Công thành thân thoái

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó (Trang 67)

Có thể nói, Lão Tử là triết gia đầu tiên của triết học Đạo gia đã tìm nguyên nhân sâu xa sự sa đọa của loài người. Theo Lão Tử, nguyên nhân chính, duy nhất là tại con người mỗi ngày mỗi xa đọa, không sống thuận theo đạo, tức thuận theo tự nhiên, mất sự chất phác, có nhiều dục vọng quá, càng nhiều thông minh lại càng nhiều dục vọng, càng xảo trá, tranh giành nhau, chém giết nhau. Chính vì vậy, ông đưa ra triết lý sống “công thành thân thoái” như sau: “Kim ngọc mãn đường, mạc chi năng thủ, phú quý nhi kiêu, tự di kì cứu. Công thành thân thoái, thiên chi đạo” [33, tr. 177] (Vàng ngọc đầy nhà, làm sao giữ nổi, giàu sang mà kiêu là tự rước lấy họa. Công thành thân thoái rồi thì nên lui về, đó là đạo trời). Lão Tử là người hiểu một cách trực quan cảm tính quy luật của tạo hóa, luật của tạo hóa thì luôn cân bằng và nó bao hàm cả sự biến dịch, không có gì đầy mà không vơi, mãn mà không khuyết, thịnh mà không suy. Hiểu rõ quy luật của tạo hóa như vậy nên các bậc thánh trí không ôm cái gì đã đầy, không thấy cái gì là đủ, không để cái gì đi đến thái quá. Giàu có mà kiêu ngông, tài trí mà không khiêm tốn tất sớm muộn gì họa cũng sẽ tới. Triều cường phải có sóng, nước lũ không thể trong, tránh sao khỏi họa. Việc đã thành, thân nên lui về để tránh cho mình và thiên hạ cái họa tranh đoạt. Nhưng sự thực cuộc sống thì đâu có như vậy, thành công đang thăng tiến thì thừa thắng xông lên chứ làm sao ngưng được, quyền uy nắm trong tay, tiền bạc chảy vào như suối sao lại bảo phải rút lui. Cho nên, con người phải biết đủ và biết dừng đó mới là tiêu chuẩn trọng yếu của đạo làm người, có như vậy con người mới có thể sống thảnh thơi, an nhàn, hạnh phúc. Chương 46, Lão Tử nói: “Họa mạc đại ư bất tri túc” [66, tr. 222.]. (Không họa nào lớn bằng không biết đủ). Kẻ không có tài làm tướng thì dừng lại ở việc quân hưởng lộc lính, đó là kẻ biết đủ biết dừng.

việc trăm họ, không nhòm ngó đến ngôi cửu ngũ sao nguy? Quan điểm của Lão Tử thật rõ rang không chỉ kẻ thường dân cần thấm nhuần mà người trị quốc càng phải ngày ngày tâm niệm. Đây là lời khuyên vàng ngọc vì nó gắn với vận mệnh, với danh dự vinh nhục của một con người. Trong hành trang vào đời của mỗi con người, cái phải sắm đầu tiên là nhân cách và cái không bao giờ được bán cũng là nhân cách. Tâm hồn và phẩm giá mỗi con người có thể bị sắc màu ngoại vật nhuộm cho hoen ố, nếu ta thiếu ý thức và rèn luyện. Thế giới vật chất luôn đầy ắp những cạm bẫy để những kẻ thiếu ý thức về nhân cách sa vào. Công thành thân thoái, xong việc lớn rồi thì hãy lui về để giữ gìn thanh danh là một lời khuyên ngắn ngủi nhưng mà khó theo, khó theo vì không ai muốn từ bỏ thành công sau bao nhiêu ngày tháng phấn đấu gian khổ như vậy. Do vậy, “công thành thân thoái” là đạo xử thế lý tưởng do Lão Tử nghĩ ra. Nếu chúng ta quan sát tỉ mỉ đạo trời, ngày tháng trôi qua, hết đêm đến ngày, xuân qua hè đến, thu đi đông lại đều là hiện tượng bình thường nên “công thành thân thoái” rất tự nhiên. Thế giới thực vật như cây cối, hoa quả, đều âm thầm hoàn thành nhiệm vụ sứ mệnh của chúng. Thế giới động vật không ngừng sinh sôi, đời nối tiếp đời, ai có thể thoát khỏi sự giã từ sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình theo quy luật của tự nhiên chứ? Nếu nói là chỉ có con người không muốn chết, không chịu nghỉ ngơi, luôn đuổi theo công danh lợi lộc, mong muốn chiếm hữu những thứ mà nằm trong dự định của mình. Đâu biết rằng, đời người trong mặt vật chất này là thực tế nhất, dễ dàng nắm bắt nhất nhưng cũng đánh mất rất dễ dàng. Nhìn thấy được rằng, trong xã hội, con người thường sau khi có được công thành danh toại, họ không chỉ kiêu ngạo, mà còn không ngừng tìm kiếm công danh lớn hơn, để đạt được cái lợi lớn hơn, lập công lao hơn, cả đời mưu tính đủ điều, chà đạp lên tất cả, cuối cùng để được cái gì? Hay nó chỉ mang lại sự đau thương cho chính mình mà thôi! Người có thể xong việc rồi thì rút lui sẽ giữ được an toàn cho chính bản thân.

Trang Tử cũng đưa ra quan điểm của mình như sau: “Trời đất có cái rất đẹp mà không nói. Bốn mùa có phép khá rõ mà không bàn. Muôn vật có lý sẵn mà không thuyết. Thánh nhân là bậc theo được sự đẹp của trời đất, mà suốt

được lẽ của muôn vật. Cho nên chí nhân không làm, thánh nhân không gây dựng, nghĩa là xem ở trời, đất vậy” [61, tr. 227]. Mục đích triết học Trang Tử là cứu đời, cứu người vì vậy con người thực hành bản thân cuộc sống tuân theo đạo, tuân theo hay thuận theo tự nhiên trời đất. Vạn vật và con người đều tuân theo trật tự sắp xếp của tự nhiên nên đầy rồi sẽ vơi, thịnh rồi sẽ suy nên không thể cứ ôm mãi, níu giữ mãi thành của mình được. Công thành thân thoái là như vậy, các nhà triết học Đạo gia khuyên người đời nếu làm xong việc lớn rồi thì hãy rút lui để giữ gìn thanh danh và bảo toàn thân thể. Có như vậy, con người mới giữ được tiếng thơm đến muôn đời như chính cuộc đời của Lão Tử và Trang Tử. Chính vì thế mà dân chúng Trung Hoa coi trọng đạo Khổng nhưng cũng không quay lưng với đạo Lão mà còn có xu hướng thích đạo Lão. Họ trọng các nhà ẩn dật, các đạo sĩ có phần hơn các bậc hiền Nho. Họ cũng như các sĩ phu, còn trẻ thì theo “hữu vi” của Khổng, mà về già thì muốn theo “vô vi” của Lão, gặp thời bình trị thì tận tâm giúp nước, nhưng khi loạn quá rồi không thể cứu vãn được nữa thì rút lui, giữ tiết tháo mà đợi một thời thuận tiện hơn.

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó (Trang 67)