề nhân sinh và xã hội [51;1707]

Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh năm 2000, có định nghĩa: Triết là sự sáng suốt; lý là lẽ; triết lý có nghĩa là lý luận về triết học [20;1899]

Trong một cuốn từ điển khác của tác giả Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ

Hán – Việt, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa năm 2002, triết lý được định nghĩa

Trang 20

theo kiểu chiết tự: “triết” là trí sáng suốt, “lý” là lẽ Từ đó, có thể hiểu triết lý theo hai nghĩa: 1 Lý luận về triết học 2 Bàn cãi suông [21;761]

Theo tác giả Hoàng Phê (chủ biên) trong Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản

Đà Nẵng năm 2002, khái niệm triết lý được định nghĩa khá bao quát: I: 1 Lý

luận triết học; 2 Quan niệm chung của con người về vấn đề nhân sinh và xã hội; II: Thuyết lý về những vấn đề nhân sinh và xã hội [32;1035]

Trong Hán Việt từ điển, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin năm 2010, tác giả Đào Duy Anh cắt nghĩa: Triết lý là đạo lý về triết học [1;863]

Theo Phạm Minh Hạc trong Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2013, “triết” là sáng suốt, chỉ sự am hiểu, tri

thức đại quát, bản chất, thông thái; “lý” là lý lẽ, lý giải, ý sâu xa Triết lý là triết học đã được vận dụng vào một trường hợp cụ thể , gắn với cuộc sống thực

ở một cấp độ nào đó, trong một phạm vi nào đó [11;36]

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng của Trung tâm Từ Điển học, nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2014, triết lý được giải thích như sau: Theo nghĩa d (danh từ),

triết lý là quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội (triết lí sống); theo nghĩa đg (động từ), triết lý là dùng lí luận thuần túy để giảng giải về những vấn đề nhân sinh và xã hội (tính thích triết lí, hay triết lí cao xa), thuyết giáo, thuyết lí [50;857]

Nhóm tác giả đồng chủ biên cuốn Triết lý nhân sinh trong văn hóa

quan họ Bắc Ninh, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc năm 2017, cũng kết luận: Triết lý là những quan niệm, quan điểm chung được đúc kết từ trong cuộc sống, có giá trị định hướng cho con người trong hoạt động thực tiễn hay trong các quan hệ xã hội [25;18]

Trang 21

Tác giả Hoàng Thúc Lân trong Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao

Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2017, cũng kết luận: Triết lý là những quan niệm được rút ra thông qua quá trình suy ngẫm, chiêm nghiệm của con người về tự nhiên, về con người và xã hội loài người, nhằm giải đáp cho những câu hỏi được đặt ra một cách trực tiếp trong đời sống [22;13]

Trong Triết lý bảo vệ Tổ quốc Việt Nam truyền thống, nhà xuất bản Lý luận chính trị năm 2018, tác giả Phan Mạnh Toàn cũng đưa ra định nghĩa: Triết

lý là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm về thế giới, nhân sinh, đóng vai trò định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của cá nhân hay cộng đồng người trong những giai đoạn lịch sử nhất định [41;10]

Như vậy, đã có rất nhiều công trình khoa học đưa ra định nghĩa và cách

hiểu về triết lý Nhìn chung, triết lý là những quan niệm, tri thức của con người

về thế giới tự nhiên và xã hội trong mọi lĩnh vực, được hình thành trong và sauquá trình lao động sản xuất lâu dài của con người, mang tính khái quát và trừutượng cao, có giá trị tích cực và thực tiễn trong việc định hướng phương châm

và lối sống của con người

1.1.2 Khái niệm triết lý nhân sinh

Triết lý là sản phẩm trí tuệ hội tụ những tinh hoa trải nghiệm thực tiễn củacon người Các triết lý được hình thành trong những khuôn khổ, hoàn cảnh nhấtđịnh Do đó, có nhiều triết lý thuộc các lĩnh vực, phạm trù khác nhau Trong đó,triết lý nhân sinh là những quan niệm được đúc kết trực tiếp từ trải nghiệm đờisống xã hội của con người, từ cách thức đối nhân xử thế trong mối quan hệ giữacon người với con người trong xã hội

Triết lý nhân sinh từ lâu đã trở thành đề tài trung tâm, thu hút và chiếmphần lớn các công trình nghiên cứu của giới khoa học Có nhiều cách định nghĩakhác nhau về triết lý nhân sinh

Trang 22

Theo nghĩa gốc của tiếng Hán: Nhân nghĩa là người, Sinh là sự sống,

Quan là quan niệm Theo đó, Nhân sinh quan được hiểu là quan niệm về sự

sống của con người

Theo tác giả Nguyễn Lân trong Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 2000, Nhân sinh (Nhân: người; Sinh: sống) là

cuộc sống của người ta Nhân sinh quan (Quan: xem xét) là lập trường của một người trong việc nhận xét mọi mặt của cuộc sống, nhân sinh quan tức là quan niệm về sự sống của con người [20;1317]

Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2002, hai khái niệm triết lý nhân sinh và nhân sinh quan đều được đề cập đến Trong đó, triết lý nhân sinh được tạo thành từ hai khái niệm triết lý và nhân

sinh Triết lý là lý luận triết học hay quan niệm của con người về các vấn đề nhân sinh và xã hội Nhân sinh là cuộc sống của con người Nhân sinh quan là những quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa, mục đích cuộc sống của con người [32;711]

Nhóm tác giả của cuốn Triết lý nhân sinh trong văn hóa quan họ Bắc

Ninh, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc năm 2017, đưa ra quan niệm: Triết lý nhân sinh là những quan niệm, quan điểm chung của một người, một cộng đồng người trong việc xem xét mọi mặt của cuộc sống, là những quan niệm của con người về cuộc sống, là tâm tư tình cảm, ước mơ, khát vọng, lý tưởng sống của con người [25;18]

Trong Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2017, tác giả Hoàng Thúc Lân đã kết luận: Triết lý

nhân sinh là những quan niệm về cuộc sống, lẽ sống, mục đích, ý nghĩa, giá trị sống và kim chỉ nam cho nhận thức, hành động của con người trong mối quan

hệ với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình [22;17]

Trang 23

Tựu chung lại, triết lý nhân sinh là những quan niệm, tri thức của con người

về con người và cuộc sống của con người, đặc biệt là đời sống xã hội của conngười Triết lý nhân sinh mang tính khái quát, trừu tượng cao, có tính hàm súc, côđọng Nó hàm chứa giá trị giáo dục sâu sắc, hỗ trợ định hướng và hình thành nhânsinh quan phù hợp, chuẩn xác cho con người Từ đó góp phần thiết thực trong xâydựng lối sống chuẩn mực, tích cực cho mỗi cá nhân và cải thiện, nâng cao chấtlượng đời sống xã hội, tạo nên một xã hội tốt đẹp, tiến bộ, văn minh

Triết lý và triết lý nhân sinh có giá trị như những chân lý, mang tínhchuẩn mực và có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện các phẩmchất tốt đẹp của con người Bởi vậy, triết lý, đặc biệt là triết lý nhân sinh có khảnăng trường tồn lâu dài cùng lịch sử nhân loại

1.2 Khái lược về truyện ngắn và bút ký của Thạch Lam

1.2.1 Thạch Lam – Cuộc đời và sự nghiệp

Thạch Lam (Bút danh: Việt Sinh,

Thiện Sỹ), sinh ngày mùng 7 tháng 7

năm 1910, mất ngày 27 tháng 6 năm

1942 Thạch Lam, cùng với hai người

anh trai của mình là Nhất Linh và

Hoàng Đạo, là những nhà văn Việt Nam

nổi tiếng thuộc nhóm Tự lực văn đoàn

Thạch Lam (1910 – 1942)

Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại

và là người con thứ sáu trong gia đình có bảy người con (6 nam, 1 nữ) Cha củaThạch Lam là ông Nguyễn Tường Nhu (1881 – 1918), thông thạo chữ Hán vàtiếng Pháp, làm Thông phán Tòa sứ, thường được gọi là Thông Nhu hay PhánNhu Mẹ của Thạch Lam là bà Lê Thị Sâm, con gái đầu lòng của cụ Lê QuangThuật (tục gọi là Quản Thuật) – người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, giữ chức quan

Trang 24

võ ở huyện Cẩm Giàng Bấy giờ, tri huyện Cẩm Giàng là Nguyễn Tường Tiếp(tục gọi là Huyện Giám) có con trai là Nguyễn Tường Nhu đến tuổi lấy vợ, đãcho người mai mối hỏi cô Lê Thị Sâm về làm dâu họ Nguyễn Tường

Sau khi kết hôn khoảng mười năm, gia đình ông bà Phán Nhu có nhiềubiến động lớn Cuộc sống không ít lần phiêu bạt, bắt đầu từ việc cả gia đìnhquyết định dời từ ấp Thái Hà về số 10 Hàng Bạc (Hà Nội) Sau đó, họ chuyển vềquê ở Cẩm Giàng rồi lại theo con cả là Nguyễn Tường Thụy về sinh sống tạiTân Đệ (Thái Bình) Bởi vậy, thuở nhỏ Thạch Lam sống chủ yếu ở quê ngoại làhuyện Cẩm Giàng Tại đây, ông học trường Nam (trường tiểu học Hải Dương,nay là trường tiểu học Tô Hiệu) Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụybắt đầu dạy học ở một trường thuộc Tân Đệ (Thái Bình) và mẹ ông đưa cả giađình chuyển về sinh sống tại đây, Thạch Lam tiếp tục việc học tại Tân Đệ Tuynhiên, trong một năm, do việc buôn bán ở Thái Bình không được thuận lợi, cảgia đình lại chuyển về Hà Nội và ở nhà thuê Khoảng thời gian sau đó, cả giađình lúc thì ở Hà Nội, lúc thì chuyển qua Cẩm Giàng Có tài liệu cho biết, khi cảgia đình ở Hà Nội, trên hai mẫu đất được đền bù, bà Nhu đã cho người đào ao,đắp nền, làm nhà gỗ, lợp rạ, cột vuông, bốn bề xung quanh là hiên rộng Ngôinhà được hoàn thiện hết sức khang trang, gọi là “Nhà ánh sáng”

Ngày 31 tháng 8 năm 1917, cha của Thạch Lam sang Sầm Nưa (Lào) làmThông phán Tòa sứ, được phép đem theo vợ để buôn bán, mưu sinh Tuy nhiên,chỉ tám tháng sau, ông Nguyễn Tường Nhu bạo bệnh mà qua đời Bà Nhu mộtmình nơi xa xứ, lo chôn cất chồng xong, bà trở về Việt Nam với cuộc hành trình

12 ngày bằng đường bộ và đường thủy, gian nguy vô ngần Mãn tang chồngđược một năm, bà Nhu lại cùng bốn người thân sang Lào để mang hài cốt chồng

về nước, đặt mộ bên bờ ao thuộc làng La A, xã Kim Giang, huyện Cẩm Giàng

Kể từ khi chồng mất, bà Nhu tần tảo sớm khuya nuôi gia đình gồm mẹ chồng vàbảy người con Cuộc sống bị dồn ép đến đường cùng, bà phải nấu thuốc phiện,

Trang 25

mặc cho hiểm nguy luôn rình rập và người Pháp có thể bắt bỏ tù bất cứ lúc nào.Nhưng để các con được học hành và thành đạt, bà Nhu vẫn bất chấp tất cả

Thương mẹ, muốn sớm đỡ đần mẹ, Thạch Lam (lúc bấy giờ 15 tuổi) đãnhờ mẹ nói khéo với ông lý trưởng để làm lại khai sinh, đổi tên thành NguyễnTường Lân và khai tăng tuổi để “học nhảy” 4 năm, tiến tới học ban thành chung.Sau đó, Thạch Lam thi đỗ trường Cao đẳng Canh nông ở Hà Nội, nhưng chỉ họcmột thời gian, ông đổi qua học trường Trung học Albert Sarraut để học thi tú tài.Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh ruộtcủa mình Kể từ đó, con đường văn nghiệp của Thạch Lam bắt đầu

Về cuộc sống hôn nhân, khác với tất cả những anh trai của mình đều lấy

vợ thông qua mai mối, được bố mẹ chấp thuận rồi mới xem mặt nhau và tổ chức

lễ cưới, thì Thạch Lam lấy vợ hoàn toàn theo sự lựa chọn của cá nhân ông.Vào khoảng năm 1935, Thạch Lam kết hôn với bà Nguyễn Thị Sáu, ngườiNinh Bình, đã từng trải qua một đời chồng Sau khi kết hôn, vợ chồng ThạchLam may mắn được người chị là Nguyễn Thị Thế nhường lại căn nhà nhỏ tạiđầu làng Yên Phụ (ven Hồ Tây – Hà Nội) để sinh sống Nhiều người vẫn gọi

đó là “nhà cây liễu”, vì bên trong sân, sát hồ có một cây liễu lớn, thân nâu sầnsùi nứt nẻ, bóng rủ thướt tha, do chính tay Thạch Lam vun trồng Nhà thơHuyền Kiêu đã từng có bài thơ chấm phá về ngôi nhà thơ mộng bên hồ củaThạch Lam như sau:

Tây Hồ có danh sĩ Nhà thì ở mái tranh Cửa trúc cài phên gió Trước thềm bóng liễu xanh

Trang 26

Mặc dù chỉ là một căn nhà đơn sơ, mái tranh vách đất, nhưng nơi đây lạithường được chọn là chốn lý tưởng để lui tới của giới văn nghệ sĩ Cùng với cácthành viên trong nhóm Tự lực văn đoàn, còn có Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương,Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Huyền Kiêu, Nguyễn XuânKhoát Nhiều người coi “nhà cây liễu” là ngôi nhà lịch sử, bởi nó chứng kiếnmọi vui buồn của giới văn nghệ sĩ trong khoảnh khắc giao thời

Theo hồi ức của bà Nguyễn Thị Thế, bản tính Thạch Lam vốn ưa tĩnhmịch nên khi có con, vú em được lệnh cấm không được ru và cũng cấm không

được để em bé khóc Trước cổng nhà Thạch Lam còn treo một cái biển, đề: Ai

hỏi gì xin lên tòa soạn.

Theo lời kể từ những người thân của Thạch Lam, mặc dù cao tới một métbảy mươi, vượt trội hơn khá nhiều chiều cao trung bình của người Việt thời đó,nhưng sức khỏe của Thạch Lam lại không tương xứng với chiều cao của ông.Thạch Lam có thể chất yếu Bởi vậy, ông rất năng chơi thể thao và đã có thờigian từng đi học võ nghệ cùng với anh rể là ông Nguyễn Kim Hoàn Tuy vậy,tuổi thơ nhọc nhằn cùng cuộc sống lao lực, lăn xả vì miếng cơm manh áo đãsớm đẩy Thạch Lam vào căn bệnh lao phổi, một bệnh nan y thời bấy giờ ThạchLam qua đời tại “Nhà cây liễu” vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, khi ông mới 32tuổi, độ tuổi còn đang rực rỡ trên văn đàn Gia đình đã an táng ông tại nghĩatrang Hợp Thiện (nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Thạch Lam ra đi để lại người vợ trẻ cùng ba đứa con thơ trong cảnhnghèo Người con gái tên Nguyễn Tường Nhung, sau này là vợ của trung tướngNgô Quang Trưởng trong quân đội Việt Nam Cộng hòa trước đây Hai người contrai là Nguyễn Tường Đằng và Nguyễn Tường Giang Ông Nguyễn Tường Đằngtốt nghiệp trường Đại học Y khoa Sài Gòn năm 1968, ra trường, ông làm việc tạicác bệnh viện Từ Dũ và Hùng Vương Sau tháng 4 năm 1975, ông qua Mỹ hànhnghề, tham gia giảng dạy chuyên môn sản phụ khoa và về hưu năm 2010 Theo nhà

Trang 27

văn Băng Sơn, sau khi Thạch Lam mất, vợ và các con của ông chuyển về sống tạiCẩm Giàng với bà Phán Nhu một thời gian, sau đó di cư vào Nam

Về phần bà Phán Nhu, thân mẫu của Thạch Lam, người mẹ vĩ đại đã dành

cả cuộc đời để hi sinh vì hạnh phúc của các con, tới khi các con đều đã xây dựnggia đình riêng, bà Nhu quyết định xuất gia và tới tu ở Đào Xuyên, Bối Khê, HàNội Khi biết tin Hoàng Đạo đột tử ở ga Thạch Long (Trung Quốc) vào năm

1948, bà Nhu làm lễ cầu siêu cho con, sau đó bà vào Sài Gòn, tu ở chùa Xá Lợiđến năm 1960 Không lâu sau, bà viên tịch tại đó, trước ngày Nhất Linh mất

Bàn về con đường sự nghiệp của Thạch Lam, có thể nói văn chương từlâu đã có duyên nợ với ông Khởi đầu bằng việc gia nhập nhóm Tự lực văn đoàn

do anh trai là Nguyễn Tường Tam sáng lập, Thạch Lam được phân công giữ vai

trò biên tập tuần báo Phong hóa cùng tờ báo Ngày nay và tới khi trở thành chủ bút của tờ Ngày nay (tháng 2 năm 1935), ông đã dần có định hướng và xác định

rõ ràng văn chương là người bạn đồng hành mật thiết trong đời mình

Nét độc đáo và sắc màu riêng biệt của mỗi sáng tác văn chương đều đượcchi phối mạnh mẽ bởi phong cách sáng tác của người làm nên nó Yếu tố quyếtđịnh phong cách sáng tác của một nhà văn chính là những phẩm chất, những nétnhân cách của chính nhà văn đó

Theo lời nhà văn Thế Uyên – cháu ruột gọi Thạch Lam là cậu – con trai

của bà Nguyễn Thị Thế, trong bài Tìm kiếm Thạch Lam, ông đã có đoạn nhận định đôi nét về nhân cách Thạch Lam như sau: Mẹ tôi bảo chú Thạch Lam mơ

mộng, tế nhị, đa cảm, thì thuở nhỏ đã thế Và chính ở đây (trại Cẩm Giàng) những người đàn ông ngồi uống trà, hút thuốc, nói chuyện tâm đắc Có khi bàn chuyện văn chương, báo chí, có thể là chuyện cải cách dân tộc Thường trong lúc ấy, Thạch Lam ngồi trong đám bạn văn thơ, bởi tính cách Thạch Lam chỉ có thế

Trang 28

Theo lời nhà văn Vũ Bằng kể lại: Thạch Lam yêu sự sống hơn bất kỳ ai.

Anh quý từ cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần như thành kính như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống để thưởng thức ngon lành như vậy Anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời khiến người ta tủi thân mà buồn Thạch Lam đi đứng nhẹ nhàng Anh là một người độc đáo, có tài lại khiêm nhường, người nhỏ mà nhân cách lớn

Thạch Lam cũng quan niệm: Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ Người khổ

cách này, người cách khác Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi Người ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi thường sự sống

Cũng theo lời kể của Vũ Bằng, có lần, Thạch Lam cho tiền một đứa trẻbán lạc rang bị cướp mất tiền Mặc dù Vũ Bằng cảnh báo rằng có thể đứa trẻ đó

đang đánh lừa, Thạch Lam vẫn đáp: Bị lừa hay không, cái đó không quan hệ

lắm Mình cần làm một việc xét ra phải làm, theo ý mình

Khi Thạch Lam được giao làm người quản trị báo Ngày nay (tháng 2 năm

1935), một nhà thơ, vì cảnh nhà túng quẫn, cứ đến gặp ông xin ứng tiền nhuậnbút Đến hạn trả bài, người này lại trả số lượng bài không tương xứng với số tiềnban đầu đã nhận, thậm chí ít hơn nhiều lần Thấy vậy, có người thắc mắc vì sao

Thạch Lam không chặn lại, thì ông vẫn điềm nhiên đáp: Chẳng ai muốn làm

một việc như thế, người ta không còn con đường nào khác mới phải làm như vậy Nếu không giúp đỡ, họ sống ra sao?

Thạch Lam vẫn luôn hào phóng và dành tình cảm chân thành cho nhữngngười xung quanh mình như thế Dù là người nghèo khổ nhất so với các anh chịmình, phải sống trong căn nhà tranh vách đất, chăn mền thậm chí không đủ tiềnmua, thì khi có bạn đến chơi nhà, Thạch Lam vẫn thết đãi tận tình Theo lời kể

của Khúc Hà Linh: Thạch Lam nghèo vì một phần sách của ông bán ế, nhưng

Trang 29

không vì thế mà người vợ hiền thục kém mặn mà với khách của chồng Những bữa rượu cứ thế tiếp diễn, và bao giờ Thạch Lam cũng mời mọc thịnh tình cho đến khi thực khách say mềm Đặc biệt, sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, an yên vẫn luôn

là một nét đẹp trong tinh thần lạc quan của ông: Trong lúc chè chén, có khi sinh

sự ồn ào, những lúc ấy Thạch Lam vẫn chỉ điềm nhiên nâng chén, không nói lớn, mà chỉ cười

Có lẽ chính bởi những đặc điểm tính cách như vậy mà phong cách sángtác của Thạch Lam được hình thành và mang những nét đẹp riêng biệt, độc đáo.Mặc dù cùng là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, nhưng màu sắc trong cácsáng tác của Thạch Lam lại “chảy riêng một dòng”, khác biệt với các nhà vănkhác như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng và có khuynh hướng gần gũi đặcbiệt với đời sống của những lớp người nghèo khổ Điều này có thể được lí giảithông qua lời kể của Khúc Hà Linh (Hiệu trưởng trường Văn hóa Nghệ thuật

Hải Dương): Thạch Lam có những tháng năm sống nơi thôn dã, nên trong tác

phẩm ông chát chứa hình bóng con người và đời sống làng quê Ông tả nội tâm nhân vật tài tình, nhuần nhị, tinh tế Văn ông hài hòa giữa lãng mạn và chân thực, mà vẫn nồng nàn tình quê, nặng lòng với dân tộc Vì vậy mà trong Lời nhà xuất bản Văn học khi in lại tác phẩm Gió đầu mùa năm 1982 của Thạch

Lam, đã có đoạn viết: Đề tài quen thuộc của nhóm Tự lực văn đoàn là những

cảnh sống được thi vị hóa, những mơ ước thoát ly mang màu sắc cải lương, là những phản kháng yếu ớt trước sự trói buộc của đạo đức phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý Thạch Lam, trái lại, đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời Khung cảnh thường thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông mưa phùn gió bấc, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên với cái vẻ heo hút, thảm đạm của số kiếp lầm than - Đó là mẹ Lê, người đàn bà nghèo khổ, đông con, góa bụa ở phố chợ Đoàn Thôn, là bác Dư phu xe ở phố Hàng Bột, là Thanh, Nga với bà nội và cây hoàng lan trong một làng quê

Trang 30

vùng ngoại ô, là cô Tâm hàng xén với lối đường quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn Tất cả những cảnh, những người ấy đều được mô tả bằng một số đường nét đơn sơ, thưa thoáng nhưng vẫn hết sức chân thực Vì vậy, tác phẩm

của Thạch Lam luôn có nhiều yếu tố hiện thực, tuy nhân vật không dữ dội như

Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao, hay bị đày đọa như chị Dậu của Ngô Tất Tố Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam Đọc truyện ngắn Thạch Lam rõ ràng ta thấy yêu con người, quý trọng con người hơn Và cũng từ đó ta thương cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người.

Cùng nằm trong chuỗi các tác phẩm văn học thuộc giai đoạn văn học ViệtNam lãng mạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Thạch Lam nổi tiếng vớiphong cách viết văn lãng mạn, bay bổng, giọng văn giàu chất thơ nhưng không

hề ủy mị như các nhà thơ, nhà văn tiểu tư sản cùng thời Chất “chiến đấu” vẫnđược thể hiện một cách rõ ràng, dứt khoát trong quan niệm của Thạch Lam về

thiên chức của văn chương: Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem

đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn Theo giáo sư Phong Lê: Có lẽ cả hai phương diện, vừa tố cáo, vừa xây dựng, đều được Thạch Lam chú ý; và trong phần thành công của nó, các dấu ấn hiện thực và lãng mạn trong văn Thạch Lam đều tìm được sự gắn nối ở chính quan niệm này.

Đặc biệt, đứng ở góc độ một nhà văn, Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩmchất trung thực của người nghệ sĩ khi tham gia sáng tạo văn chương Ông viết:

Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật Có thể, nhưng một nhà văn không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị Không phải cứ thành

Trang 31

thực là trở nên một nghệ sĩ Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi

Suốt hành trình văn nghiệp của mình, Thạch Lam tỉ mỉ, chi chút trongtừng sáng tác Thạch Lam sáng tác đa thể loại, bao gồm truyện ngắn, truyện dài,bình luận văn học, bút ký và một số đoạn dịch tiếng Pháp sang tiếng Việt Hầuhết các tác phẩm của Thạch Lam đều được đăng báo trước khi in thành sách vàđược xuất bản bởi nhà xuất bản Đời nay Đối với thể loại truyện ngắn, Thạch

Lam đã cho ra đời ba tập truyện ngắn nổi tiếng, có tiêu đề lần lượt là Gió đầu

mùa (xuất bản năm 1937), Nắng trong vườn (xuất bản năm 1938), Sợi tóc (xuất

bản năm 1942) Cùng với đó, Thạch Lam viết truyện dài, tập truyện có tựa đề

Ngày mới, xuất bản năm 1939 Cuốn tiểu luận Theo giòng của Thạch Lam được

xuất bản năm 1941, thuộc thể loại bình luận văn học Bên cạnh đó, chúng ta

không thể quên cuốn bút ký Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam, xuất

bản năm 1943 Ngoài ra, Thạch Lam còn viết hai cuốn truyện cho thiếu nhi, có

tiêu đề là Quyển sách và Hạt ngọc, cả hai đều được xuất bản vào năm 1940

Nhận xét tổng quát về tổng thể các sáng tác của Thạch Lam, Từ điển Bách

khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết: Thạch Lam là một cây bút thiên về tình

cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh (Cô hàng xén) Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ (Nhà mẹ Lê).

Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lý phức tạp của con người (Sợi tóc) "Ngày mới" đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán "Theo giòng" là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào Cuốn "Hà Nội ba sáu phố phường" có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi cảm Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót.

Trang 32

Sự ra đi của Thạch Lam khi tuổi đời còn rất trẻ, độ tuổi còn đang ở vàogiai đoạn rực rỡ, sáng ngời trên văn đàn thực sự là một mất mát, tiếc nuối vôngần đối với nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng và với toàn

bộ nền văn học Việt Nam nói chung Sự tồn tại của phong vị Thạch Lam giốngnhư một nốt nhạc dịu êm, thanh mát nhưng cứ ngân mãi, ngân mãi làm xaoxuyến trái tim biết bao độc giả Và cho tới ngày hôm nay, nó vẫn đủ sức lôicuốn tâm hồn những con người đương đại, làm cho chúng ta thêm say mê và yêumến nghệ thuật hơn, thứ nghệ thuật ngôn từ tưởng chừng giản đơn nhưng thấmđượm biết bao triết lý cuộc đời

1.2.2 Giới thiệu về truyện ngắn và bút ký của Thạch Lam

Nhận định chung về các sáng tác của Thạch Lam, nhà văn Nguyễn Tuân

viết: .nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là

truyện dài [41;169]

1.2.2.1 Truyện ngắn

Có thể khẳng định rằng, truyện ngắn của Thạch Lam là một thành công vangdội trong văn nghiệp Thạch Lam, góp phần ghi dấu tên tuổi Thạch Lam vào bầutrời văn học lãng mạn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Toàn bộ truyện ngắn của Thạch Lam hầu hết được tập hợp trong ba tập

truyện ngắn có tựa đề: Gió đầu mùa (xuất bản năm 1937), Nắng trong vườn (xuất bản năm 1938) và Sợi tóc (xuất bản năm 1942) Ngoài ra, các truyện Đêm

trăng sáng, Nắng trong vườn, Buổi sớm được Thạch Lam đăng trên báo Ngày nay vào năm 1938 hoặc không nằm trong ba tập truyện đã kể trên.

Mỗi tập truyện là một tập hợp gồm nhiều truyện ngắn khác nhau Tập Gió

đầu mùa gồm 13 truyện: Đứa con đầu lòng, Nhà mẹ Lê, Trở về, Một cơn giận, Tiếng chim kêu, Người bạn trẻ, Cái chân què, Đói, Một đời người, Người lính

Trang 33

cũ, Người bạn cũ, Hai lần chết, Gió lạnh đầu mùa Tập Nắng trong vườn gồm

các truyện: Người đầm, Hai đứa trẻ, Đứa con, Trong bóng tối buổi chiều, Cuốn

sách bỏ quên Tập Sợi tóc gồm các truyện: Dưới bóng hoàng lan, Tối ba mươi,

Cô hàng xén, Tình xưa, Sợi tóc

Hòa chung trong bầu không khí cùng các sáng tác văn học của nhóm Tựlực văn đoàn giai đoạn văn học Việt Nam lãng mạn, tuy nhiên, như một luồnggió mới mẻ và khác biệt, sáng tác của Thạch Lam luôn gần gũi với đời sốngthường nhật của những con người bình dị và mang nhiều dư vị hiện thực hơn.Đặc biệt, Thạch Lam dành tình cảm cho lớp người nghèo khá chân thành, sâu sắc

Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự sống của mọi người xung quanh [42;168] Truyện ngắn của Thạch Lam chính là “mảnh đất” đã vun

trồng, nuôi dưỡng và lan tỏa nguồn tình cảm ấy Nhiều truyện ngắn của ông gợiđược sự thương cảm miên man trong lòng người đọc, cùng với đó là thái độ bấtbình trước hiện thực cuộc sống khổ cực, nhiều ngang trái, bất công, chèn ép thânphận nhỏ nhoi của những con người bất hạnh trong xã hội phong kiến

Bìa cuốn Thạch Lam

tuyển tập;

NXB Văn học, 2016

Như vậy, mặc dù nội dung chi tiết và hệ thống nhân vật của từng truyện làkhác nhau, nhưng tựu chung lại, nội dung của truyện ngắn Thạch Lam đều xoay

Trang 34

quanh những kiếp người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội phong kiến Thôngqua đó, Thạch Lam bày tỏ tình yêu thương sâu sắc, trân trọng cuộc đời và sựsống của con người; đồng cảm, xót xa trước những ngang trái mà những thânphận nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội phong kiến phải chịu đựng

Trước hết, Thạch Lam bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc và quyết định đặttâm tư, khát khao về một cuộc sống hạnh phúc hơn vào những trang văn viết vềlớp người tiểu tư sản Những người bằng nghị lực của bản thân đã không ngừng

cố gắng bươn trải vì công cuộc mưu sinh nhưng vẫn bị hoàn cảnh thời cuộc vàđiều kiện xã hội chèn ép Bởi vậy mà họ cộc cằn, nóng nảy như Thanh trong

Một cơn giận: Có một buổi chiều đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực Có những ngày mà tự nhiên, không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì Trong tâm trạng như

thế, trên con phố vắng người, Thanh gặp một người phu xe tiến lại gần, đang co

ro vì rét, hai tay giấu dưới manh áo tơi tàn, trên chiếc xe tồi tàn hiệu con lợn –

một hạng xe tàng ở ngoại ô, nếu bị bắt khi đang chạy lén trong thành phố sẽ bị

phạt từ ba đến bốn đồng bạc Tiết trời ảm đạm và rét mướt đã vô tình nhân lên

gấp bội sự tồi tệ trong tâm trạng Thanh Khi đối mặt trước thái độ bướng bỉnhtrong cách đối đáp của người phu xe, Thanh chẳng còn kiểm soát được hànhđộng của mình Đỉnh điểm là vào giây phút ngắn ngủi nhưng lại quyết định cảphần đời còn lại của người phu xe khốn khổ, khi anh ta bị cảnh sát bắt phạt,

Thanh vẫn thản nhiên cho anh ta luống cuống, sợ hãi đến nỗi mặt tái mét, chân tay run bật lên rung động cả thân xe, sợ hãi van xin Thanh: Lạy thầy thầy nói

giúp con thầy làm ơn Mặc cho việc Thanh biết rõ chỉ bằng một câu trả lời

ngắn gọn của mình cũng có thể cứu cả gia đình người phu xe, thì Thanh vẫn mặc

nhiên để cơn giận kia chi phối và hành động tàn ác một cách rất dễ dàng Thanh

không thể ngờ đến kết cục bi thương mà anh gây ra Người phu xe nghèo khổ tới

mức bị đánh đến thừa sống thiếu chết vẫn không có tiền nộp phạt Hơn thế, đằng

sau anh ta còn cả một gia đình đang chới với, khốn đốn trong nghèo khổ và bệnhtật, đứa con duy nhất cuối cùng cũng chết vì đói và không có tiền chữa bệnh

Trang 35

Hối hận trong muộn màng, cảm giác nghẹn ngào dâng lên ngột ngạt, Thanh

cũng không thể thay đổi được hiện thực nghiệt ngã ấy Để rồi cái kỷ niệm buồn

rầu ấy cứ theo đuổi Thanh mãi đến tận sau này, rõ rệt như các việc mới xảy ra hôm qua, khiến anh không ngừng cảm thấy đau đớn trong lòng như có một vết thương chưa khỏi Hay như anh chàng Sinh trong truyện Đói, gặp gỡ và kết

duyên với Mai khi anh còn là một người lắm tiền Họ đã cùng nhau sống những

ngày sung sướng, ái ân nhưng giờ đây tất cả chỉ còn là dòng hoài niệm êm đềm.

Kể từ ngày Sinh thất nghiệp, sự nghèo nàn ập đến đem theo biết bao những cái

nhục nhằn, khổ sở và những ngày đói rét Mặc dù vậy, Mai vẫn cố gắng chạy

vạy mỗi ngày, vay mượn từng đồng để lo từng bữa cơm của hai vợ chồng.Thương vợ nhưng bất lực, Sinh buông thả, mặc kệ cho cái đói hành hạ mỗi ngày

đến mệt lả đi, mắt hoa lên, trông vật gì cũng lờ mờ như lay động Cái đói cào

ruột cùng lòng ghen tuông đay nghiệt của Sinh lên đến đỉnh điểm khi phát hiện

ra vợ mình đã bán thân cho người khác để đổi lấy một số tiền lớn và mua đượcnhững gói thức ăn ngon lành chỉ ở hiệu Tây mới có Trong phút chốc, Sinh trở

thành người tàn nhẫn hơn bất cứ ai Sinh cất tiếng cười, cái tiếng cười ghê gớm

như tiếng cười của một người điên, hai hàm răng rít lên Sinh đay nghiến Mai

bằng những lời chua chát, không chút để tâm đến những giọt nước mắt và sựkhẩn cầu, van xin mong được chồng mình thấu hiểu của Mai Sinh ném mạnhtập giấy bạc mà chàng cho là nhơ bẩn cùng đồ ăn vào người Mai khiến tất cảtung tóe dưới sàn rồi đuổi Mai đi Trong buồn rầu, thất vọng và chán nản mênhmang, Mai đã không còn ở đó, cảm thấy mình không thể cưỡng lại cơn đói đangcào ruột xé gan, Sinh lấm lét vơ vội những thức đồ vương vãi trên mặt đất, ăn

không kịp nhai, kịp nuốt Nghĩ về những ngày đói rét, khổ sở suốt bao nhiêu

năm qua, Sinh uất ức, căm giận cho cái số phận của mình Nghĩ về Mai, bao nhiêu đau đớn trong tâm can mà quả tim không đủ sức chất chứa, Sinh lấy hai

tay ôm mặt, cúi đầu khóc nức nở Tất cả cũng không thay đổi được nghịch cảnh

trước mắt Cùng với Thanh và Sinh, người lính già trong truyện Người lính cũ,

cô gái mang tên Lệ Minh trong Người bạn cũ, Bào trong Người bạn trẻ cũng

Trang 36

đều là hiện thân cho lớp người tiểu tư sản nghèo có đời sống bấp bênh, đang từbậc trung lưu rơi xuống đáy cùng của xã hội thời bấy giờ

Bên cạnh những mảnh đời khốn khổ, cũng có những sinh mệnh ngược lại,

nhờ có tài ba luồn lọt, nhờ cái “đạo đức” gian ác hay một dịp may mắn nào đấy

mà ngoi được lên bậc thang xã hội cao hơn [42;184] Điển hình như nhân vật

Tâm trong truyện Trở về Xuất thân từ vùng quê nghèo nhưng may mắn có được

một công việc có thu nhập khá và lấy được một người vợ có gia thế, Tâm mauchóng được “đổi đời” Sự sung túc, sang giàu làm Tâm hoa mắt Tâm trở vềthăm quê trong một diện mạo, một tâm thế khác hẳn Anh chẳng còn để tâm đếnnhững phép tắc tối thiểu đối với mẹ già và người thân, thậm chí vô lễ khi cố tìnhphóng xe vụt qua mẹ mình khiến nước bắn lên tung tóe Tuy nhiên, những số

phận tiểu tư sản trong các sáng tác của Thạch Lam, dù thắng lợi hay thất bại, họ

cũng đều bị đọa lạc Kẻ thì bị đọa lạc trong cảnh sống giàu sang, người thì bị đọa lạc trong cảnh nghèo khó [42;184] Bởi vậy nên họ lại ngày càng đắm chìm vào thói xấu ích kỷ, tàn ác [42;184] trong xã hội thời bấy giờ

Tiếp theo, Thạch Lam dành sự thương cảm bội phần cho những thân phậnphụ nữ bất hạnh, luôn bị xã hội với những ràng buộc giáo điều, khắc nghiệt, vô

lý dồn ép đến đường cùng Dễ nhận thấy những khổ đau, bất hạnh ấy hội tụ hếttrong các nhân vật mà Thạch Lam đã khắc họa trong các sáng tác của mình:

Liên trong Một đời người, Dung trong Hai lần chết, Tâm trong Cô hàng xén Nhân vật Liên trong truyện Một đời người của Thạch Lam là một người thợ lao

động cần mẫn, một người vợ biết nhẫn nhịn chồng, một người con dâu mẫumực, lễ phép Liên có đủ phẩm hạnh của một người phụ nữ hiền hậu, đảm đang,nàng chỉ không may mắn có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bên gia đình

nhà chồng, nơi mà mỗi lần nghĩ tới nàng chỉ thấy chua xót Đó không phải một

cái gia đình mà nàng lui tới nữa, mà chính là một cái địa ngục Ở nơi này, biết

bao sự khổ sở, hành hạ, những cái đấm, đá khốn nạn từ người chồng vũ phu vànhững lời xỉa xói, đay nghiến dai dẳng từ mẹ chồng đè nén lên cô gái đáng

Trang 37

thương không ngơi nghỉ Vậy mà nàng chỉ im lặng, nhẫn nhục, không chút phảnkháng Rõ ràng, Liên có cơ hội được đổi đời, được quyền lựa chọn một cuộc

sống khác hạnh phúc hơn, được sống một cái đời dễ chịu bên Tâm – người luôn yêu thương nàng Thế nhưng Liên lại băn khoăn, rằng có thể bỏ chồng bỏ con

để lấy Tâm, để được sung sướng riêng lấy mình? Nàng lại không có can đảm.

Cho đến những thời khắc lựa chọn cuối cùng mà ranh giới giữa hai cái sướng vàkhổ chỉ mong manh như sợi tóc, thì Liên vẫn nhu nhược thu mình lại trướcnhững ước mong cháy bỏng, để lại tiếp tục sống quãng đời tăm tối, khốn khổ

kia Quãng thời gian đã kéo dài bảy, tám năm mà Liên cảm tưởng hình như đã

hết nửa đời người Kết cục, cái mộng một cuộc đời sung sướng với Tâm, Liên

cũng chỉ buồn rầu coi đó như những vật tốt đẹp mà nàng thấy bày trong tủ kính

các cửa hàng, những vật quý giá mà nàng tưởng không bao giờ có thể về nàng được Cùng nếm trải nỗi bất hạnh khi quyền được lựa chọn hạnh phúc của bản

thân không được coi trọng là cô bé Dung trong truyện Hai lần chết Lần chết

đầu tiên là cuộc tự tử không thành, lần còn lại là cái chết mòn mỏi trong tủi hổ

và bế tắc tới hết đời, chết không bấu víu vào đâu được, chết không còn mong có

ai cứu vớt được nữa Sinh ra là con thứ bốn trong gia đình nghèo nàn, túng bấn,

Dung từ nhỏ đã không được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, cũng không được

học hành, dạy dỗ đàng hoàng Cuộc đời Dung suốt mười bốn năm cứ đi như thế

trong cái xó chợ cỏn con ấy, suốt ngày rong ruổi, chơi bời, khi thấy đói thì chạy

về xin u già bát cơm nguội, rồi lại tiếp tục chạy nhảy như một con vật non không biết lo nghĩ gì Vậy mà đùng một cái, Dung phải đi lấy chồng Trong thâm tâm

cái đầu non nớt, ngây thơ của nàng, việc đi lấy chồng như một dịp đi chơi xa,

một dịp rời bỏ được cái gia đình lạnh lẽo và cái xóm chợ quen mắt, để được đi

lên tỉnh hưởng một sự mới Và rồi hiện thực trớ trêu bao trùm lấy số phận của cô

gái nhỏ tội nghiệp nơi xứ lạ Chồng của Dung là một anh học trò lớp nhì, vừalẩn thẩn vừa ngu đần, gia đình nhà chồng rất giàu nhưng keo kiệt, mọi việc nặng

nhọc trong nhà đều đổ dồn lên con dâu Dung phải làm lụng đầu tắt mặt tối suốt

ngày, nỗi khổ sở làm nàng nghẹt thở Dung trốn về nhà mẹ đẻ ở quê, kể hết sự

tình mong được ủi an một phần nhưng chỉ nhận được sự thờ ơ của cha và những

Trang 38

lời nhiếc móc của mẹ Dung được lệnh phải quay về nhà chồng Trong khoảnh

khắc đó, Dung ước ao cái chết như một sự thoát nợ Nàng tự tử nhưng không

thành Bế tắc bởi ngay cả gia đình là nơi sinh ra mình, là tia hi vọng cuối cùngnhưng đến bố mẹ đẻ cũng ruồng bỏ nàng, Dung không còn lựa chọn nào khácngoài việc theo mẹ chồng ra ga để quay về, tiếp tục sống quãng đời tăm tối

Trong lòng tràn ngập cảm giác chán nản và lạnh lẽo, nghĩ về phần đời còn lại cùng cái chết héo mòn từng ngày, đầy khốn khổ và bất lực, nàng vội quay mặt đi

để giấu mấy giọt nước mắt Cô Tâm trong truyện Cô hàng xén cũng là một điển

hình cho số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến mà Thạch

Lam khắc họa trong các tác phẩm của mình May mắn hơn Dung trong Hai lần

chết, Tâm có một gia đình nhỏ hạnh phúc bên mẹ và các em Tuy nhiên, vì là chị

gái lớn trong một gia đình đông các em nhỏ nên mọi gánh nặng, lo toan về côngcuộc mưu sinh đổ dồn vào gánh hàng trên vai Tâm Ngày ngày, Tâm gánh hàng

ra chợ bán từ sớm, cần mẫn, tảo tần, mặc cho gió bấc lạnh và sương trắng còn

đầy ở các ngõ trong làng, cái đòn gánh cong xuống vì hàng nặng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé của nàng Tâm là cô gái đẹp người, đẹp nết Mặc dù biết mình xinh nhất chợ, bọn con trai cứ hay quanh quẩn để buông lời chòng ghẹo, nhưng

Tâm không hề tự kiêu mà vẫn luôn vững vàng ở giá trị và lòng cao quý của

mình Tâm chú tâm nhiều hơn vào công việc, nàng rõ hơn ai hết trọng trách của

bản thân Suốt bao nhiêu năm qua, nàng đã đảm đang nuôi cả một nhà mà

không bao giờ có ý nghĩ cho mình, cho cuộc đời riêng Tâm cũng có tâm sự kín riêng, từ lâu nàng vẫn luôn tương tư về một người con trai lanh lợi, miệng tươi như hoa, ăn nói mềm mỏng dễ nghe, thường hay ra hàng Tâm mua kim chỉ Đó

là cậu giáo trường làng, tên Bài, là người đứng đắn, có tư cách, chứ không chớt

nhả như những anh trai làng khác Cậu giáo nghèo xinh trai, nhã nhặn ấy vốn

cũng có tâm ý với Tâm ngay từ lần đầu gặp mặt, nên sau đó đã nhờ người mốilái đến hỏi cưới Tâm Những tưởng cuộc sống bên người mình yêu sẽ được hạnhphúc, nhưng không, do gia cảnh bên nhà chồng cũng nghèo nàn nên mọi lo toan

mưu sinh chi tiêu lại đổ dồn vào những gánh hàng của Tâm: Bây giờ gánh hàng

trở nên nặng quá trên đôi vai nhỏ bé Chiếc đòn gánh ngày càng cong xuống và

Trang 39

rền rĩ Nỗi vất vả nhân lên gấp bội, khi Tâm cùng một lúc phải lo lắng trang trải

cho cả hai gia đình Ngoài giang sơn nhà chồng phải gánh vác, Tâm lại còn lo

sao kiếm được đủ tiền để gửi thêm cho các em ăn học Nỗi nhọc nhằn cứ ngày

nối ngày đeo bám cô gái tội nghiệp, cả cuộc đời chỉ lo lắng dành dụm chắt chiutừng đồng Không rõ từ giây phút nào mà Tâm không còn sống cho mình nữa,nàng sống hoàn toàn vì trách nhiệm với gia đình và những người thân yêu Chođến cuối cùng, cuộc đời tối tăm và dày đặc như rặng tre làng Bằng ấy, cuộc đời

từ tuổi trẻ đến tuổi già, toàn khó nhọc và lo sợ, ngày nọ dệt ngày kia vẫn cứ đeo

bám cô hàng xén tội nghiệp Đó chính là nỗi ưu tư canh cánh, thường trực trongtâm trí Thạch Lam về số phận người phụ nữ sẽ thế nào trong xã hội đầy dãynhững bất công lúc bấy giờ Và Thạch Lam cũng đặt nỗi niềm ưu tư cùng những

băn khoăn ấy vào các nhân vật Liên và Huệ trong truyện Tối ba mươi, vào chị Sen trong truyện Đứa con, vào cô gái tên Mai trong Trong bóng tối buổi chiều, vào nhân vật Lan trong Tình xưa, hay vào cuộc đời bế tắc phải tìm đến cái chết của nhân vật Mai trong Đêm trăng sáng

Bên cạnh tầng lớp tiểu tư sản nghèo và thân phận những người phụ nữkhốn khổ, Thạch Lam còn đặt nặng ưu tư vào lớp người lao động trong xã hội

lúc bấy giờ Phải kể tới nhân vật người mẹ trong truyện Nhà mẹ Lê, một nhân

vật được khắc họa đủ đầy những tố chất của người nông dân lao động Việt Nam,

cần cù, tần tảo, chịu thương chịu khó nhưng cuộc sống lại muôn phần vất vả Trong cái phố chợ tồi tàn với bảy, tám gia đình đều giống nhau ở chỗ cùng

nghèo nàn như nhau, không tường gốc tích, bị dân trong huyện gọi một cách

khinh bỉ - những kẻ ngụ cư, nhưng vì mấy năm trời đói kém, không còn đường

lui, những người lao động khốn khổ buộc phải gắn chặt đời mình với nhữngnghề lặt vặt mong sống tạm qua ngày: người thì kéo xe, người thì đánh giậm,

người thì làm thuê, làm mướn Cùng chung cảnh hai dãy nhà lụp xụp, mái

tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái giại nứa đã mục nát, gia

đình bác Lê là một gia đình gồm một người mẹ với mười một người con, đến

nỗi người hàng xóm phải nhắc nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.

Trang 40

Chừng ấy con người chen chúc trong một khoảng không gian chật hẹp, tù túng,

độ bằng hai chiếc chiếu, với một chiếc giường nan đã gẫy nát Mùa rét thì rải ổ

rơm để mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông không khác gì một cái ổ chó, chó

mẹ và chó con lúc nhúc Mặc dù cuộc sống khó khăn bội phần với một gia đình

nghèo kiết xác lại đông con, miếng cơm manh áo luôn là nỗi thường trực giày xé

tâm can và đè nặng lên đôi vai người mẹ thấp bé, da mặt và thân tay dăn deo

như một quả trám khô, nhưng bác Lê vẫn nỗ lực chiến đấu đến cùng để giành giật sự sống Cuộc đời bác Lê bươn trải không ngơi nghỉ, bác cần mẫn, chấp

nhận hi sinh, đánh đổi tất cả vì tình yêu thương vô hạn dành cho các con Khi bị

dồn tới đường cùng, cái đói kém đến chen lấn trong phố chợ, bác Lê không có việc, rồi những ngày nhịn đói cứ nối tiếp nhau hành hạ cả gia đình và đám con

của bác Không còn cách nào khác, bác Lê tới nhà ông Bá với hi vọng xin được

ít gạo, nhưng khốn nạn thay, nhà ông Bá đã không cho thì thôi, lại còn thả chó

ra đuổi cắn bác Lê máu đỏ chảy ròng ròng Rồi liên tiếp những đêm lạnh giá,

cơn sốt ập đến, manh chiếu rách không đủ đắp ấm thân, ngẫm lại những cái vui, buồn của đời mình, về cái nghèo nàn không biết tự bao giờ vẫn cứ theo liền bác

mãi, về tương lai vô định mịt mờ, rồi lại một cơn mê sảng, bác Lê ra đi, trong

tiếng kêu thất thanh đầy tấm tức, oán than: Trời ơi! Sao tôi khổ thế này Một

người mẹ đã cả đời lao động cực nhọc, cho đến hết đời vẫn chưa từng có được

phút giây hạnh phúc trọn vẹn Và người ta lại thấy một cái cảm giác lo sợ đè

nén lấy tâm can, về số phận những người ở lại, số phận của mười một đứa con

của bác Lê sẽ đi về đâu, khi cái nghèo khổ cứ đeo đuổi mãi không biết bao giờ

dứt? Cùng nằm trong nỗi thương cảm sâu sắc trước số phận của những người

dân nghèo có đời sống lao động khốn khổ là truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch

Lam Cũng cảnh chiều tàn nơi phố huyện, khi những nguồn sáng leo lét lần lượtđược thắp lên: đèn treo trong nhà bác phở Mỹ, đèn hoa kỳ trong nhà ông Cửu,đèn dây sáng xanh trong hiệu Khách, cũng là lúc hành trình mưu sinh của nhữngngười dân ở chốn đây được tiếp tục sau một ngày dài tất bật Hai chị em An vàLiên với cái cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu thuê lại của bà lão móm; chị Tý bên hàngnước mở bán đến đêm trong khi cả ngày đã đi mò cua bắt tép; bác Siêu với hai

Ngày đăng: 10/07/2019, 22:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2010), Hán Việt từ điển, Nxb. Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt từ điển
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb. Văn hóa – Thông tin
Năm: 2010
2. Nguyễn Lan Anh (2016), Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời Lý – Trần, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nóđến tư tưởng chính trị thời Lý – Trần
Tác giả: Nguyễn Lan Anh
Năm: 2016
3. Hồ Ngọc Anh (2014), Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du – Giá trị và hạn chế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều”"của Nguyễn Du – Giá trị và hạn chế
Tác giả: Hồ Ngọc Anh
Năm: 2014
4. Hoàng Tuấn Công (2017), Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phêbình và khảo cứu
Tác giả: Hoàng Tuấn Công
Nhà XB: Nxb. Hội Nhà văn
Năm: 2017
5. Trần Ngọc Dung (2004), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945, Nxb. Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba phong cách truyện ngắn trong văn học ViệtNam những năm 1930 – 1945
Tác giả: Trần Ngọc Dung
Nhà XB: Nxb. Thanh niên
Năm: 2004
6. Tân Chi (1999), Thạch Lam văn và đời, Nxb. Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam văn và đời
Tác giả: Tân Chi
Nhà XB: Nxb. Hà Nội
Năm: 1999
7. Dương Tự Đam (2015), Giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Nxb. Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thếhệ trẻ Việt Nam hiện nay
Tác giả: Dương Tự Đam
Nhà XB: Nxb. Thanh niên
Năm: 2015
8. Phan Cự Đệ (1992), Văn học Việt Nam 1930 – 1945, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1930 – 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb. Đại học vàGiáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1992
9. Vu Gia (2000), Thạch Lam của cái đẹp, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam của cái đẹp
Tác giả: Vu Gia
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
10. Nghiêm Thị Châu Giang (2016), Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống người Hà Nội hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân sinh quan Phật giáo và ảnhhưởng của nó đến lối sống người Hà Nội hiện nay
Tác giả: Nghiêm Thị Châu Giang
Năm: 2016
11. Phạm Minh Hạc (2013), Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, Nxb.Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb.Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
12. Dương Minh Hào (2018), Những câu chuyện triết lý đặc sắc, Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những câu chuyện triết lý đặc sắc
Tác giả: Dương Minh Hào
Nhà XB: Nxb. Vănhọc
Năm: 2018
13. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2015), Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phậtgiáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Năm: 2015
14. Du Minh Hoàng (1954), Nhân sinh quan mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân sinh quan mới
Tác giả: Du Minh Hoàng
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1954
15. Phạm Thị Thu Hương (1995), Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Thạch Lam – Thanh Tịnh – Hồ Dzếnh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trongvăn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Thạch Lam – Thanh Tịnh – Hồ Dzếnh
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Năm: 1995
16. Vũ Ngọc Khánh (2005), Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
Năm: 2005
17. Thạch Lam (2002), Truyện ngắn Thạch Lam tác phẩm và dư luận, Nxb.Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Thạch Lam tác phẩm và dư luận
Tác giả: Thạch Lam
Nhà XB: Nxb.Văn học
Năm: 2002
18. Thạch Lam (2016), Thạch Lam tuyển tập, Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam tuyển tập
Tác giả: Thạch Lam
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 2016
19. Thạch Lam và nhiều tác giả (2007), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb.Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Tác giả: Thạch Lam và nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb.Văn học
Năm: 2007
20. Nguyễn Lân (2000), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: Nxb. Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w