Về triết học Đạo gia, mặc dù không thoát khỏi những hạn chế bởi điều kiện lịch sử khi giải quyết những vấn đề bản thể luận, nhận thức luận hay phép biện chứng. Nhưng dù sao, về phương diện lịch sử chúng ta cũng phải nghiêng mình trước di sản tài hoa và sắc sảo của Lão Tử và Trang Tử. Đặc biệt, những triết lý sống sâu sắc nhưng hết sức thiết thực và đời thường của Đạo gia thì vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại, là cái dăn dạy con người phải hành động sao cho đúng đắn nhất đảm bảo hạnh phúc của loài người. Những giá trị ấy đóng một vai trò đặc biệt đối với lịch sử tiến hóa của loài người. Nếu mỗi người sinh ra đều coi đây là bài học cuộc đời, lấy đó là phương châm để tu thân lập nghiệp, để rồi khi đứng ở vị trí nào cũng có đủ đạo đức nhân cách cần có để sống và làm việc thì chắc chắn rằng lịch sử sẽ bớt đi rất nhiều những khổ đau của thăng trầm vinh nhục, loại bỏ được tối đa những cuộc chiến bạo tàn, những cửa quyền tham nhũng. Sẽ không gì tốt đẹp hơn nếu những quan niệm ấy được con người nhận thức để hành động và những nhà trị quốc khai thác để điều hành xã hội thì con đường phát triển của lịch sử nhân loại sẽ tốt đẹp hơn nhiều.
Việt Nam có vị trí địa lý giáp Trung Quốc và lại trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc của chế độ phong kiến phương Bắc. Chính vì vậy, chúng ta đã có sự giao thoa, tiếp biến sâu sắc của văn hóa Trung Quốc mà Nho, Đạo là chủ yếu. Nhưng điều gì làm cho sức sống của triết học Đạo gia tồn tại lâu bền đến vậy? Phải chăng nó mang một triết lý sống sâu sắc. Thật vậy, từ những năm 30 của thế kỷ 20, giới học thuật Trung Quốc đã triển khai tranh luận về học thuyết Lão Tử. Những năm gần đây, giới học thuật, giới văn học ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam thảo luận nhiều về quan hệ giá trị hiện đại của Nho học, Nho học với hiện đại hóa, nhưng thảo luận về ý nghĩa hiện đại của Đạo gia vẫn còn chưa đầy đủ lắm. Trong thực tế, xét về nội hàm và công năng xã hội của văn hóa Đạo gia thì việc tiếp nối văn hóa cổ kim, dung hợp văn hóa phương Đông và phương Tây càng có ý nghĩa hơn văn hóa Nho gia. Nó một mặt có thể bổ cứu những điều xấu của văn hóa Nho gia, mặt khác có những tư tưởng của nó cũng dễ dàng được phương Tây lý giải, tiếp thu, càng dễ dàng thúc đẩy văn hóa cổ xưa của Trung Hoa. Dù đã trải qua hàng nghìn năm nhưng xét về ý nghĩa thời đại thì Đạo gia không bị lu mờ mà nó có ý nghĩa rất lớn trong việc cải tạo môi trường tự nhiên - xã hội - con người. Giá trị hiện đại của văn hóa Đạo gia có nhiều phương diện và đựơc thể hiện ở một số khía cạnh như sau.
Thứ nhất, giữ vững mối liên hệ hòa hợp giữa con người với tự nhiên là
nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của con người Việt Nam và nhân loại. Xã hội hiện đại lấy con người làm chủ thể, lấy con người làm trung tâm, bao quanh con người là các quan hệ điều chỉnh cải thiện. Nhưng trong một nền kinh tế thị trường thì quan hệ giữa con người và con người theo sự phát triển của kinh tế hàng hóa, ngày càng được thương phẩm hóa. Quan hệ giữa con người với tự nhiên, tức là điều kiện, hoàn cảnh để con người tồn tại cũng đang bị đe dọa và không được đảm bảo. Theo tiến trình công nghiệp hoá của thế giới thì kinh tế xã hội đang có những bước phát triển vượt bậc với một nền khoa học hiện đại. Máy móc đang dần thay thế chân tay nhằm phục vụ, chăm sóc tốt nhất đời sống của con người, điều kiện sinh tồn của con người được đảm bảo tới mức tối đa.
mình làm ra đó không. Câu trả lời là không hoàn toàn như vậy. Con người của chúng ta đang dần mất cân bằng về điều kiện sinh thái, ô nhiễm hoàn cảnh sống. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển và đang phát triển đang báo động về hoàn cảnh môi sinh. Nhân loại trên thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề lớn đó là bùng nổ dân số; tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt; ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái.
Để cứu vớt trái đất, cải thiện hoàn cảnh tự nhiên, cần phải cải thiện quan niệm của con người, coi trọng sự điều chỉnh quan hệ giữa con người và tự nhiên. Thời gian gần đây rất nhiều học giả phương Tây đều cho rằng lý luận “Thiên nhân hợp nhất” của Trung Quốc, đặc biệt là lý luận “Tự nhiên vô vi” của Đạo gia là chỉ đạo mọi người coi trọng nhận thức và điều chỉnh quan hệ con người và tự nhiên, xây dựng tư tưởng có lợi, quan niệm mới về quan hệ giữa con người và tự nhiên. Tư tưởng “Đạo pháp tự nhiên” của Lão Tử góp phần điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, xây dựng quan niệm mới, văn minh, khoa học, hiện đại. Nó điều chỉnh từ quan hệ đơn thuần vốn có của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thành quan hệ hài hòa đã đối lập lại thống nhất. Sau khi con người phân hóa ra từ giới tự nhiên, một mực con người cho rằng đã thoát ly với giới tự nhiên, đi theo hướng đối lập với thế giới tự nhiên. Ngày nay xem ra nhận thức này hoàn toàn chưa đầy đủ, nên nhìn thấy con người lúc ban đầu thoát ly tự nhiên chỉ là tương đối, sinh mệnh và cuộc sống con người vẫn ở trong những mắt xích lớn của giới tự nhiên, con người và tự nhiên đã đối lập thì càng nên hài hòa, nhất trí, thuận ứng. Con người vượt qua tự nhiên chỉ là tương đối vì căn bản con người còn là một bộ phận của tự nhiên.
Tiếp nữa nên điều chỉnh cải tạo tự nhiên, chinh phục tự nhiên của văn minh khoa học hiện đại vốn đã đề xướng thành quy luật “bảo hộ tự nhiên”, “thuận ứng tự nhiên”, “trở về tự nhiên” trong quá trình cải tạo và chinh phục tự nhiên. Nền văn minh khoa học hiện đại phát triển, con người đã can thiệp quá sâu vào giới tự nhiên và hệ lụy của nó là hoàn cảnh để con người chúng ta sinh tồn đang bị đe dọa. Vậy “trở về với tự nhiên” có phải là một thông điệp mà Lão Tử, Trang Tử nhắc nhở, cảnh báo chúng ta chăng! Hạt nhân lý luận này là ngăn
chặn sức phá hoại chống tự nhiên, khắc phục và giải quyết hiện tượng dị văn hóa mà hiện đại hóa mang lại. Chúng ta nên để cho khoa học đi theo hướng vừa phục tùng đạo đức nhân luân, lại vừa phục vụ sứ mệnh vĩnh hằng cải thiện và bảo hộ tự nhiên.
Thứ hai, điều chỉnh hoạt động thực tiễn của con người trong khai thác,
bảo tồn, bồi bổ và phát triển môi trường sinh thái trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã hội loài người từ xưa đã tồn tại hai mâu thuẫn lớn: một là con người đấu tranh với tự nhiên, dẫn đến phá hoại sinh thái tự nhiên mất cân bằng. Một nữa là sự tranh giành giữa con người với nhau, đã dẫn đến căng thẳng bất hòa về quan hệ giữa con người và con người, đó là tai họa lớn phá hoại hạnh phúc sinh tồn và cuộc sống hạnh phúc của loài người. Ở phương Đông cũng như phương Tây đều tự hình thành hệ thống văn hóa Cơ Đốc giáo, có trào lưu tư tưởng chủ nghĩa nhân văn, trào lưu tư tưởng khoa học chủ nghĩa. Ở phương Đông có văn hóa Phật giáo, văn hóa Đạo giáo, văn hóa Nho gia, văn hóa Mặc gia…Họ đều hi vọng dùng học thuyết của mình để điều chỉnh và giải quyết hai mâu thuẫn lớn của loài người. Nói về bản tính, họ đều xướng hòa bình. Đặc biệt, Lão Tử ngoài việc phản đối chiến tranh, hô hào hòa bình, ông còn ra sức phân tích căn nguyên xã hội của quan hệ tính người và xã hội, tố cáo chiến tranh và tiến thêm một bước đề ra phương án ngăn chặn chiến tranh. Bên cạnh đó, ông coi tự do, bình đẳng là hạnh phúc của con người. Xã hội sẽ không nảy sinh tranh giành và chiến tranh. Nhưng hiện tại con người ham muốn vô độ, tham lam không chán, con người muốn khuyếch trương cường quyền thì xuất hiện chiến tranh, cướp đoạt của cải, đất đai của nhau, gây máu chảy, nước mắt và đau thương cho nhau. Lòng tham của con người là vô đáy, không biết dừng lại nên họ đã can thiệp quá sâu vào giới tự nhiên làm cho hệ sinh thái của con người đang có những báo động. Bên cạnh đó, một bộ phận con người đang bị suy đồi về đạo đức, luân lý vì đồng tiền họ ra tay chém giết lẫn nhau một cách dã man, mất nhân tính hay vì tranh giành quyền lực họ thanh toán lẫn nhau bất chấp mọi thủ đoạn. Chính vì vậy, con người hãy biết đủ, biết dừng thì sẽ không
chứng kiến hằng ngày, môi trường sinh thái của chúng ta sẽ không bị ô nhiễm đến như vậy. Ở đây, Lão Tử bày tỏ thái độ phản đối chiến tranh một cách cụ thể nhất. Ông coi đó là một đại họa, mà cái đại họa ấy lại thường do những kẻ nắm quyền trị quốc gây ra. Như Thành Cát Tư Hãn thế kỷ XII, vó ngựa của ông đã vượt ra khỏi đồng cỏ Mông Cổ, dày xéo vùng Trung - Á, châu Âu, rồi Đông Bắc Á và cuối cùng là Đông Nam Á, đạt vương triều cai trị tại Trung Nguyên. Máu của loài người đã chảy cả trăm năm vì cuộc chiến tranh này bởi lòng tham vọng. Rồi đến thế chiến thứ hai, do khát vọng chinh phục cải tạo thế giới này mà Hitle đã đẩy châu Âu vào lò lửa chiển tranh. Để cứu nhân loại ra khỏi thảm họa, riêng nhân dân Nga đã phải hi sinh hàng triệu người.
Chính vì vậy, các nhà triết học Đạo gia khuyên chúng ta công thành thân thoái để bảo tồn thanh danh há chẳng đúng sao. Đặc biệt là tư cách của người lãnh đạo phải từ, kiệm, khiêm tốn không khoe khoang, giản dị và đề cao đạo đức của con người. Cho đến thời đại ngày nay, chúng ta vẫn thấy những triết lý tạo nên phẩm chất không thể thiếu đối với mỗi người là hoàn toàn chuẩn xác. Đặc biệt, người lãnh đạo bên cạnh một tài năng xuất chúng thì cũng cần có một đạo đức thanh cao, đó là điều mà triết lý nhân sinh của Đạo gia vẫn tồn tại mãi với thời gian dù học thuyết của Đạo gia đã trải qua hơn hai nghìn năm. Những tư tưởng đời thường và thiết thực của triết học Đạo gia đã ảnh hưởng sâu sắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã vận dụng một cách tối đa đưa triết lý đó vào cuộc sống để mỗi con người thấm nhuần. Chẳng hạn người có tài mà không có đức là người vô dụng hay cần, kiệm, liêm, chính, trí, công, vô tư là những phẩm chất của người lãnh đạo chẳng phải Hồ Chí Minh vận dụng tư tưởng của Đạo gia hay sao. Hồ Chí Minh từng dạy cán bộ là công bộc của dân, là người lãnh đạo phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm đó. Ở trên dân, trước dân thì phải có đức khiêm nhu thì dân không thấy nặng, thấy cản, mà thấy được dẫn dắt chở che nên bền lâu. Ở trên dân, trước dân mà hách dịch cửa quyền thì dân cảm thấy mình bị xem thường, bị đè nén, áp bức do đó không bền. Người nắm quyền trị dân phải là một với dân với nước. Đặc biệt, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ mình là một người không màng đến
vòng danh lợi, không ham muốn công danh phú quý. Bản thân Bác chỉ cần một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu. Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng một số tư tưởng nhân sinh của Đạo gia đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và tư tưởng của Hồ Chí Minh, một người cộng sản vĩ đại được nhân dân trên toàn thế giới kính trọng.
Học thuyết của triết học Đạo gia nhằm đưa con người trở về với trạng thái nguyên sơ, nguyên thủy mà ở đó con người chưa xa cái đức tự nhiên, chưa làm mất cái đức tự nhiên vốn có. Đất nước mà Đạo gia hướng đến ở đây là một đất nước nhỏ, dân ít, người cầm quyền sử dụng đạo đức để trị dân, cái xã hội mà họ đề cập đến hoàn toàn không phù hợp với xã hội phát triển của chúng ta hiện nay. Nhưng điểm sáng của triết học Đạo gia ở đây là các ông mơ ước đến một xã hội hòa bình, không có tranh giành, không dùng vũ lực, binh đao để tiêu diệt người, mưu cầu thống trị thiên hạ. Ông thấy xã hội thời đó loạn lạc, vì thói đa dục, xảo trá, tranh nhau, ông thấy cái hại của nền văn minh, của chính sách hữu vi quá đáng nên ông phản bác lại. Theo ông nếu cứ theo cái hướng cũ thì xã hội càng loạn thêm, phải đổi hướng đi, và ông chỉ cho ta cái hướng ngược lại, phải sống đơn giản, bớt dục vọng, xảo trá mà nhường nhịn lẫn nhau, tôn trọng tự do của nhau. Đó là những chân lý rõ ràng nhất, đơn giản nhất, dễ biết dễ làm như ông nói: “Ngô uyên thậm dị tri, thậm dị thành” [33, tr. 263]. (Lời của ta rất dễ hiểu, rất dễ làm). Lão Tử không dùng lời để dạy bảo mà lấy chính bản thân mình để dạy, lấy việc làm của mình để dạy chứ không phải chỉ dùng thuyết giáo và pháp giáo. Phương pháp đó cũng chính là cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, một nhân cách vĩ đại lấy chính bản thân mình là tấm gương soi cho mọi người. Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh phong trào học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học phong cách sáng ngời của người để giáo dục, rèn luyện bản thân xứng đáng là “người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
can thiệp vào đời sống của dân chúng), trọng hòa bình, không tranh giành mà nhường nhịn nhau tấm lòng khoan dung (dĩ đức báo oán), thương kẻ nghèo và nếp sống tự nhiên, giản dị, tri túc, thanh tĩnh…đó mới là những giá trị nhân văn rất cao, không triết gia chân chính nào không muốn hướng tới. Chúng có một sức mạnh thu hút ta, khiến ta hướng thượng, cao cả hơn, trong sạch hơn, vừa lãng mạn, vừa nên thơ. Sức hấp dẫn của triết học Đạo gia chính là ở chỗ đó.
KẾT LUẬN
Đạo gia là một trào lưu triết học lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Nó đã ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đến tư tưởng mà cả truyền thống văn hóa của hầu hết các dân tộc châu Á, trong đó có Việt Nam. Lão Tử được coi là người sáng lập ra trường phái triết học Đạo gia, người đã đưa học thuyết về Đạo, Đức cùng với tác phẩm “Đạo đức kinh” chỉ khoảng 5000 chữ trở thành một tên tuổi lớn không bị phai nhạt bởi thời gian, mà ngược lại đó còn là một tác phẩm độc nhất vô nhị có giá trị nhân sinh rất gần với những quy luật tất yếu của sự sống và sự vận động vũ trụ. Vì vậy mà Đạo đức kinh mãi mãi là một tác phẩm có giá trị đặc biệt về tư tưởng nhân sinh và đạo đức nhân văn của cả loài người. Đạo đức kinh là tác phẩm duy nhất trình bày học thuyết vô vi (bất can thiệp, thuận theo tự nhiên) một cách đầy đủ, có hệ thống, bằng một bút pháp độc đáo, nửa như phú, nửa như thơ.
Đối với triết học Đạo gia, tư tưởng về Đạo chiếm một vai trò cực kỳ