Chưa hiểu rõ về những quy định trong hồ □

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 55)

quyền cần những gì 14 28 36 72 - Ghi hồ sơ sai so với quy định sửa lại nhiều lần 16 32 34 68 - Cán bộđịa chính hay từ chối vì nhiều lý do 9 18 41 82 - Phải đi lại nhiều lần mà không được giải quyết 11 22 39 78 9 Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo cơ chế một cửa

có thuận tiện hơn 47 94 3 6

10

Đề xuất:

Tổ chức tuyên truyền pháp luật rộng rãi cho người dân Niêm yết các thủ tục cần thiết tại văn phòng một cửa

4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền sử dụng đất

4.5.1 Thun li

- Huyện đã có hệ thống bản đồ địa chính đầy đủ. Vì vậy, tất cả các thửa đất trên địa bàn đều được quản lý trên cơ sở bản đồđịa chính và hệ thống hồ sơ địa chính. Cán bộ địa chính trên địa bàn huyện có sự phối hợp chặt chẽ với cán bộ quản lý cơ sở của thành phố tạo sự thống nhất và nắm chắc mọi hoạt động đất đai trên địa bàn huyện.

- Sự ra đời của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (một cửa) phần nào đã góp phần trong công tác tiếp nhận và trả kết quả giúp cho công việc được giải quyết nhanh gọn và đạt hiệu quả.

- Cán bộ chuyên viên Phòng TNMT thường xuyên gặp mặt cán bộđịa chính xã để trao đổi, hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn tư vấn, trực tiếp lập hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất theo bản đồđịa chính.

4.5.2 Khó khăn

Về cơ sở vật chất: Phòng làm việc nhỏ hẹp, chặt chội, trang thiết bị còn sơ sài và đã cũ (như máy tính, máy in....)

Về nguồn nhân lực: Cán bộ làm công tác chuyển quyền sử dụng đất còn ít, khối lượng công việc nhiều.

Sự am hiểu của người dân về pháp luật đất đai còn nhiều yếu kém. Hồ sơ địa chính không đầy đủ, thông tin không được cập nhật kịp thời đúng quy định, do đó gây khó khăn trong quá trình rà soát, đối chiếu, lập hồ sơ. Công tác tuyên truyền cho nhân dân hiểu đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lập hồ sơ chuyển quyền chưa được quan tâm đúng mức.

4.6. Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục công tác chuyển quyền sử dụng đất sử dụng đất

4.6.1 Mt s nguyên nhân

Người dân chưa thực sự hiểu về luật pháp, chưa nắm bắt được những thủ tục, giấy tờ cần thiết khi thực hiện một nội dung chuyển quyền nào đó.

Người dân còn chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Các cán bộđịa chính chưa làm chặt chẽ, đầy đủ về các thủ tục.

Do cán bộ làm công tác chuyển quyền thực hiện quá nhiều công việc không tránh khỏi những khó khăn còn tồn tại.

4.6.2 Mt s gii pháp khc phc

Đối với người dân: Tuyên truyền rộng rãi pháp luật đất đai cho người dân thông hiểu những quy định của hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và công tác chuyển quyền sử dụng đất nói riêng. Phổ biến cho người dân về thời gian thực hiện, trình tự thủ tục cần thiết khi tham gia vào các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất. Chỉ cho người dân nơi mà họ cần đến để làm các thủ tục theo nhu cầu của họđể tránh việc phải đi lại nhiều lần.

Đối với cán bộ địa chính: Nên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo cán bộ thường xuyên để nâng cao chuyên môn, trình độ nghiệp vụ trong quá trình thực hiện công việc của mình để giúp các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đạt hiệu quả hơn công việc.

Đối với cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường: cần có được sự sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học để rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ.

Đối với phòng ban có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai với phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn tạo điều kiện cho công việc hoàn thành với hiệu quả cao. Hoàn thiện và nâng cao các chính sách pháp luật, thuế để công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thuận lợi hơn, rút ngắn được thời gian trong quá trình thực hiện.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thu thập, điều tra phân tích số liệu, đề tài đã thu được một số kết quả như sau:

Huyện Sóc Sơn là một trong những huyện ngoại thành của thủđô Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 30.651, 3 ha bao gồm 25 xã và 01 thị trấn.

Trong giai đoạn 2011 - 2013 trên địa bàn huyện Sóc Sơn có 16006 bộ hồ sơ đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, trong đó có 15979 bộ hồ sơđược hoàn thành với diện tích là 283,117 ha, chủ yếu chuyển quyền ở 2 hình thức là chuyển nhượng và tặng cho QSDĐ.

Bên cạnh đó, hiểu biết của người dân về hoạt động chuyển quyền còn hạn chế, khiến thời gian thực hiện các thủ tục kéo dài không theo quy định. Người dân vẫn thực hiện trao tay với nhau không thông qua Nhà nước, các cán bộ cơ sở không thể cập nhật thông tin một cách chính xác, đầy đủđược, do vậy công tác quản lý đất đai gặp rất nhiều khó khăn.

Công tác chuyển quyền SDĐ có nhiều thuận lợi như có hệ thống bản đồ đại chính đầy đủ, bộ phận một cửa đã góp phần tiếp nhận và trả kết quả nhanh chóng. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, và sự hiểu biết của người dân còn hạn chế.

Do đó cần nâng cao hiểu biết cho người dân, thường xuyên tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộđịa chính

5.2. Đề nghị

Để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác chuyển quyền sử dụng đất nói riêng và khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại, tôi có một sốđề nghị sau:

Chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng tới người dân hơn nữa nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân và sự quan tâm của người dân tới hệ thống pháp luật.

Có kế hoạch xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ các cán bộđịa chính phường nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn. Thường xuyên tổ chức tập huấn nhằm tạo điều kiện cho cán bộ trao đổi ý kiến, học hỏi và giải quyết các vấn đề vướng mắc trong công tác quản lý.

Các lãnh đạo cần thường xuyên quản lý, theo sát và chỉ đạo các hoạt động cũng như tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ cấp dưới. Nâng cao năng lực làm việc và tinh thần trách nhiệm, đồng thời tạo điều kiện để phát huy tính sáng tạo, tinh thần phê và tự phê để hoàn thành tốt công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư 01/2005/TT-BTNMT về

việc hướng dẫn thực hiện một sốđiều của Nghị định 181 /2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

2. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT về việc sử đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.

3. Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về

hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.

4. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007) Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

5. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007) Giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội

6. Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Sóc Sơn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2011,2012, 2013.

7. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn: Sổ theo dõi đăng ký chuyển nhương, tặng cho QSDĐ năm 2011,2012, 2013.

8. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn: sổ theo dõi đăng ký thừa kế QSDĐ năm 2011, 2012, 2013.

9. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn: sổ theo dõi đăng ký thế

chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ năm 2011, 2012, 2013.

10. Quốc hội (2003), Luật Đất đai 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 93/QD-TTg ngày 22/6/2007 V/v Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương.

12. UBND huyện Sóc Sơn, Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2011,2012, 2013.

13. UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số 117/2009/QĐ-UBND thành phố

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư

nước ngoài, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trên địa bàn thánh phố Hà Nội.

14. UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND thành phố

Hà Nội ngày 10/05/2010 về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu nhà, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.

PHIẾU ĐIỀU TRA

Đánh giá của người dân về công tác chuyển quyền sử dụng đất

Họ tên:………

Tuổi:………...

Địa chỉ:………...

1. Ông ( Bà) đã tham gia những hình thức chuyển quyền sử dụng đất nào? - Chuyển nhượng □ - Thừa kế □ - Chuyển đổi □ - Thế chấp □ - Tặng cho □ - Góp vốn □ - Cho thuê và cho thuê lại □ - Bảo lãnh □ 2. Ông (bà) chuyển quyền sử dụng loại đất nào?

- Đất trồng lúa □ - Đất trồng cây hàng năm □ - Đất trồng cây lâu năm □ - Đất trồng cây hàng năm khác □ - Đất trồng rừng □ - Đất nuôi trồng thủy sản □ - Đất ở □

3. Ông (Bà) có biết gì về quyền lợi của mình khi tham gia chuyển quyền sử dụng đất ?

- Có □

- Không □

4. Ông (bà) cho biết thái độ của cán bộ quản lý đối với công tác tiếp dân đến làm thủ tục chuyển quyền?

- Nhiệt tình hướng dẫn làm đầy đủ hồ sơ □

- Từ chối □

- Hướng dẫn nhưng thiếu tận tình □

5. Ông (bà) cho biết khi được trả kết quả chuyển quyền sử dụng đất có đúng với thời gian ghi trong giấy hẹn không?

- Không □

6. Những khó khăn gặp phải khi ông (bà) làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất?

- Chưa hiểu rõ về những quy định trong hồ □

sơ chuyển quyền cần những loại giấy tờ gì - Làm hồ sơ do ghi sai bị sửa lại nhiều lần □

- Cán bộđịa chính hay từ chối vì nhiều lý do □

- Phải đi lại nhiều lần mà không được giải quyết □ 7. Ông (bà) có hiểu gì về thủ tục chuyển quyền sử dụng đất không? - Có □

- Không □ 8. Ông (bà) có được UBND xã phổ biến về công tác chuyển quyền sử dụng đất? - Có □

- Không □ 9. Theo ông (bà) thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo cơ chế một cửa có thuận tiện hơn không? - Có □

- Không □

10.Ông (bà) có mong muốn hay đề xuất ý kiến gì để nâng cao hiệu quả công tác chuyển quyền sử dụng đất? ……….

………..

……….

………

Sóc Sơn, ngày…tháng…năm 2014 Người sử dụng đất Người điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)