1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích việt nam

92 397 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

50].Trong nền văn học Việt Nam, truyện cổ tích là thể loại văn học gần gũinhất với nhân dân và có vị trí hết sức quan trọng, có ý nghĩa giáo dục to lớn.Thông qua truyện cổ tích, người đọ

Trang 1

NGUYỄN ANH DŨNG

TRIẾT LÝ NHÂN SINH

TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2015

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Hữu Ái

Đà Nẵng – Năm 2015

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu . 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu của Luận văn 3

7 Tổng quan tài liệu 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH 6

1.1 QUAN NIỆM VỀ TRIẾT LÝ VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH 6

1.1.1 Quan niệm về triết lý 6

1.1.2 Quan niệm về triết lý nhân sinh 7

1.2 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH…8 1.2.1 Khái niệm truyện cổ tích 8

1.2.2 Phân loại truyện cổ tích 10

1.2.3 Nội dung của truyện cổ tích 13

CHƯƠNG 2 CÁC QUAN NIỆM NHÂN SINH CƠ BẢN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM 21

2.1 MỘT SỐ QUAN NIỆM NHÂN SINH TIÊU BIỂU 21

2.1.1 Nguồn gốc và thân phận con người 21

2.1.2 Hướng tới giá trị Chân – Thiện – Mỹ 23

2.1.3 Tính cố kết cộng đồng, trọng tình nghĩa 37

2.1.4 Sống hài hòa với thiên nhiên 46

2.1.5 Lạc quan, yêu đời, yêu lao động 50

Trang 4

của triết lý nhân sinh Phật giáo và Nho giáo 54

2.2.2 Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam là một bộ phận của đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam 57

2.2.3 Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam mang những dấu hiệu của tư tưởng biện chứng 59

2.2.4 Truyện cổ tích Việt Nam mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc 65

CHƯƠNG 3: PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 68

3.1 THỰC TRẠNG LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 68

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 71

3.2.1 Cơ sở hình thành giải pháp 71

3.2.2 Một số giải pháp cơ bản 75

KẾT LUẬN 81

Trang 5

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Dũng

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” nhận định: Sau 15 năm thực

hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, sự nghiệp xây dựng và phát triểnvăn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quảquan trọng Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giátrị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa,đạo đức mới được hình thành Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngàycàng phong phú, đa dạng Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mởrộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa…

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự nghiệp xây dựng và pháttriển văn hóa, con người Việt Nam còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định:

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trongĐảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng Đời sống văn hóa tinhthần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu Khoảng cách hưởng thụvăn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầnglớp nhân dân chậm được rút ngắn Môi trường văn hóa còn tồn tại tìnhtrạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn

xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng… [23, tr 44-45]

Nhiều người lựa chọn lối sống coi trọng vật chất, vì tiền sẵn sàng chàđạp lên mọi chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc ta Thực trạng nàyđang trở thành lực cản của công cuộc xây dựng một nước Việt Nam dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Để khắc phục những mặt hạn chế đó, Nghị quyết 33-NQ/TW đã đề ranhiều giải pháp quan trọng nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người

Trang 7

Việt Nam Trong đó có nhiệm vụ: “Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuậttrong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người” [23, tr 50].

Trong nền văn học Việt Nam, truyện cổ tích là thể loại văn học gần gũinhất với nhân dân và có vị trí hết sức quan trọng, có ý nghĩa giáo dục to lớn.Thông qua truyện cổ tích, người đọc, người nghe không chỉ khám phá đượccái hay, cái đẹp của một loại hình văn học dân gian mà còn hiểu hơn về vănhóa truyền thống, phong tục tập quán và triết lý nhân sinh của dân tộc đã đượchun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử

Nhằm góp phần nhận thức sâu sắc những triết lý nhân sinh trong truyện cổtích Việt Nam để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng

yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tôi đã lựa chọn đề tài: “Triết lý nhân sinh

trong truyện cổ tích Việt Nam” để làm đề tài Luận văn thạc sĩ Triết học.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nghiên cứu triết lý nhân sinh trong truyện cổ tíchViệt Nam Từ đó, khẳng định những giá trị tốt đẹp của những triết lý nhânsinh mà Việt Nam cần kế thừa và phát huy trong giai đoạn hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Quan niệm về triết lý và triết lý nhân sinh

- Phân tích những triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam

- Đề ra các giải pháp phát huy giá trị tích cực của truyện cổ tích trong xây dựng lối sống của người Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là làm rõ các triết lý nhân sinh trongtruyện cổ tích Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 151 truyện cổ tích do GS Nguyễn Đổng

Chi sưu tầm và in trong bộ sách 05 tập “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” do

Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2008

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: Hệ thốnghóa, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và lôgíc

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văngồm 3 chương, 6 tiết

7 Tổng quan tài liệu

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tiếp cận nhiều tài liệu của nhữnghọc giả uy tín trong và ngoài nước Có thể phân chia những tài liệu mà chúng

tôi đã tham khảo thành ba nhóm như sau: Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu về truyện cổ tích; nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu về thực trạng lối sống của người Việt Nam hiện nay; nhóm thứ ba: Các công

trình nghiên cứu về các giải pháp nhằm phát huy những giá trị truyền thốngtốt đẹp trong giai đoạn hiện nay

Ở nhóm thứ nhất, có lẽ đồ sộ nhất chính là Kho tàng truyện cổ tích Việt

Nam của GS Nguyễn Đổng Chi Công trình này gồm 5 tập, được công bố lần

lượt trong vòng 25 năm, từ năm 1958 đến 1982 Ngay khi hai tập đầu tiên vừa

ra mắt, bộ sách đã được bạn đọc chú ý và lập tức có tiếng vang ở trong nướccũng như ở nước ngoài Công trình đã nghiên cứu tỉ mỉ về khái niệm, đặc

trưng, phân loại truyện cổ tích Việt Nam Năm 2008, Kho tàng truyện cổ tích

Việt Nam được Nhà xuất bản Trẻ tái bản lần thứ bảy.

Ngoài ra còn có các tác giả và tác phẩm: Chu Xuân Diên: “Văn học dân

gian – Mấy vấn đề phương pháp luận và thể loại nghiên cứu” [18]; Cao Huy

Đỉnh: “Tìm hiểu tiến trình văn hóa dân gian Việt Nam” [23]; Trần Ngọc Thêm:

“Cơ sở văn hóa Việt Nam” [57]; Phan Ngọc: “Bản sắc văn hóa Việt Nam” [49];

Nguyễn Đắc Hưng: “Việt Nam văn hóa và con người [38]; tác phẩm cùng

Trang 9

tên “Văn học dân gian Việt Nam” của các tác giả: Hoàng Tiến Tựu [62], Đinh

Gia Khánh [41], Lê Chí Quế [53], Trần Hoàng [36]… cũng đã đề cập đếntruyện cổ tích Việt Nam trong tác phẩm của mình

Nhìn chung, ở nhóm thứ nhất, các công trình đã tập trung nghiên cứutruyện cổ tích dưới khía cạnh văn học, ít quan tâm đến những triết lý nhânsinh chứa đựng trong các truyện đó

Ở nhóm thứ hai, do thực trạng đạo đức lối sống đang bị xuống cấpnghiêm trọng, gây ra những ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam hiện nay,cho nên vấn đề này được khá nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là cáccông trình: Các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ

biên) với công trình: “Mấy vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở

nước ta hiện nay” [16]; Phạm Minh Hạc (Chủ biên): “Tâm lý người Việt Nam

đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Những điều cần khắc phục” [30]; Võ

Văn Thắng: “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay từ góc độ văn hoá

truyền thống dân tộc” [56]; Hoàng Khái Vinh (Chủ biên): “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” [64]…

Ở nhóm này, các công trình đã thẳng thắn đánh giá con người ViệtNam dưới nhiều góc độ khác nhau Phần lớn các tác giả đều cho rằng về cơbản lối sống của người Việt Nam nói chung là tốt Tuy nhiên, ở nơi này, nơikhác vẫn có những biểu hiện tiêu cực và xu hướng ngày càng gia tăng Cáctác giả đều thống nhất đề nghị phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp củadân tộc ta để góp phần hình thành lối sống mới tốt đẹp, nhân văn hơn

Ở nhóm thứ ba, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Namcũng được nhiều tác giả nghiên cứu, tiêu biểu là các công trình sau đây: Lê Hữu

Ái: “Phát huy vai trò của văn hóa truyền thống” [2]; Nguyễn Trọng Chuẩn:

“Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” [15]; Thành

Duy: “Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề lý luận

Trang 10

và thực tiễn” [19]; Trần Văn Giàu:“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” [27]; Hoàng Trinh: “Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa”

Trang 11

CHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH

1.1 QUAN NIỆM VỀ TRIẾT LÝ VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH

1.1.1 Quan niệm về triết lý

Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Triết lý là quan niệm chung và sâu sắc

nhất của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội” [68, tr 1707], lànhững quan điểm, quan niệm được con người rút ra từ thực tiễn cuộc sống củamình có tác dụng chỉ dẫn, định hướng cho hành động của con người

Bàn về khái niệm triết lý, các nhà nghiên cứu ở nước ta cho rằng, tuy ởphương Tây không có sự phân biệt giữa triết lý và triết học, nhưng trong tiếngViệt lại quan niệm đó là những khái niệm khác nhau, dùng để biểu đạt vàphản ánh những đối tượng khác nhau, mức độ nhận thức khác nhau Các tác

giả sách Triết lý phát triển ở Việt Nam – Mấy vấn đề cốt yếu nêu định nghĩa:

Triết lý là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thànhnhững quan điểm, luận điểm, phương châm cơ bản và cốt lõi nhất vềcuộc sống cũng như về hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con ngườitrong xã hội Chúng có vai trò định hướng trực tiếp ngược trở lại đốivới cuộc sống và những hoạt động thực tiễn rất đa dạng ấy [48, tr.31]

Bên cạnh đó, các tác giả sách Triết lý phát triển C Mác, Ph Ăngghen,

V.I Lênin và Hồ Chí Minh nêu quan điểm:

Triết lý có thể thể hiện bằng một mệnh đề hàm súc những ý nghĩa vềnhân tình thế thái; về tự nhiên, về xã hội; nó cũng có thể là một hệmệnh đề tạo thành một quan niệm, một luận thuyết Triết lý đúng vàkhoa học thì nó trở thành cơ sở lý luận khoa học cho một hệ thống

Trang 12

quan điểm, học thuyết; nó làm công cụ lý thuyết cho hành động hiệu quả của con người [39, tr 9].

Triết lý khác với triết học Triết học là một khoa học Triết học là hạtnhân của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thếgiới và về vị trí của con người trong thế giới đó Nội dung mà nó có được lànhờ nghiên cứu nghiêm túc, với phương pháp đặc thù, xác định Triết học tìmtòi những quy luật chung nhất, bao quát nhất của tự nhiên và xã hội Còn triết

lý lại khác, triết lý mang đậm dấu ấn của cộng đồng người, triết lý được rút ra

từ những trải nghiệm của cuộc sống Trải nghiệm càng sâu, càng rộng thì tínhtriết lý càng cao

Như vậy, so với triết học, triết lý có thể được hiểu ở trình độ thấp hơn,chỉ là cơ sở lý luận của một hệ thống quan điểm, một học thuyết và theo nghĩa

ở mức độ cao, nó chính là những quan niệm, tư tưởng sâu sắc nhất của conngười về các lĩnh vực của đời sống xã hội

Nhưng dù hiểu theo cách nào, cũng có thể thấy rằng, triết lý không phải

là một cái gì duy tâm, siêu hình, mà nó là kết quả của những kinh nghiệm và

lẽ sống của nhiều thế hệ đi trước đúc kết lại Tất nhiên, triết lý nào cũng vừa

có tính giai cấp vừa có tính lịch sử

1.1.2 Quan niệm về triết lý nhân sinh

“Nhân sinh là cuộc sống con người” [68, tr 1239] “Nhân sinh có thểgồm có ba ý nghĩa: sinh mệnh của con người, cuộc sống của con người vàphương hướng của con người” [9, tr 25]

Triết lý nhân sinh là quan niệm chung và sâu sắc nhất của con người vềcuộc sống của con người Triết lý nhân sinh được đúc kết từ thực tiễn nênthường có tính đúng đắn, phù hợp Triết lý nhân sinh nhìn nhận con người là mộthiện hữu, chấp nhận đời sống của con người là một thực tại sinh tồn Triết lýnhân sinh tự vấn con người sống để làm gì? Đời sống con người có giá trị và

Trang 13

có ý nghĩa gì? Đời sống có đáng sống hay không? Tự giải thoát ra khỏi cuộcđời hay dấn thân vào cuộc đời, đó là hai thái độ căn bản của con người trướcđời sống.

Triết lý nhân sinh có sức mạnh định hướng cho cách đối nhân xử thế,cho hành động hay lối sống của một cá nhân hay một cộng đồng Chính vìvậy, hình thành những triết lý nhân sinh đúng đắn, phù hợp là mục tiêu hàngđầu của giáo dục ở mọi quốc gia

1.2 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH

1.2.1 Khái niệm truyện cổ tích

Theo Từ điển thuật ngữ văn học,

Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyênthủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năngchủ yếu là phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội, những số phậnkhác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã

có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (gia đình phụ quyền), cómâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp quyết liệt [32, tr.368]

Truyện cổ tích là loại truyện xuất hiện từ rất xưa, chủ yếu do các tầng lớpbình dân sáng tác Truyện cổ tích trình bày – với một phong cách thường kết hợphiện thực với lãng mạn – cuộc sống với những con người trong những tươngquan của xã hội có giai cấp (quan hệ địa chủ với nông dân, quan lại với nhândân; quan hệ gia đình, quan hệ thầy trò…) Khái quát hiện thực xã hội, truyện cổtích trình bày con người với tư cách “tổng hòa những quan hệ xã hội” Nhưngyếu tố lãng mạn phản ánh nguyện vọng, ước mơ của nhân dân – là ở chỗ tác giảkhông chỉ trình bày cái hiện có mà còn trình bày cái chưa có và cái có thể có.Chính do sự kết hợp hai yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực mà dáng dấpthường thấy của truyện cổ tích là sự trình bày cuộc sống trong trạng

Trang 14

thái động của nó, phù hợp với quy luật phát triển nội tại của nó, và phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân về cuộc sống đó.

Có nhiều người nhầm lẫn giữa ba thể loại sáng tác dân gian: truyện cổ tích, thần thoại và truyền thuyết Thực ra, giữa chúng có sự khác biệt căn bản

Thần thoại (hay còn gọi là huyền thoại)

Là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện

kể dân gian các dân tộc Đó là toàn bộ những truyện hoang đường,tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vậtmang tính chất thần kỳ, siêu nhiên do con người thời nguyên thủysáng tạo ra để phản ánh và lý giải các hiện tượng trong thế giới tựnhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giớithần linh) của họ [32, tr 298]

Như vậy, “xét về đối tượng phán ánh thì thần thoại chủ yếu hướng vàocác hiện tượng tự nhiên” [62, tr 62]

Truyền thuyết “là một thể loại sáng tác dân gian mà chức năng chủ yếu

là phản ánh và lý giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọngđối với một thời kỳ, một bộ tộc, một dân tộc, một quốc gia hay một địaphương” [62, tr 62] Khác với thần thoại, “đối tượng phán ánh của truyềnthuyết là các sự kiện lịch sử” [32, tr 367]

Như vậy, đối tượng phản ánh của thần thoại và truyền thuyết khác vớitruyện cổ tích Thần thoại phản ánh các hiện tượng tự nhiên, các vị thần;truyền thuyết phản ánh các sự kiện, nhân vật lịch sử; còn truyện cổ tích phảnánh những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người Đôi khi,trong một số truyện cổ tích, ta cũng bắt gặp các chi tiết mang tính thần thoạihoặc truyền thuyết Tuy nhiên, các yếu tố đó chỉ là một phương tiện nghệthuật thứ yếu và nhiều khi chỉ được dùng như những họa tiết hoặc cái “đườngviền” trang trí để làm cho câu chuyện thêm ly kỳ, hấp dẫn mà thôi

Trang 15

1.2.2 Phân loại truyện cổ tích

Truyện cổ tích có nội dung rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực: truyện nói

về người, truyện nói về vật, về ma quỷ, về Tiên, Phật, Thần, Thánh Chonên, việc phân loại truyện cổ tích được nhiều nhà nghiên cứu đặt ra và cónhiều quan điểm khác nhau Thực ra đối với truyện cổ tích, bất kỳ một sựphân loại nào cũng chỉ có ý nghĩa chính xác tương đối

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình

Sử, Nguyễn Khắc Phi thì truyện cổ tích được chia làm ba loại:

Loại truyện này thường dùng những lực lượng siêu tự nhiên để mở nútcâu chuyện mà không cần biết có hợp lý hay không Nó kích thích trí tưởngtượng của người nghe, người đọc bằng cách đem một thế giới không thực thaythế cho thế giới có thực Mà trong thế giới không thực đó lại bao gồm nhữngcái nên xảy ra, đáng lẽ phải xảy ra Cho nên, chính nó còn giúp người ta hiệnthực hóa những ước muốn không tưởng, nghĩa là chỉ trong khoảnh khắc có thểquên bẵng những cái đang xảy ra giữa cõi đời thực để nhập thân vào một thế

Trang 16

giới hoàn toàn xa lạ nhưng vốn có những điểm đồng cảm về lý tưởng thẩm

mỹ với chính mình

Lực lượng thần kỳ, siêu tự nhiên ở trong truyện cổ tích Việt Nam rấtphong phú, đa dạng, bao gồm các nhân vật thần kỳ như: Tiên, Bụt, Thần linh,Diêm vương; các con vật siêu nhiên như: trăn thần, rắn thần, yêu tinh, hồ tinh;các vật thiêng có phép lạ như: gậy thần, đàn thần, cung thần, niêu cơm thần,chiếc áo tàng hình…

Lực lượng thần kỳ nảy sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau, như quanniệm thần linh trong thần thoại, sự tín ngưỡng của nhân dân, ảnh hưởng củatôn giáo… nhưng được nhào nặn lại theo quan niệm và lý tưởng thẩm mỹ củatác giả truyện cổ tích Vì thế, lực lượng thần kỳ trong truyện cổ tích khônggiống với các vị thần trong thần thoại và các tôn giáo sản sinh ra chúng Lựclượng thần kỳ này ít nhiều mang tính xã hội, tính giai cấp Họ chỉ giúp nhữngngười nghèo khổ, lương thiện (như Tấm, Thạch Sanh…) chứ không khônggiúp kẻ ác (như mẹ con Cám, Lý Thông…) Có khi nhân vật thần kỳ tỏ ra vô

tư, trung lập, không thiên vị, như con đại bàng trong truyện Cây khế, nó đối

xử với người em tốt bụng và người anh tham lam như nhau Nhưng cuối cùngvẫn gây ra những tác dụng ngược nhau giữa nhân vật chính diện và nhân vậtphản diện Hầu hết các lực lượng thần kỳ chỉ xuất hiện khi nhân vật chínhdiện gặp tai nạn, bế tắc, cần giúp đỡ

Truyện cổ tích sinh hoạt (hay cổ tích thế sự)

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Truyện cổ tích sinh hoạt là những

truyện cổ tích không có hoặc rất ít yếu tố thần kỳ Ở đây, các mâu thuẫn, xungđột xã hội giữa người với người được giải quyết một cách hiện thực, không cầnđến những yếu tố siêu nhiên” [32, tr 368] Đây là những truyện rất gần đời thiếtthực, chúng giữ được khá nguyên vẹn sắc thái, âm hưởng, thậm chí, đôi khi cả

Trang 17

những hình thức diễn biến chủ yếu của muôn nghìn câu chuyện vẫn xảy ratrong cuộc sống đa dạng của xã hội loài người.

Truyện cổ tích thế sự chẳng những không làm cho người nghe, ngườiđọc quên mất cõi đời trước mắt mà lại dẫn họ xuyên sâu vào mọi ngõ ngáchcuộc đời Nó không nói đến những cái phi thường, nhưng trong cái bình dịcủa các tình tiết, vẫn ẩn giấu một khả năng gây hứng thú mạnh mẽ, hoặc mộtđiều gì đáng thương, đáng cảm rất mực

Nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích thế sự thường chủ động và tíchcực hơn so với nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích thần kỳ cho dù một sốnhân vật bất hạnh thường gặp bế tắc và kết cục thường rất bi thảm Bế tắc ởđây là bế tắc của hiện thực khác với cái đổi đời của mơ ước, ảo tưởng trongtruyện cổ tích thần kỳ Nếu xung đột trong truyện cổ tích thần kỳ được giảiquyết trong cõi huyền ảo thì xung đột trong truyện cổ tích thế sự được giảiquyết theo lôgic của hiện thực

Truyện cổ tích loài vật

Truyện cổ tích loài vật là loại truyện cổ tích chủ yếu lấy các loài vậtlàm đối tượng phản ánh, tường thuật và lý giải Ở đây, các loài vật được nhâncách hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng tượng của nhân dân thời cổ

Nhìn chung, truyện cổ tích loài vật nêu lên những nhận thức, hiểu biếtcủa con người về thế giới các con vật, giải thích nguồn gốc ra đời, các đặctrưng của các con vật một cách hóm hỉnh Một bộ phận truyện cổ tích loài vật

có nhân vật là con người tham gia, một bộ phận khác nhân vật trong truyệnhoàn toàn là các con vật Nhưng nhân vật chính thường là các con vật gần gũi(trâu, ngựa, bồ câu, sáo) các con vật trong rừng tuy hoang dã nhưng lại quenthuộc (hổ, khỉ, thỏ, rùa ) các con vật ở vùng sông nước (cá sấu, cá ) Nhữngcon vật này ít nhiều có ảnh hưởng đến đời sống con người

Trang 18

Truyện về loài vật không chỉ có truyện cổ tích mà còn có truyện thần thoại

và truyện ngụ ngôn Với ba thể loại trên, con vật đều được nhân cách hóa.Nhưng nếu nhân cách hóa trong thần thoại gắn với quan niệm vạn vật hữu linh,vạn vật tương giao của người cổ đại thì trong truyện cổ tích sự kế thừa tư duythần thoại đó còn nhằm phản ánh xã hội loài vật Ðối với truyện ngụ ngôn, tácgiả dân gian đã có ý thức dùng câu chuyện để diễn đạt ý niệm trừu tượng

1.2.3 Nội dung truyện cổ tích

Những xung đột cơ bản trong gia đình và xã hội

Không có gì khác lạ so với truyện của các dân tộc khác, xung đột giađình, làng xã, xung đột đẳng cấp, xung đột về sinh hoạt đạo đức, về quan hệluyến ái đều là những nội dung chính của truyện cổ tích Việt Nam

Có những vấn đề rất hẹp nhưng lại phổ biến, có ý nghĩa xã hội sâu sắctrong một giai đoạn lịch sử nào đấy, chẳng hạn vấn đề quyền lợi đứa con riêng

(Truyện Tấm Cám…), hay số phận người em út, đứa con mồ côi không còn

được cơ chế xã hội thị tộc bảo vệ, khi hình thái công hữu bắt đầu tan rã và chế

độ phụ quyền thiết lập, giành cho đứa con trưởng quyền thừa kế trong gia

đình (Truyện Bính và Đinh, Hai anh em và con chó đá…) Rồi cùng với các

bước tiến của xã hội, chế độ tiểu tư hữu ra đời, trong mối quan hệ gia đình lạinảy sinh bao nhiêu điều tồn tại mới; vấn đề để của cho con trai hay con gái

(Truyện Ông già họ Lê…), vấn đề phụng dưỡng bố mẹ già (Truyện Cha mẹ

nuôi con bể hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày…), vấn đề quan hệ

giữa người con gái đi lấy chồng với bố mẹ đẻ (Truyện Sự tích khăn tang…), vấn đề quan hệ họ hàng thân tộc (Truyện Giết chó khuyên chồng…), vấn đề dì ghẻ con chồng (Truyện Tấm Cám, Sự tích con dế…)

Ở một cấp độ cao hơn, truyện cổ tích cũng động đến những vấn đề xungđột thuộc phạm vi cộng đồng làng xã: việc tranh chấp ruộng đất giữa làng này và

làng kia (Truyện Gốc tích ruộng thác đao hay truyện Lê Phụng Hiểu…),

Trang 19

mâu thuẫn giữa chủ và tớ, giữa người giàu và kẻ nghèo (Truyện Cây tre trăm

đốt, Sự tích con khỉ…); rộng hơn nữa là những vấn đề liên minh hoặc thôn

tính giữa bộ lạc này với bộ lạc khác, những cuộc đấu tranh tự vệ của dân tộc

Việt trên quá trình hình thành Nhà nước, quá trình ngăn chặn sự bành trướng

của kẻ thù phương Bắc và mở rộng lãnh thổ về phía Nam (Truyện Mỵ Châu

-Trọng Thủy, Sự tích thành Lồi, Người ả đào với giặc Minh…).

Có điều, nếu so sánh về tỷ lệ thì loại truyện mang đề tài gia đình, làng

xã vẫn có số lượng cao hơn so với loại truyện mang đề tài đấu tranh giai cấp

và đấu tranh dân tộc Bởi vì trong đời sống nông thôn Việt Nam cổ xưa chomãi đến sát thời cận đại, sự phân hóa đẳng cấp vẫn chưa lấy gì làm rõ rệt, vàchưa nổi cộm thành những quan hệ đối kháng nhức nhối, thu hút sự chú ý củangười sáng tác truyện kể

Còn vấn đề chống xâm lăng hay bảo vệ chủ quyền dân tộc lại là mộttình cảm thiêng liêng, một nghĩa vụ xã hội được nhận thức rất sớm trong cáctầng lớp nhân dân Trong đó, đối với các nghệ sĩ dân gian tình cảm này vẫntiềm tàng như một trực cảm tự nhiên và chỉ được nâng cấp dần lên qua các

khái niệm cộng đồng làng xã mà họ từng gắn bó từ rất lâu đời Bởi vậy, dù người dân Việt ngay trong thời Bắc thuộc đã được hun đúc khá nhiều về lòng

yêu nước, kết tinh lại ở nhiều truyện cổ tích, truyền thuyết, anh hùng ca

Truyện cổ tích có khuynh hướng ca ngợi, bênh vực nhân vật bề dưới,đàn em, lên án nhân vật “bề trên”, “đàn anh” nghĩa là chống cái bất công, vô

lý của xã hội phụ quyền nói chung (không đi vào từng số phận riêng), thể hiệntinh thần nhân đạo cao cả

Lý tưởng xã hội và thẩm mỹ của nhân dân

Truyện cổ tích thường phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, xã hội,đặc biệt là sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ Nhân vật đàn em,

Trang 20

bề dưới càng có đạo đức, càng thật thà bao nhiêu thì càng thiệt thòi bấy nhiêu.Ðây là thực trạng của xã hội có giai cấp và có áp bức giai cấp.

Tác giả dân gian đã giải quyết những mâu thuẫn đó bằng các giải pháptưởng tượng Họ nhờ vào lực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương Lực lượngthần kỳ là phương tiện nghệ thuật giúp tác giả dân gian đạt tới một xã hội lýtưởng, một xã hội có đạo lý và công lý Lực lượng thần kỳ đứng về phía thiện,trợ giúp cho nhân vật đau khổ, đưa họ tới hạnh phúc Trong quá trình đó, lựclượng thần kỳ cũng giúp nhân vật cải tạo xã hội Nhân vật đế vương vừa làphương tiện nghệ thuật vừa là biểu tượng cho lý tưởng của nhân dân VuaThạch Sanh, hoàng hậu Tấm là hiện thân của một xã hội lý tưởng Thông quatruyện cổ tích, những bài học về kinh nghiệm xử thế, về triết lý sống hómhỉnh, thâm thúy mà cũng rất thực tiễn của nhân dân và những dạng thức củađời sống đã được mô hình hóa mà sự từng trải giúp cho người ta nhận ra đấy

là dạng thức có thể lặp lại ở đâu đó không phải chỉ một đôi lần

Bên cạnh đó, còn có khá nhiều lời răn về tu dưỡng đạo đức, như rèn

luyện tính kiên trì nhẫn nại (Truyện Sự tích chim tu hú…), dự phòng sự hủ hóa của tâm tính (Truyện Thử thần và Miêu thần…), ngăn ngừa trước cơn bão của dục vọng (Truyện Ngậm ngải tìm trầm…) Và tất cả, soi chiếu cho nhau,

sẽ tạo nên chân lý của cái đẹp trong truyện cổ tích, là cái chân thực có tính

chất dân gian của truyện cổ tích Việt Nam - nét đặc thù từng khiến người đọc

truyện cổ tích phải nghĩ rằng truyện tất đã xảy ra ở đâu đó ngay gần nơi mình

sống, hay nếu không thì cũng xảy ra ở một vùng quanh địa phương của mình

Với ý thức và cảm quan thẩm mỹ lành mạnh, pha chút ngây thơ của ngườibình dân, truyện cổ tích thường bộc lộ quan niệm cho rằng sự thật nhất định sẽthắng dối trá, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác, cái tích cực trước sau sẽ đè bẹpcái tiêu cực; nó ca ngợi ngoài sự thông minh, tài trí, sức khỏe, là những phẩmchất cao đẹp: lòng thủy chung, ngay thẳng, tính cương trực, hành động

Trang 21

vì lẽ phải, Đồng thời cũng chĩa mũi nhọn vào những thế lực hắc ám, tàn ác,những thói hư tật xấu của con người.

Đương nhiên quan niệm thiện - ác, tốt - xấu này không thể thoát lyhoàn toàn nhân sinh quan và luân lý của giai cấp thống trị Đứa con tiếc gàđịnh chôn mẹ bị thần Sét đánh chết; người anh tham lam, ngu ngốc chuốc lấyhậu quả bi đát; cả một cộng đồng làng trở thành một tổ chức cướp của giếtngười bị triệt hạ và bị hành hình Đó là công lý của nhân dân nhưng không

có gì trái ngược với đạo đức và pháp lý chính thống

Tuy nhiên, nếu xét toàn bộ kho tàng truyện cổ tích Việt Nam thì khôngthể nói quan niệm đạo lý của dân gian không có gì đặc biệt, càng không thểnói chúng hoàn toàn rập khuôn đạo lý chính thống Trong khá nhiều truyện,nhân dân vẫn có cách nhìn riêng của mình về mọi lý lẽ ở đời, không chịu lệthuộc một sự áp đặt nào Không những thế, một số truyện cá biệt còn bộc lộngấm ngầm một thứ quan niệm mà ta có thể nói là “bạo thiên nghịch địa”, tức

là mang dạng thức đối nghịch với hệ thống nhân sinh quan và luân lý quan

vẫn được xã hội thừa nhận (Truyện Tàn Bạo đại vương).

Triết lý nhân sinh, đạo làm người và ước mơ công lý của nhân dân

Triết lý nhân sinh, đạo làm người và ước mơ công lý của nhân dânđược thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong các sáng tác dân gian củangười Việt, nhưng tập trung nhiều nhất là ở truyện cổ tích

Một truyện cổ tích ra đời đều nhằm một mục đích nào đó, để nói lênmột điều gì đó đối với thế hệ sau Trong đó, điều mà các tác giả dân gianmuốn nhắn nhủ nhất chính là các triết lý sống, đạo làm người của dân tộc ta.Triết lý nhân sinh cơ bản mà cha ông ta gửi gắm trong truyện cổ tích gồm:

1 Nguồn gốc và số phận con người;

2 Hướng tới giá trị Chân – Thiện – Mỹ;

3 Tính cố kết cộng đồng, trọng tình nghĩa;

Trang 22

4 Sống hài hóa với thiên nhiên;

5 Lạc quan, yêu đời, yêu lao động

Ở chương sau chúng tôi sẽ phân tích kỹ các triết lý nhân sinh này

Ước mơ công lý luôn là khát vọng cháy bỏng của nhân dân và được thểhiện rất rõ ràng trong các truyện cổ tích Thông thường, nói đến truyện cổ tích

là nói đến loại truyện phát triển theo một tuyến: chính thắng tà, thiện thắng ác

GS Nguyễn Đổng Chi đã khảo sát kỹ kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vàtìm ra 4 dạng kết cấu của truyện cổ tích Việt Nam:

1 Chính thắng tà không phải bằng tiêu diệt mà bằng sức mạnh cảm hóa, làm cho tà giác ngộ;

2 Chính thắng tà bằng cuộc đấu tranh giữa thiện và ác ở ngay trong nội

bộ cái chính;

3 Chính thắng tà bằng cách thúc đẩy cuộc đấu tranh thiện ác ở ngay trong nội bộ cái tà;

4 Chính thắng tà nhưng kết cục lại bị trả giá vì sự vượt “độ” của mình

Dù là dạng kết cấu nào đi nữa thì kết thúc truyện cổ tích, công lý luônđược thực hiện Cho dù, lực lượng để thực thi công lý hầu hết là các nhân vậtthần kỳ, do nhân dân ta tưởng tượng ra nhằm giúp nhân vật chính diện khi họgặp tai nạn, bế tắc, cần giúp đỡ hoặc để trừng phạt nhân vật phản diện Nhờvậy mà nhiều nhân vật chính diện trong truyện cổ tích đã được đổi đời, đượcđền bù thích đáng; nhân vật phản diện bị trừng phạt nghiêm khắc, kết cục bịthảm, làm cho người kể lẫn người nghe đều hả hê, sung sướng

Mỗi truyện cổ tích đều xây dựng nên một hiện thực hết sức đẹp đẽ, nhưng

là một hiện thực không có thật, là hiện thực trong mơ ước Tất cả những gìkhông thể có, không thể thực hiện trong thực tế đều đã được thực hiện trọn vẹn

và triệt để trong truyện cổ tích Nói cách khác, truyện cổ tích là thế giới củanhững giấc mơ, trong những giấc mơ ấy nhân dân lao động thực thi lý tưởng,

Trang 23

mong ước của mình Đó là lý tưởng về sự công bằng trong cuộc đời Ngườihiền lành, lương thiện được hưởng hạnh phúc sung sướng, kẻ xấu xa ác độc bịtrừng trị, xã hội được sắp xếp lại theo trật tự hợp lý Người lao động làm chủ,

kẻ bóc lột bị tước bỏ mọi quyền vị Một cuộc sống tốt đẹp cho những cuộc đờicùng khổ, đó không còn là viễn cảnh trong tương lai mà đã trở thành hiệnthực trong thế giới cổ tích

Nói truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của nhân dân lao động thựcchất là sự khẳng định về những mơ ước, khát vọng cháy bỏng trong mỗi câuchuyện Tác phẩm văn học nào cũng là sự thể hiện của những mơ ước, khátvọng Chỉ có điều ở truyện cổ tích những mơ ước, khát vọng đã được thực thimột cách triệt để, đã biến thành hiện thực như một hiện thực cần có trongmong mỏi của nhân dân Và để xây dựng một hiện thực như vậy, người laođộng đã dùng trí tưởng tượng của mình mà tạo nên biết bao điều kỳ diệu

Trong thế giới của những mơ ước này, người ta có thể nhận thấy hai

điều Thứ nhất, được đổi thay cuộc đời, được giàu sang, sung sướng, hạnh phúc, được tự do, bình đẳng Thứ hai, có được sức mạnh, có những điều kiện

cần thiết hoặc có những may mắn kì diệu nào đó để thực hiện sự đổi thay sốphận Đó là những ước mơ đẹp và chính đáng Trong những năm tháng xa xưacủa lịch sử, nó luôn là những điều không tưởng trong thực tế nhưng lại rấtthực trên mỗi trang cổ tích Nó cho thấy khát vọng, mơ ước cuộc sống tốt đẹpcủa nhân dân cháy bỏng đến nhường nào Dường như hiện thực khổ đau tămtối lại chính là mảnh đất màu mỡ ươm mầm và nuôi lớn những giấc mơ củacon người Điều đó khiến chúng ta hôm nay mỗi lần nhìn lại là thêm một lầnkinh ngạc trước niềm tin và sức sống bất diệt của tâm hồn nhân dân trongnhững năm tháng gian khổ của buổi đầu dựng nước và giữ nước

Giấc mơ liệu có mãi là giấc mơ, qua bao nhiêu thế kỷ, đến hôm nay ngườilao động đã làm chủ cuộc đời và tự tìm được hạnh phúc bằng chính sức mạnh

Trang 24

của bản thân Những giấc mơ đã thành sự thật ngoài đời Những khổ đaukhông phải là không còn, nhưng khả năng hoá giải chúng nằm trong tầm taymỗi con người và xã hội Và những giấc mơ cổ tích lại tiếp tục gieo mầm chonhững giấc mơ mới của hôm nay.

Con người cần mơ ước và khát vọng để nâng đỡ tâm hồn Nhữngtruyện cổ tích dạy ta biết mơ ước, khát vọng, biết tin vào những mơ ước, khátvọng chân chính để sống trong cuộc đời Đó phải chăng là điều đã tạo nên giátrị trường tồn của truyện cổ tích

Trang 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Truyện cổ tích ra đời muộn hơn rất nhiều so với các thể loại như thầnthoại, truyền thuyết Nó ra đời khi mà trình độ xã hội đã phát triển, tư duy củacon người cũng phát triển hơn Có lẽ vì thế mà sự sáng tạo nghệ thuật khôngcòn là sự sáng tạo vô thức mà là sự sáng tạo có ý thức của tác giả dân gian.Truyện cổ tích chứa đựng trong nó biết bao bí ẩn mà không phải ngày mộtngày hai độc giả có thể khám phá hay hiểu thấu đáo những ý tưởng mà tác giảdân gian gửi gắm

Mỗi truyện cổ tích đều có những giá trị nhất định về mặt trí tuệ, tìnhcảm và nghệ thuật Với đặc thù của mình, truyện cổ tích đã dễ dàng truyền từđời này sang đời khác Thông qua truyện cổ tích, cha ông ta đã gửi gắmnhững ước mơ, khát vọng và những triết lý nhân sinh sâu sắc cho đời sau và

sự thật là truyện cổ tích đã và đang nuôi dưỡng tâm hồn người Việt Nam từthế hệ này sang thế hệ khác

Trang 26

CHƯƠNG 2CÁC QUAN NIỆM NHÂN SINH CƠ BẢN TRONG

TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

2.1 MỘT SỐ QUAN NIỆM NHÂN SINH TIÊU BIỂU

2.1.1 Nguồn gốc và thân phận con người

Đối tượng phản ánh của truyện cổ tích là những hiện tượng, nhữngxung đột trong đời sống thường nhật của con người nhằm phản ánh, lý giảinhững mâu thuẫn, những quan hệ riêng tư nhưng có tính phổ biến của xã hội

Vì vậy, truyện cổ tích không lấy việc lý giải nguồn gốc của con người làm đốitượng phản ánh Việc lý giải nguồn gốc con người thường chỉ có ở thể loạitruyền thuyết

Về thân phận con người, truyện cổ tích Việt Nam đề cập đến nhiều loạithân phận con người Nhưng đối tượng mà truyện cổ tích Việt Nam tập trungphản ánh và bảo vệ là những người lương thiện, hiền lành, đức độ, những người

bị thua thiệt trong xã hội Xét một cách toàn diện, tư tưởng nhân sinh quan củangười Việt cổ mang đậm dấu ấn nhân sinh quan Phật giáo và Nho giáo NgườiViệt cổ tin rằng ngoài thế giới trần gian còn có thiên đình, địa ngục, thủy cung Trong vũ trụ có nhiều thế lực cùng tồn tại, và con người là lực lượng ít quyềnnăng nhất

Theo quan niệm của người Việt cổ, con người có số phận, nó được định

sẵn, được ghi vào sổ Nam Tào khi họ được sinh ra Chẳng hạn như truyện Chưa

đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, người học trò nghèo đang dùi mài kinh sử để đi thi

nhưng trong sổ Nam Tào thì đã ghi là anh sẽ đậu Tiến sĩ, làm quan Thượng thư.Biết vậy nên ông thần làng gặp anh học trò nghèo thì rất kính trọng và báo mộng

cho ông từ giữ đền biết để đối đãi cho tử tế Hay truyện Vua Heo, mới

Trang 27

sinh ra Heo đã có số làm vua, cho nên anh có thể sai khiến cây cối, tượng Phật

và cuối cùng anh được làm vua thật

Tuy nhiên, nét đặc sắc của truyện cổ tích Việt Nam là ở chỗ, mặc dù sốphận con người đã định sẵn nhưng không có nghĩa là không thể thay đổi

được Trong truyện Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, mặc dù anh học trò

nghèo có số đậu Tiến sĩ, nhưng từ khi biết mình sẽ đậu Tiến sĩ, anh ngày cànglười học, làm nhiều việc thất đức, bắt nạt người khác… những việc làm xấucủa anh ta được báo cho Ngọc Hoàng biết Ngọc Hoàng phật ý nên không choanh ta đỗ đạt nữa Vì vậy anh ta đi thi năm lần, bảy lượt mà cũng không đậu

Trong truyện Sự tích sông Nhà Bè hay là chuyện Thủ Huồn, tác giả lại

khai thác ở một chiều hướng khác Ngày xưa ở Gia Định có một người tên làThủ Huồn Hắn xuất thân làm thơ lại Trong hơn hai mươi năm luồn lọt trongcác nha, các ti, hắn đã làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu người bịoan uổng; hắn đã vơ vét được bao nhiêu là tiền của Một hôm, hắn đượcxuống âm phủ chơi với vợ Tình cờ đi đến phòng giam tội nhân, hắn thấy cómột chiếc gông rất to để ở trong phòng giam Hỏi ra mới biết cái gông đó là

để giành cho hắn Do hắn làm nhiều điều ác nên tội rất nặng, sẽ bị hành hạ,giam giữ sau khi chết Được biết nếu làm điều thiện, bố thí tài sản cho ngườinghèo thì sẽ được giảm tội, hắn trở lại trần gian làm rất nhiều điều thiện, giúp

đỡ rất nhiều người nghèo khổ Cuối cùng tội của hắn cũng được xóa bỏ

Thậm chí, có người còn vùng lên, dám chiến đấu và chiến thắng cả thiên

đình, âm phủ và thủy phủ Trong truyện Cường Bạo đại vương, Cường Bạo chỉ

là anh chàng mò cua, bắt ốc nhưng tính tình ngang tàn, từ người đến thần anhkhông sợ ai cả Ngọc Hoàng đã sai Thiên Lôi, vua Thủy, Diêm Vương đi trừngtrị, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của Táo Quân, Cường Bạo đã chiến thắng tất cả.Mặc dù cuối cùng Cường Bạo cũng bị chết do sự chủ quan của mình, nhưng

Trang 28

việc Cường Bạo ngang nhiên đấu lại cả thiên đình mang lại nhiều ý nghĩa sâusắc Nó thể hiện sự bất khuất, không cam chịu sự áp bức của người Việt.

Người Việt tin rằng con người có linh hồn và thể xác Họ coi linh hồn

cao hơn thể xác Trong truyện Hồn Trường Ba, da hàng thịt, vợ Trương Ba đã

nhận anh hàng thịt là chồng, vì xác anh hàng thịt mang linh hồn Trương Ba.Linh hồn có thể trải qua nhiều kiếp khác nhau, tất cả những việc chúng ta đãlàm ở trần gian sẽ được phân xử ở thế giới bên kia Quan điểm này có ý nghĩagiáo dục to lớn, nó hướng con người đến những giá trị tốt đẹp

Trong một số trường hợp, nhân vật chính bị chết nhưng được tái sinhthành nhiều hình dạng khác nhau (như cô Tấm) Tuy nhiên, điều này khôngnhằm miêu tả nguồn gốc của con người, không khẳng định sự tồn tại bất tửcủa họ, không nhằm ca ngợi khả năng siêu nhiên có thể tự tái sinh của họ vàcũng không nâng họ lên thành những vị thần thánh để nhân dân thờ phụng Ởđây, truyện mang một ý nghĩa nhân sinh to lớn, bênh vực cho những conngười hiền lành nhân hậu phải gánh chịu những thiệt thòi đau khổ

Như vậy, triết lý về nguồn gốc và thân phận con người trong truyện cổtích Việt Nam là hiện hữu, nó có giá trị nhân văn cao thể hiện ở niềm tin vàtình thương yêu mãnh liệt của con người Tư tưởng triết lý ấy đã chi phối sựứng xử của con người Việt Nam trong mọi mối quan hệ, mọi lĩnh vực của đờisống Nó nói lên một điều đáng quý rằng, từ xa xưa dân tộc Việt Nam đã làmột dân tộc theo chủ nghĩa nhân cách Chủ nghĩa nhân cách ấy không giáođiều, không cuồng tín; trái lại, nó rất thực tế, rất người và chính điều đó đãlàm nên sức mạnh giúp dân tộc vượt lên mọi khó khăn, thử thách trong trường

kỳ lịch sử để tồn tại và phát triển

2.1.2 Hướng tới giá trị Chân, Thiện, Mỹ

Chân, Thiện, Mỹ là các giá trị quan trọng luôn có mặt trong các hệ giátrị của cá nhân cũng như quốc gia, dân tộc, là những giá trị phổ quát của toàn

Trang 29

nhân loại Suốt hàng chục thế kỷ, độc lập và phồn vinh từ Văn Lang đến Âu Lạc,dân tộc ta đã phát triển lành mạnh, nhịp nhàng, tạo ra những giá trị cao cả củaChân, Thiện, Mỹ trên mọi lĩnh vực của đời sống Ba thuật ngữ này vừa bình dị,gần gũi với mọi người, vừa là lý tưởng mà mọi người mong muốn vươn tới, lànội dung và là mục tiêu của giáo dục Tuy nhiên, ba thuật ngữ này có nội dungcực kỳ phức tạp “Khái quát nhất, đó là ba phạm trù của triết học Cụ thể hơn, cóthể chia ra, phạm trù “Chân” thuộc về nhận thức luận, phạm trù “Thiện”

– đạo đức học, phạm trù “Mỹ” – thẩm mỹ học” [29, tr 12]

Chân

“Chân” có nghĩa là “chân thật”, “xác thực”, thông thường nói đến

“chân” là nói đến phạm trù “thật” đối nghĩa với phạm trù “giả” – “khôngthật” Với nghĩa hẹp, có thể hiểu là “chân lý” Chân lý là sự “phản ánh đúngđắn, chính xác hiện thực trong tư tưởng, mà tiêu chuẩn của sự phản ánh đó xétđến cùng là thực tiễn” [61, tr 78] Giá trị “chân” thể hiện trong truyện cổ tíchViệt Nam là những hiểu biết phong phú mà cha ông ta đã đạt được trong cuộcđấu tranh dạn dày để dựng nước và giữ nước, là sự ca ngợi những con người

có đầu óc mưu trí, thông minh, sáng tạo…

Các truyện cổ tích thường coi trọng học trò và các thầy đồ Điều nàychứng tỏ nhân dân ta có truyền thống hiếu học, ham học hỏi, ham hiểu biết.Học trò học sách thánh hiền, sẽ hiểu được điều hay, lẽ phải, không nhữngđược đỗ đạt làm quan giúp dân, giúp nước, người người kính trọng, mà đến

ma quỷ cũng phải sợ, giống như trong truyện Người học trò và ba con quỷ.

Ngày xưa có ông phú hộ nọ sinh được một người con gái rất xinh đẹp

Có ba con quỷ muốn chiếm đoạt cô gái, chúng biến hóa rất nhiều lần và cuốicùng cũng hớp được hồn của cô gái, làm cho cô nằm liệt giường, nửa tỉnh nửa

mê Các thầy phù thủy trong vùng đều không có cách nào làm cho cô gái tỉnhlại được Một hôm có thầy cử tên Long đi thi hội ghé vào xin ở trọ qua đêm

Trang 30

Với sự tài trí và gan dạ, anh đã đánh đuổi được ba con quỷ, cứu được cô gái.

Ba con quỷ vì sợ anh quá nên đã tặng cho anh ba vật thần kỳ để anh tha mạngcho Nhờ ba báu vật này, anh đã thi đỗ, được làm quan và giúp đỡ nhân dânkhắp vùng

Đôi khi người học trò gặp điều không may thì thần tiên lại hiện ra để

giúp đỡ như trong truyện Người học trò và con hổ Có anh học trò vì quá thật

thà, nhẹ dạ nên bị một con hổ lừa và chuẩn bị ăn thịt Thấy vậy thần núi liềnhiện ra giúp đỡ anh học trò và trừng phạt con hổ

Mặt khác, truyện cổ tích cũng ca ngợi những người thông minh, tài giỏihơn người Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có khá nhiều truyện nói

về đề tài này Trong đó có một chi tiết đáng lưu ý là những nhân vật tài giỏicủa nước ta khi đấu trí hoặc đánh nhau với người nước ngoài (có khi truyệnnêu đích danh nước đó là Trung Quốc, có khi chỉ nói là nước láng giềng) thìđều chiến thắng Điều này nói lên ý thức tự hào dân tộc mãnh liệt của người

Việt Nam, tiêu biểu là truyện Bốn anh tài.

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo sinh được một người con trai Đứa bélớn nhanh như thổi Càng lớn đứa bé ăn càng khỏe Đến khi trong nhà khôngcòn gì để ăn nữa, hai vợ chồng nghĩ chỉ có cách cho con đi tha hương cầu thựcthì mới sống được Ông liền nói dối là ngày trước hoàng đế Trung Quốc cómượn nhà ta 70 vạn lạng vàng, bạc Con tìm cách sang bên đó đòi lấy mà ăn.Tưởng thật, anh chàng liền lên đường sang Trung Quốc để đòi nợ

Một hôm anh gặp một người khổng lồ đang tìm cách tát cạn biển để tìmngọc Anh liền rủ người khổng lồ đi Trung Quốc đòi nợ với mình Ngườikhổng lồ đồng ý Trên đường đi, chàng còn rủ thêm một người trẻ tuổi có khảnăng thổi một hơi làm gãy đổ cây rừng; một người cao lớn rất khỏe mạnh, cóthể gánh một đôi voi mà đi như bay

Trang 31

Đến Trung Quốc, bốn anh chàng đòi vào gặp hoàng đế Hoàng đế bố trícho các anh ở phòng riêng đợi vài ngày và sai người dọn yến tiệc Nhưng bốnanh chàng ăn khỏe quá nên mới có ba ngày mà thức ăn của hoàng đế vơi đihơn một nửa Thấy vậy, hoàng đế mới sai người tìm cách giết bốn chàng.

Họ bố trí cho bốn chàng đi chơi thuyền ở hồ Ra đến giữa hồ thì đánh đắmthuyền cho chết đuối Trong lúc nguy khốn, anh chàng khổng lồ lấy thuyền làmgàu tát lấy tát để Chỉ trong chốc lát hồ đã cạn nước còn trơ đáy, anh chàngkhổng lồ cứu được ba bạn khỏi chết đuối Thấy kế hoạch thất bại, hoàng đế saingười bày yến tiệc, chờ lúc bốn chàng no say rồi thì sai quân lính xông vào vâychém Anh chàng thổi khỏe liền thổi một hơi, bọn lính văng đi khắp nơi như lákhô gặp gió Thế là bốn chàng lại thoát nạn Hoàng đế Trung Quốc sợ quá bèngọi các quan lại bàn bạc Cuối cùng, để tránh phiền phức, hoàng đế chấp nhận trả

nợ nhưng với điều kiện là không được thuê người, thuê xe chở tiền Chỉ cho mộtngười gánh thôi (vì họ cho rằng một người khỏe lắm cũng chỉ gánh được dămbảy trăm cân là cùng) Đến ngày giao tiền, anh chàng gánh voi gánh một gánh đãhết mất một nửa kho vàng bạc của hoàng đế Mặc dù rất đau lòng nhưng vì đã cógiao ước nên hoàng đế đành chấp nhận nhìn bốn chàng ra về Bốn chàng về nướcchia nhau tiền sống sung sướng trọn đời

Tương tự, trong truyện Sự tích thành Lồi, tác giả đã ca ngợi sự thông

minh, tài trí của vị tướng người Việt Ngày xưa, có một ông vua nước Chămnghe nói công chúa Huyền Trân nhan sắc tuyệt trần nên muốn lấy làm vợ.Vua bèn sai một sứ bộ ra cầu hôn với sính lễ hai châu Ô, Rí Trước món sính

lễ đặc biệt, triều đình Đại Việt ai nấy đều tỏ vẻ hài lòng Vua Trần và côngchúa Huyền Trân gật đầu ưng thuận Vua Chăm vô cùng mừng rỡ

Công chúa cùng vua Chăm sống với nhau chưa được một năm thì nhàvua bỗng nhiên mắc bệnh rồi mất Theo phong tục của nước Chăm, công chúa

sẽ bị hỏa thiêu để về với vua Chăm ở thế giới bên kia Vua Trần nghe tin vội

Trang 32

sai sứ bộ tìm cách cứu công chúa Nhân lúc mọi người bối rối, sứ bộ Việt giảcách xin phép đưa công chúa ra bờ biển làm lễ cầu hồn rồi lén đưa xuốngthuyền nhỏ, một mạch dong buồm ra Bắc.

Việc hoàng hậu bỏ trốn làm cho triều đình nước Chăm nổi giận Họ đòilại món đồ sính lễ là hai châu Ô, Rí Vua mới nước Chăm sai năm vạn quân

mã ra giữ chắc lấy hai châu đó, mặc dầu việc bàn giao đã sắp xong, bên nước

ta không ngờ có chuyện xảy ra như thế nên chỉ phái tướng quân Đoàn NhữHài mang mấy ngàn quân đi nhận bàn giao Thấy quân địch quá đông, tướngquân Đoàn Nhữ Hài rất lo lắng Cuối cùng, tướng quân cho quân mang thưmời tướng Chăm tên là Lồi ra trước trận để cùng thương lượng Kết quả, cáctướng lĩnh hai bên đi đến một định ước: Trong một đêm hai bên đều khởicông, mỗi bên đắp một bức thành cho suốt tới sáng, bên nào hơn thì thắng.Bên thua lập tức lui binh nhượng đất, để khỏi giết hại sinh linh

Quân Chăm vội vã kẻ đào người chuyển đất, đắp một bức thành suốt dọc

bờ sông vắt qua mấy ngọn đồi Tướng Lồi đốc thúc ráo riết Trời mờ sáng thìquân Chăm đã đắp mặt thành đã cao hơn trượng Chợt nghe một hồi trống đồng

từ bên kia vọng đến, quân Chăm bên này trông sang, thì kia, thăm thẳm mấy dặmdài, thành của bên quân Đại Việt đã xây xong từ bao giờ: Tường cao dễ đến mấytrượng, cổng thành với cái vọng lầu của nó trông thật là đồ sộ Chẳng những thế,trong thành lại còn nhà cửa mới xây rất nguy nga: mái lợp ngói đỏ tường quétvôi trắng, trên mặt thành voi ngựa, quân lính dàn ra không biết bao nhiêu mà kể.Tướng Lồi ở trên chòi cao đưa mắt nhìn với một vẻ ngơ ngẩn hãi hùng Chấpnhận thua, tướng Lồi nổi hiệu cho toàn quân rút lui Tuy không phải đánh nhau,nhưng Đoàn tướng quân cũng báo tin đại thắng về cho vua Trần, không quên nóihết mưu kỳ của mình trong cuộc đọ trí nguy hiểm này Bởi vì quân Chăm có biếtđâu thành của quân địch toàn bằng phên tre dựng lên,

Trang 33

nhà cửa đều bằng nan ghép lại, quân sĩ voi ngựa đều bằng cỏ bện hoặc bằngđất, những mái đỏ tường trắng, cỏ xanh đều là màu thuốc tô điểm.

Việc xây dựng nên những nhân vật tài giỏi hơn người, đặc biệt là hơn

về trí tuệ thể hiện khát khao nâng tầm tri thức của cha ông ta Đồng thời, nóchứng minh rằng cha ông ta nhận thức rất rõ về vai trò của tri thức và khuyếnkhích con cháu học tập, mở mang kiến thức để xây dựng quê hương đất nước

Một số truyện cổ tích như Tra tấn hòn đá, Sợi bấc tìm ra thủ phạm,

Phân xử tài tình, Tinh con chuột… đã ca ngợi tài năng phân xử của các vị

vua, quan Nhờ có trí thông minh mà các vị vua, quan đã tìm ra thủ phạm, trả

lại công lý cho người bị oan

Truyện cổ tích Việt Nam đã cổ vũ, khuyến khích mọi người học tập,nâng cao hiểu biết để tìm ra chân lý trong cuộc sống, hướng con người đếngiá trị “Chân” tốt đẹp

Thiện

“Thiện” là “tốt”, trái nghĩa với “ác” “Thiện” bao giờ cũng bao hàmnhiều lý tưởng về đạo đức của con người, về lợi ích, sự yêu thương, kínhtrọng đối với con người, về sự tôn vinh phẩm giá cao quý của con người.Những giá trị đó được thể hiện ra thông qua giá trị tinh thần, vật chất mà bằng

sự nỗ lực, hy sinh của bản thân mình, con người đã sáng tạo nên trong nhữngđiều kiện kinh tế xã hội cụ thể

Trong truyện cổ tích Việt Nam, biểu hiện của “thiện” chính là nhữngphẩm chất đạo đức, là lòng yêu quê hương, đất nước, là tinh thần tôn trọngnhân dân và lòng tận tụy đấu tranh cho lợi ích chung của xã hội

Có thể nói rằng, trong kho tàng truyện cổ tích của người Việt, truyện

Thạch Sanh đáng được coi là tác phẩm lớn nhất, hoàn hảo và tiêu biểu nhất xét

về nhiều phương diện Truyện vừa hướng vào đề tài đấu tranh với thiên nhiên(diệt trừ 3 con quái vật hại người), vừa hướng vào đề tài đấu tranh giữa “thiện”

Trang 34

và “ác” (giữa Thạch Sanh và Lý Thông), vừa có đề tài chống ngoại xâm (vớiquân 18 nước chư hầu).

Những khó khăn thử thách mà Thạch Sanh đã vượt qua để lập nhiềuchiến công đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp thật thà, dũng cảm, nhân hậu,tài năng Đó cũng chính là những phẩm chất tốt đẹp của người lao động Mẹcon Lý Thông được Thạch Sanh tha chết nhưng lại bị sét đánh giữa đườnghóa thành con bọ hung loài côn trùng sống ở nơi dơ bẩn Điều này còn khẳngđịnh chân lý “ác giả ác báo” con người tham lam, tàn nhẫn, xảo quyệt nhấtđịnh sẽ có ngày bị quả báo Còn Thạch Sanh cưới được công chúa, được nhàvua truyền ngôi khẳng định chân lý “ở hiền gặp lành”, cái thiện, cái tốt luônđược đền đáp xứng đáng Một chi tiết nữa khiến cho chúng ta cảm thấy kì lạ

Đó là sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm

kì diệu “Ăn mãi không hết” Sự việc đó không chỉ nhằm khẳng định ThạchSanh là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình, mà còn thểhiện truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam Thạch Sanhchính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trongchiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình

Một truyện khác cũng ca ngợi đức tình tốt bụng, biết quan tâm người

khác đó là truyện Người dân nghèo và Ngọc Hoàng Ngày xưa có một nhà kia

trải đã mấy đời sống trong cảnh đói khổ Đến đời người cháu nội là một anhhọc trò không đất cắm dùi Ngày ngày anh cố công làm thuê làm mướn để tốiđến học năm ba chữ may ra thay đổi được số phận, nhưng mãi đến năm bamươi tuổi, cuộc sống của anh vẫn không nhích lên được tí nào Tục ngữ cócâu “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” Ấy vậy mà đã ba đời naydòng họ mình toàn là đói rách xơ xác Không chịu được nỗi đói khổ dằn vặt,một hôm anh quyết định đi ra biển Đông tìm Ngọc Hoàng để hỏi cho ra lẽ

Trang 35

Trên đường đi, anh được một phú ông nhờ hỏi giùm Ngọc Hoàng tạisao con gái của ông sinh ra đã bị câm; một người khác hỏi tại sao mấy câycam nhà ông tốt sum suê nhưng không có quả; một con ba ba nhờ hỏi tại sao

nó sống được một ngàn năm rồi mà chưa được đầu thai kiếp khác Cuối cùnganh cũng gặp được Ngọc Hoàng Người học trò chưa vội hỏi việc của mình,anh bắt đầu hỏi việc của ba ba, người trồng cam và của ông phú hộ NgọcHoàng đều nói rõ nguyên nhân cho anh biết Khi chuẩn bị hỏi đến chuyện củamình thì Ngọc Hoàng đã bực mình cưỡi mây bay về trời mất rồi

Theo đường cũ trở về, gặp lại ba ba, anh nói cho ba ba biết vì trong cổ

nó có một viên ngọc, chỉ cần nhả viên ngọc đó ra sẽ được hóa kiếp Ba ba liềnnhà viên ngọc ra biếu anh và chỉ một lát sau nó được đầu thai kiếp khác Đếnnhà người trồng cam, anh nói cho ông biết vì dưới gốc cây cam có chôn vàngnên cam không có quả được Hai người cùng nhau đào dưới gốc cây cam thìđúng là có một hũ vàng Ông trồng cam vui vẻ chia cho anh học trò nghèomột nửa Đến nhà phú ông, anh cho biết khi có Trạng nguyên đến hỏi thì congái ông sẽ hết câm

Nhờ có viên ngọc, anh học trò đã trở nên sáng dạ lạ thường, bao nhiêukinh sử ôn đến đâu thuộc làu đến đấy Khoa ấy, văn bài của anh làm rất xuấtsắc Chánh chủ khảo lấy anh lên đầu bảng Nhà vua vô cùng khen ngợi vì kénđược nhân tài xứng đáng, phong cho anh đậu Trạng nguyên

Sau đó ít lâu Trạng cưỡi ngựa vinh quy bái tổ Khi đi qua nhà phú ông,Trạng vẫn không quên câu chuyện ngày nọ Chàng bèn dừng ngựa ghé vào Phúông lấy làm ngạc nhiên khi thấy có quân gia kéo vào nhà mình, liền khăn áochỉnh tề ra tiếp đón Thấy Trạng không phải ai khác hơn người học trò nghèo đihỏi Ngọc Hoàng dạo trước, phú ông lại càng bội phần kinh ngạc Từ buồngtrong, cô gái câm đã bước ra mỉm cười cúi chào Trạng và tự nhiên thốt lên

Trang 36

thành lời Để cám ơn người có công giúp mình, phú ông bèn đem con gái gảcho Trạng làm vợ.

Mặc dù anh học trò không hỏi được Ngọc Hoàng lý do vì sao anh nghèo,nhưng nhờ tốt bụng, biết quan tâm đến người khác, biết đặt lợi ích người kháclên trên lợi ích của mình, anh đã được đền đáp xứng đáng Nếu anh học trònghèo chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà quên đi người khác thì biết đâu câu

chuyện lại kết thúc theo kiểu khác, giống như trong truyện Sự tích cá he.

Ngày xưa có một nhà sư trẻ tuổi rất ngoan đạo Sau hơn ba mươi năm khổcông tu luyện mà vẫn chưa được thành chính quả Sư quyết định đến đất Phậtmột phen Một hôm, đến một khu rừng thì trời đã chiều May sao giữa rừng sâu,

sư bỗng gặp một ngôi nhà Sư tỏ ngay ý định của mình là xin ngủ nhờ một đêm.Nhưng bà cụ chủ nhà vừa thấy khách đã xua tay rối rít bảo sư đi mau lên vì con

bà ta là Ác Lai hay ăn thịt người Nhưng sư đã vứt tay nải, nằm vật xuống đất.Hai đầu gối va vào nhau chan chát Bà cụ không biết nói thế nào nữa, đành nắmtay y lôi đến một cái hầm đá lớn Sau khi đẩy vào, bà cụ bảo y phải giữ cho thật

im lặng để tránh một cái chết thê thảm Trời tối hẳn thì Ác Lai về đến nhà, tayxách một con mang Hắn phát hiện ra mùi thịt người và ra sức tìm kiếm, cuốicùng hắn cũng tìm ra chỗ sư nằm Hắn hỏi sư đi đâu Sư bấy giờ mới nói rõ mụcđích của mình Rồi luôn miệng, sư giảng giải đạo từ bi cho hắn Sư nói mãi, nóimãi, kể lại bao nhiêu nỗi gian truân dọc đường, và niềm mong muốn cuối cùng làlàm sao được nhìn mặt đức Phật để Phật độ cho thành chính quả Sư nói khéoquá, đến nỗi mẹ con Ác Lai đều cảm động đến rơi nước mắt Tự nhiên mũi mác

ở tay Ác Lai rơi xuống sàn Những đường nhăn hung ác mới đó giờ đã dịu lại.Khi sắp từ biệt, Ác Lai hỏi sư: “Tôi biết lấy gì mà dâng Phật đây?” Sư đáp: “Chỉdâng tấm lòng mình là đủ” Ác Lai liền lấy dao tự mổ bụng lấy bộ lòng của mìnhđưa cho sư, nhờ sư dâng lên đức Phật Sư lấy làm bối rối quá Chỉ vì Ác Lai hiểunhầm lời nói của mình Bây giờ còn biết làm thế nào

Trang 37

đây Cuối cùng sư ta đành nhìn vào cặp mắt của Ác Lai, gật đầu nhận lời rồigói bộ lòng của con người đáng thương đó lại và vác lên vai, cất bước ra đi.

Đi được mấy ngày, món lễ vật của đức Phật đè nặng trên vai, bốc mùihôi thối không chịu được, sư bèn vứt bộ lòng Ác Lai xuống biển Nhà sư đimãi rồi cũng đến Tây Trúc Nhưng khi phủ phục trước Phật đài nói lên nỗithắc mắc của mình vì sao chưa được đắc đạo thì bỗng nhiên trên điện cao cótiếng vọng xuống bảo sư: “Còn thiếu một vật nữa mới thành chính quả” Sưbỗng hiểu hết, đức Phật đã rõ sự thiếu thành thực, thiếu tận tâm của mình rồi

Sư nằm phục vị hồi lâu, lòng thẹn thò vô kể Nhà sư ta sau đó lại trở về chốn

cũ để tìm lại bộ lòng Sư bơi lên lặn xuống mãi Sau đó sư hóa làm loài cá màngười ta vẫn gọi là cá he, cũng gọi là cá nược hay có nơi gọi là cá ông sư Vìcho đến ngày nay dòng dõi loài cá đó con nào con ấy có cái đầu trọc như đầuông sư và vẫn làm cái việc của nhà sư, nghĩa là chúng đi hàng đàn, cứ lặnxuống nổi lên luôn không chịu nghỉ

Hai câu chuyện có cái kết khác nhau nhưng lại cùng khẳng định chungmột chân lý Nó có ý nghĩa giáo dục, hướng con người đến “thiện”, cái tốtđẹp Những nhân vật tiêu biểu trong truyện cổ tích Việt Nam như Sọ Dừa, côTấm, Thạch Sanh đã trở rất đỗi quen thuộc Thông thường, để làm nổi bậtnhững phẩm chất tốt đẹp của họ, tác giả đã đặt họ vào các tình huống éo le,khó khăn, đau khổ, oan ức để thử thách Khi họ đã khẳng định được phẩmchất tốt đẹp của mình, tác giả sẽ dựa vào các lực lượng thần kỳ để giúp đỡ họ.Nhờ vậy mà nhiều nhân vật chính diện trong truyện cổ tích đã được đổi đời,được đền bù thích đáng Điều này khẳng định niềm tin tuyệt đối vào triết lý

“Ở hiền gặp lành” của dân tộc ta Trong bài thơ Truyện cổ nước mình, nhà thơ

Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi.

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa.

Trang 38

Thương người rồi mới thương ta.

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm.

Ở hiền thì lại gặp hiền.

Người ngay thì gặp người tiên độ trì”.

Ngược lại, đối với các nhân vật phản diện, độc ác như Lý Thông trong

truyện Thạch Sanh, mẹ con Cám trong truyện Tấm Cám, người anh tham lam trong truyện Cây khế, Hai anh em và con chó đá, Bính và Đinh, Hà rầm hà

rạc, thì tác giả không chỉ lên án, tố cáo sự tham lam, ích kỷ, độc ác, dã man

của chúng mà còn tìm cách loại trừ, tiêu diệt chúng để những người lươngthiện được sống yên vui Vì vậy, các nhân vật phản diện trong truyện cổ tíchđều dẫn đến kết cục bi thảm và bị trừng phạt đích đáng Nó cũng nhằm khẳngđịnh chân lý “Ác giả ác báo” Từ đó nhắc nhở con người tránh xa cái xấu, cái

ác, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp

Nét độc đáo, giá trị nhân văn sâu sắc của truyện cổ tích Việt Nam còn ở

chỗ luôn tạo cơ hội cho những người lầm lỡ quay đầu Truyện Sự tích cây

huyết dụ là một ví dụ Ngày xưa có một bác đồ tể chuyên mua lợn về giết thịt

để mang bán ở chợ Nhờ nhà sư trụ trì chùa bên cạnh mà bác ta đã cứu được 5

mạng người Tự nhiên bác đồ tể đâm ra suy nghĩ Bác thấy bàn tay của mình

đã từng vấy máu biết bao nhiêu là sinh mạng Trong một lúc hối hận đến cựcđiểm, bác ta cầm cả con dao bầu chạy sang chùa bộc bạch nỗi lòng với sư cụ.Bác ta quả quyết cắm con dao của mình trước sân chùa, thề trước Phật đài từnay xin giải nghệ Con dao của bác tự nhiên hóa thành một loại cây có lá đỏnhư máu và nhọn như lưỡi dao bầu, người ta vẫn gọi là cây huyết dụ Hay như

truyện Sự tích sông Nhà Bè hay là chuyện Thủ Huồn đã kể trên cũng vậy Thủ Huồn mặc dù phạm nhiều tội lỗi, nhưng khi nhận ra được lỗi lầm của mình và

nỗ lực sửa chữa, Thủ Huồn đã rửa được tội lỗi của mình

Trang 39

Trong truyện cổ tích Việt Nam, tác giả dân gian còn tìm ra nhiều hình

thức phát triển của kết cấu chính - tà rất đặc sắc, nhằm đề cao lòng nhân ái

của cả cộng đồng Chẳng hạn, khi cái ác đã có chiều hướng chuyển hóa,truyện cổ tích bao giờ cũng đẩy cho sự chuyển hóa đó nhanh hơn, và đền đápcho sự tự nguyện chuyển hóa này những phần thưởng đích đáng, nhiều khi

vượt quá mức bình thường Trong truyện Sự tích sông Nhà Bè hay là chuyện

Thủ Huồn, nhân vật chính là người từng gây ra bao nhiêu tang tóc, làm “táng

gia bại sản” không biết bao nhiêu người Nếu cứ đúng tội gia hình thì dù hốilỗi đến đâu y cũng không làm sao có thể toàn mạng Thế nhưng khi y đã ýthức được sự nghiêm trọng của tội lỗi và quyết tâm rửa bằng sạch, tác giả lậptức cho y được đền bù ở kiếp sau, thậm chí còn được đền bù nhiều hơn cáimức người nghe truyện chờ mong: sau khi chết Thủ Huồn được đón ngay vềlàm vua Trung Quốc Như thế, trên bình diện tư tưởng, truyện cổ tích ViệtNam đã đặt một vấn đề có tầm triết lý sâu sắc: mục tiêu của cuộc đấu tranh

chính - tà, thiện - ác của con người không phải là diệt trừ cái ác cho đến tận

gốc - mong mỏi điều đó biết đâu lại chẳng là một ảo tưởng - mà vấn đề cốtyếu hơn nhiều là làm sao chuyển ác thành thiện, làm cho cái mặt chính lớndần ngay trong bản thân vế đối lập với nó là tà

Truyện cổ tích Việt Nam đã hướng con người đến giá trị tốt đẹp, lươngthiện, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Trang 40

bụng, luôn làm những điều tốt đẹp thì vẫn được hưởng cuộc sống hạnh phúc,

như trong truyện Sọ Dừa Sọ Dừa sinh ra chỉ là một cục thịt tròn lông lốc như

hình cái sọ, có mặt mũi, mồm, tai, nhưng không có tay chân Tuy vậy chànglại là một người rất hiếu thảo, tốt bụng, giỏi giang Cuối cùng chàng đã lấyđược người vợ đẹp, thi đỗ Trang Nguyên, được vua trọng dụng

Trong truyện Người lấy cóc cũng vậy Ngày xưa có hai vợ chồng một

người phú hộ hiếm hoi, mãi đến khi tuổi già xế bóng, người vợ mới có mang.Nhưng đến khi trở dạ đẻ ra thì không phải người mà là một con cóc Lớn lêncóc hay lam hay làm Nó thường trò chuyện mua vui cho cả nhà, lại chăm sócmọi việc giúp đỡ bố mẹ Hồi ấy ở gần làng có anh học trò nghèo, bố mẹ chếtsớm Hàng ngày anh cắp sách sang làng bên cạnh học ở trường cụ đồ Lê Tình

cờ anh gặp nàng cóc đang canh gách một đám ruộng lúa Nghe giọng nói củacóc trong trẻo, dịu dàng, thái độ lại chân thật, vui vẻ, anh học trò bụng hảo dạ:

“Xấu hình nhưng tốt nết, thật là ít có!” Mấy lần qua lại đám ruộng, anh đềuthấy cóc đón chờ mình trò chuyện Dần dần anh đâm ra phải lòng cóc

Thế rồi, anh nhờ mối đến dạm hỏi cóc làm vợ Ngày đưa dâu, cóc lạchbạch theo về với chồng Đám bạn học muốn làm anh xấu mặt nên đã tìm đủcách Lúc thì thi dọn mâm cơm, lúc thì thi may áo, lần nào nàng cóc cũngchiến thắng Đến khi thi sắc đẹp của các người vợ, nàng cóc biến thành mộtngười vô cùng xinh đẹp trước sự ngạc nhiên của mọi người Bởi nàng chính làtiên ở trên trời hạ phàm Từ đó hai vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau

Đôi khi, có những người không có gì nổi bật, tính tình lại ngốc ngếch, khờ

khạo nhưng lại gặp may một cách kỳ lạ, truyện Chàng ngốc được kiện là một ví

dụ Ngày xưa có anh chàng nghèo khổ không nhà không cửa, không cha không

mẹ, tính ngốc nghếch, nên người ta gọi là chàng Ngốc Anh đi ở với một nhà trọcphú Trọc phú thấy anh khỏe mạnh dễ sai, nên sau năm năm, lúc anh đòi tiềncông, hắn bèn dỗ dành anh làm thêm năm năm nữa Nghe những lời

Ngày đăng: 28/05/2019, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Lê Hữu Ái và Nguyễn Tấn Hùng (2010), Triết học, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Tác giả: Lê Hữu Ái và Nguyễn Tấn Hùng
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2010
[2] Lê Hữu Ái (2009), “Phát huy vai trò của văn hóa truyền thống”, Tạp chí Lý luận chính trị, 12/2009, tr.57-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò của văn hóa truyền thống”, Tạp chí "Lý luận chính trị
Tác giả: Lê Hữu Ái
Năm: 2009
[3] Toàn Ánh (2002), Văn hóa Việt Nam những nét đại cương, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam những nét đại cương
Tác giả: Toàn Ánh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
[4] Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1992
[5] Trần Văn Bách (2000), Giáo trình lý luận về văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận về văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng
Tác giả: Trần Văn Bách
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
[6] C. Mác và Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
[7] C. Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
[8] C. Mác, Ăngghen và Lênin (1977), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về văn học và nghệ thuật
Tác giả: C. Mác, Ăngghen và Lênin
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1977
[9] Lê Kiến Cầu (2008), Triết lý nhân sinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý nhân sinh
Tác giả: Lê Kiến Cầu
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
[10] Nguyễn Đổng Chi (2008), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập I, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2008
[11] Nguyễn Đổng Chi (2008), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập II, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2008
[12] Nguyễn Đổng Chi (2008), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập III, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: NxbTrẻ
Năm: 2008
[13] Nguyễn Đổng Chi (2008), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập IV, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: NxbTrẻ
Năm: 2008
[14] Nguyễn Đổng Chi (2008), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập V, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2008
[15] Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thốngtrước những thách thức của toàn cầu hóa
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
[16] Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấyvấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2003
[17] Nguyễn Kim Dân (2014), Triết lý nhân sinh trong cuộc sống, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý nhân sinh trong cuộc sống
Tác giả: Nguyễn Kim Dân
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2014
[18] Chu Xuân Diên (2000), Văn hóa dân gian – Mấy vấn đề phương pháp luận và thể loại nghiên cứu, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian – Mấy vấn đề phương pháp luận và thể loại nghiên cứu
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
[19] Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Thành Duy
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
[20] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w