Thuật dưỡng sinh của Đạo gia

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó (Trang 30)

Dưỡng sinh chính là cách thức để bảo tồn sự sống được lâu dài. Sống lâu dài không phải để thỏa mãn hay hưởng thụ của cải vật chất trần gian mà sống lâu dài để hòa mình vào trời đất, vạn vật. Với dưỡng sinh, đặc biệt là trong triết học dưỡng sinh, Lão Tử đã đưa ra nhiều kiến giải quý giá, có ảnh hưởng rất lớn đối với việc phát triển của ngành y học đời sau. Tư tưởng của Lão Tử, gồm triết

học dưỡng sinh đều được ghi chép trong quyển “Lão Tử” rất được các nhà dưỡng sinh Đạo gia hậu thế xem trọng.

Theo Lão Tử, con người là một thực thể bao gồm tâm thân. Tâm là cơ cấu tinh thần, thân là cơ cấu vật chất. Muốn cho sự sống được lâu dài thì cơ cấu tinh thần phải hiệp nhất, cơ cấu vật chất cũng phải hiệp nhất, đồng thời cả hai cơ cấu phải hiệp nhất với nhau. Không thể có sự bền vững lâu dài khi tâm bị tán loạn và thân bị rã rời. LãoTử nói: “Tải doanh phách bão nhất, năng vô ly hồ? Chuyên khí chí nhu, năng anh nhi hồ? Địch trừ huyền lãm, năng vô tỳ hồ” [16, tr. 8 - 9]. (Cho hồn, phách thuần nhất, không rời đạo được không? Cho cái khí tụ lại, mềm mại như đứa trẻ sơ sinh được không? Gột rửa tâm linh cho nó không còn chút bợn được không). Giữ cho hồn phách trọn một không lìa khỏi “đạo”, gột bỏ cái nhìn tăm tối về sự vật là giữ cho tâm hồn được thinh lặng, trong sáng không bị tán loạn và tỷ ố. Cầm hơi thở đều đặn, nhu hòa, êm ả như trẻ thơ không có nhanh chậm, hồi hộp thất thường là giữ cho thân xác khỏe mạnh; bởi vì hơi thở là chủ của thân xác. Đó là phép dưỡng sinh gồm hai phần “điều tâm” và “điều khí” của Đạo gia. Lão Tử lại nói: “Ngũ sắc linh nhân mục manh, ngũ âm linh nhân nhĩ lung, ngũ vị linh nhân khẩu sảng, trì sính điền liệp linh nhân tâm phát cuồng, nan đắc chi hóa linh nhân hành phương” [33, tr. 180-181]. (Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt, ngũ âm làm cho người ta ù tai, ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi, ruỗi ngựa săn bắn làm cho lòng người ta mê loạn, vàng bạc châu báu làm cho hành vi người ta đồi bại). Theo Lão Tử, sự chú trọng đến màu sắc, âm thanh, mùi vị, săn bắn, của cải quý hiếm…đã làm tổn hại đến cả tâm hồn và thể xác, do đó sự sống không kéo dài được. Ông còn nêu ra một mẫu mực cho người dưỡng sinh đó là đứa con đỏ. Kẻ nào dồi dào năng lực thì giống như đứa con đỏ, không bị ngoại vật lụy thân, suốt ngày la hét không biết mệt vì tâm thân hòa hợp hoàn toàn: “Hàm đức chi hậu, tỉ ư xích tử. Độc trùng bất thích, mãnh thú bất cứ, quặc điểu bất bác. Cốt nhược căn nhu nhi ác cố, vị tri tẫn mẫu chi nhi tôi tức, tinh chi chí dã. Chung nhật hào nhi bất

trùng không chích, mãnh thú không vồ, ác điểu không quắp. Xương yếu gân mềm mà tay nắm rất chặt, chưa biết giao hợp mà con cu dựng đứng, như vậy là tinh khí sung túc. Suốt ngày la hét mà giọng không khàn, như vậy là khí cực hòa).

Trong “đạo” dưỡng sinh của Lão Tử, ông đặc biệt không bàn đến việc dùng thức ăn, thức uống hay thuốc men bổ dưỡng nào. Trái lại, còn nói đến việc quá bồi dưỡng cho sự sống thì có hại, làm cho thân xác mạnh lớn thì chóng già. Những điều đó là trái với “đạo”, mà trái với “đạo” thì chết sớm. Chính vì vậy, Lão Tử chỉ nói đến việc giữ lấy “đạo”, thuận theo lẽ tự nhiên của “đạo” và đặc biệt phải giữ cho tâm hồn “hư, tĩnh”. Có như vậy tâm mới không rời thân và tâm thân không rời “đạo”. Giữ được “đạo” tức là huyền đồng với “đạo”, bỏ đi những gì sắc sảo, riêng tư. Ông lại nói: “Tắc kì đoài, bế kì môn, tỏa kì nhuệ, giải kì phân, hòa kì quang, đồng kì trần, thị dĩ huyền đồng” [33, tr. 246]. (Ngăn hết các lối, đóng hết các cửa, không để lộ sự tinh nhuệ ra, gỡ những rối loạn, che bớt ánh sáng, hòa đồng với trần tục như vậy gọi là huyền đồng). Lão Tử cho rằng, con người muốn không bị tai họa thì không sinh sự với ai, không nên để lộ sự tinh nhuệ, thích ứng được với mọi tình huống thì sẽ cảm thấy an vui. Theo Lão Tử, người biết dưỡng sinh là người chẳng những kéo dài được sự sống của thân xác mà còn duy trì được sự sống siêu nhiên của bản tính, không bao giờ bị mất đi cho dù thân xác có lúc chết: “Bất thất kì sở giả cửu, tử nhi bất vong giả thọ” [33, tr. 214]. (Không rời nơi chốn của mình thì được lâu dài, chết mà không mất là trường thọ).

Đối với Trang Tử, dưỡng sinh của con người là để giữ gìn sức khỏe, giữ cho tâm trong sạch, ít ham muốn, tuân theo lẽ tự nhiên. Trang tử đề cao sức khỏe tâm hồn của con người, đó chính là điều kiện để con người sống trường thọ. Trang Tử cho rằng dưỡng sinh không hoàn toàn đồng nghĩa với dưỡng thân nên ông đã phân biệt giữa dưỡng sinh và dưỡng thân. Hình thể nguyên vẹn nhưng chưa hẳn là tồn tại, ngược lại hình thể không nguyên vẹn nhưng chưa hẳn là tồn tại. Trong thiên Đức sung phù, Trang Tử có viết: “Thân Đồ Gia là người

cụt chân, cùng với Tử Sản nước Trịnh đến học ở thầy Bá Hôn Vô Nhân. Tử Sản nói với Thân Đồ Gia, người đã tàn tật như vậy, lại còn mong tranh thiện với Nghiêu hay sao? Kể về đức của người, không đủ để xét lại mình ư? Thân Đồ Gia đáp: Những kẻ cậy mình có đủ hai chân mà chế nhạo người cụt chân như ta thì nhiều lắm. Nay ta với ngươi chơi ở chỗ bên trong của hình hài, mà ngươi lại còn khắt khe với cái hình hài bên ngoài của ta, chẳng phải cũng lầm lỗi hay sao?” [61, tr. 72 - 73.]. Chân bị tàn tật nên là không nguyên vẹn. Người bị cụt chân tuy không toàn vẹn nhưng không thể cản trở anh ta theo đuổi đạo lý. Đạo được hay mất không ở chỗ ngoại hình nguyên vẹn hay không, mà ở chỗ ý nghĩ có đạt đến hay không. Hình thể là cái ở bên ngoài, ý nghĩ là cái ở bên trong nên nó chơi ở bên trong cái hình hài. Trong thiên Nhân gian thế, ông viết: “Nghe

dừng ở tai, lòng dừng ở chỗ hợp” [61, tr. 62]. Như vậy, Trang Tử cho rằng đạo

lý có đạt được hay không là ở ý nghĩ, ở tâm hồn, hình tuy không nguyên vẹn nhưng lại đạt được ý, đắc đạo, nên gọi là “Đức sung phù”.

Theo Trang Tử, sinh sinh tử tử giống như chuyện đến rồi đi, giống như sự thay đổi của bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Sống không hẳn là được, mà chết không hẳn là mất hết. Ngược lại, chết lại có khả năng quay về với vạn vật, vì vậy càng gần với đạo, do đạo ủy thác, khiển trách. Sinh tử như việc đến rồi đi, tử là quay về với vạn vật, là đại dụng của đạo, nên nói là “xem cái chết như

một sự quay về”. Nhân sinh và vạn vật vũ trụ như nhau, đều bất biến, bất di, lặp

đi lặp lại, sinh sinh tử tử, ra từ đạo mà vào cũng từ đạo. Trong thiên Tại hựu,

ông có ghi “Quảng Thành Tử nằm quay đầu về hướng Nam, Hoàng đế đi bằng đầu gối vào bái lạy mà hỏi rằng, nghe bảo ngài đã đạt đến chí đạo, vậy dám hỏi làm thế nào để thân được trường cửu? Quảng Thành Tử ngồi bật dậy, nói: Hỏi hay đấy! Lại đây! Ta nói cho ngươi biết về chí đạo. Tinh hoa của chí đạo xa xăm huyền diệu. Cực điểm của chí đạo, mơ hồ không rõ. Không nhìn thấy không nghe thấy, giữ thần cho tĩnh, hình tự khắc sẽ ngay. Thanh tĩnh, không lao nhọc hình thể, không lay động tinh thần, thì có thể trường thọ. Mắt không nhìn thấy, tai không nghe thấy, tâm không biết, tinh thần của ngươi sẽ giữ lấy hình

như không biết đến, biết nhiều sẽ thất bại. Trời đất có khí quan, âm dương có tạng. Thận trọng giữ lấy thân mình, vật tự nó sẽ khỏe mạnh. Ta đã giữ lấy điều đó để sống hòa nhã. Cho nên ta tu thân đã hơn 1200 năm rồi mà vẫn chưa bị già yếu” [61, tr. 122-123]. Ông cho rằng, sinh lão bệnh tử như ngày và đêm, là quy luật tự nhiên không thể chống lại. Ông thuận theo quan điểm xem chuyện sinh tử “không vui vì được sống, không buồn vì phải chết” của người xưa. Chính vì vậy, Trang Tử đưa ra phương pháp dưỡng sinh riêng của mình gồm:

Thứ nhất là phương pháp dưỡng sinh ít tư lợi. Trang Tử cho rằng “tư” là nguồn gốc của mọi cái ác, của trăm thứ bệnh tật. Con người nếu lòng tư lợi quá nhiều thì gặp chuyện gì cũng tính toán chi li, lo được lo mất, tư tưởng không yên, lâu dần chắc chắn sẽ dẫn đến lao lực, hao mòn tinh thần, tích tụ thành bệnh, và tất sẽ phải thất bại. Chỉ có gạt bỏ lòng tham danh lợi để tinh thần được khuây khỏa, có thể bảo vệ bản thân đến hết đời. Người mà trong tận đáy lòng không hề tính toán riêng tư mới có thể mang chí lớn, không tính toán công danh lợi lộc, không ham vật chất, mới có thể biết niềm vui bình thường, trong lòng bình thản, tất sẽ trường thọ.

Thứ hai là phương pháp dưỡng sinh ít ham muốn bởi ham muốn dục vọng sẽ dẫn đến bệnh tật. Một người nếu nén được dục vọng thì sẽ không làm tổn hại đến thân, đến lòng tự trọng. Điều tiết được chuyện ăn uống, sẽ không dẫn đến chuyện vì tiền mà hại nhau, tham ăn dẫn đến hại thân. Bớt ham muốn quyền lực địa vị thì sẽ không dẫn đến cảnh luồn cúi, lợi dụng, tổn hại đến tinh thần. Làm nhiều điều bất nghĩa thì giảm tuổi thọ, chỉ có những người biết sự phồn thịnh, giữ được sĩ diện, an thân, mưu chí, gây dựng cơ nghiệp, giữ mình trong sạch mới đáng gọi là đấng trượng phu. Ít ham muốn để sống trường thọ là điều cốt yếu được đề cao trong dưỡng sinh của Trang Tử.

Thứ ba là phương pháp dưỡng sinh thanh tịnh. TrangTử cho rằng, tĩnh lặng có thể trừ được bệnh. Một người suốt ngày nóng nảy không yên, tư tưởng không thoải mái, lao tâm khổ tứ thì bách bệnh sẽ phát sinh. Ông đề xướng, phàm những người có chí dưỡng sinh, đều phải rèn luyện năng lực tự khống chế

bản thân, phải giữ mình được thoải mái, tự nhiên, vững vàng trong hoàn cảnh hỗn loạn. Vì vậy, ông đã sáng tạo phương pháp “thanh tịnh” giúp con người sống lâu.

Thứ tư là phương pháp dưỡng sinh phóng khoáng. Theo Trang Tử bệnh là do tâm khởi phát. Một người bị giam cầm trong xiềng xích tinh thần trong thời gian dài tất nhiên sẽ buồn bã, ủ rũ. Chính ví vậy, ông cho rằng tinh thần con người phải lạc quan, phóng khoáng thì sẽ trường thọ.

Có thể nói, sức khỏe là vốn quý của đời người. Vì vậy, để giữ gìn sức khỏe, con người phải sinh hoạt thuận theo tự nhiên, cần có sự vận động, luyện tập thường xuyên về thể chất, khí lực và tinh thần... Trang tử đã nhận thức được điều đó, nên đã đề ra các phương thức sinh hoạt, hình thức tập luyện để duy trì, nuôi dưỡng sự sống lâu dài và khỏe mạnh. Cả Lão Tử và Trang Tử đều rất chú trọng đến dưỡng sinh bởi theo các ông đây là phương pháp để con người có thể kéo dài tuổi thọ, sống trường sinh. Với dưỡng sinh, đặc biệt là triết học dưỡng sinh, Lão Tử và Trang Tử đã đưa ra nhièu kiến giải quý giá, có ảnh hưởng rất lớn đối với việc phát triển của ngành y học, dưỡng sinh học, triết học, khí công đời sau.

1.3. Đạo giáo - sự biến tƣớng của Đạo gia

Đạo giáo là một tôn giáo bản địa của Trung Quốc xuất hiện vào thời Đông Hán do Trương Đạo Lăng sáng lập. Cội nguồn tư tưởng của Đạo giáo rất phức tạp, vừa kế thừa tư tưởng quỷ thần và thuật bói toán cổ đại, vừa tiếp thu tư tưởng thần tiên và phương thuật thần tiên, ngoài ra nó còn dung nạp một số lý luận của Nho giáo, Phật giáo.

Đạo giáo là một tôn giáo bản địa của Trung Quốc, họ tôn Lão Tử lên thành Thái thượng lão quân, xem Đạo đức kinh là tác phẩm kinh điển, và xem sách Trang Tử là Nam hoa chân kinh. Một mặt họ kế thừa khái niệm Đạo của

Lão Tử, và cho đó là nguồn gốc của tạo hóa, trời đất và thánh thần, từ đó đã xây dựng nên đạo thần tiên, chủ trương con người phải ra công tu luyện để đạt đến cõi trường sinh bất tử. Cho nên Đạo không những là trung tâm trong học thuyết

của Đạo gia mà còn là trung tâm của Đạo giáo, bởi lẽ những yếu tố huyền bí của nó có thể giải thích theo kiểu Đạo giáo nên được xem là nguồn gốc của tôn giáo này.

Đạo giáo thừa nhận Đạo là chúa tể của muôn loài, phạm trù cơ bản của triết lý Đạo giáo là “Huyền”, Cát Hồng viết như sau: “Huyền (Đạo) là vị thủy tổ của giới tự nhiên, và là đại tông của vạn vật. Sâu thăm thẳm, xa mịt mù, cho nên nó rất huyền vi. Xa xôi dằng dặc nên nó rất kỳ diệu. Tầm cao của nó bao phủ lên chín tầng mây xanh. Tầm rộng của nó lồng cả tám phương vào một chỗ... Trời nhờ nó mà cao, đất nhờ nó mà thấp, mây nhờ nó mà bay, mưa nhờ nó mà xuống... ” [14, tr. 17]. Đạo huyền vi như vậy nên chỉ bậc tiên thánh mới có thể hiểu đạt Đạo để trường sinh bất tử.

Đặc biệt là quan điểm của Trang Tử về Đạo, Đạo vô hình, vô cực mà sinh ra Thượng đế, quỷ thần, đó là cơ sở để Đạo giáo khai thác và xây dựng lên học thuyết tôn giáo mình. Hạt nhân trung tâm trong tư tưởng Đạo giáo cũng có nguồn gốc từ quan niệm về chân nhân của Trang Tử. Theo ông, Đạo là thiên cơ, người biết được thiên cơ thì người ấy là chân nhân.

Đạo giáo ra đời không phải là để thực hành lý thuyết của Đạo gia, chỗ gặp gỡ của Đạo gia và Đạo giáo có lẽ chỉ ở thái độ chống đối chính trị, đạo đức, lễ giáo của giai cấp thống trị. Đạo giáo chỉ vay mượn những yếu tố nào đó trong tư tưởng về Đạo của Đạo gia rồi thần bí hóa nó và phát triển theo hướng duy tâm tôn giáo và tôn giáo này đã phát triển nhanh chóng lan rộng trong dân gian không chỉ ở Trung Quốc mà ở cả Việt Nam. Trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, Đạo giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc vào phong tục tín ngưỡng đối với nhân dân ta và những nước lân cận.

Chính những yếu tố thần bí của Đạo giáo đã được các vua chúa sử dụng nên Đạo giáo mới có chỗ đứng như vậy. Các vua chúa thường đam mê phương thuật luyện đan, phù phép, theo đuổi sự trường sinh bất tử đặc biệt là các vua chúa thời Đường, Tống, Minh. Nếu như mục đích của việc tu theo Phật giáo là thoát khổ thì mục đích của tu theo Đạo giáo là sống lâu. Đạo giáo thần tiên

tuyên truyền rằng, chỉ cấn đắc đạo thì có thể bay lên trời, trường sinh bất tử, trở thành tiên muốn gì được nấy.Thời kỳ này, Đạo giáo được sùng hơn Nho giáo và Phật giáo, nhưng giữa thời Minh trở đi, Đạo giáo ngày một suy yếu. Kể từ đây, Đạo giáo chính thống không còn cơ hội để phát triển nữa, song Đạo giáo trong dân gian thì vẫn phát triển rộng rãi, hơn thế nữa nó đã dung hợp với tín ngưỡng dân gian ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của con người Trung Hoa và các nước lân cận trong đó có Việt Nam.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA

Đối với mỗi triết gia hay một hệ thống triết học nào đó, bên cạnh những quan điểm về bản thể luận thì họ còn trình bày những quan điểm riêng của mình

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)