Nhu nhược và bất tranh

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó (Trang 62)

Đối với triết học Đạo gia, đặc biệt là triết học Lão Tử thì nhu nhược (mềm yếu) và bất tranh (không tranh giành) là một nghệ thuật sống của con người. Với người đời thì đây là đường lối tiêu cực, yếu đuối, ươn hèn nhưng với Lão Tử nó lại là phương thế ưu việt để thành công. Ông nói: “Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử dã kiên cường. Vạn vật thảo mộc chi sinh dã nhu thúy, kỳ tử dã khô cảo. Cố, kiên cường giả tử chi đồ. Nhu nhược giả sinh chi đồ. Thị dĩ bình cường tắc bất thắng, mộc cường tắc chiết. Cố, kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng” [66, tr. 305-306]. (Con người khi còn sống thì mềm mại, khi chết thì cứng rắn. Cỏ cây khi sống thì mềm mại uyển chuyển, khi chết thì khô cứng. Cho nên cứng rắn đồng dạng với chết, mềm mại đồng dạng với sống. Vậy nên binh mạnh tất không thắng, cây cứng tất gãy. Thế nên, cứng mạnh ở dưới, mềm yếu ở trên). Để nói lên tính cách tích cực của nhu nhược, Lão Tử lấy hình tượng nước làm mẫu: “Thiên hạ nhu nhược mạc quá ư thủy. Nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng. Kỳ vô dĩ dị chi. Nhu thắng cương, nhược thắng cường. Thiên hạ mạc năng tri, mạc năng hành” [66, tr. 311 - 312.]. (Trong thiên hạ không vật gì mềm yếu hơn nước, mà thắng vật cứng cũng không gì bằng nước, không gì thay nó được. Mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh, thiên hạ không ai là không biết điều đó, song không ai theo). Chính vì mềm mỏng nên nước mới có thể luồn sâu, lách xa, tiến tới khắp địa cầu, nơi thấp, nơi cao không đâu không có nước. Vật mềm yếu như nước mà thắng được những vật rắn như đá, gỗ, sắt thép thì không có vật nào hơn nó. Sức mạnh ấy chính là nước chảy, đá

mòn. Không thể phủ nhận rằng “nhu nhược thắng cương cường” là một mệnh đề trí tuệ, nhưng nó không hoàn toàn tuyệt đối mà chỉ có những sự việc được hoạch định kỹ càng trước thì mới có thể phát huy được hiệu quả của nó một cách thiết thực nhất. Lão Tử đã quá cường điệu hóa tính ôn nhu, biết đối phương mạnh mà ta vẫn giữ lấy cái nhu của mình, dùng nó để chiến thắng đối phương. Trong thực tế, không nên lấy quan điểm của Lão Tử mà lý giải một cách cực đoan, giống như chuyện chiến tranh, chuyện kinh doanh làm sao chúng ta có thể ôn nhu được và không có chiến tranh làm sao lịch sử xã hội có thể phát triển được. Các nhà dùng binh đời sau cho rằng chiến tranh không thể mất đi nhưng lại chịu ảnh hưởng quan điểm về chiến tranh của Lão Tử, hạn chế lý tình và hạn chế chiến tranh đó là việc yên dân làm tiêu chuẩn. Cuộc chiến tranh trên thương trường của xã hội hiện đại cũng vậy, không thể nói đó là việc chẳng lành được. Trong xã hội luôn tuyển chọn cái ưu và đào thải cái khuyết thì xã hội mới phát triển được, cho nên cạnh tranh trong thương nghiệp thì xã hội sẽ không ngừng phát triển, là động lực phát triển không ngừng của tự nhiên, là tồn tại tất yếu. Nhưng điều quan trọng là cạnh tranh công bằng nếu không sẽ phải trả giá hết sức nặng nề, đó là điều mà các nhà doanh nghiệp sáng suốt phải hết sức tránh bởi trong cuộc sống thực tế, mọi việc không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, đặc biệt là trong xã hội công nghiệp hiện đại cạnh tranh gay gắt như ngày nay. Trong tình thế này, phải suy nghĩ rằng: biến lùi là tiến, lùi bước là để chờ đợi thời cơ, như thế thì có thể khiến cho đầu óc của chúng ta trở nên sáng suốt. Dù ở chỗ yếu cũng không mất lòng tin, lấy mềm thắng yếu, dù ở chỗ mạnh cũng không ỷ thế mà ngông cuồng, luôn luôn giữ lấy thế tấn tới. Nói đến tính nhu nhược của nước ấy, Lão Tử muốn nói đến tính khiêm nhường và tính bất tranh. Khiêm nhường là hạ mình, nhường nhịn, không tranh giành với ai và ông lấy sông biển làm ví dụ: “Giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương giả dĩ kỳ thiện hạ chi” [66, tr. 280.]. (Sông biển sở dĩ làm vua trăm khe lạch vì khéo ở thấp) và “Dĩ kỳ bất tranh cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh” [66, tr. 280.]. (Bởi vì nó không tranh cho nên thiên hạ không cùng tranh với nó

như nước thế nhưng lại không gì cứng mạnh có thể kháng cự lại được. Chúng mềm yếu dường như không có thực thể nhưng lại xâm nhập vào được những vật thể cứng chắc không có chỗ hở. Với đường lối nhu nhược và bất tranh, Lão Tử là người phản đối chiến tranh và chủ trương không dùng biện pháp quân sự để giải quyết việc xích mích với các nước láng giềng. Lão Tử phản đối việc dùng binh lực bức thiên hạ, như vậy thiên hạ sẽ tìm mọi cách để báo thù và chiến tranh xảy ra liên miên bất tận, dân chúng khổ sở. Sau những cuộc hành quân lớn thì sẽ có chuyện hao người, hao của. Sau khi cuộc chiến đi qua xác chết chất thành đống, bệnh dịch phát tán, nhất định đó là một năm hoang tàn, cho nên người giỏi dụng binh, chỉ mong dụng binh đạt được mục đích là đủ, thật chẳng dám hiếu chiến để khoe tài. Vì vậy, Lão Tử chủ trương không dùng sức mạnh để thắng mà thắng bằng phương thế mềm dẻo, khéo léo mà ngài gọi chung là nhu nhược thắng cương cường như sau: “Thiện vi sĩ giả bất vũ, thiện chiến giả bất nộ, thiện thắng địch giả bất dữ” [66, tr. 285.]. (Bậc toàn thiện không dùng vũ lực, người giỏi chiến đấu không giận dữ, người giỏi thắng địch không cần giao tranh). Lão Tử hoàn toàn không phủ nhận đấu tranh. Chỉ có điều khác với chúng ta là ông phản đối sử dụng bạo lực, không bao giờ cho rằng cái mạnh về quân sự lại được xem là yếu tố quyết định thắng lợi. Không đánh mà lui được binh giặc đó mới là người giỏi. Triết học Đạo gia phản đối chiến tranh, nhưng phản đối chiến tranh là chủ trương đầu hàng, mà chỉ là phản đối việc dùng vũ lực để đi xâm lược kẻ khác, nếu như kẻ địch đến xâm lược, không thể bó tay chịu trói mà phải chiến đấu đến cùng. Không những trong chiến tranh cần phải như vậy mà trong việc đối nhân xử thế cũng phải nhận thức như vậy. Như vậy rõ ràng chỉ khi nào có một tài năng xuất chúng, một khả năng xuất chúng, một khả năng hiểu biết sâu sắc về quy luật vận động chung của lịch sử và quy luật phát triển của mỗi mâu thuẫn, một trí tuệ, một đạo đức vượt trội thì mọi mâu thuẫn đối kháng sẽ được giải quyết bằng đối thoại chứ không phải đối đầu. Cạnh tranh lành mạnh là động lực để thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử xã hội nhưng tranh chấp là thể hiện sự băng hoại của đạo đức, là sự bất lực của trí tuệ, là sự thất bại của chính trị. Thiếu cạnh tranh lành mạnh là hạn chế phát triển. Không

có tranh chấp sẽ có hòa bình, xã hội sẽ trong sạch, hạnh phúc nhân loại sẽ tràn đầy.

Như vậy, khi nói đến quân sự Đạo gia đã thể hiện rõ chủ trương dùng phương thế “nhu nhược” và “bất tranh” để thắng đối phương. Quân sự là lĩnh vực thể hiện đầy đủ nhất, cụ thể nhất quan điểm đấu tranh để giải quyết những mâu thuẫn đối kháng. Song không phải vì thế mà người ta đã mất hết hi vọng vào khả năng hóa giải bằng phương pháp đối thoại trên cơ sở của trí tuệ và sự hiểu biết lẫn nhau, thông qua nhận thức từ những chân lý tự nhiên, những quy luật của tạo hóa và xã hội. Qua quan điểm trên, chúng ta có thể nhận thấy Lão Tử là người rất quan tâm đến sự ổn định và hạnh phúc của xã hội. Đó cũng chính là cách xử thế mà triết học Đạo gia dùng để phản ứng lại cảnh tượng đại loạn thời Xuân thu – Chiến quốc.

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)