Nghĩa lịch sử

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó (Trang 73)

Trong lịch sử phát triển hàng mấy nghìn năm của văn hóa truyền thống Trung Quốc, Đạo gia kết hợp cùng với Nho, Phật luôn luôn là những dòng tư tưởng chủ yếu. Nho, Đạo, Phật giao thoa, kết hợp với nhau, hấp thụ và bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển làm phong phú đời sống tinh thần của người Trung Quốc và một số nước lân cận trong đó có Việt Nam. Giá trị bất hủ của triết học Đạo gia để nó có chỗ đứng quan trọng đến vậy là bởi nó hướng con người đến những chân lý giản đơn nhưng hết sức thiết thực để mưu cầu hạnh phúc cho con người. Dù đã trải qua 2500 năm nhưng triết học Đạo gia, đặc biệt

là triết học Lão Tử với tác phẩm Đạo đức Kinh bất hủ vẫn chưa một lần bị quên lãng, ngược lại nó còn được khảo luận, bình chú hàng ngàn lần và nó vẫn là một tác phẩm độc nhất vô nhị, có giá trị nhân sinh rất gần với những quy luật tất yếu của sự sống và sự vận động vũ trụ. Như vậy, chúng ta cũng đủ thấy được sức ảnh hưởng to lớn của triết học Đạo gia đối với con người và xã hội Trung Quốc như thế nào. Chính vì sự ẩn chứa những tư tưởng vĩ đại với một quan điểm sâu sắc như vậy về vũ trụ nhân sinh và Đạo trị mà hậu thế không thể bàn cãi gì về mặt giá trị và việc định danh giá trị ấy. Triết học nhân sinh Đạo gia có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Trung Quốc và nó trở thành cái gậy đỡ tinh thần cho người Trung Quốc và nó đã ảnh hưởng rất sâu sắc, rộng rãi và lâu dài trong lịch sử Trung Quốc.

Tuy nhiên, những tư tưởng đó lại là cội nguồn cho sự phát sinh của Đạo giáo vào thời Đông Hán, nó đã bị tôn giáo hóa những tư tưởng của Đạo gia nguyên thủy. Lão Tử không còn là một triết gia nữa mà đã trở thành một Thái Thượng Lão Quân mang màu sắc của một tôn giáo bản địa. Trung Quốc thời xa xưa có nhiều thế kỷ chiến tranh loạn lạc liên miên, đem lại bao đau thương, chết chóc cho hàng vạn sinh linh vô tội. Thực tế lịch sử tàn khốc này đã làm nảy sinh một quan niệm xử thế, con người cốt sao giữ được tính mạng, bảo tồn lâu dài được cuộc sống. Thêm nữa, mất lòng tin ở cuộc sống, con người tất yếu tìm đến những lực lượng siêu nhiên thần tiên để gửi gắm niềm tin, cầu mong sự yên ổn, mạnh khỏe sống lâu trước cuộc đời tráo trở, kiếp người quá ngắn ngủi. Đạo giáo xuất hiện đã đáp ứng được điều này. Nó đã an ủi văn nhân, sĩ đại phu trong lúc trốn tránh bức hại của chính trị, cân bằng tâm lý bằng cách cầu tiên vấn đạo, cao bước xuất thế, xa rời cái hại, đi tìm trường sinh bất lão. Với những phương thuật có thể sai thần khiến quỷ, bắt yêu trừ tà, cùng những cách trị bệnh phù thủy, Đạo giáo càng hấp dẫn đối với dân sinh nghèo khổ vì chiến tranh, bệnh tật, tăm tối vì chính sách ngu dân. Có thể nói, Đạo giáo đã đem đến cho các giai tầng trong xã hội phong kiến Trung Quốc xưa một sự yên ổn, cân bằng trong tâm thái, một mơ ước trường sinh bất lão có khả năng trở thành hiện thực với phương thức tu luyện, luyện đan, uống thuốc…để trở thành tiên sống mãi không

chết. Qủa nhiên các phương thức làm sống lâu của Đạo giáo đã trở thành một loại mê tín của thế tục. Ma lực tôn giáo đã lôi cuấn từ hoàng đế cho tới thứ dân phải lao vào để thỏa mãn khát vọng trường sinh bất tử.

Nhưng dù thế đi nữa thì chỗ đứng của triết học Đạo gia không bao giờ mờ nhạt trong văn hóa tư tưởng của người Trung Hoa nói riêng và người Á Đông nói chung, Lão Tử và Đạo Đức Kinh cùng với triết học Đạo gia sẽ không bao giờ bị quên lãng dù xã hội có phát triển mạnh mẽ như thế nào. Thực tế vẫn đang chứng minh điều đó là hoàn toàn đúng bởi đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng chúng ta vẫn đang nghiên cứu lại triết học Đạo gia nhằm đưa ra một phương thuốc để chữa trị căn bệnh trầm kha cho con người hiện đại. Nhưng cũng có nhiều ý kiến, nhận định chê bai Đạo gia, đặc biệt là các học thuyết đương thời: Nho, Mặc, Pháp. Người ta có thể trách Đạo gia là quá sùng thượng tự nhiên, cho tự nhiên là hoàn hảo tột bậc, năng lực vô biên, một thần khí loài người chỉ phải tuân theo, không được làm trái lại, không được tìm cách sửa đổi, càng sửa đổi thì càng có hại. Sùng thượng tự nhiên, mạt sát nhân vi, tức là phủ nhận sự tiến bộ, sự văn minh, trở về huyền thoại con người dã man, cho đời sống của người sơ khai sung sướng nhất, tính tình của họ dễ thương nhất. Xét chung, quả thực là con người càng văn minh càng xảo trá, lòng dục càng tăng, sự cạnh tranh để sinh tồn càng khốc liệt. Cái phác của con người sơ khai, có điểm khả ái thật nhưng bảo họ là con người lý tưởng, đáng quý hơn những người mà chúng ta gọi là đạo đức, rồi kết luận rằng phải tuyệt thánh khí trí, bỏ hết nhân, nghĩa, lễ, trí…thì thật vô lí.

Ngay đến việc đem tự nhiên và nhân vi đối lập với nhau cũng là một điểm vô lí nữa. Xã hội lí tưởng của Lão Tử tuy là chất phác đấy nhưng đâu phải là tự nhiên, mà chính là nhân vi rồi. Con người nguyên thủy đâu có quần áo, nhà cửa, đâu biết nuôi gà, chó, muốn thật là tự nhiên thì phải ăn lông ở lỗ, mà muốn giữ cái đức, cái phác của Lão Tử thì phải như loài muông thú. Con người không chỉ có nhu cầu ăn no, mặc cho ấm, mà còn nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, sáng tạo vậy mà lại trở về thời nguyên thủy chỉ nên làm cho dân “lòng thì hư tĩnh, bụng

trương vô vi mà sao còn đề nghị xóa bỏ văn minh đi. Làm sao mà xóa bỏ được, chẳng nhẽ nào phá hủy hết từ lâu đài, cầu cống, đồ dùng, máy móc, chữ viết, vải vóc…chăng? Dù cho được đi nữa, thì sống như người nguyên thủy trong một thời gian, con người lại sẽ tìm tòi, phát kiến, lần lượt tạo nên một nền văn minh mới. Như vậy là không thực tế.

Triết lý khiêm nhu, bất tranh cũng rất có hại, đưa tới sự diệt thân và diệt chủng. Nó cũng trái với tự nhiên, với bản năng tự vệ của con người. Muốn hoàn toàn theo tự nhiên, theo đạo thì đáng lẽ phải tán thành sự tự do cạnh tranh chứ, vì luật cạnh tranh để sinh tồn là một luật tự nhiên. Người ta còn trách Lão Tử ngụy biện nữa, không tranh với địch sao thắng được địch. Tuy nhiên, không phải vì thế sức sống của Đạo gia mờ nhạt mà thậm chí nó còn có sức sống lâu bền với thời gian.

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó (Trang 73)