Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 54)

Người sử dụng đất là những đối tượng chính tham gia vào công tác chuyển quyền sử dụng đất. Để có kết quảđánh giá khách quan cho đề tài của mình về các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện Sóc Sơn, trong thời gian thực tập tôi đã tiến hành điều tra lấy ý kiến đánh giá của người dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Qua đó phần nào thấy được rõ nét hơn về công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn và những ý kiến mong muốn của họđể công tác chuyển quyền đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, điều này thể hiện rõ trong bảng dưới đây.

Qua điều tra lấy ý kiến người sử dụng đất nhìn chung công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn phường diễn ra khá phổ biến với hình thức ngày càng đa dạng hơn. Theo điều tra có thể thấy tặng cho và chuyển nhượng là hai hình thức chuyển quyền phổ biến trên địa bàn huyện, trong đó tặng cho chiếm 38% và chuyển nhượng chiếm 28% tổng số phiếu điều tra. Đất ở, đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm là những loại đất hay được chuyển quyền sử dụng đất nhất với đất ở là 48%, đất trồng lúa là 24%, đất trồng cây hằng năm là 22%. Tuy nhiên công tác giải quyết hồ sơ chuyển quyền vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả. Qua ý kiến tổng hợp được ta thấy rằng một tồn tại chủ yếu trong công tác này là phần lớn người dân không am hiểu về thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, khi tham gia vào các hoạt động chuyển quyền họ gặp phải rất nhiều khó khăn như: ghi hồ sơ sai so với quy định phải sửa lại nhiều lần chiếm 32%, chưa hiểu rõ về những quy định trong hồ sơ chuyển quyền cần những gì chiếm 28%. Các cán bộ làm công tác chuyên môn thực hiện khối lượng công việc nhiều nên không thể giải quyết được đúng hạn tất cả hồ sơ và một số lý do khó khăn bên ngoài khác nữa như; trang thiết bị máy móc còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

Bảng 4.16: Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến của người sử dụng đất

STT Nội dung đánh giá Đồng ý Không đồng ý Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % 1

Tham gia hình thức chuyển quyền dụng đất:

- Chuyển đổi 0 0 50 100

- Chuyển nhượng 14 28 36 72

- Cho thuê và cho thuê lại 3 6 47 94

- Tặng cho 19 38 31 62 - Thừa kế 0 0 50 100 - Thế chấp 11 24 38 76 - Bảo lãnh 3 10 45 90 - Góp vốn 0 0 50 100 2

Loại đất tham gia chuyển quyền sử dụng đất:

- Đất trồng lúa 12 24 38 76 - Đất trồng cây hằng năm 11 22 39 78 - Đất trồng cây hằng năm khác 0 0 50 100 - Đất trồng cây lâu năm 3 6 47 94 - Đất lâm nghiệp 0 0 50 100 - Đất nuôi trồng thủy sản 0 0 50 100 - Đất ở 24 48 26 52 3 Hiểu biết về thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. 14 28 36 72 4 Hiểu biết về những quyền lợi của mình khi tham gia

hoạt động chuyển quyền sử dụng đất 17 34 33 66

5

Thái độ của cán bộ quản lý đối với công tác tiếp dân đến làm thủ tục chuyển quyền:

- Nhiệt tình hướng dẫn làm đầy đủ hồ sơ 20 40 30 60 - Hướng dẫn nhưng thiếu nhiệt tình 21 42 29 58

- Từ chối 9 18 41 82

6 Kết quả chuyển quyền sử dụng đất đã được trảđúng thời hạn. 21 42 29 58 7 Được cán bộ phổ biến về công tác chuyển quyền sử

dụng đất 17 34 33 66

8

Những khó khăn gặp phải khi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:

- Chưa hiểu rõ về những quy định trong hồ sơ chuyển

quyền cần những gì 14 28 36 72 - Ghi hồ sơ sai so với quy định sửa lại nhiều lần 16 32 34 68 - Cán bộđịa chính hay từ chối vì nhiều lý do 9 18 41 82 - Phải đi lại nhiều lần mà không được giải quyết 11 22 39 78 9 Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo cơ chế một cửa

có thuận tiện hơn 47 94 3 6

10

Đề xuất:

Tổ chức tuyên truyền pháp luật rộng rãi cho người dân Niêm yết các thủ tục cần thiết tại văn phòng một cửa

4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 54)