Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến của

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 25)

s dng đất.

3.3.5.1. Thuận lợi. 3.3.5.2. Khó khăn.

3.3.6. Mt s nguyên nhân và gii pháp khc phc.

3.3.6.1. Một số nguyên nhân.

3.3.6.2. Một số giải pháp khắc phục.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điu tra, thu thp s liu.

3.4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu vềđiều kiện tự nhiên của huyện Sóc Sơn - Thu thập các số liệu, tài liệu về kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn

- Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan tới công tác chuyển quyền sử dụng đất của huyện và các văn bản có liên quan

3.4.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Tiến hành điều tra thu thập số liệu về tình hình chuyển quyền sử dụng đất thông qua phiếu điều tra người sử dụng đất (phần phụ lục) để thu thập số liệu phục vụ cho việc đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn phường.

3.4.2. Phương pháp tng hp, x lý và thng kê s liu

Việc tổng hợp số liệu, xử lý dữ liệu, phiếu điều tra bằng phần mềm Excel 2003. Từ đó làm căn cứ cho phân tích, đánh giá số liệu đảm bảo tính hợp lý, có cơ sở khoa học cho đề tài.

3.4.3. Phương pháp kế tha

Sử dụng các kết quả có sẵn làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.

3.4.4. Phương pháp so sánh

Thông qua các số liệu sẵn có, các số liệu thu thập, tổng hợp được để lựa chọn các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học và đúng với thực tế khách quan.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Sóc Sơn

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Sóc Sơn là huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 30.651,3 ha, bao gồm 26 đơn vị hành chính: 25 xã và 01 thị trấn.

Ranh giới tiếp giáp của huyện:

- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Đông Anh;

- Phía Đông giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; - Phía Tây giáp huyện Mê Linh.

Huyện có vị trí cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội: cửa ngõ phía Bắc theo Quốc lộ 3, cửa ngõ phía Tây theo Quốc lộ 2, cửa ngõ phía Đông theo Quốc lộ 18. Đây là địa bàn có vị trí thuận lợi với hệ thống giao thông đối ngoại khá phát triển, đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các trục quốc lộ Hà Nội - Thái Nguyên, Bắc Ninh - Hà Nội - Việt Trì, vì vậy nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Sóc Sơn nằm ở phía Tây cực Nam của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ tây bắc xuống đông Nam. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trưng của vùng gò đồi và phù sa cổ kết hợp, cho nên có cả vùng đồng bằng và vùng trũng. Địa hình Sóc Sơn chia làm 3 vùng kinh tế tự nhiên là: Vùng gò đồi, vùng giữa, vùng trũng, mỗi vùng có những lợi thế riêng tạo nên sựđa dạng và phong phú cho phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội kinh tế xã hội chung của toàn huyện.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khí hậu của Sóc Sơn mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng là nóng ẩm hoà trộn và chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng trung du bắc bộ với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10;

mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C. Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 giờ. Trung bình một ngày có 3 - 5 giờ nắng, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 10 (trung bình mỗi ngày có tới 7 giờ nắng). Tổng nhiệt độ hàng năm đạt 8.500 - 9.0000C. Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm, lượng mưa năm ít nhất là 1.000mm, lượng mưa năm nhiều nhất là 2.630mm. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Có 2 hướng gió chính thịnh hành: Gió mùa Đông Nam thổi vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa Đông.

4.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống sông ngòi của huyện dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của huyện; không chỉ là nguồn cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt mà còn là nơi tiếp nhận nguồn nước thải và tiêu nước khi mùa mưa lũ đến. Bên cạnh đó là hệ thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước quan trọng vào mùa khô.

Đối với vùng gò đồi Sóc Sơn là một phần của nguồn sinh thuỷ, với mạng lưới suối và kênh mương khá dày từ 1,2 - 1,5 km/km2, bao gồm: suối Cầu Chiền, suối Cầu Lai, suối Thanh Hoa, suối Lương Phú, suối Đồng Quang, ngòi Nội Bài, chảy ra 3 sông bao quanh huyện là: sông Công (phía Bắc), sông Cầu (phía Đông) và sông Cà Lồ (phía Nam). Chế độ thuỷ văn của các sông, suối chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm. Vào mùa mưa nước từ các sông đổ về uy hiếp hệ thống đê điều của huyện. Mùa khô nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và giao thông trên các sông lớn.

4.1.1.5. Nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất.

Tài nguyên đất của huyện có tổng diện tích 30.651 ha

Đất phù sa có diện tích phân bốở hầu khắp trên địa bàn huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía Nam huyện. Tổng diện tích khoảng 5.061 ha.

Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralit (Ba), đây là loại đất phổ biến nhất với tổng diện tích 10.655 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích

tự nhiên của huyện. Phân bố ở các xã vùng gò đồi như: Minh Trí, Minh Phú, Nam Sơn, Bắc Sơn, Phù Linh, Hồng Kỳ, Quang Tiến,…

Đất dốc tụ xen đồi núi bạc màu không có sản phẩm feralit (D), là loại đất chỉ có ở Sóc Sơn, nằm xen kẽ các thung lũng hẹp, với diện tích 1.846 ha.

Nhóm đất feralit: là nhóm đất đặc trưng của vùng gò đồi Sóc Sơn với diện tích 9.733 ha.

Diện tích còn lại là các loại đất khác với 3.356 ha chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên của huyện.

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Huyện Sóc Sơn có trữ lượng nước mặt khá dồi dào tuy nhiên nguồn nước mặt đang bị nguy cơ ô nhiễm đe dọa khó khăn cho khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Hàng năm riêng vùng gò đồi đã tiếp nhận trung bình 50 - 60 triệu m3 nước mưa, đây là lượng nước mưa nghèo, phân bố không đều trong năm. Chính vì vậy nước mặt của huyện được khai thác từ 3 nguồn chính:

- Nước mưa được giữ lại bằng các hồ chứa như: Đại Lải qua Kênh số II, Đồng Quang, Cầu Bãi, Hoa Sơn, Đạo Đức,…

- Nước sông chảy qua huyện: sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ. - Nước từ sông Hồng qua hệ thống tiếp từ huyện Đông Anh.

Nguồn nước ngầm: Huyện nằm trong khu vực có nguồn nước ngầm khá dồi dào với trữ lượng khá lớn, chất lượng tốt có tầng bảo vệ chống ô nhiễm. Vùng đồng bằng của huyện nước ngầm nông ởđộ sâu 0,7 - 1,3 m vào mùa mưa, vào mùa khô có độ sâu 3,2 m. Nước ngầm ổn định ở độ sâu 3,1 - 3,2m với áp lực yếu không ảnh hưởng lớn đến các công trình xây dựng.

Tài nguyên rng.

Huyện Sóc Sơn có 4.463,32ha đất đồi rừng, chiếm gần 1/5 tổng diện tích toàn huyện. Trong đó chủ yếu tập trung ở 9 xã, gồm Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Phù Linh, Minh Trí, Minh Phú, Hiền Ninh, Quang Tiến và Tiên Dược.

Tài nguyên khoáng sn.

Nguồn khoáng sản của huyện chủ yếu là than bùn ở các xã phía Bắc huyện. Vàng sa khoáng ở Minh Trí (Sóc Sơn). Ngoài ra còn có nhiêu loại khoáng sản có giá trị là nguyên vật liệu xây dựng như Kaolin, đá ong, cát xây dựng.

Trong đó nổi bật là tiềm năng về Kaolin ở khu vực Minh Phú, Phù Linh với trữ lượng khá lớn có thể khai thác để phát triển công nghiệp sứ dân dụng cho địa phương. Bên cạnh đó là cát vàng và sỏi phục cho xây dựng có thể khai thác dọc sông Công, sông Cầu, tuy nhiên hiện nay nguồn tài nguyên nay đang bị tư nhân khai thác bừa bãi, không có tổ chức dẫn đến việc thất thoát tài nguyên và gây hậu quả xói lở bờ sông.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi.

4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn của huyện có những bước chuyển biến rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng từ 2.015 tỷ đồng năm 2000 lên 12.427 tỷ đồng năm 2006 và đạt 33.055,7 tỷ đồng năm 2010 (theo giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2008 đạt 20%/năm, giai đoạn 2003 - 2007 đạt tới 24%/năm (là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của thành phố). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 43,91% năm 2000 lên 81,09% vào năm 2010, ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 12,96% năm 2000 xuống còn 3,62% vào năm 2010.

Ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp thời gian qua có sự tăng trưởng ổn định, nhưng chậm so với các ngành kinh tế khác. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 261 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 518 tỷ đồng năm 2006, đạt 1.113 tỷ đồng năm 2010 (theo giá thực tế), bình quân tăng 3,05%/năm.

Ngành công nghiệp

Trong những năm gần đây, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 23,55% hàng năm giai đoạn 2002-2010.

Trên địa bàn có các khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Nội Bài 100 ha đã đi vào hoạt động, hiện là một trong những trọng điểm thu hút đầu tư của Thành phố; khu công nghiệp sạch Tân Dân-Minh Trí 340 ha đang được hình thành và một số cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

Ngành dịch vụ

Quy mô giá trị sản xuất dịch vụ trên địa bàn huyện Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8,16%/năm giai đoạn 2002-2010. Từ năm 2007, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ vào tổng giá trị sản xuất trên địa bàn duy trì ở mức khoảng từ 15-15,5%/năm. Du lịch và các dịch vụ gia tăng kèm theo chưa phát triển tương xứng với tài nguyên du lịch của huyện.

4.1.2.2 Thực trạng phát triển xã hội

Dân số và lao động

Năm 2010 dân số huyện có 299.600 người, trong đó thị trấn có 4.300 người và các xã có 295.300 người. Mật độ dân số bình quân của huyện là 977 người/km2, phân bố không đều, mật độ dân số cao ở thị trấn và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đường 131, trong đó cao nhất ở thị trấn Sóc Sơn với 5.063 người/km2, Phù Lỗ 2.116 người/km2, mật đô dân số thấp nhất ở các xã khu vực miền núi như Bắc Sơn 386 người/km2, Nam Sơn 280 người/ km2.

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện đang có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học đang có xu hướng tăng nhanh do việc đẩy nhanh phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị.

Nhìn chung, dân số của huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động ở mức thấp so với cả nước. Tổng số lao động trong độ tuổi của huyện có 199.264 người, chiếm 67,7% dân số, trong đó lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm gần 30% lực lượng lao động của huyện. Đây là một lợi thế rất to lớn, cần có chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang mở cửa, hội nhập.

Giáo dục và đào tạo

Toàn huyện có 29 trường mầm non, 34 trường tiểu học, 27 trường trung học cơ sở và 6 trường trung học phổ thông. Trong những năm qua ngành giáo dục của huyện có những cố gắng lớn bắt kịp với mục tiêu chung của toàn thành phố. Cơ sở vật chất cho dạy và học ngày càng nâng cao. Phần lớn các trường đã được nâng lên đạt chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hoá giáo dục có

những tiến bộ nhất định, bước đầu huy động toàn xã hội quan tâm công tác giáo dục.

Vềđào tạo: Công tác đào tạo được huyện quan tâm thoảđáng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động cung cấp lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp. Trên địa bàn huyện hiện có 1 trường đại học, 1 trường dạy nghề hàng năm đào tạo hàng trăm lao động kỹ thuật cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Giao thông

- Giao thông đường bộ

Sóc Sơn là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng,...; với các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai và sang Trung Quốc, thông qua Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 18… và đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài nối sân bay Nội Bài với trung tâm Thành phố. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện là 227 km, mật độ bình quân đạt 0,86 km/km2

- Giao thông đường sắt.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên đi qua các xã phía Đông của huyện với chiều dài khoảng 16 km với 2 ga đường sắt là ga Trung Giã và ga Đa Phúc.

- Giao thông đường hàng không

Sân bay Nội Bài là cảng hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc với diện tích khu vực sân khoảng 325,5 ha. Trong những năm qua, sân bay quốc tế Nội Bài liên tục phát triển cả về quy mô và chất lượng phục vụ. Hiện nay đang được đầu tư xây dựng Nhà ga T2 nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao theo quy hoạch được duyệt.

- Giao thông đường thuỷ

Trên địa bàn huyện có 3 tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng nhất là tuyến sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, chủ yếu là gỗ và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên khả năng khai thác còn hạn chế do phụ thuộc chặt chẽ vào chếđộ nước các sông.

Nhìn chung, hệ thống giao thông của huyện được quan tâm đầu tư, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá trong những năm tới đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư từ Thành phố.

Thuỷ lợi

Toàn huyện hiện có 27 công trình hồ chứa, 119 công trình tiểu thuỷ nông, 129 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương. Hệ thống đê, kè các tuyến sông (khoảng 32 km) được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điện lưới và thông tin liên lạc

Đến nay, điện và mạng lưới bưu chính viễn thông của huyện đã đến được với 100% số xã, thị trấn đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và nhu cầu trao đổi thông tin thông suốt trong nước và quốc tế.

4.1.3. Đánh giá vđiu kin t nhiên, kinh tế - xã hi nh hưởng đến công tác chuyn quyn s dng đất tác chuyn quyn s dng đất

4.1.3.1. Thuận lợi

Trên địa bàn của huyện có cảng hàng không quốc tế Nội Bài và nhiều khu công nghiệp tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của Sóc Sơn và của Hà Nội trong tương lai. Ngoài ra trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 25)