1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIếT lý NHÂN SINH TRONG NGHệ THUậT múa rối nước của NGƯờI VIệT ĐồNG BằNG bắc bộ

101 144 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 3,1 MB

Nội dung

“Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam – những điều nên biết, Hoàng Kim Dung1997, Nxb Văn hóa thông tin”… Ngoài các tác phẩm nghiên cứu về múa rối nước trên thì còn rất nhiều bài báo, bài viế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ HƯỜNG

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 822.90.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Chín

Trang 2

HÀ NỘI, NĂM 2018

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những

sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp từ người khác.Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu vào giảng đường đại học đến nay, em đãnhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè

Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô khoa Triết học – Trường đại học Sưphạm Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình truyền đạt vốn kiếnthức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường

Trong quá trình làm bài luận văn, bản thân em còn nhiều thiếu sótnhưng được sự giúp tận tình, giúp đỡ của thầy cô trong khoa và đặc biệt là

thầy giáo hướng dẫn – PGS.TS Phạm Văn Chín Mặc dù thầy sức khỏe

không được tốt, nhưng thầy vẫn chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành luậnvăn một cách tốt nhất Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến những tình cảm tốt đẹp và sựđộng viên, quan tâm, giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè trong suốt thờigian vừa qua

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2018

Học viên

Đặng Thị Hường

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 3

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7

5 Giả thuyết khoa học 7

6 Nhiệm vụ 7

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7

8 Phương pháp nghiên cứu 8

9 Cấu trúc luận văn 8

10 Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả 8

NỘI DUNG 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 9

1.1 Cơ sở lý luận 9

1.1.1 Khái niệm triết lý và triết lý nhân sinh 9

1.1.2 Những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh 13

1.1.3 Múa rối và nghệ thuật múa rối nước 16

1.2 Cơ sở thực tiễn 19

1.2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật múa rối nước của người Việt đồng bằng Bắc Bộ 19

1.2.2 Đặc điểm hình thành nghệ thuật múa rối nước của người Việt đồng bằng Bắc Bộ 25

Tiểu kết chương 1 31

Trang 4

Chương 2: TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - NỘI DUNG, GIÁ

TRỊ, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 32

2.1 Nội dung triết lý nhân sinh trong nghệ thuật múa rối nước của người Việt đồng bằng Bắc Bộ 32

2.1.1 Quan niệm về mối quan hệ con người với tự nhiên 32

2.1.2 Quan niệm về đời người và ý nghĩa cuộc đời 38

2.1.3 Quan niệm về cách ứng xử giữa con người với con người 45

2.2 Giá trị triết lý nhân sinh trong nghệ thuật múa rối nước của người Việt đồng bằng Bắc Bộ và thực trạng hiện nay 53

2.2.1 Giá trị trong lĩnh vực giáo dục 53

2.2.2 Giá trị trong lĩnh vực nghệ thuật 56

2.2.3 Giá trị trong lĩnh vực thẩm mỹ 60

2.3 Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị triết lý nhân sinh trong nghệ thuật múa rối nước của người Việt đồng Bằng Bắc Bộ 65

2.3.1 Nhóm giải pháp từ góc độ quản lý 65

2.3.2 Nhóm giải pháp từ góc độ các tổ chức đoàn thể xã hội 70

2.3.3 Nhóm giải pháp từ người dân 73

Tiểu kết chương 2 79

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 86

Trang 5

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóaViệt Nam Đây được coi là cái nôi của văn hóa lịch sử dân tộc từ văn hóa ĐôngSơn đến văn hóa Đại Việt và đến văn hóa Việt Nam Trong đó có sự tồn tại củanhiều hình thức nghệ thuật như tuồng, chèo, cải lương, ca trù và đặc biệt phải nóiđến múa rối nước - một hình thức nghệ thuật độc đáo

Múa rối nước là một nét đẹp của văn hóa Việt Nam, một nghệ thuật gầngũi và quen thuộc với người dân Việt Nam qua bao thế kỉ Múa rối nước là nghệthuật diễn xướng độc đáo của vùng ruộng nước, là một sản phẩm văn hóa kếttinh của óc sáng tạo, trí thông minh, tài khéo léo của người nông dân đồng bằngBắc Bộ Con người nơi đây chịu thương, chịu khó, chăm làm và giàu óc sángtạo

Vùng đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm tự nhiên giàu tài nguyên “nước”,nghề nông là nghề chính và các quan hệ sản xuất gắn kết các thành viên trongcộng đồng sinh sống theo làng, hình thành nền văn hóa làng Ngoài thời gianmùa màng đồng áng, họ đã biết họ đã biết tìm niềm vui bằng cách dựa vào sôngnước để sáng tạo ra những trò giải trí diễn ra vào dịp lễ hội, ngày Tết, mà nổi bật

là trò múa rối nước

Thời xưa thường truyền tai nhau bài vè:

“Thời con nít, mê trò rối nước Reo ầm lên: Giỏi quá! Tài nhờ!

Các chú rối úp nơm, bắt cá Các cô rối múa đều hết chê!

Xem cứ tưởng trời ban phép lạ, Biến đất thó, gỗ mun thành người.

Nghĩ càng thấy lắm điều bí ẩn Lại reo toáng: Tuyệt vời, tuyệt vời!”

Trang 6

Nghệ thuật múa rối nước gần gũi với người nông dân đồng bằng Bắc

Bộ, bình dị như hạt lúa, củ khoai Nó đã ăn sâu, bám chắc vào mảnh đất dângian, gắn bó chặt chẽ với truyền thống dân tộc, với hội hè, đình đám Nó nằm

ẩn sâu, phân tán trong các phường hội và đã cùng dân tộc ta lớn lên trongchiến thắng thiên tai suốt hàng nghìn năm lịch sử “Sân khấu rối nước là nơitrình bày kết hợp hài hòa các nghệ thuật điêu khắc, sơn thiếp, kiến trúc, âmnhạc, hội họa, văn học, sân khấu truyền thống”.[49; Tr.2] Nó mang lại chongười xem những tiếng cười vui, sự động viên khích lệ nhận thức tư tưởng,quan niệm sống về cái chân, thiện, mỹ qua những con người, những cảnh vật,những sự việc gần gũi thân quen Yếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng mặtnước làm sân khấu để con rối diễn trò, đóng kịch Vốn là nghệ thuật lấy độngtác làm ngôn ngữ diễn đạt, rối nước gắn bó với âm nhạc như nghệ thuật múa

Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ gìn, dẫn dắt động tác, tạo không khí với nhiềutiết tấu truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo trong sân khấu Thông qua cáctrò của rối nước, người xem đã cảm nhận được sắc thái của hội làng, lại phảngphất những mơ ước bình dị cho cuộc sống Từ những khó khăn hiện tại họ mơước có cuộc sống may mắn, hạnh phúc và bình yên Nghệ thuật múa rối nước

cổ truyền từ thời xa xưa đã mang đậm bản sắc dân tộc từ vẻ dịu dàng, manmác của đồng quê, sự chịu thương chịu khó tần tảo sớm hôm lo cho cuộcsống, tới sự quật cường anh dũng bảo vệ họ đã sinh ra và lớn lên khi bị kẻ thùxâm chiếm bờ cõi giang sơn Ở đấy vừa gần gũi lại vừa linh thiêng, nó cũngchính là biểu tượng mơ ước của cộng đồng người Việt, một nghệ thuật quenthuộc với người nông dân từ bao thế kỷ qua Múa rối nước hình thành trong

sự sáng tạo của con người, nó như một sản phẩm tinh thần đã tồn tại đến ngàynay Nghệ thuật múa rối nước thể hiện trí tuệ, sự thông minh và sức sáng tạocủa con người Việt Nam

Hiện nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta đã cónhiều thay đổi: kinh tế tăng trưởng nhanh, bộ mặt xã hội có nhiều đổi mới,cuộc sống của người dân có nhiều cải thiện …Tuy nhiên bên cạnh đó lại đặt ra

Trang 7

nguy cơ và thách thức là sự đe dọa của văn hóa ngoại lai đối với nền văn hóa

cổ truyền dân tộc Đứng trước thách thức đó nghệ thuật dân gian múa rối nướccũng bị mai một dần, nghệ nhân múa rối nước không được chú trọng đào tạo vềmặt tinh thần lẫn vật chất Cho nên chúng ta cần nắm bắt rõ nhất thực trạnghiện nay để có những giải pháp đưa nghệ thuận dân gian múa rối nước củađồng bằng Bắc Bộ đến gần với công chúng hơn

Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Triết lý nhân sinh trong nghệ thuật múa rối nước của người Việt đồng bằng Bắc Bộ” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Những công trình nghiên cứu về triết lý và triết lý nhân sinh

Đề tài về triết lý và triết lý nhân sinh đã thu hút được nhiều sự quantâm, nghiên cứu của nhiều tác giả

Với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứukhoa học và giảng dạy triết học đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diệncủa nền giáo dục Việt Nam mà Nghị quyết Trung ương VIII đã chỉ ra, ngày25/04/2014, khoa Triết học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội

thảo khoa học: “Đạo làm người trong văn hóa Việt Nam” Văn hóa nhân loại

trước nay luôn đi tìm sự trả lời của câu hỏi mang tầm phổ quát: Con ngườiphải sống như thế nào cho phải, cho đúng với chuẩn mực của xã hội, phù hợpvới luật pháp, tiêu chí văn hóa đạo đức của các cộng đồng người trong xã hội

Đó chính là đạo làm người hay là triết lý nhân sinh, phương châm sống củacon người Để đạt mục đích ấy, trước hết mỗi người phải hoàn thành bổnphận, nghĩa vụ, trách nhiệm của người con đối với gia đình, đất nước đó là hai

yếu tố “Trung” và “Hiếu” Yêu nước là tiêu chí hàng đầu của “đạo làm người” trong lịch sử văn hoá Việt Nam

Cùng với đó, nhiều đề tài nghiên cứu của sinh viên, học viên khoa Triết

học nghiên cứu về triết lý nhân sinh như: “Triết lý nhân sinh qua quan họ Bắc Ninh”; “Triết lý nhân sinh trong ẩm thực Việt Nam”, “Triết lý nhân sinh qua

ca dao tục ngữ”…

Trang 8

Tạp chí triết học số 3 (2014), tháng 3/2009 “Quan điểm nhân sinh và triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh” – tác giả Đặng Hữu Toàn Trong bài viết này,

tác giả đã luận giải và khẳng định cái làm nên giá trị tinh thần lớn lao và có ýnghĩa cải tạo thực tiễn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là quan điểm vìcon người và giải phóng con người - quan điểm dân sinh thấm đượm chủnghĩa nhân đạo cao cả và tư tưởng nhân văn sâu sắc, là triết lý nhân sinh Đó

là quan điểm có tác động và ảnh hưởng tới mọi người, từ đó tiến tới hànhđộng, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mỗi con người, cho dân tộc

và cho cả cộng đồng nhân loại mà hành động, là triết lý của cuộc sống, là đạo

lý làm người, đạo lý làm việc Với Hồ Chí Minh, “xây dựng chủ nghĩa xã hộikhông chỉ gắn liền với độc lập dân tộc, mà còn là con đường, phương thức đểgiữ vững độc lập dân tộc, thực hiện dân sinh và an sinh xã hội” Với nhữngquan điểm của Người làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và toàndân tộc

Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật múa rối nước và giá trị của nó.

Múa rối nước là bộ môn nghệ thuật ra đời vào loại sớm nhất trong sốcác nghệ thuật dân gian của dân tộc tuy nhiên lại là nghệ thuật xuất hiệnmuộn trong số các bộ môn nghệ thuật truyền thống hôm nay như tuồng, chèo,cải lương Vì lý do là trước cách mạng, người nông dân xem múa rối nước làtrò chơi dân gian, là thú vui sau những ngày lao động vất vả mà giá trị của nóchưa được nhìn nhận đầy đủ Vì vậy, những nghiên cứu cho nghệ thuật múarối nước còn ít và chỉ đi tìm hiểu những điều cơ bản mà chưa đi sâu tìm hiểu ýnghĩa của nghệ thuật này

Nghệ thuật múa rối nước truyền thống đã được đề cập tương đối cụ thể

và chi tiết trong các tác phẩm của nhiều học giả nổi tiếng như: “Nghệ thuật múa rối nước, Tô Sanh (1976), Nxb Văn hóa thông tin”; “Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, Nguyễn Huy Hồng (1974), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội”;

Trang 9

“Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam – những điều nên biết, Hoàng Kim Dung

(1997), Nxb Văn hóa thông tin”…

Ngoài các tác phẩm nghiên cứu về múa rối nước trên thì còn rất nhiều

bài báo, bài viết cùng chủ đề như: “Nghệ thuật múa rối nước; Vai trò của nghệ nhân dân gian trong bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở Đồng Bằng Bắc Bộ”; “Khai thác những giá trị văn hóa của nghệ thuật múa rối nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch”;

“Nghệ thuật múa rối nước ở Thái Bình”.

Trong luận án tiến sĩ “Cơ sở hình thành và giá trị văn hóa của múa rối nước Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thu Hiền ngành Văn hóa học – Trường

Đại học Văn hóa Hà Nội (2014), đã phân tích những cơ sở hình thành và giátrị văn hóa của múa rối nước Việt Nam Tác giả nghiên cứu ảnh hưởng củamôi trường tự nhiên, xã hội của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đến sự

ra đời và tồn tại, phát triển của múa rối nước và tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật,phương thức tổ chức hoạt động biểu diễn rối nước để thấy được cơ sở hìnhthành của nghệ thuật, rút ra những giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuậtnày Đó là những giá trị về nhận thức, giáo dục, giải trí và thẩm mỹ Nhữnggiá trị văn hóa của múa rối nước thật sự rất phong phú, đa dạng và vô giá, nhờ

đó mà cho chúng ta biết nghệ thuật múa rối nước đã trường tồn cùng văn hóaViệt Nam Với đề tài này, tác giả còn chỉ rõ cơ chế thị trường đang làm chorối nước rơi vào tình trạng tách biệt với không gian văn hóa làng và nhữngnhà quản lý chưa có chính sách phát triển đúng hướng Vì vậy, lựa chọnnhững quan điểm, giải pháp để bảo tồn – phát triển loại hình múa rối nướcViệt Nam là cần thiết

Thạc sĩ Nguyễn Văn Bốn – Khoa du lịch, trường Cao đẳng Văn hóa

Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang có bài viết về “Nghệ thuật múa rối nước truyền thống Việt Nam”, đăng trên Webside http://www.cdk.edu.vn Trongbài viết này tác giả đã chỉ ra múa rối nước là một nghệ thuật độc đáo mangđậm văn hóa dân tộc bởi những đặc trưng đặc biệt từ nội dung và phương

Trang 10

thức trình diễn cũng như lịch sử khá lâu đời của nó Từ đó có thể nhận thấyrằng trong hầu hết các trò rối nước đều thể hiện rõ đời sống và sinh hoạtnông nghiệp lúa nước của cư dân được sân khấu múa rối tái hiện một cáchrất gần gũi chân thật Đến với sân khấu múa rối nước, khán giả có dịp chiêmngưỡng một sự hòa quyện độc đáo giữa con người với thiên nhiên và nghệthuật Bằng cách sử dụng ngôn ngữ sắc bén, tác giả đã làm nổi bật lên vẻ đẹp

và giá trị của nghệ thuật múa rối nước truyền thống Việt Nam Ngoài việcphân tích cho độc giả thấy được những vẻ đẹp tiềm ẩn trong nghệ thuật múarối nước, tác giả còn cho ta thấy thực trạng hiện nay ở nước ta, múa rối nướcchưa được quan tâm thật sự và chưa có định hướng rõ ràng để giữ gìn vàphát triển lâu dài

Cùng với đó, các đơn vị nghiên cứu riêng biệt về một đơn vị phường

rối tương đối đầy đủ nhưng chưa tập trung: “Múa rối, môn nghệ thuật truyền thống của quê hương Nam Định, Đỗ Đình Thọ, (2000)”; “Bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Thăng Long- Hà Nội, Lê Văn Ngọ, (2004)”.

Có thể nói rằng về “Triết lý nhân sinh trong nghệ thuật múa rối nước của người Việt Đồng bằng Bắc Bộ” chưa có tác giả nào nghiên cứu Nhận

thấy được rằng thông qua nghệ thuật múa rối nước là bức tranh phản ánh chânthực về cuộc sống những con người nông dân trong sinh hoạt đời thường, từ

đó chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa con người với con người, giữacon người với thiên nhiên, hiểu được lao động, sinh hoạt, khát vọng và ước

mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộtrong tiến trình phát triển của lịch sử Việc nghiên cứu về múa rối nước khôngchỉ giúp cho mọi người hiểu được ý nghĩa nhân sinh của nghệ thuật này màgiúp nâng cao ý thức của bản thân Vậy nên tác giả đã mạnh dạn chọn đề tàinày làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích và nghiên cứu triết lý nhân sinh trong nghệ thuậtmúa rối nước của người dân đồng bằng Bắc Bộ, luận văn phân tích rõ những

Trang 11

giá trị của nghệ thuật để từ đó đưa ra những giải pháp bảo vệ, phát triển nghệthuật múa rối nước hiện nay.

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Nghệ thuật múa rối nước truyền thống Việt Nam

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Triết lý nhân sinh thể hiện trong nghệ thuật múa rối nước của ngườidân đồng bằng Bắc Bộ

5 Giả thuyết khoa học

Nếu chúng ta thấu hiểu triết lý nhân sinh trong nghệ thuật múa rối nướcthì sẽ nhận thức đúng giá trị cuộc sống, năng lực hoạt động của con người,tình yêu thương con người, đồng loại, khơi gợi những ước mơ, khát vọng cao

cả, nâng tâm hồn, giá trị tinh thần của con người…từ đó đưa chúng ta tớiquyền làm chủ cuộc sống, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc

6 Nhiệm vụ

Để thực hiện được mục đích trên, đề tài sẽ giải quyết một số nhiệm vụsau:

- Hệ thống hóa một cách chọn lọc và phát triển ở mức độ nhất địnhnhững khái niệm về triết lý, triết lý nhân sinh, múa rối, múa rối nước vànhững cơ sở thực tiễn hình thành nghệ thuật múa rối nước để làm cơ sở choviệc tiếp cận đối tượng nghiên cứu

- Phân tích được nội dung cơ bản triết lý nhân sinh trong nghệ thuậtmúa rối nước của người dân đồng bằng Bắc Bộ

- Rút ra những gia trị của nghệ thuật múa rối nước: Giá trị giáo dục;Giá trị giải trí; Giá trị thẩm mỹ; thực trạng, nguyên nhân và giải pháp củanghệ thuật múa rối nước hiện nay

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu múa rối nước ở khu vựcđồng bằng Bắc Bộ cụ thể là khai thác ở một số đơn vị tiêu biểu: Nhà hát Múa

Trang 12

rối nước Thăng Long, Nhà hát Múa rối nước Trung Ương, Bảo tàng Dân tộchọc, phường rối Phú Đa – Thạch Thất, phường Đào Thục – Đông Anh…

- Về thời gian: Nghiên cứu múa rối nước trong sự phát triển văn hóa của thời

kỳ phong kiến Đại Việt để khái quát nguồn gốc, sự hình thành và phát triển củaMúa rối nước Việt Nam trong tiến trình lịch sử từ cuối thế kỷ XVI cho đến nay

8 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương phápcủa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp logic –lịch sử, phân tích tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, điền dã, điều tra dân tộc học…

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,nội dung đề tài dự kiến gồm có 2 chương, 5 tiết

10 Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả

10.1 Luận điểm cơ bản

Triết lý nhân sinh trong nghệ thuật múa rối nước của người Việt đồngbằng Bắc Bộ, có một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinhthần của người dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và trong văn hóa dân giannước ta nói chung

10.2 Đóng góp mới của luận văn

- Về mặt lý luận: Trên cơ sở lý giải sự hình thành, tồn tại, phát triển củamúa rối nước trong tiến trình lịch sử xuất phát từ cơ sở văn hóa Việt Nam,luận văn làm phân tích làm rõ triết lý nhân sinh qua nghệ thuật múa rối nước;rút ra những giá trị và giải pháp bảo vệ, phát triển nghệ thuật này

- Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần giúp chúng ta nhận thức đượcmối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên,hiểu được lao động, sinh hoạt, khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no,hạnh phúc của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ trong tiến trình phát triểncủa lịch sử Việc nghiên cứu về múa rối nước không chỉ giúp cho mọi ngườihiểu được ý nghĩa nhân sinh của nghệ thuật này mà giúp nâng cao ý thức củabản thân góp phần bảo vệ và phát triển nghệ thuật múa rối nước truyền thống

Trang 13

NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT

Từ trước đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau bàn về triết lý nhânsinh, chúng ta có thể hiểu về triết lý nhân sinh bằng cách làm rõ triết lý vàtriết lý nhân sinh Để thấy được triết lý là gì, ta phải thấy sự khác nhau giữatriết lý và triết học Ở Việt Nam khái niệm triết lý và triết học không phải làmột Bởi, triết học là bộ môn khoa học, là hệ thống những quan điểm lý luậnchúng nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó Do đó, nội dungcủa triết học mang tính khách quan, phổ quát

Còn triết lý lại khác Nếu triết học là lý luận (khách quan), thì triết lýchỉ là lý lẽ (chủ quan) Có thể nói triết lý là những điều rút ra từ những trảinghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều là cộinguồn tâm thế, giá trị tinh thần, sức mạnh ứng xử được phát biểu ngắn gọn,súc tích Khi nói về triết lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau

Trang 14

Theo GS Hoàng Trinh: “Triết lý là những nguyên lý đầu tiên, những tưtưởng cơ bản được dùng làm nền tảng cho sự tìm tòi và suy lý của con người

về cội nguồn, bản chất và các hình thái tự nhiên, xã hội và bản thân, làmphương châm cho sự xử thế và xử sự của con người trong các hành động sốnghàng ngày …có những dân tộc đã có những triết lý từ lâu mặc dầu chưa cótriết học với hệ thống các khái niệm của nó” [Trích theo 37; Tr.13]

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “triết lý”: Ở dưới dạng danh từ, triết lýđược hiểu theo hai nghĩa Đầu tiên, triết lý được hiểu là lý luận triết học (ví dụnhư: triết lý Phương Đông, triết lý Phật Giáo…) Thứ hai, triết lý được hiểu lànhững quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội

Trong lịch sử phát triển, mỗi con người đều có những hoàn cảnh, điềukiện, những cấu tạo tâm – sinh – lý khác nhau, do đó mà năng lực nhận thứccủa mỗi người cũng khác nhau Vì thế nên trong quá trình hoạt động thực tiễnkhông phải người nào cũng có khả năng nhận thức được những quy luậtkhách quan của tự nhiên Việc nhận thức được những quy luật đó là cả mộtquá trình lịch sử lâu dài, có sự kế thừa và phát triển từ thế hệ này sang thế hệkhác Từ đó mà các triết lý trong cuộc sống cũng được hình thành và thay đổiqua những giai đoạn lịch sử khác nhau Có thể nói, triết lý là những gì mà conngười ta rút ra được từ trong suy nghĩ, chiêm nghiệm, trải nghiệm cuộc sốnghàng ngày của bản thân Chính vì vậy, những triết lý trên thực tế không đượctrình bày dưới dạng văn bản hoàn chỉnh mà nó chỉ thể hiện quan những bàivăn bài văn, những câu nói, những bài hát…

Những triết lý đó có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển củamỗi cá nhân mà còn góp phần vào việc đưa xã hội ngày càng phát triển Tuynhiên, không phải bất kỳ triết lý về cuộc sống nào cũng đúng với tất cả mọingười Tùy vào những điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà nó đúng cho người nàyhoặc người khác

Trang 15

Theo phân tích có thể thấy: Triết lý được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khácnhau của cuộc sống, có triết lý nhân sinh, triết lý về vũ trụ, triết lý lịch sử,triết lý kinh tế, triết lý đạo đức, triết lý pháp luật…

Như vậy, khái niệm triết lý có thể hiểu theo nhiều nghĩa, song có thể

khẳng định rằng: Triết lý là những quan niệm, quan điểm chung được đúc kết

từ trong cuộc sống, có giá trị định hướng cho con người trong hoạt động thực tiễn hay trong các quan hệ xã hội Triết lý đúng sẽ trở thành cơ sở lý luận khoa học cho một hệ thống quan điểm, học thuyết, định hướng cho hành động của con người

Triết lý nhân sinh

“Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam: “Nhân sinh (Nhân: người; Sinh: Sống) là cuộc sống của người ta Nhân sinh quan (Quan: xem xét) là lập trường của một người trong việc nhận xét mọi mặt của cuốc sống, nhân sinh quan tức là quan niệm về sự sống con người”.[19; Tr.1317]

Có thể nói rằng: “Nhân sinh không chỉ bao gồm cuộc sống và sinhmệnh của con người mà gồm cả nhân tính Nhân sinh được biểu hiện ở cáckhía cạnh sau: thứ nhất, về mặt sinh mệnh của con người, đó là những yếu tố

cơ bản duy trì sự sống của con người; thứ hai, mục đích sống của con ngườikhông chỉ là làm tốt cho mình mà còn làm cho cả nhân loại tốt hơn, cuộc sống

ở đây là cả cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần; thứ ba, phương hướngcủa con người là hướng về một mục tiêu nhất định”

Để tìm hiểu triết lý nhân sinh, ta cũng tìm hiểu về nhân sinh quan, bởihai khái niệm này có sự tương đồng nhất định với nhau

“Theo từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học thì nhân sinh quan làquan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích sống của conngười”

Trong Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý: “Nhân sinh quan là

hệ thống quan niệm về mục đích, ý nghĩa lý tưởng, lẽ sống, lối sống…củacuộc sống con người”

Trang 16

Qua đó có thể hiểu: Nhân sinh quan là sự xem xét, suy nghĩ về sự sốngcủa con người, là quan niệm về những định luật diễn hóa trong đời sống nhânloại và sự sống của con người

Từ cách lý giải trên, “triết lý nhân sinh là những quan niệm, quan điểm chung của một người, một cộng đồng người trong việc xem xét mọi mặt của cuộc sống, là những quan niệm của con người về cuộc sống, là tâm tư tình cảm, phẩm chất đạo đức, những ước mơ, khát vọng, lý tưởng sống của con người” [ Trích theo 37; Tr.15]

Trong cuộc sống mỗi con người chúng ta đều có những lý nhân sinhriêng như triết lý sống, triết lý về cách đối nhân xử thế giữa gia đình, bạn bè,

xã hội…Triết lý nhân sinh làm rõ những lẽ sống của con người, ý nghĩa, mụcđích sống của con người là gì? Con người muốn làm chủ được cuộc sống thìcần phải có mục đích sống Mục đích sống chính là phương hướng, kim chỉnam của mỗi người để có thể sống ý nghĩa hơn Mỗi người thường xuyên phảiđối mặt với các vấn đề sống, công việc, xã hội Cách đối nhân xử thế, thái độlàm việc, mức độ cố gắng, cách tư duy của chúng ta sẽ quyết định sự thànhcông hay thất bại trong cuộc sống Chính vì thế, triết lý nhân sinh soi đường,chỉ lối giúp cho con đường đi đến thành công của mỗi người gần hơn Vậynên việc nghiên cứu triết lý nhân sinh có ý nghĩa quan trọng, từ đó con người

sẽ hình thành nên lý tưởng đạo đức, xây dựng mục đích sống và có những giàipháp thực hiện nó

Theo quan niệm của PGS.TS Nguyễn Tài Đông nhân sinh quan kháchvới triết lý nhân sinh Triết lý nhân sinh là những nguyên lý và trí tuệ căn bản

về cuộc đời con người Nó là học thuyết triết học về các vấn đề đời người, làhình thức lý luận của nhân sinh quan Nói cách khác, nó là hệ thống triết họcmang tính lý luận và logic về các vấn đề mục đích, giá trị, ý nghĩa, thái độ…của đời người

Tóm lại, theo tôi triết lý nhân sinh chính là hệ thống các quan niệm về con người và cuộc sống con người.

Trang 17

1.1.2 Những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh

Triết lý về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên

Theo quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ của con người với tựnhiên: con người là một bộ phận không thể tách rời tự nhiên Bản chất củacon người là con người vừa mang bản chất tự nhiên, vừa mang bản chất xãhội Là kết quả sự tiến hóa của giới tự nhiên đồng thời là sản phẩm của cácquan hệ xã hội Bản chất của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội trênnền tảng sinh học Sự thống nhất biện chứng giữa con người và tự nhiên biểuhiện qua sản xuất vật chất, cải tạo tự nhiên (chúng quy định lẫn nhau)

Ngay từ khi mới xuất hiện, con người đã có mối quan hệ với tự nhiên.Con người vẫn có thể tồn tại được trong một thời gian nhất định nếu tách rờimôi trường xã hội, nhưng con người không thể sống nếu thiếu không khí đểthở, nước uống, thức ăn, không thể sản xuất nếu thiếu đất, nước, ánh sáng…Trong khi các nhà triết học tốn rất nhiều thời gian để tranh luận về nguồn gốccủa con người, thì nhân dân lao động từ rất lâu trước đó đã nhận thức mộtcách tự giác rằng con người là sản phẩm của giới tự nhiên, gắn bó khăng khítvới giới tự nhiên Khi khẳng định nguồn gốc tự nhiên của con người, người

Việt Nam có quan niệm khi khẳng định: Người ta là hoa đất Con người

không phải là thực thể tách hoàn toàn khỏi tự nhiên, mà bản thân con người làmột phần của giới tự nhiên Tư tưởng đó thể hiện một triết lý sâu sắc: Conngười là tinh hoa của trời đất, là một thực thể phát triển cao của giới tự nhiên,luôn gắn kết với giới tự nhiên Đây là quan niệm duy vật và cũng là một quanniệm biện chứng Tuy nhiên, họ cũng quan niệm duy tâm khi lý giải nguồngốc của con người Theo quan niệm của họ, trời và đất là hai đối tượng tối caocủa giới tự nhiên có quyền năng tạo dựng ra muôn loài Điều đó thể hiện qua

các câu tục ngữ như: Trời sinh, trời dưỡng; Trời sinh voi, trời sinh cỏ…Trời

sinh ra và nuôi dưỡng vạn vật theo quy luật riêng của nó Chính vì vậy conngười không nên bi quan, mà nên có niềm tin vào sức mạnh của tự nhiên.Trong quan hệ với trời người là đối tượng bị phụ thuộc, không ai có thể đoán

Trang 18

được ý trời: Người tính không bằng trời tính Trời quyết định mọi điều từ tính nết cho đến sinh mệnh: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

Khi con người là một thực thể gắn kết giữa cái sinh vật và xã hội, conngười là một phần của giới tự nhiên, thì mọi hoạt động của con người khôngtách khỏi giới tự nhiên mà gắn kết chặt chẽ với giới tự nhiên Ngay từ thời xãxưa người Việt Nam đã nhận thức được thế giới tự nhiên luôn vận động và

biến đổi theo quy luật khách quan mà con người không thể chi phối: Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổi đó; Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây Vì là sản

phẩm của tự nhiên nên con người sống phụ thuộc vào các quy luật của giới tự

nhiên và không thể chạy thoát khỏi quy luật đó: Chạy trời không khỏi nắng, chạy mưa không khỏi trời Sự nhận thức này thậm chí đã chứa đựng tư tưởng

biện chứng (dù vẫn còn sơ khai) về sự vận động phát triển của giới tự nhiên.Theo người Việt Nam, sự vận động trong tự nhiên phát triển đến một độ nào

đó (lượng) sẽ tạo thành sự chuyển đổi về chất Tre già, măng mọc; Tức nước

vỡ bờ; Góp gió thành bão; Quá mù ra mưa…Chính vì nhận thức như vậy, nên

người Việt Nam thường có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai và rấttôn trọng các quy luật vốn có của tự nhiên

Đối với cư dân nông nghiệp lúa nước vốn sinh sống, lao động chặt chẽphụ thuộc vào giới tự nhiên thì người ta càng ý thức sâu sắc hơn về mối quan

hệ giữa con người và giới tự nhiên Người Việt Nam trong quá trình sống gắn

bó, đấu tranh, chinh phục tự nhiên cũng đã nhận thức một cách sâu sắc mốiquan hệ này

Nhận thức đó thể hiện trong những làn điệu dân ca, những nghệ thuậttruyền thống, trong đó thể hiện rõ trong nghệ thuật múa rối nước truyềnthống

Triết lý về mối quan hệ giữa con người với con người

Con người là sản phẩm của tự nhiên, nhưng đồng thời cũng là sảnphẩm của xã hội C.Mác nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của conngười là tổng hòa những quan hệ xã hội” Con người họ sinh ra có nòi giống,

Trang 19

tổ tiên, có gia đình, làng xóm Chúng ta có thể thấy ít có dân tộc nào trên thếgiới có ý thức sâu sắc về nòi giống như dân tộc Việt Nam.

Bắt đầu từ câu chuyện thần thoại Lạc Long - Âu Cơ là niềm tự hào củangười Việt Nam hàng ngàn năm nay Thành ngữ “con Rồng cháu tiên” đã trởthành câu cửa miệng của dân ta và hai tiếng “đồng bào” từng rung động trongmỗi chúng ta bao cảm xúc Là một người con dân tộc Việt Nam, ý thức về nòigiống khơi nguồn cho ý thức về quốc gia, Tổ quốc Ý thức ấy không chỉ là ý

chí, mà còn là tình cảm thiết tha, cụ thể, thiêng liêng và sâu nặng: “Dù ai đi ngược về xuân/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng Mười tháng Ba”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Đài Nghiên tháp Bút chưa mòn/ Hỏi ai gây dựng nên non nước này” Chính tình cảm đồng

bào, mọi người Viêt Nam khắp nơi đều biết yêu thương, đùm bọc lẫn

nhau.: “rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai! Nước sông sao lại chảy hoàì/ Thương người xa xứ lạc loài đến đây/ Đến đây thì ở lại đây/ Bao giờ bén rễ xanh cây hãy về” Nâng lên mức ở mức độ cao hơn là tình yêu thương con người, yêu thương đồng loại: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống những chung một giàn”, “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”.

Mỗi người sinh ra đều có cha mẹ, anh chị em, họ hàng Chữ “hiếu”không chỉ là đạo lý, mà còn là lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của con cái đối

với cha mẹ: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa/ Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”, “Chiều chiều ra đứng ngõ sâu/ Ngó lên mả mẹ, ruột dầu như dưa”.

Tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, tình cảm đó còn được nâng lênthành tín ngưỡng thờ mẫu của người dân Việt Nam

Tình cảm gắn bó với họ hàng: “Chim có đàn, có tổ, có tông”; “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” Câu “Một người làm quan cả họ được nhờ” có mặt tiêu cực và tích cực, nhưng ở một khía cạnh nhất định cũng nói

Trang 20

lên rằng người Việt Nam sống duy cảm, với họ thì yêu thương, giúp đỡ nhau,tối lửa tắt đèn có nhau

Tình yêu làng, gắn bó với làng và tự hào về làng mình của người Việt

Nam: “Làng ta phong cảnh hữu tình/ Dân cư giang khúc như hình con long…”, “Cây đa cũ, bến đò xưa/ Bộ hành có nghĩa, nắng mưa vẫn chờ”.

Người Việt Nam luôn coi trọng chữ tình: “Người dưng có ngãi/ Ta đãi người dưng/ Chị em không ngãi ta đừng chị em”

Tình nghĩa, nhân nghĩa - những giá trị nhân văn truyền thống tốt đẹpcủa mọi mối quan hệ của người Việt Nam giữa gia đình và xã hội Trong giađình thì coi trọng chữ “Hiếu” là với ông bà, cha mẹ cần hiếu kính, tôn trọng,kính trên nhường dưới, “anh em hòa thuận hai chân vui vầy” Với xã hội thìcoi trọng chữ “Trung” là trung với nước, với Đảng, cách mạng Con ngườitrong một cộng đồng dân tộc phải yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau đểhoàn thiện bản thân cũng như tạo tiền đề phát triển xã hội

Trong tâm thức người Việt Nam luôn tin ở hiền gặp lành, vì họ chorằng mọi điều trong cuộc sống đều có luật quả của nó “Ở hiền thì gặp lành,các giả ác báo” Tư tưởng này không chỉ là lời răn của triết lý nhà Phật, màcòn là lời tâm niệm chân thành của người Việt được họ chiêm nghiệm và lý

giải trong văn học dân gian “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” - đó phải

chăng là phép biện chứng của đời? Như vậy, trong luật nhân quả, cái quyếtđịnh vẫn là con người, tư duy của người bình dân xưa vẫn căn bản là tư duyduy vật và biện chứng (dù là tự phát)

Vậy nên, trong các nghệ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là nghệthuật múa rối nước đã thể hiện rất rõ những triết lý về mối quan hệ con người

và con người nhằm mục đích mang lại cho người dân có cuộc sống tươi vui

và tốt đẹp hơn

1.1.3 Múa rối và nghệ thuật múa rối nước

Múa rối là loại hình nghệ thuật đặc sắc của nhiều quốc gia trên thế giới,xuất hiện sớm trong lịch sử nhân loại Thông qua công tác nghiên cứu thì

Trang 21

chúng ta đã biết con rối xuất hiện từ rất sớm, có lẽ là bắt nguồn từ thời kỳ cổđại Tuy nhiên con rối đầu tiên bắt đầu ở nước nào vẫn là câu hỏi để chúng tanghiên cứu tiếp

Cũng đã có những định nghĩa khác nhau về múa rối của nhiều nhànghiên cứu về sân khấu Nhưng theo các học giả thì định nghĩa sau đây đã nêu

lên được tương đối toàn diện: “Rối là một loại hình sân khấu truyền thống của hầu hết các dân tộc trên thế giới, chuyên thể hiện nhân vật bằng diễn viên mang mặt nạ, đội lốt hay điểu khiển các con nộm, con giống…(quen gọi chung là con rối) làm trò, đóng kịch Con rối được sáng tạo, mô phỏng tự nhiên (động vật, thực vật) hay do tưởng tượng (như thần tiên, ma quỷ, rồng phượng) bằng một chất liệu: gỗ, vải, giấy, bông, da, chất liệu dẻo, thành mọi kiểu (tượng tròn, hình bẹt, hình bóng…) cử động nhờ phương tiện tay (rối tay), que (rối que), dây (rối dây), máy, gió (rối gió), pháo (rối pháo), sức nước (rối nước)”[7; Tr.10].

Theo những tài liệu nghiên cứu về nghệ thuật múa rối để lại trong lịch sử

đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về nghệ thuật múa rối

Múa rối là nghệ thuật dùng con rối để diễn trò, đóng kịch trên sânkhấu, còn người điều khiển được giấu kín Đặc điểm này làm cho nghệ thuậtmúa rối khác biệt so với các nghệ thuật sân khấu khác Sân khấu múa rốikhông phải là sân khấu thu nhỏ Sự nhỏ hẹp của nó phù hợp với tầm vóc, kíchthước, người làm chủ con rối Nó cũng thay đổi cách cấu tạo theo loại con rối,theo lối diễn xuất trong từng tiết mục, thậm chí trong từng màn, từng lớp Dochỗ dùng con rối làm diễn viên, nghệ thuật múa rối được xếp vào loại hìnhnghệ thuật sân khấu biên cách Nếu chỉ xem qua một tiết mục múa rối trên sânkhấu, ta thấy nghệ thuật này cũng gần đầy đủ cả ba yếu tố cơ bản của nghệthuật sân khấu: Kịch bản, diễn viên, người xem

Nhìn chung nền nghệ thuật múa rối trên thế giới có đặc tính chung làmang đậm truyền thống dân gian về tổ chức, về hoạt động và đặc biệt về mộtnhân vật tiêu biểu thường xuất hiện trên sân khấu của các nước Mỗi nước thì

có tên con rối khác nhau như: Viduchaka ở Ấn Độ, Pêtơtruchka ở Liên Xô

Trang 22

(Nga), Karagô ở Thổ Nhĩ Kỳ, Homvde ở Đức, Guynhôn ở Pháp, chàng Quách

ở Trung Quốc, Tễu ở Việt Nam… “Nghệ thuật múa rối đã phát triển củakhông ngừng qua nhiều thế kỷ nên rất phong phú về thể loại Những thể loạinày phân biệt nhau bởi nghệ thuật tạo hình và điều khiển con rối Các thể loạimúa rối thường thấy trên thế giới: Loại điểu khiển con rối từ dưới lên, loạiđiều khiển con rối từ trên xuống, loại điều khiển con rối ngang, loại rối bóng,loại rối nước”

Ở Việt Nam, múa rối là một trong những loại hình nghệ thuật truyềnthống, gồm múa rối cạn và múa rối nước Rối cạn gồm nhiều hình thức như:rối tay, rối que ở Đồng Minh (Hải Phòng), Tế Tiêu (Hà Tây), rối dây (MộcThầu Hý - ở Cao Bằng) Riêng rối nước là loại hình dân gian độc đáo, hoạtđộng ở nhiều tỉnh thành Bắc Bộ: Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, HảiDương, Hưng Yên, Hà Bắc (cũ)… Người Pháp từng đánh giá như sau: “Vớisáng tạo và khám phá, rối nước đang được đáng được xếp vào những hìnhthức quan trọng nhất của sân khấu múa rối” Nghệ thuật múa rối nước là nghệthuật dùng con rối làm trò, đóng kịch, những diễn biến trên mặt nước

Nếu nhắc đến rối bóng, người ta nghĩ ngay đến các quốc gia ở khu vựcĐông Nam Á như Inđônêxia, Campuchia…, nói đến rối Bunraku là nhớ đếnNhật Bản, nhưng nhắc đến múa rối nước thì chỉ có duy nhất ở Việt Nam Rốinước được ra đời, phát triển và trở thành một loại hình nghệ thuật thì phải kểđến sự tìm tòi, sáng tạo và liên tưởng của ông cha ta trước cuộc sống bình dịgắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước và sự du nhập mạnh mẽ củaPhật giáo vào Việt Nam

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu múa rối, mà chỗ diễncon rối là mặt nước (ao hồ hay bể rộng) Với tên gọi “múa rối nước” môitrường biểu diễn nghệ thuật này phải là nới có mặt nước Mặt nước để con rốihoạt động diễn xuất, các nghệ nhân điều khiển con rối gọi là “sới” Buồng tròcủa người biểu diễn là một cái nhà được cất giữa ao, hồ hoặc sát mép hồ.Người điều khiển ngâm mình dưới nước, nấp sau tấm mành điều khiển con rối

Trang 23

(thông thường được làm bằng gỗ hoặc chất liệu không thấm nước) bằng cáchkhua sào có dính con rối ở dây và đầu sào Nước che kín các loại que, dây,máy Có nhiều loại rối nước: rối ao, rối bể, rối nước kết hợp với rối cạn…Sânkhấu hoặc nhà hát cố định của múa rối nước truyền thống là hệ thống nhà haitầng tám mái xây bằng gạch, có từ lâu đời Múa rối nước là bộ môn nghệ thuật

lạ chỉ thấy ở Việt Nam

Múa rối nước cổ truyền giống như một hội làng thu nhỏ Sân khấu múarối nước với nhà thủy đình, mái ngói cong là một hình ảnh của đình làng,chùa làng Sân khấu này là một công trình kiến trúc, là tổng hòa của nhiềuyếu tố như âm nhạc, hội họa, cảnh vật xung quanh…tạo nên nét đặc sắc nghệthuật múa rối nước Múa rối nước thể hiện tục thờ thần của người Việt Trongcác tiết mục rối nước, xuất hiện biết bao con vật linh thiêng được khắc chạm

ở đình làng, chùa làng là nơi thờ cúng, lễ bái của muôn dân như con rồng, conphượng, con lân, con rùa…cho đến các con vật bình thường được người dânnuôi dưỡng như con trâu, con cá, con chim…

từ đâu và vào thời điểm cụ thể nào , mặc dù đã có nhiều nhà nghiên cứu TrầnVăn Khê, Nguyễn Huy Hồng, Tô Sanh từng bàn luận về múa rối nước Đãđến lúc chúng ta nghiêm túc đặt lại vấn đề nghiên cứu tìm hiểu nhiều hơn, sâuhơn bộ môn nghệ thuật múa rối nước nhằm phục hồi di sản tinh thần đặc sắc

mà cha ông đã để lại cho chúng ta

Theo GS Trần Văn Khê và nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng thì nguồngốc, xuất xứ của múa rối nước đến nay vẫn chưa ai biết chính xác Nhiều nghệt

Trang 24

thuật lão thành có nhắc lại theo trí nhớ đại khái về thời điểm ra đời của múa rốinước nhưng chưa đủ cơ sở và dữ liệu để khẳng định tính khoa học lịch sử Cái

mà chúng ta dựa vào là trên bia “Sùng Thiện Diên Linh” đặt tại chùa Long Đọi,

xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Văn bia chùa Đọi có ghi nhân dânbiểu diễn các trò diễn rối nước để mừng thọ Vua, Nguyễn Công Bật có nói đến

“trò máy” như sau: “Giữa dòng nước lung, một con rùa vàng lớn nổi lên đội bahòn núi, trên mặt nước chảy lờ đờ, lộ mai, há miệng phun nước…Một nhà sư tíhon đánh chuông và biết quay người lại phía sau phát ra tiếng sáo hay phủ phụccúi chào khi đến gần nhà vua” [27; Tr.12] Bia “Sùng thiện diên linh” tên đầy đủ

là tấm bia “Đại Việt quốc đương gia đệ tứ đế Sùng thiện diên linh” do thượngthượng thư bộ hình của vua Lý Nhân Tông và Nguyễn Công Bật viết và dânglên vua năm 1121 Nếu căn cứ bia đó để khẳng định múa rối nước ra đời từ thế

kỷ XII, nhưng lại mâu thuẫn với lời văn trong bia: “Sau khi thể nghiệm lâu đời”,thấy cái trò này rất hay nên mới dâng cho nhà vua xem tại sông Lô Đã “thểnghiệm lâu đời” thì múa rối nước có thể có trước thế kỷ XI, XII Nhưng trướcthời điểm đó, chúng ta không biết rõ diện mạo múa rối nước như thế nào Trongkhi chờ đợi kết quả nghiên cứu, trong cuốn sách “Nghệ thuật múa rối nước ViệtNam” ông đã phân tích rõ cơ sở hình thành múa rối nước Múa rối nước xuấthiện vào khoảng thế kỷ XI hay thể kỷ XII hay thế kỷ XII Trung Quốc có mộtcuốn sách nói về các loại múa rối nước mà người Trung Quốc gọi là “xuẩy quẩylầy” và kết luận rằng hình thức này xuất hiện từ đời nhà Tống (thế kỷ IX) trướcthời Lý ở Đại Việt

Tuy sử sách không ghi chép về nghệ thuật múa rối nước nhưng dân giantruyền miệng của câu ca dao:

“Mồng năm mồng bảy tháng ba Chùa Thầy mở Hội, hay là chùa Tây Nhân dân đông đúc vui vầy Dưới phô rối nước, trên bày cờ hoa”

Chúng ta thấy rõ một điều là nếu múa rối nước từ Trung Quốc mang sangViệt Nam thì nhất thiết phải thông qua triều đình, rồi mới đưa xuống dân gian,

Trang 25

nhưng ở đây ngược lại, từ trong dân gian dâng lên nhà vua, tức là gốc từ trongdân gian, mà trong dân gian thì không thể nhập cảng từ Trung Quốc sang được,chỉ có thể do người nông dân sáng tạo ra rồi mới cung tiến lên nhà vua Đó là lý

do để khẳng định rằng không phải người Trung Quốc làm ra múa rối nước rồitruyền sang ta Do đó chúng ta thấy rằng quan điểm rối nước sinh ra ở Việt Nam

từ trong dân gian dâng lên nhà vua xem từ thế kỷ XI, XII kéo dài đến bây giờvẫn còn tồn tại ở đất nước Việt Nam Và cho đến nay trên thế giới, chỉ có ở đấtnước Việt Nam mới có múa rối nước, vì thế dư luận thế giới đánh giá đó là “đặcsản” độc nhất vô nhị của Việt Nam Từ đó chúng ta có thể mạnh dạn khẳng địnhrằng, múa rối nước là của Việt Nam từ đời nhà Lý, thậm chí có thể sớm hơn

Trong những năm gần đây, múa rối nước Việt Nam đã đi trình diễnnhiều nơi trên thế giới, đến đâu cũng được người xem đánh giá cao với nhữnglời lẽ như “tuyệt vời”, “độc nhất vô nhị”…Tại liên hoan múa rối nước quốc tếnăm 1990 ở Ấn Độ, đoàn múa rối nước Việt Nam đã diễn 23 buổi trên 5 thànhphố cho 12.000 người xem Báo chí Ấn Độ đã viết “Trong liên hoan múa rốinước quốc tế năm 1990, tất cả mọi người nói về Việt Nam, về nhà hát múa rốiViệt Nam Đây thực sự là buổi diễn kỳ ảo và hứng thú tràn đầy, tráng lệ vànghệ thuật”

Duy có một điều còn băn khoăn trong những người làm múa rối nướccũng như những người yêu thích múa rối nước, ai là người đầu tiên đã sáng tạo

ra hình thức nghệ thuật độc đáo này, tức ô tổ của nghề múa rối nước Một sốphường rối có thờ ông tổ riêng nhưng chỉ mang tính tượng trưng hơn là cụ thể.Chỉ riêng ở phường Đào Thục – Đông Anh – Hà Nội thì thờ ông Đào ĐăngKhiêm (thời Lê) là tổ, vì ông này cách đây hơn 300 năm đã truyền dạy cho dângian Đào Thục diễn trò rối nước Như vậy múa rối nước không chỉ ra đời ở mộtđịa phương nào đó rồi lan tỏa đi nhiều nơi như một số loại hình nghệ thuật dângian khác, mà có thể dùng cùng một lúc, hoặc cách biệt về thời gian, ở nhiều nơicùng xuất hiện

Trang 26

Công trình nghiên cứu của Tô Sanh cho phép chúng ta khẳng định múarối nước đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao từ thời nhà Lý (1010 – 1225) và đượctruyền từ thế này sang thế hệ khác liên tục cho tới ngày nay.

Theo nghiên cứu để lại thì quá trình phát triển của múa rối nước gồm 6giai đoan

Thời kỳ thứ nhất: “ở thời kỳ này múa rối nước chỉ là trò chơi của nôngdân lao động, thợ thủ công, nông dân, không phổ biến rộng, hoạt động trongphạm vi nhỏ, một vài gia đình, một vài dòng họ, một vài địa phương diễn ravào thế kỷ XI trước thời Lý”

Người sáng tạo và duy trì nghệ thuật múa rối nước từ hàng nghìn nămnay là những cư dân nông nghiệp, những người nông dân chân lấm tay bùnnày quanh năm quen sống với đồng ruộng, gắn bó với nước từ khi còn bé, gắn

bó với nước chặt chẽ, ân tình sống ngâm da, chết ngâm xương, với họ ngâmbùn lội nước là cuộc sống thường ngày Chính họ là những người đã sáng tạo

ra nghệ thuật rối nước, họ thường tổ chức diễn vào những lúc nông nhàn, vàongày xuân, ngày hội…Vì vậy trước kia, thông thường nghệ nhân rối nước đều

là những người đứng tuổi, đã lăn lộn với đồng ruộng, với con trâu, cái cày.Múa rối nước như một trò chơi văn nghệ để giải trí, mang đến nhiều niềm vuicho cuộc sống của chính bản thân họ, diễn cho nhau xem với nhiều niềm say

mê, tự hào của dân tộc vì họ được tận hưởng niềm thích thú khi được thamgia sáng tạo nghệ thuật và với niềm tự hào, họ truyền nghệ thuật múa rối nướclại cho con cháu đời này qua đời khác

Thời kỳ thứ hai: Đây là thời kỳ hình thành một nhóm người chơi rốicủa nhân dân lao động tiến lên thành một phường, một gánh bắt đầu diễn lên

ở địa phương có đông người xem, lan rộng ra ngoài xóm làng, được nhiềuvùng lân cận, đình chùa biết đến, diễn ra trong ngày lễ hội lớn nhưng rầm rộnhất vào thời Lý - Trần Vào các thế kỷ XIV, XV múa rối và cùng với chèo đãphát triển ở trình độ cao, có xu hướng chuyên nghiệp hóa, mặc dầu nghệ nhânsáng tạo, biểu diễn, tổ chức đêm diễn vẫn là những người nông dân, thợ thủ

Trang 27

công mà vừa mới rời khỏi cánh đồng làng, tạm hoãn công việc ở lò thủ cônghoặc gác lại buổi chạy chợ.

Thời kỳ thứ ba: phong trào lan rộng từ các vùng có nhiều cơ sở múa rốinước hoạt động, tiến đến các địa phương xa hơn và lan rộng khắp miền Bắcnước ta Trong thời kỳ này các phường hội ganh đua nhau, giấu nghề, giữ bímật, rồi tìm những trò hay Tính chuyên nghiệp ngày càng được củng cố,càng chuyên sâu để đến thế kỷ XVII sân khấu múa rối đã được chuyên nghiệphóa, có tổ chức, nhiều nơi trở thành phường rối, gánh rối

Thời kỳ thứ tư: “từ sau Cách mạng tháng Tám, do chiến tranh nên cácphường hội tan tác dần, nhiều con rối bị đốt cháy”

Thời kỳ thứ năm: Thời kỳ lập lại hòa bình ở Đông Dương từ 1954 Đây

là thời kỳ phục hồi lại các làng rối, những kịch bản đầu tiên dàn dựng có quy

mô lớn thuộc đoàn thực nghiệm nghiên cứu và phát triển, nâng cao trình độmúa rối Ngày 12 tháng 3 năm 1956 được xem là dấu mốc của nghệ thuật rốiViệt Nam nói chung và nghệ thuật rối nước nói riêng khi Bác Hồ ra chỉ thịthành lập ngành nghệ thuật rối nước Việt Nam với lời căn dặn: Để các cháuthiếu nhi có thêm niềm vui, tiếng cười Từ đó múa rối nước đã chính thức ghinhận như một loại hình nghệ thuật dân gian của dân tộc, đã có những bướcthăng trầm, tồn tại và phát triển đến ngày nay và được nhiều bạn bè các nướcchâu lục biết đến

Nếu kể đến lịch sử múa rối nước chuyên nghiệp thì phải tính từ năm

1971, lớp đào tạo diễn viên rối nước mới được mở, đến tháng 10 năm 1973thành lập đội múa rối nước thể nghiệm Đội đã học tập, sưu tầm, phục chếđược 123 con rối và nhiều trò rối nước dân gian đặc sắc ở 11 tỉnh thành, tiêubiểu như: Bật cờ, múa Tễu, múa Bát Tiên, Leo dây, Rồng hành mã, Chạy đànngũ phương, Dệt cửi trao con, Nhi đồng hý thủy (Phường Nguyễn); Trò du, Sư

tử hý cầu, Tào tháo cắt trâu, cởi áo (Phường Đống); Tứ linh (Đào Thục); Đấu

Mã (Bùi Thượng); Chọi trâu (Lại Ốc); Đấu vật (Đồng Ngư); Múa đánh cá

Trang 28

(Chàng Sơn); Trưng Trắc, Trưng Nhị (Nam Chấn) Đây chính là những tiết mục

cổ còn lưu truyền lại ở các phường

Thời kỳ thứ sáu: Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn độc lập: múa rốinước đang được bảo tồn và phát triển Đến năm 1979, rối nước được ra mắtbạn bè quốc tế ở Liên hoan múa rối tại Vacsava thuộc Ba Lan để giới thiệu tròrối nước Lân tranh cầu và bắt cầu; năm 1980, gửi 12 con rối sang tham giatriển lãm do báo Nhân đạo Pháp tổ chức; năm 1983 con rối nước và ảnh rốivới mô hình sân khấu rối nước Việt Nam biểu diễn thành công ở Pháp

Năm 1984, lần đầu tiên Nhà hát Múa rối Trung ương đưa rối nước sangPháp – Ý – Hà Lan và lần đầu tiên bộ môn nghệ thuật dân gian truyền thốngnày gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp Rối nước Việt Nam diễn ra ở Tây Âunhư một sự khám phá kỳ diệu về môn nghệ thuật chưa bao giờ được nghe,được xem mà gốc gác của nó lại từ một nước Châu Á xa xôi và ra đời đã ngótmột thiên nhiên kỷ Người đại diện Ban văn hóa thành phố Paris trong đêmkhai mạc đã hoan nghênh nồng nhiệt chương trình biểu diễn của Đoàn, còngiám đốc Nhà hát nghệ thuật thành phố Mulhouse phát biểu: Nghệ thuật múarối nước Việt Nam đã làm khán giả của nước chúng tôi kinh ngạc

Từ năm 1987 đến năm 2006, đoàn múa rối nước chuyên nghiệp củaNhà hát múa rối Trung ương liên tiếp biểu diễn hàng trăm buổi múa rối cạn

và chủ yếu là rối nước ở gần 20 nước như: Pháp, Hà Lan, Italia, Australia,Nhật Bản, Ấn Độ, Thụy Điển, Anh, Colombia, Singapore, Ai Cập, Ba Lan,Siri…Có thể nói chuyến lưu diễn của Nhà hát múa rối Trung ương với nhữnghoạt động nghệ thuật phong phú đã gây được nhiều tiếng vang cho nghệ thuậtmúa rối cạn và rối nước dân tộc, góp phần nâng cao uy tín của văn hóa nghệthuật Việt Nam trên trường quốc tế

Chúng ta xem múa rối nước là một di sản đặc sắc sánh với các bộ môn nhưTuồng, Chèo và nhiều hình thức sân khấu đặc sắc khác Đã gọi là nghệ thuậttruyền thống thì yếu tố cần quan tâm vào loại hà ng đầu là tính vận động của nótrong việc bảo tồn và phát triển Đó là hiện đại hóa truyền thống hoặc truyền thốngthích nghi với nhu cầu thẩm mỹ dân tộc – hiện đại Đây là vấn đề hết sức thận

Trang 29

trọng trong việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, chúng ta không thể bênguyên xi những cái có sẵn từ xưa mà phải cải tiến, nâng cao Song dù thay đổithế nào cũng phải bám sát vào đặc trưng của bộ môn nghệ thuật này

Ngày nay đối với bạn bè thế giới, múa rối nước là một nghệ thuật rấtđộc đáo của Việt Nam, hầu như người nước ngoài đi du lịch đến Việt Namđều muốn được thưởng thức những màn trình diễn múa rối nước

Tuy nhiên một điều nghịch lý đang diễn ra là người nước ngoài thì cóbiết hay đã được nghe đến nghệ thuật này của Việt Nam nhưng lại có nhữngngười Việt Nam thì chưa hay biết, chưa bao giờ được xem một lần biểu diễnrối nước, có những em thiếu nhi cũng chưa từng biết đến Cho nên điều cầnthiết là phải làm sao để nghệ thuật này giữ được vị trí loại hình nghệ thuật dângian độc đáo của dân tộc như đã được thế giới biết đến cũng như được nhândân ta yêu quý và giữ gìn

1.2.2 Đặc điểm hình thành nghệ thuật múa rối nước của người Việt đồng bằng Bắc Bộ

Với đặc điểm tự nhiên giàu tài nguyên “nước”, trong đó nghề nông lànghề sản xuất chính và quan hệ sản xuất thường gắn liền với các thành viêncộng đồng sinh sống phân bố các làng, hình thành nền văn hoá làng, nên ViệtNam được biết đến là cái nôi của nền văn hoá lúa nước Châu thổ sông Hồng

là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miềnBắc Việt Nam, được bao quanh bởi sông và biển, có đất đai trù phú Bởi vậy,đời sống văn hoá làng của cư dân vùng châu thổ sông Hồng rất phong phú, đadạng về lễ hội truyền thống - là cơ sở để cha ông ta sáng tạo nên các loại hìnhnghệ thuật dân gian, mà độc đáo nhất là múa rối nước, một di sản văn hoá phivật thể đặc sắc, hiện nay chỉ còn có ở Việt Nam

Nước

Trong tâm thức của người Việt, nước mang trong mình sức mạnh siêulinh, thành một thế lực phải tôn thờ Tập quán sinh sống tụ cư quanh làng vớinhững sinh hoạt của đời sống nông nghiệp xung quanh ao làng chính là nguồn

Trang 30

cảm hứng sáng tạo chủ đạo của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ với múa rốinước “Đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 –l,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông

Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc Do ảnh hưởng của khí hậu giómùa với hai mùa khô và mưa nên mực nước trên các dòng sông, nhất là sôngHồng cũng có hai mùa rõ rệt : mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũdòng chảy lớn, nước đục Ngoài biển khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độnhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống Chính yếu

tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xửcũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền vănminh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độcđáo của mình” [45; Tr.1]

Nước là yếu vô cùng quan trọng với con người Khi người ta hỏi conngười cần gì nhất, thì lập tức được trả lời: nước, vì thiếu cơm còn sống đượcchứ thiếu nước thì chết, cả mọi sinh vật đều như vậy; ngược lại hỏi con người

sợ cái gì nhất thì người Việt Nam đều nới sợ nước nhất (tức thủy, hỏa, đạotặc) sợ nước lũ, sợ triều cường, kế đó là sợ lửa, lửa sinh hỏa hoạn, rồi mới sợtới trộm, sợ giặc Còn trong nhà nông dùng gì để thành công trong sản xuấtthì đó là nước “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Nghĩa là nước là yếu

tố quan trọng nhất, thứ nhì là phân bón, sau đó thì mới đến cần cù và giống.Trong ngôn ngữ Việt Nam chữ nước cũng mang hàm nghĩa khác ngoài nghĩanước để uống, để dùng Nước còn là quốc gia, là đất nước, là quê hương, là tổquốc Ngoài ra công cha nghĩa mẹ cũng được ví như trời, bể:

“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Nước gắn liền với sông suối, ao hồ, điều kiện hoạt động của ngườinông dân Việt Nam trồng lúa nước nên nghĩ ra trò chơi rối nước là một sángtạo gắn với thực tiễn, bên cạnh các tập thờ thủy thần, lễ, hội nước mưa vàodịp năm mới

Trang 31

Từ thời xa xưa người nông dân Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ đã biếttận dụng yếu tố nước ở ao, hồ để làm trò múa rối nước Dùng mặt nước làmnơi sân khấu diễn trò, đóng kịch là đặc điểm độc đáo của nghệ thuật múa rốinước Nước là yếu tố vừa cản trở, vừa hỗ trợ, vừa phối hợp, vừa công minhvới quân rối Mặt khác, mặt nước hồ ao giữa trời, được ánh sáng mặt trờichiếu tỏa làm cho nó lung linh, huyền ảo, tạo ra không gian vừa thực vừa hư.Nước ao hồ xanh đục, có thể che giấu các dụng cụ máy móc điều khiển conrối không cho khán giả biết, nhằm tạo nên tâm lý tò mò Nếu nước quá trong,

dễ khiến nhìn thấy rõ những dụng cụ dưới nước là “lộ bí mật” làm giảm mấthứng thú Ví dụ, cờ giấu dưới nước rồi mở tung lên từ ống tre, mà người xemkhông biết được là nó được giấu trước ở dưới ao Có thể nói cái ao đã trởthành điểm hội tụ văn hóa đông vui và cuốn hút ở làng quê

Như vậy, thấy rõ mối quan hệ giữa nước với đời sống sản xuất củangười nông dân với hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình chinhphục giới thiên nhiên Không có nước không có phương thức ứng xử conngười với nước (văn hóa nước), không có nền sản xuất nông nghiệp và vănminh nông nghiệp lúa nước thì không có múa rối nước

Đất

Đất với nền nông nghiệp lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên Cấu tạo nền tảng châu thổkhông bằng phẳng, bề mặt châu thổ bị chia cắt nhiều ô, từng vùng thoải vàtrũng dần về phía biển Đông Với đặc điểm khí hậu đặc trưng của vùng nhiệtđới gió mùa ẩm, nắng lắm, mưa nhiều theo mùa tạo ra một nguồn nhiệt ẩmrất phong phú Đặc điểm đất tự nhiên với khí hậu quyết định phương thứcsản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của cư dân người Việt ở đồng bằng Bắc

Bộ Trồng lúa nước chính là tiền đề hình thành tập quán quần cư của ngườiViệt theo từng cộng đồng, làng, xã Đất đai màu mỡ, lượng phù sa lớn nên

có 2 mùa lúa chính là vụ mùa và vụ chiêm, ngoài ra người dân nơi đây còntrồng các loại hoa màu để gia tăng sản xuất Đất tự nhiên và cư dân đồng

Trang 32

bằng Bắc Bộ tác động lẫn nhau, tạo thành mối quan hệ qua lại hài hòa, thíchứng, điều chỉnh, trong sản xuất cấy lúa đã tạo nên phương thức ứng xử củangười Việt với đất: quý đất, nhờ đất, thờ đất…Cây lúa chính là biểu trưngcho người nông dân Việt Nam, kiên cường, mạnh mẽ chống chọi với thiênnhiên Từ trong cuộc sống, người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ đã sángtạo ra nghệ thuật múa rối nước vừa để giải trí cũng như thể hiện nỗi lòng củangười dân trong những ngày tháng lam lũ vất vả qua từng con rối Do đó,phương thức ứng xử với đất chính là cơ sở văn hóa của tư duy, tình cảm,khát vọng của múa rối nước Không có cơ sở văn hóa đó thì không thể cónghệ thuật múa rối nước

Văn hóa làng đồng bằng Bắc Bộ

“Làng không chỉ là sản phẩm của một nền tổ chức chính trị mà nó còn

là sản phẩm văn hóa mang đậm bản sắc Việt Văn hóa làng thể hiện thông quacác biểu trưng văn hóa mang giá trị truyền thống: cây đa, bến sông, con đê,mái đình, giếng nước đến các bản gia phả hương ước, hội hè đình đám, dân

ca, dân vũ Đó là phong tục tập quán, cách ứng xử, tâm lý, tín ngưỡng tôngiáo, phương thức hoạt động, nghề đặc trưng…Có thể xem văn hóa làng làkhuôn thước ứng xử nằm sâu trong mỗi con người, những nhân tố tạo nên tínhcộng đồng”.[48; Tr.1]

Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của vănhóa Việt Nam Đây được coi là cái nôi của văn hóa – lịch sử dân tộc

Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ vớinhiều khoáng sản quý hiếm Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đếntục ngữ, từ truyện cười đến truyện trạng, mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn,mang nét riêng của Bắc Bộ, chẳng hạn truyện trạng ở Bắc Bộ như truyệnTrạng Quỳnh, Trạng Lợn sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái,chơi chữ nhiều hơn truyện trạng ở các vùng khác Có những thể loại chỉ ở Bắc

Bộ mới tồn tại, kiểu như thần thoại Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt hơn cadao Nam Bộ “Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa

Trang 33

dạng và mang sắc thái vùng đậm nét Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trốngquân, hát chầu văn, hát chèo, múa rối … Đáng kể nhất là những sinh hoạt vănhóa tín ngưỡng của cư dân Việt Bắc Bộ Mọi tín ngưỡng của cư dân trồng lúanước như thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề … có mặt trên hầukhắp các làng quê Bắc Bộ Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức conngười và tồn tại trong lễ Hội – một ra thành lễ hội mùa xuân, một ra thành lễhội mùa thu Dù thuộc loại nào, khởi nguyên, các lễ hội ấy đều là các hội làngcủa cư dân nông nghiệp, nói khác đi là các lễ hội nông nghiệp Tiến trình lịch

sử đã lắng đọng ở đây những lớp văn hóa, khiến cho trên lát cắt đồng đại, khónhận ra gương mặt ban đầu của lễ – hội nông nghiệp Tuy nhiên, những tròdiễn trong các lễ hội vẫn gợi lại các nghi lễ nông nghiệp Chẳng hạn như các

lễ thức thờ Mẹ Lúa, cầu mưa, thờ thần mặt trời, các trò diễn mang tính chấtphồn thực như múa gà phủ, múa các vật biểu trưng âm vật, dương vật …Chính vì vậy mà lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ có thể ví như một bảo tàng vănhóa tổng hợp lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dânnông nghiệp Với cư dân ở làng quê Việt Bắc Bộ, lễ hội là môi trường cộngcảm văn hóa, “công mệnh” – chữ dùng của PGS, PTS Ngô Đức Thịnh – vềmặt tâm linh

Để đối phó, chinh phục môi trường sinh thái tự nhiên, đáp ứng đòi hỏicủa đời sống nông nghiệp thuần nông trồng lúa nước, cư dân người Việt đãphải quần tụ thành làng, với lệ tộc, lệ làng, tạo ra các mối quan hệ nội tại đểthắt chặt con người với làng Văn hóa làng đồng bằng Bắc Bộ là tổng thể vănhóa của cộng đồng mang tính truyền thống và bền vững, tồn tại trong đờisống cư dân người Việt Sinh hoạt văn hóa dân gian thông qua “thời điểmmạnh” của lễ hội, sức mạnh, tài năng sáng tạo, khát vọng của mỗi cá thể vàcộng đồng được bộc lộ cao nhất và là cơ sở, tiền đề cho sự ra đời của các loạihình văn hóa nghệ thuật dân gian, trong đó có múa rồi nước Cùng với sự tồntại của lễ hội truyền thống, múa rối nước có sức sống bền vững trong đời sốngvăn hóa tinh thần của nhân dân, được nuôi dưỡng bằng cả tâm hồn và cốt

Trang 34

cách người Việt Nam Như vậy, văn hóa làng và múa rối nước có mối quan hệthống nhất biện chứng không thể tách rời, văn hóa làng đã sinh ra múa rốinước và múa rối nước là sản phẩm của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ.Văn hóa làng là cơ sở hình thành múa rối nước Việt Nam.

Con người – nam giới ở đồng bằng Bắc Bộ

Múa rối nước ra đời gắn với nghệ thuật tạo hình, điêu khắc, tạc tượng

từ đôi bàn tay thủ công, bằng tư duy và khối óc sáng tạo của người nam giớiđược rèn luyện qua năm tháng với nghề nông nghiệp và thủ công nghiệp trongkhông gian văn hóa làng đồng bằng Bắc Bộ Các mảng chạm khắc, trang trítrên đình làng với tạo hình quân rối nước đều được thể hiện trên nguyên tắchội họa đồng nhất, qua cảm xúc thẩm mỹ của người nam giới, bởi vậy nó vừaphóng khoáng, mạnh mẽ, mộc mạc mà vô cùng sinh động, tinh tế

Yếu tố làm nên đặc trưng của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam làhành động quân rối Vấn đề quan trọng nhất là nghệ thuật tạo hình quân rối,nghệ thuật biểu diễn của quân rối lại chính nhờ hành động của người namgiới Tính nam giới trong nghệ thuật múa rối nước được thể hiện rất rõ nét ởđặc điểm “giữ bí mật” nghề nghiệp và tính chất bí truyền là một trong nhữngđặc điểm nổi bật ở nghệ thuật múa rối nước Vai trò của người nam giới trongmúa rối nước Việt Nam không phải chỉ vì họ có quyền – “nam giới” mà vì họmang tính nam, tính đàn ông và múa rối nước Việt Nam không thể thiếu cáithẩm mỹ ấy Do đó, nhân vật trung tâm điều khiển, chỉ huy chương trình múarối nước, đại diện cho nghệ sĩ rối nước chính là: chú Tễu chứ không phải côTễu, chị Tễu, em Tễu Thông qua những con rối, họ thể hiện được tâm tưnguyện vọng không chỉ của riêng mình mà còn của nhiều người dân lao động

Vì thế để đưa được cái hồn vào từng con rối cần phải đòi hỏi kỹ thuật điêuluyện của các nghệ nhân múa rối Hàng năm, khi những lúc rảnh rỗi (cày cấy

đã qua, gặt hái chưa tới) vào lúc hộ hè đình đám họ mới biểu diễn cho bà con

cô bác gần xa xem Nếu bảo con rối là “vật chết” thì chính người nghệ sĩ điềukhiển đã làm cho con rối “sống dậy” tái hiện chuyện đời thực với sự tưởng

Trang 35

tượng mang tính kỹ xảo, con rối đã có linh hồn của sự sống Với sự điều khiểntài tình của mình, người nghệ sĩ múa rối nước đã tạo nên sự kỳ lạ hấp dẫn khángiả Vì vậy, cơ sở con người – nam giới vùng đồng bằng Bắc Bộ chính là cơ

sở hình thành múa rối nước

Tiểu kết chương 1

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau thì đã đưa ra những khái niệm khác

về triết lý nhân sinh nhưng có thể rút ra một khác niệm ngắn gọn và bao hàm

nhất là: Triết lý nhân sinh là hệ thống các quan niệm của con người và cuộc sống của con người trong xã hội

Đặc điểm môi trường sinh thái tự nhiên của vùng đất này, khi cây lúanước được chọn lựa là cây lương thực chính, nền kinh tế được lựa chọn là nềnsản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, đã dẫn tới việc đề cao vai trò của nước,đất trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Việt ở châu thổ sôngHồng Nhận thức đấy dẫn đến thế ứng xử bằng thái độ thần hóa sức mạnh củađất và nước, thành những thế lực được tôn thờ Đất và nước và cây lúa nướcquyết định phương thức kinh tế nông nghiệp thuần nông, chính là tiền đề đểngười Việt sống tập trung thành cộng đồng, làng, xã Múa rối nước là sinhhoạt văn hóa cộng đồng làng, xã, một sáng tạo độc đáo của những người nôngdân nam giới “chân lấm tay bùn” Mang trong mình tinh hóa của con người –nam giới vùng đồng bằng Bắc Bộ, giá trị cộng cảm, cộng mệnh của văn hóa lễhội nó trở nên độc đáo hơn các loại hình nghệ thuật khác Thông qua đó,chúng ta thấy cơ sở hình thành múa rối nước Việt Nam, từ cơ sở tự nhiên, xãhội của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là: Nước, đất, làng, con người – nam giới –chính là văn hóa của Thiên – Địa – Nhân trong nền văn hóa dân tộc ViệtNam Không có những cơ sở đó thì không có múa rối nước Việt Nam

Từ những phân tích nghiên cứu về đặc điểm và quá trình hình thànhcủa múa rối nước đã cho ta hiểu rõ hơn về nghệ thuật múa rối nước và những

ý nghĩa nhân sinh mà nghệ thuật này thể hiện

Trang 36

2.1.1 Quan niệm về mối quan hệ con người với tự nhiên

Con người sống hòa đồng và yêu tự nhiên

Múa rối nước được xây đắp hình thành từ tâm tư, tình cảm của ngườidân lao động, nó tái hiện cuộc sống và ước vọng của thời đại Trước kia rốinước chỉ diễn ngoài trời, sân khấu gắn bó, hòa quyện với thiên nhiên, trongkhông gian mênh mông trời, đất và nước có cây xanh, mây, gió, lửa, có khói

mờ vương tỏa, ẩn hiện mái đình uốn cong và màu ngói đỏ, quả là sự hòaquyện độc đáo giữa thiên nhiên và con người

Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được thể hiện rất rõ nét trongnghệ thuật múa rối nước Nét đặc sắc tạo nên “cái hồn” của múa rối nước làgắn liền với tự nhiên đất, nước, cây cối, đồng ruộng Con người với tự nhiênhòa quyện vào nhau để cho thấy rằng con người có thể làm chủ được tự nhiên,được cuộc sống của mình Ngược lại, tự nhiên cũng tác động trở lại để conngười có cuộc sống tốt hơn

Từ xa xưa người nông dân Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ đã biết tậndụng yếu tố nước ở ao, hồ để làm trò múa rối nước với những máy móc từđơn giản đến tinh vi thì nhiều nơi khác trên đất nước ta người nông dân đãsáng tạo ra những trò diễn rất hay, hoặc làm ra những công cụ sản xuất rấtquý từ yếu tố nước như dùng xe nước để lấy nước dưới sông lên đồng, thậmchí còn dùng nước tạo ra âm thanh âm nhạc

Về cách bài trí trên sân khấu múa rối nước cũng gắn liền với tự nhiên,đưa người xem trở về với làng quê bình dị xưa kia Những cảnh vật có sẵntrên ao, hồ, quanh sới diễn, nào là lá súng, lá sen tròn, xanh như đĩa ngọc, nào

Trang 37

là bông sen, bông súng đưa sắc tỏa hương nào là rong rêu bèo tấm bồng bềnh,các thảm cỏ non dàn trải; xa xa màu xanh lá mạ của đồng quê như một phônghậu bao la; hoặc một phong cảnh sừng sững núi non xanh thẫm; hoặc là nềntrời mây trắng dập dìu Nhìn quanh, từng hàng, từng hàng cây cối sum suêche mát mái đình, mái chùa gần đó, nghiêng cành tỏa bóng xuống cả mái nhàthủy đình hòa quyện với các đầu đao bay bổng phải chăng đó cũng là nhữngcảnh trí thiên nhiên tô điểm cho nhà thủy đình thêm đẹp, thêm duyên Nhiềungười cho rằng mặt nước là một cách trang trí đặc biệt lúc phẳng lặng, lunglinh soi mái thủy đình, in hình bóng núi, tán cây, mây trời Còn phải kể đếnnhững ngọn gió mát lành, những hương hoa đồng nội, bóng râm cây cối, hơinước ao hồ đem đến cho người xem đều được hưởng thụ những khoái cảmthẩm mỹ từ nội dung đến cách diễn trò, khiến cho con người đến gần vớithiên nhiên và yêu thiên nhiên hơn

Con rối là sản phẩm được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo, sự thôngminh sáng tạo của người nông dân góp nhặt những cái có sẵn trong tự nhiên

Đó là gỗ, sắt, thép, chão, tre, nứa, cao xu, xốp tưởng như bình thường trongcuộc sống hàng ngày nhưng qua đôi bàn tay của người nghệ sĩ – nông dân đãtrở thành một vật phẩm mang hơi thở và hồn quê Việt Nam

Con rối được làm bằng gỗ, thường là gỗ sung (gỗ nhẹ, nổi trên mặtnước được) Gỗ sung có độ tuổi từ 4-5 năm Rối cao không quá 500cm vàđược điêu khắc một cách tinh xảo, được phên sơn lộng lẫy bằng sơn ta đểkhông bị đổi màu khi xuống nước và thấm nước Và những con rối đượcđiều khiển từ từ trong buồng trò bằng các bộ máy dây, máy sào, khi ra sânkhấu cũng “hoàn toàn” nhập vai diễn, sống cuộc sống của con người, cũng

ca hát, nhảy múa, than khóc, đấu tranh và khát vọng tìm kiếm hạnh phúc Từ

đó tạo nên nét mộc mạc đơn sơ của nghệ thuật múa rối nước Đây chính làmột giá trị sáng tạo, độc đáo của nghệ thuật múa rối nước cần được bảo tồn

và phát triển Một sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, hóm hỉnh qua

Trang 38

cách xây dựng hình tượng nghệ thuật khéo léo, thả hồn và những con rối đãgây dựng mối quan hệ bền chặt giữa nghệ thuật và khán giả Từ đó tạo nên

sự hấp dẫn của nghệ thuật này, thu hút người xem đến gần với nghệ thuậtmúa rối nước hơn

Con người lao động cần cù, sáng tạo để cải tạo tự nhiên

Trong cuộc sống hàng ngày con người có mối quan hệ gắn bó với tựnhiên, có thể nói đó là quan hệ biện chứng Con người lao động cải tạo tựnhiên và dựa vào tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình Và trong nghệthuật múa rối nước, mối quan hệ giữa người lao động và tự nhiên cũng đượcthể hiện khá rõ nét Hình ảnh các trò rối dân dã như chăn vịt, chăn trâu, dệtvải đã đi vào múa rối nước một cách tự nhiên nhất, tái hiện cuộc sống củangười nông dân, xây dựng nên diện mạo tiêu biểu của nông thôn Việt Nam

Từ xa xưa con người đã biết tận dụng những cái có sẵn trong tự nhiên để laođộng sản xuất, tạo ra của cải vật chất Có thể nhận thấy tâm hồn, tính cáchhồn hậu của người nông dân qua những hoạt động bên cối xay thóc, cối giãgạo, các bà chị áo nâu, đầu thắt khăn mỏ quạ tất tả đi chợ thổi cơm, ngồi dệtbên khung cửi, nhóm bà con nghỉ chân và cùng nhau nói chuyện rôm rả bêngốc cây đa đầu làng sau buổi gặt về, những lão nông rít điếu cày, những ônglão đánh cá, câu ếch Những hình ảnh bình dị đến thân thuộc của làng quêxưa hiện ra trước mắt người xem như một bức tranh quê sống động Conngười có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên Trong cuộc sống hàng ngày,người nông dân đã lao động cần cù để cải tạo tự nhiên, tăng gia sản xuất Đểtái hiện cuộc sống của người lao động đồng bằng Bắc Bộ, người nghệ sĩ đãthể hiện thông qua những tích trò múa múa rối nước, mỗi một tích trò thể hiệnnhững nội dung khác nhau như trò: đi cấy, đua thuyền, chăn vịt đánh cáo

Hệ thống những tiết mục múa rối nước, trò diễn về đề tài lao động chiếm

một tỷ lệ lớn và chủ đạo Trò Tát nước gầu sòng khiến người xem liên tưởng

đến câu ca dao: “Hỡi cô tát nước bên đàng; Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”

Trang 39

Mở đầu các tiết mục thường là những đoạn giáo trò

“Đi cầy (Đống)”

“Anh em ơi!

Hát một câu mà đi cầy nhá!

Thời cần mẫn tháng ngày Trâu kia vạy bắc, cầy này bắp dương Chân bùn, tay lấm mà sang Tiền đóng gạo góp ở làng thiếu chi Chữ rằng sĩ nhất nông thì ”

Trò “Cáo bắt vịt” của phường rối nước Nguyên Xá (Thái Bình) gợi

cuộc sống dân dã nơi làng quê

“Lạ thay giống vịtChỉ biết sinh mà chẳng biết nuôi

Vợ chồng ta phụ tướng tài bồi

Mở lò lựu ta ra ấp vịt’’

(Trò này có cáo ra bắt vịt và bà lão ra đánh cáo)

“Ông lão chăn vịt” tuy gầy nhưng là một lão nông rắn chắc, mặt thểhiện sự hài lòng với đàn vịt béo của mình Ông chẳng mặc áo, mình trần đóngkhố, tay cầm que xua vịt, đường nét tạo hình đơn giản, thể hiện đặc trưng, tiêubiểu nhất của người già: má hóp, miệng móm, bụng chảy Còn bà lão chăn vịtmới thật ngộ nghĩnh: nét mặt hốt hoảng, lo lắng Váy yếm cộc, trông thật lôithôi Đầu tóc vấn vội Bà te tái đi đuổi vịt để không bị cáo bắt Hình ảnh hai

vợ chồng cùng nhau chăn vịt thể hiện cuộc sống bình dị mà ấm áp của ngườidân Việt Nam thời xưa Hình ảnh đó đã phản ánh hiện thực đời sống chăn vịtcủa vợ chồng ông lão nghèo luôn phải chống chọi với địch họa

Hay “Anh đánh dậm” ôm khư khư chiếc nơm để úp cá Mở đầu giáo tròĐánh cá:

“Đời Xuân Thu có Nha Ẩn Công xem đánh cá

Kẻ úp nơm, người thả lưới dùng Thuyền dập dờn, cá nhảy lung tung Nhớ thuở trước quân dân đồng lạc.”

Trang 40

Anh không còn trẻ, tuổi đã nhàng nhàng Tuy anh ham úp cá nhưngkhông bỏ lỡ cơ hội ghẹo vợ anh thuyền chài Anh được tạc với hình khối thôtháp khỏe mạnh Tinh thần và nét mặt không hóm hỉnh Ngay cả khi lao độngsản xuất, người nông dân cũng thể hiện tinh thân lạc quan, yêu đời của mình

“Lênh đênh một thú giang hồ Cơn sóng to ta bẻ lái, cơn gió to ta đựng buồm

Lên tiếng dô khoan

Ta bắt con chèo Khoan ơi dô khoan

Ta theo dòng nước Khoan lại hò khoan Thả câu trăm thước Khoan ơi dô khoan”

“Các chị thợ cấy” tuổi đã nhồng nhồng, dáng hình lom khom, có khớp

ở bụng và tay để cúi xuống cấy lúa, mặt chăm chú vào công việc đang làm.Người nông dân Việt Nam quanh năm gắn liền với đồng ruộng, bán mặt chođất, bán bán lưng cho trời, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Trên sân khấu múa rối nước lung linh, huyền ảo với thủy đình làm bằng

gỗ, tre, phên nứa đơn sơ, mộc mạc hồ sen lãng mạn, nghệ thuật múa rối nướcdẫn dắt người xem đến tới những hình ảnh giản dị, chân thực và giàu cảm xúc

về cảnh lao động, sinh hoạt truyền thống của người dân đất Việt Người xemđược trở về với cuộc sống bình dị, những công cuộc lao động gắn liền vớiđồng ruộng, con trâu, cái cày, hạt lúa, củ khoai, chõng tre, chum nước, giếngkhơi nhưng vẫn lạc quan, yêu đời đầy up tiếng cười Một khung cảnh điểnhình của làng quê Việt Nam hiện ra trước mắt khán giả để từ đó có thể hiểuđược người nông dân đã lao động vất vả như thế nào nhưng vẫn có tinh thần

và sức sống bền bỉ Từ những khó khăn trong cuộc sống, họ đã biết lao độngsản xuất, cải tạo tự nhiên bằng chính đôi bàn tay của mình để có cái ăn, cáimặc và để nuôi sống bản thân, gia đình

Ngày đăng: 28/09/2019, 10:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh ( 1998), Việt Nam văn hóa sử đại cương, Nxb Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử đại cương
Nhà XB: Nxb Đồng Tháp
2. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2005
3. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Hà Nội, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa học
Tác giả: Đoàn Văn Chúc
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1997
4. Hoàng Chương (2012), Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam
Tác giả: Hoàng Chương
Nhà XB: Nxb Vănhóa thông tin
Năm: 2012
5. Đào Đức Doãn (2003), Mỹ học Mác- Lênin, Nxb trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học Mác- Lênin
Tác giả: Đào Đức Doãn
Nhà XB: Nxb trường Đại học SưPhạm Hà Nội
Năm: 2003
6. Hoàng Kim Dung (1997), Múa rối nước Việt Nam – những điều nên biết, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Múa rối nước Việt Nam – những điều nên biết
Tác giả: Hoàng Kim Dung
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1997
7. Hoàng Kim Dung (1992), Nghệ thuật múa rối và vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật múa rối và vấn đề giáo dục thẩm mỹcho trẻ em
Tác giả: Hoàng Kim Dung
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1992
8. Đỗ Xuân Hà (1998), Giáo dục thẩm mỹ - món nợ lớn đối với thế hệ trẻ, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thẩm mỹ - món nợ lớn đối với thế hệ trẻ
Tác giả: Đỗ Xuân Hà
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1998
9. Phan Việt Hoa, Nguyễn Thị Hoàng Yến (2005), Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ:Giáo trình cao đẳng Sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ:"Giáo trình cao đẳng Sư phạm
Tác giả: Phan Việt Hoa, Nguyễn Thị Hoàng Yến
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
10. Nguyễn Huy Hồng (1974), Nghệ thuật múa rối Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật múa rối Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Huy Hồng
Nhà XB: Nxb Khoa họcxã hội
Năm: 1974
11. Nguyễn Huy Hồng (1979), Nghệ thuật múa rối Tây Nguyên, Sưu tầm dân tộc, Viện dân tộc học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật múa rối Tây Nguyên
Tác giả: Nguyễn Huy Hồng
Năm: 1979
12. Nguyễn Huy Hồng (1979), Nghệ thuật múa rối với vấn đề biên kịch, Tạp chí Văn hóa văn nghệ số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật múa rối với vấn đề biên kịch
Tác giả: Nguyễn Huy Hồng
Năm: 1979
13. Nguyễn Huy Hồng (1996), Rối nước văn hóa Việt Nam, Nxb Sân Khấu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rối nước văn hóa Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Huy Hồng
Nhà XB: Nxb Sân Khấu
Năm: 1996
14. Phạm Thế Hùng (2006), Mỹ học đại cương, Nxb Văn hóa- Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học đại cương
Tác giả: Phạm Thế Hùng
Nhà XB: Nxb Văn hóa- Thông tin
Năm: 2006
15. Đỗ Huy, Giáo dục thẩm mỹ - mộ số vấn đề lý luận và thực tiễn , Nxb Thông tin lý luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thẩm mỹ - mộ số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: NxbThông tin lý luận
16. Phan Kiêm Ích (1963), Văn nghệ và mỹ học, Tạp chí văn nghệ số 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn nghệ và mỹ học
Tác giả: Phan Kiêm Ích
Năm: 1963
17. Vũ Khiêu (2000), Bàn về văn hiến Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn hiến Việt Nam
Tác giả: Vũ Khiêu
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ ChíMinh
Năm: 2000
18. Lê Văn Kỳ (2001), Đôi nét về nghệ thuật tạo hình trong nghệ thuật múa rối Việt, Tạp chí Văn hóa văn nghệ số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi nét về nghệ thuật tạo hình trong nghệ thuật múarối Việt
Tác giả: Lê Văn Kỳ
Năm: 2001
19. Nguyễn Lân (2000), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: Nxb Tp. Hồ ChíMinh
Năm: 2000
20. Trường Lưu (2003), Toàn cầu hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị Quốc Gia – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc
Tác giả: Trường Lưu
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc Gia – Hà Nội
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w