trị quyền sử dụng đất trên địa huyện Sóc Sơn giai đoạn 2011 - 2013
∗ Đánh giá kết quả công tác thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Đất đai là một thứ tài sản không thể thiếu và gắn chặt với cuộc sống của con người. Luật Đất đai ra đời càng chứng tỏđất đai rất quan trọng, giá trị của nó ngày càng to lớn, nhất là trong giai đoạn phát triển vượt bậc của khoa học - xã hội. Đất đai không chỉ sử dụng để làm nhà ở, mặt bằng sản xuất kinh doanh hay là sản xuất mà đất đai còn được sử dụng để thế chấp lấy vốn làm ăn, chính vì thế giá trị của đất đai vô cùng to lớn.
Sóc Sơn có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế xã hội, chính vì vậy đất đai đem thế chấp cũng khá nhiều. Có thể nói rằng đây là hoạt động chuyển quyền với số lượng diện tích tương đối lớn trong giai đoạn 2011 - 2013 trên địa bàn huyện.
Kết quả thế chấp bằng giá trị giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2011 - 2013 được thể hiện qua bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8: Kết quả thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Sóc Sơn giai đoạn 2011 - 2013
Năm
Hồ sơ (bộ) Diện tích (ha) Đăng ký Hoàn thành Tỷ lệ % hoàn thành Đăng ký Hoàn thành Tỷ lệ % hoàn thành 2011 1435 1435 100 25,743 25,743 100 2012 1174 1174 100 21,132 21,132 100 2013 942 942 100 16,956 16,956 100 Tổng 3551 3551 100 63,840 63,840 100
(Nguồn số liệu:Phòng TNMT huyện Sóc Sơn)
Qua số liệu thu thập được ở trên ta thấy hoạt động thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn khá sôi động chủ yếu là thế chấp đất ở, đa phần là do người dân trong huyện đang có nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, làm thủ tục để thế chấp tại các ngân hàng. Đây là hình thức chuyển quyền với số lượng và tỷ lệđạt 100% tất cả các hồ sơ tham gia đăng ký đều hoàn thành thủ tục. So sánh giữa 3 năm 2011, 2012, 2013 thì ta thấy số lượng hồ sơ thế chấp của huyện có xu hướng giảm, cao nhất là năm 2011 với 1435 hồ sơ đăng ký, diện tích 25,743 ha, sau đó giảm dần qua từng năm, năm 2013 chỉ còn 942 bộ hồ sơ. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm dần đó là do giá trịđất đai trong nhưng năm gần đây vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại.
∗ Đánh giá kết quả công tác xóa đăng ký thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 130 Luật đất đai 2003, việc xóa đăng ký thế chấp được thực hiện sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, người đã thế
chấp bằng quyền sử dụng đất gửi đơn xin xóa đăng ký thế chấp đến nơi đã đăng ký thế chấp.
Kết quả xóa đăng ký thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.9. Kết quả xóa đăng ký thế chấp giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Sóc sơn giai đoạn 2011 -2013
Năm
Hồ sơ (bộ) Diện tích (ha) Đăng ký Hoàn thành Tỷ lệ % hoàn thành Đăng ký Hoàn thành Tỷ lệ % hoàn thành 2011 1202 1202 100 21,636 21,636 100 2012 995 995 100 17,903 17,903 100 2013 680 680 100 12,241 12,241 100 Tổng 2877 2877 100 51,780 51,780 100
(Nguồn số liệu:Phòng TNMT huyện Sóc Sơn)
Từ bảng 4.9 ta thấy trong giai đoạn 2011 - 2013 trên địa bàn huyện Sóc Sơn có tổng số bộ hồ sơ đăng ký xóa thế chấp bằng giá trị QSDĐ là 2877 bộ với diện tích là 51,780 ha. 100% số bộ hồ sơ đăng ký đều được hoàn thành thủ tục. Tuy nhiên, cũng nhận thấy trong giai đoạn này hoạt động xóa đăng ký thế chấp bằng giá trị QSDĐ giảm dần qua các năm. Cao nhất là năm 2011 thực hiện được 1202 bộ hồ sơ, năm 2012 giảm còn 995 bộ, đến năm 2013 giảm thấp nhất còn 680 bộ. Dễ thấy nguyên nhân của số lượng hồ sơ xóa thế chấp giảm qua các năm có liên quan đến số lượng hồ sơ đăng ký thế chấp. Trong khi số lượng hồ sơ đăng ký thế chấp bằng giá trị QSDĐ có xu hướng giảm dần thì việc xóa đăng ký thế chấp bằng giá trị QSDĐ cũng giảm theo.
4.3.2.7. Đánh giá kết quả công tác bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2011 - 2013
Quyền Bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ là quyền mà người sử dụng đất sử dụng giá trị QSDĐ của mình để bảo lãnh cho một người khác vay vốn hoặc mua chịu hàng hóa khi chưa có tiền trả ngay. Bảo lãnh là một trong ba hình thức chuyển quyền mới nhất của luật đất đai 2003. Do đó bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ vẫn còn là hình thức mới mẻ với người dân trong huyện.
Kết quả bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ tại huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2011 - 2013 được thể hiện tại bảng 4.10 dưới đây:
Bảng 4.10: Kết quả bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Sóc Sơn giai đoạn 2011 - 2013
Năm
Hồ sơ (bộ) Diện tích (ha) Đăng ký Hoàn thành Tỷ lệ (%) hoàn thành Đăng ký Hoàn thành Tỷ lệ (%) hoàn thành 2011 273 273 100 4,914 4,914 100 2012 231 231 100 4,158 4,158 100 2013 211 211 100 3,798 3,798 100 Tổng 715 715 100 12,870 12,870 100 (Nguồn số liệu: Phòng TNMT huyện Sóc Sơn) Từ bảng 4.10 có thể thấy hoạt động bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện diễn ra không nhiều. Trong giai đoạn 2011 - 2013 trung bình mỗi năm có khoảng 238 bộ hồ sơ đăng ký. Theo điều tra thì phần lớn trường hợp đăng ký bảo lãnh đều là những người có mối quan hệ thân thiết, là người trong gia đình, dùng QSDĐ để vay vốn giúp nhau sản xuất, kinh doanh.
Có thể nói đây là hình thức huy động vốn hiệu quả, tuy nhiên đây cũng là hình thức chuyển quyền mới và nhạy cảm đòi hỏi cả người bảo lãnh và đối tượng nhận bảo lãnh phải am hiểu về hình này để đảm bảo quyền lợi của mình. Vì vậy, trong thời gian tới địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến trong nhân dân để người dân có kiến thức hiểu biết về những quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia hoạt động bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ.
4.3.2.8 Đánh giá kết quả công tác góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2011 - 2013.
Quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất có quyền coi giá trị quyền sử dụng đất của mình như một tài sản dân sự đặc biệt để góp vốn với người khác cùng hợp tác sản xuất kinh doanh. Việc góp vốn này có thể xảy ra giữa hai hay nhiều đối tác và rất linh động, các đối tác có thể góp đất, góp tiền, hoặc góp cái khác như sức lao động, công
nghệ, máy móc…, theo thỏa thuận hình thức này tạo cơ hội cho sản xuất hàng hóa phát triển. Đồng thời, các đối tác có thể phát huy sức mạnh riêng của mình; từ đó hình thành sức mạnh tổng hợp, dễ dàng nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian qua, kể từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời và có hiệu lực thì hình thức chuyển quyền này vẫn chưa được phát triển.
Trên địa bàn huyện Sóc Sơn hiện tại vẫn chưa có trường hợp nào tham gia đăng ký góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Nguyên nhân chính là hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện là do tư nhân hoặc không thì góp vốn bằng tiền mặt.