1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh

104 1,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 700 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Trường được sáp nhập từ hai trường cao đẳng với cơ chế quản lý và hoạt động khác nhau phần nào gây khó khăn trong công tác quản lý của trường trong đó có công tác quản lý tài chính ở những năm đầu trường mới thành lập. Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP, sau được thay thế bằng Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đến nay trường đã rất tích cực cải cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nhà trường, nhu cầu về tài chính ngày một gia tăng, trong khi nguồn NSNN cấp ngày một hạn hẹp. Do vậy đòi hỏi nhà trường cần phải có giải pháp hữu hiệu hơn nữa giúp nâng cao mức độ tự chủ tài chính, thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ được giao. Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh” đã được lựa chọn.

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CÔNG LẬP 3

1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập 3

1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập 3

1.1.2 Hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập 5

1.2 Cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập .7

1.2.1 Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính 7

1.2.2 Nội dung cơ chế tự chủ tài chính 8

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ tài chính 16

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập 18

1.3.1 Nhân tố chủ quan 18

1.3.2 Nhân tố khách quan 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH 22

2.1 Khái quát về Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh 22

2.2 Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng TC – QTKD 25

2.2.1 Tự chủ về thu tại Trường Cao đẳng TC – QTKD 25

2.2.2 Tự chủ về chi tại Trường Cao đẳng TC – QTKD 32

2.2.3 Phân phối chênh lệch thu chi tại Trường Cao đẳng TC - QTKD 64

Trang 2

2.3.1 Những kết quả đạt được 66

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 69

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TC - QTKD 74

3.1 Định hướng phát triển Trường Cao đẳng TC – QTKD trong những năm tới 74

3.1.1 Định hướng phát triển giáo dục – đào tạo Việt Nam trong những năm tới 74

3.1.2 Định hướng phát triển Trường Cao đẳng TC – QTKD trong những năm tới 75

3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng TC - QTKD 77

3.2.1 Đa dạng hoá các nguồn thu cho sự phát triển của trường Cao đẳng TC - QTKD 77

3.2.2 Nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thu hút “đầu vào” và thúc đẩy đầu ra, gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội 78

3.2.3 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính 79

3.2.4 Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với thực tế 80

3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất cho giảng dạy của nhà trường 83

3.3 Kiến nghị 83

KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

Ký hiệu Diễn giải

Trang 4

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng TC - QTKD 24

Bảng 2.1: Quy mô nhân sự của Trường Cao đẳng TC - QTKD năm 2009-2011 25

Bảng 2.2: Quy mô đào tạo của Trường Cao đẳng TC - QTKD 25

Bảng 2.3: Tổng hợp kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2009-2011 27

Bảng 2.4: Mức thu học phí tại Trường Cao đẳng TC - QTKD 29

Bảng 2.5: Bảng chi tiết nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2009 - 2011 30

Bảng 2.6: Mức đảm bảo chi hoạt động thường xuyên giai đoạn 2009-2011 31

Bảng 2.7: Chi tiết chi Ngân sách cho hoạt động giáo dục đào tạo giai đoạn 2009-2011 58

Bảng 2.8: Chi tiết chi ngân sách cho hoạt động đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên giai đoạn 2009-2011 60

Bảng 2.9: Chi tiết chi ngân sách cho hoạt động quản lý hành chính giai đoạn 2009-2011 60

Bảng 2.10: Chi tiết chi ngân sách cho chương trình mục tiêu Quốc gia 61

Bảng 2.11: Chi tiết chi từ nguồn thu sự nghiệp cho hoạt động giáo dục đào tạo giai đoạn 2009-2011 62

Bảng 2.12: Chênh lệch thu – chi thường xuyên giai đoạn 2009 - 2011 65

Bảng 2.12: Tổng hợp chi lương tăng thêm giai đoạn 2009-2011 69

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP, sau được thay thếbằng Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối vớiđơn vị sự nghiệp công lập, đến nay trường đã rất tích cực cải cách và đổi mới cơ chếquản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ động khai thác tối

đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi đảmbảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo Tuy nhiên, cùng với

sự phát triển của nhà trường, nhu cầu về tài chính ngày một gia tăng, trong khinguồn NSNN cấp ngày một hạn hẹp Và bên cạnh những ưu điểm tích cực vẫn cònnhững khó khăn, vướng mắc và hạn chế nhất định Do vậy đòi hỏi nhà trường cầnphải có giải pháp hữu hiệu hơn nữa giúp nâng cao mức độ tự chủ tài chính, thựchiện tốt mục tiêu nhiệm vụ được giao Luận văn được chia thành 3 chương

1 Chương 1: Cơ sở lý luận về tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập.

Trong chương này, Luận văn đã làm rõ khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn

vị sự nghiệp công lập, hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập,

từ đó nêu ra cơ chế tự chủ tài chính và nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tàichính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập Cụ thể như sau:

- Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức

do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụcông, phục vụ quản lý nhà nước

- Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập gồm 6 đặc điểm sau:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền thành lập

+ Đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật

+ Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xãhội, không vì mục đích lợi nhuận

Trang 6

+ Các sản phẩm do đơn vị sự nghiệp công lập tạo ra đều mang tính bền vững

và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội

+ Đơn vị sự nghiệp công lập trong quá trình hoạt động được nhà nước chophép thu một số các loại phí, lệ phí, được tiến hành các hoạt động sản xuất và cungứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên và góp phần tăng thu nhậpcho người lao động trong đơn vị

+ Hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởicác chương trình phát triển của nhà nước trong từng thời kỳ

- Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Thực tế có rất nhiều các tiêu thức để phân loại đơn vị sự nghiệp công lập Dựavào những căn cứ nhất định, đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại như sau:

Căn cứ và chủ thể quản lý:

+ Đơn vị sự nghiệp do trung ương quản lý

+ Đơn vị sự nghiệp do địa phương quản lý

Căn cứ vào mức tự đảm bảo chi phí thường xuyên, đơn vị sự nghiệp cônglập được sắp xếp vào một trong 3 loại sau:

+ Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạtđộng thường xuyên

+ Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên: + Đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động

- Hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập: Các đơn vị sựnghiệp công lập bên cạnh những hoạt động giáo dục đào tạo có những nét riêng biệt

so với các hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế Hoạt động của đơn vị sự nghiệpgiáo dục đào tạo luôn mang tính định hướng của nhà nước trong từng thời kỳ đặc

biệt là đối với các hoạt động đào tạo, năm học không trùng với năm ngân sách, cung

ứng dịch vụ công đặc biệt, sản phẩm là tri thức, sử dụng con người để giáo dục vàđào tạo con người Kết quả của việc GD-ĐT là tạo ra những con người được trang

Trang 7

bị đầy đủ tri thức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực

GD-ĐT mang tính kết nối cao giữa gia đình, nhà trường và xã hội

- Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

Cơ chế tự chủ tài chính là việc nhà nước phân cấp cho đơn vị, cơ quan đượcchủ động và chịu trách nhiệm trước nhà nước trong việc tạo nguồn thu và chi tiêutrong đơn vị, cơ quan nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Nội dung cơ chế tự chủ tài chính: Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CPngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn

số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 đã quy định rõ nộidung của cơ chế tự chủ tài chính:

Đối với tự chủ về thu, nguồn thu của đơn vị gồm nguồn kinhphí do NSNN cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn việntrợ, quà biếu, quà tặng, cho và các nguồn khác Đơn vị được tự chủcác khoản thu và mức thu theo quy định

Đối với tự chủ về chi, đơn vị có quyền chi tiêu, phân phối và

sử dụng nguồn tài chính Các đơn vị sự nghiệp có thể căn cứ vàotình hình thực tế của mình mà linh hoạt điều chỉnh các khoản chi,tiết kiệm các khoản chi không cần thiết hoặc tăng chi cho các vấn

đề trọng yếu, cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình Nội dung chigồm: chi cho hoạt động thường xuyên và không thường xuyên

Tự chủ về phân phối chênh lệch thu chi và sử dụng các quỹ:Căn cứ vào chênh lệch thu chi cuối năm các đơn vị sẽ phải trích tốithiểu 25% quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trả thu nhập tăngthêm cho người lao động và trích lập các quỹ

Luận văn cũng chỉ ra được chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ tài chính

Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu sự nghiệp

hoạt động thường xuyên = - x 100 % của đơn vị (%) Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Trang 8

- Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sựnghiệp giáo dục – đào tạo công lập Có thể khái quát các nhân tố đó thành nhân tốchủ quan và nhân tố khách quan:

Nhân tố chủ quan gồm: Quy mô, lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ được giaohàng năm của đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập; năng lực của bộ máyquản lý tài chính; công tác quản lý thu – chi; đội ngũ giảng viên

Nhân tố khách quan gồm: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đốivới lĩnh vực giáo dục và đào tạo và sự nhận thức đổi mới cơ chế quản lý của nhànước trong từng giai đoạn; sự đồng bộ của chính sách và pháp luật

2 Chương 2: Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng TC – QTKD

Chương này Luận văn đề cập đến những vấn đề sau: Giới thiệu khái quát vềtrường Cao đẳng TC – QTKD, thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại trường và đánhgiá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng TC – QTKD

- Khái quát về trường Cao đẳng TC – QTKD: Trường cao đẳng TC – QTKDtrực thuộc Bộ Tài chính, trụ sở đóng tại Văn Lâm – Hưng Yên Nhiệm vụ của nhàtrường được Đảng và Nhà nước giao cho là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh

tế phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Hiện nay trường đang đào tạo 4ngành với 11 chuyên ngành với quy mô đào tạo khoảng 9.000 sinh viên, học sinh

- Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng TC – QTKD

+ Về nguồn thu của trường được hình thành từ nguồn NSNN và nguồn thu

sự nghiệp Trung bình mỗi năm (2009-2011) nhà trường được nhận số kinh phí làhơn 7 tỷ đồng và nguồn thu sự nghiệp bình quân mỗi năm là khoảng 22 tỷ đồng.Nguồn thu sự nghiệp của trường gồm thu từ học phí, lệ phí, đào tạo liên kết, bồidưỡng, nghiên cứu khoa học, các hoạt động dịch vụ và các khoản thu khác

+ Thực trạng về sử dụng nguồn tài chính Đối với các khoản chi khôngthường xuyên nhà trường thực hiện chi theo đúng dự toán năm được duyệt Nộidung các khoản chi và định mức chi được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội

Trang 9

bộ, nội dung chi gồm: Chi thanh toán cho cá nhân; chi cho học sinh, sinh viên; chicho quản lý hành chính; chi nghiệp vụ giảng dạy học tập; chi nghiên cứu đề tài khoahọc công nghệ cấp trường của cán bộ, giáo viên và học sinh; chi khác.

- Đánh giá thực trạng tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng TC – QTKD:Trong suốt thời gian qua, trường Cao đẳng TC - QTKD đã đạt được một sốkết quả như sau: Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính khuyến khích đơn vị tăng cườngkhai thác nguồn thu, góp phần tăng tự chủ trong chi tiêu và thúc đẩy tiết kiệm chitiêu của nhà trường và tăng cao thu nhập cho cán bộ, giảng viên trong đơn vị

Bên cạnh những kết quả đạt được, trường vẫn còn có một số hạn chế nhấtđịnh trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: Thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhphần nào giúp đơn vị tăng cường huy động nguồn thu, nhưng vẫn chưa phát huyđược nguồn ngoài ngân sách và thu học phí Nguồn thu học phí của trường chưađược sử dụng linh hoạt và hiệu quả, giảm nguồn thu của trường Hiệu quả cáckhoản chi của trường về nâng cao chất lượng đào tạo còn rất thấp Chi tiền thù laocho giáo viên vẫn còn rất thấp Và hạn chế trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

- Nguyên nhân của những hạn chế là: Quy mô đào tạo đang dần bị thu hẹp.Năng lực của bộ máy quản lý tài chính chưa cao Số lượng và chất lượng đội ngũgiảng viên chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo vẫnchưa đảm bảo cho việc học tập và nghiên cứu Do hoạt động ở cả hai cơ sở nên chiphí phục vụ cho công tác quản lý chiếm tỷ trọng lớn Chính sách của nhà nướctrong lĩnh vực giáo dục đào tạo còn một số bất cập là nguyên nhân làm hạn chếnguồn thu của các đơn vị sự nghiệp GD-ĐT công lập trong đó có Trường Cao đẳng

TC – QTKD Mức giá cả chung trong nền kinh tế gia tăng là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến một số khoản chi quy định trong quy chế chi tiêu nội bộkhông còn hợp lý

3 Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng TC – QTKD

Những nội dung chính trong chương gồm: Những định hướng phát triểntrường trong những năm tới trên cơ sở định hướng phát triển giáo dục Việt Nam,

Trang 10

một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính và các kiến nghị với cơ quanquản lý.

- Mục tiêu của trường trong những năm tới : Phát triển Trường Cao đẳng TC– QTKD trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học về Kinh tế

- tài chính có chất lượng cao theo định hướng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đào tạonguồn nhân lực phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Bắc

- Xuất phát từ thực trạng của trường về thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhtrong 3 năm ( 2009 – 2011 ) bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khókhăn Để khắc phục khó khăn Luận văn đưa ra những giải pháp:

+ Đa dạng hoá các nguồn thu cho sự phát triển của trường Cao đẳng TC QTKD Nhà trường cần đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở các lớp bồi dưỡng vềtài chính kế toán, tin học, thực hiện liên kết với các trung tâm, các tỉnh, các trườngđại học trong phạm vi cả nước Đẩy mạnh xúc tiến quan hệ hợp tác liên kết đào tạovới một số cơ sở đào tạo Việc mở rộng hợp tác liên kết đào tạo không chỉ tăngcường nguồn thu cho nhà trường, tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên mà còn tạomôi trường tốt cho cán bộ giảng viên học tập phương pháp giảng dạy quản lý cáctrường đại học lớn đồng thời tăng cường được vị thế thương hiệu của nhà trường.Bên cạnh việc mở rộng các hoạt động liên kết đào tạo như hiện nay trường nênthành lập thêm các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng về tài chính, kế toán, thuế; trungtâm giới thiệu nguồn nhân lực cho khối doanh nghiệp, trung tâm bồi dưỡng thẩmđịnh giá…

-+ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính: Để thực hiện mục tiêunâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính các giải pháp cần thực hiện:

Tích cực cử các cán bộ làm công tác kế toán được đi học tập, bồi dưỡngnâng cao trình độ Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng các chế độ, chínhsách mới về quản lý tài chính nhất là các văn bản mới liên quan đến cơ chế tự chủtài chính, giúp cán bộ được cập nhất và nghiên cứu thực hiện đúng, hiểu quả cácvăn bản pháp lý của nhà nước Có kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ về chính trị, tinhọc, ngoại ngữ nhằm trang bị kỹ năng cần thiết phục vụ công việc chuyên môn; tận

Trang 11

dụng thế mạnh của trường về năng lực thiết bị để nâng cao trình độ của cán bộ đápứng yêu cầu của quản lý tài chính trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học

kỹ thuật, và công nghệ thông tin

+ Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với thực tế

+ Tăng cường cơ sở vật chất cho giảng dạy của nhà trường

- Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý

Thứ nhất, đổi mới phương thức quản lý đối với GD – ĐT: Cần giảm sự canthiệp quá nhiều của Bộ chủ quản Đổi mới phương thức quản lý theo “đầu vào”bằng phương thức quản lý theo kết quả “đầu ra” Cho phép các cơ sở Đào tạo đượcquy định mức thu học phí và sử dụng học phí cho phù hợp với tình hình thực tế đểđảm bảo tăng cường nguồn thu sự nghiệp đáp ứng nhu cầu chi tiêu, giảm bớt gánhnặng cho NSNN

Thứ hai: Xúc tiến việc giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản: Ngày 18/09/2012,Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định nâng cấp trường lên Đại học TC-QTKD Vìvậy, trong những năm tới để trường có thể hoạt động theo mô hình trường đại họcthì cần sự giúp đỡ rất lớn từ phía Bộ Tài chính trong việc giải ngân đầu tư xây dựng

cơ bản

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh là đơn vị sự nghiệp cônglập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo Trường được sáp nhập từ hai trườngcao đẳng với cơ chế quản lý và hoạt động khác nhau phần nào gây khó khăn trongcông tác quản lý của trường trong đó có công tác quản lý tài chính ở những năm đầutrường mới thành lập Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP, sauđược thay thế bằng Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tàichính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đến nay trường đã rất tích cực cải cách vàđổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủđộng khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cựccân đối thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nhà trường, nhu cầu về tài chính ngày một giatăng, trong khi nguồn NSNN cấp ngày một hạn hẹp Do vậy đòi hỏi nhà trường cầnphải có giải pháp hữu hiệu hơn nữa giúp nâng cao mức độ tự chủ tài chính, thựchiện tốt mục tiêu nhiệm vụ được giao

Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng

Tài chính - Quản trị kinh doanh” đã được lựa chọn.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về cơ chế tự chủ tài chính và cácyếu tố ảnh hưởng đến nó, Luận văn hướng đến một số mục đích cụ thể như sau:

(1) Hệ thống những vấn để cơ bản về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệpgiáo dục đào tạo công lập

(2) Phân tích thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng TC QTKD để tìm ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân;

-(3) Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Caođẳng TC - QTKD

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng TC–QTKD trong giai đoạn 2009 - 2011

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn trong việc tập trung phân tích,đánh giá về cơ chế tự chủ tài chính, cụ thể giới hạn trong nội dung thu chi và phânphối chênh lệch thu chi tại Trường Cao đẳng TC - QTKD giai đoạn 2009 – 2011 vàđưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Caođẳng TC - QTKD

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn làphương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm bachương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáodục đào tạo công lập

Chương 2: Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng TC - QTKDChương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng TC -QTKD

Trang 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC –

ĐÀO TẠO CÔNG LẬP 1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

Căn cứ theo điều 9 Luật viên chức được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 11năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 quy định: “Đơn vị sựnghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách phápnhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.”

Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập:

- Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền thành lập Được nhànước đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao

Đơn vị sự nghiệp công lập có thể do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng hoặcChủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp ra quyếtđịnh thành lập Cơ sở vật chất được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, hàng năm đượcnhà nước cấp kinh phí để bù đắp một phần hay toàn bộ, thực hiện chức năng nhiệm

vụ do các cấp có thẩm quyền nhà nước giao

- Đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật: đượcnhà nước thành lập, có trụ ở riêng, có tên gọi riêng, có con dấu riêng, có tài khoảnriêng và đảm bảo trước pháp luật về hoạt động của mình

- Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xãhội, không vì mục đích lợi nhuận

Đây là đặc điểm khác biệt giữa đơn vị sự nghiệp công lập với các cơ sở hoạtđộng kinh tế của các chủ thể khác trong xã hội Đặc điểm này xuất phát từ chứcnăng nhiệm vụ của nhà nước phải cung ứng hàng hoá công cộng cho xã hội thôngqua các cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước Nếu như các hoạt động kinh tế

Trang 15

của đa số chủ thể trong xã hội đều hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi ích về mặt kinh

tế thì hoạt động của các đơn vị sự nghiệp lại là tối đa hoá lợi ích về mặt xã hội Hầuhết các chủ thể trong xã hội khi sử dụng dịch vụ công được hưởng lợi ích nhiều hơn

so với chi phí mà mình phải chi trả Vì vậy xem xét trên phạm vi toàn xã hội thì đơn

vị sự nghiệp cung ứng các dịch vụ công mang lại lợi ích to lớn bởi việc sử dụng nómang lại lợi ích cho nhiều chủ thể trong xã hội

- Các sản phẩm do đơn vị sự nghiệp công lập tạo ra đều mang tính bền vững

và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội

Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động đa dạng trong rất nhiều lĩnh vực, mỗilĩnh vực đem lại sản phẩm là khác nhau Ví dụ: hoạt động đơn vị sự nghiệp y tế đemlại sức khoẻ cho cộng đồng, hoạt động lĩnh vực giáo dục đào tạo đem lại những conngười đủ đức, đủ tài, hoạt động văn hoá xã hội đem lại giá trị tinh thần to lớn chocộng đồng, hoạt động kinh tế đem lại tiềm lực kinh tế và hướng dẫn chi phối cáchoạt động kinh tế khác…Các sản phẩm do đơn vị sự nghiệp công tạo ra đều mangtính bền vững, tạo ra nguồn lực quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế

- Đơn vị sự nghiệp công lập trong quá trình hoạt động được nhà nước chophép thu một số các loại phí, lệ phí, được tiến hành các hoạt động sản xuất và cungứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên và góp phần tăng thu nhậpcho người lao động trong đơn vị

Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động đem lại lợi ích chung cho xã hội.Nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu được hỗ trợ từNSNN Tuy nhiên để giảm bớt gánh nặng cho NSNN thì nhà nước cho phép cácđơn vị sự nghiệp có thu được phép thu một số khoản phí, lệ phí để bù đắp cho hoạtđộng thường xuyên của đơn vị và góp phần tăng thu nhập cho người lao động trongđơn vị Nguồn thu này được gọi là nguồn thu sự nghiệp, nó rất quan trọng đối vớiđơn vị, là một trong những động lực làm cho các đơn vị sự nghiệp hoạt động cóhiệu quả hơn, cung ứng các dịch vụ công ngày càng tốt hơn cho xã hội

- Hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởicác chương trình phát triển của nhà nước trong từng thời kỳ Mục tiêu các chương

Trang 16

trình phát triển kinh tế xã hội của nhà nước chi phối tới mục tiêu, nhiệm vụ, phạm

vi hoạt động và nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp

Thực tế có rất nhiều các tiêu thức để phân loại đơn vị sự nghiệp cônglập Dựa vào những căn cứ nhất định, đơn vị sự nghiệp công lập được phân loạinhư sau:

+ Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên:

Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thườngxuyên, phần còn lại được NSNN cấp

+ Đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, gồm: Đơn

vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp và đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu,kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN đảm bảo toàn bộ

1.1.2 Hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập bên cạnh những hoạt độnggiáo dục đào tạo có những nét riêng biệt so với các hoạt động kinh tế khác trong nềnkinh tế

- Hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo luôn mang tính địnhhướng của nhà nước trong từng thời kỳ đặc biệt là đối với các hoạt động đào tạo.Mục tiêu của đào tạo thường hướng vào nhu cầu của xã hội và định hướng của nhànước để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng lao độngcho sự phát triển nền kinh tế So với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thì hoạt động của

Trang 17

các đơn vị sự nghiệp giáo dục thường ổn định vì thời gian, nội dung và chương trìnhhọc tập ít bị thay đổi

- Năm học không trùng với năm ngân sách Đặc điểm này chi phối tới nguồnthu sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp GD-ĐT bởi thu từ học phí, lệ phí chỉ giới hạntheo số tháng thực học của học sinh, sinh viên (đối với khối giáo dục là 9 tháng thựchọc, khối đào tạo là 10 tháng thực học)

- Đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập cung ứng dịch vụ công đặcbiệt, sản phẩm là tri thức Trong tất cả các hoạt động sự nghiệp thì chỉ có hoạt động

sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo chuyên môn hoá trong việc giáo dục vàđào tạo con người, đem lại tri thức cho con người Tri thức là nhu cầu cần thiết củamỗi con người Thông qua hoạt động giáo dục đào tạo, nguồn tri thức hết sức phongphú đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực được tiếp cận đến những đối tượng có nhu cầucần học chúng Ngày nay chúng ta được biết đến khái niệm mới đó là “nền kinh tếtri thức” Tri thức sẽ quyết định đến chất lượng của lao động, quyết định đến sựphát triển của mỗi quốc gia Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, để đưa nước

ta đi lên là một nước phát triển sánh vai cùng các quốc gia phát triển khác thì conđường ngắn nhất là phát triển nền kinh tế tri thức Chính vì vậy mà Đảng và Nhànước ta luôn quan tâm tới GT-ĐT, coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu góp phần sớmđưa nước ta trở thành một nước phát triển

- Đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập sử dụng con người để giáodục và đào tạo con người Kết quả của việc GD-ĐT là tạo ra những con người đượctrang bị đầy đủ tri thức Bên cạnh việc trang bị những kiến thức cho con người, đơn

vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập còn hướng tới việc rèn luyện tu dưỡngphẩm chất đạo đức hướng tới mục tiêu GD-ĐT con người một cách toàn diện đủ cảđức và tài Thực hiện được mục tiêu này phần lớn là phải nhờ vào những người thầy

- những người thầy có đủ đức, đủ tài để giáo dục và đào tạo ra những con ngườitoàn diện cho xã hội

- Hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực GD-ĐT mang tínhkết nối cao giữa gia đình, nhà trường và xã hội Có thể nói sự tham gia kết nối giữa

Trang 18

gia đình và nhà trường (đặc biệt là khối giáo dục) là rất cần thiết, sự kết nối nàyđem lại hiệu quả cao hơn trong giáo dục Đối với xã hội, đơn vị sự nghiệp công lậphoạt động trong lĩnh vực đào tạo là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho

xã hội Chỉ có những con người được đào tạo, trang bị đầy đủ những kiến thức mớiđáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội Mục tiêucủa GD-ĐT luôn hướng tới nhu cầu của xã hội Có thể nói sự kết nối giữa gia đình,nhà trường và xã hội là một tất yếu trong hoạt động GD-ĐT

Như vậy, từ những hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo cônglập không chỉ giúp chúng ta thấy được sự khác nhau giữa đơn vị sự nghiệp giáo dục– đào tạo công lập với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các lĩnh vựckhác mà từ đó còn giúp cho việc quản lý các hoạt động của đơn vị được tốt hơntrong đó có hoạt động tài chính

1.2 Cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

1.2.1 Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính

Cơ chế là tổng thể các yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, làmmắt xích trong quy trình vận động của sự vật tạo thành động lực dẫn dắt một nềnkinh tế hay sự hoạt động về một lĩnh vực nào đó

Cơ chế tự chủ tài chính là việc nhà nước phân cấp cho đơn vị, cơ quan đượcchủ động và chịu trách nhiệm trước nhà nước trong việc tạo nguồn thu và chi tiêutrong đơn vị, cơ quan nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Thực hiện cơ chế tựtài chính là thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:

- Đơn vị sự nghiệp được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổchức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính đểhoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch

vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thunhập cho người lao động

Trang 19

- Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huyđộng sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từngbước giảm dần bao cấp từ NSNN

- Đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm Nhưng bêncạnh đó Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng pháttriển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số,vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy địnhngày càng tốt hơn

- Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chếquản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước

1.2.2 Nội dung cơ chế tự chủ tài chính

1.2.2.1 Tự chủ về thu của đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006của Chính phủ và thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC ngày 09tháng 08 năm 2006 đã quy định rõ quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nóichung và đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập nói riêng.Theo đó, trong tự chủ tài chính, đơn vị sự nghiệp giáo dục – đàotạo công lập được quyền mở rộng hoạt động chuyên môn của mình

để khai khác tối đa các nguồn thu mà pháp luật không cấm, đồngthời được quyền chủ động sử dụng các nguồn thu đó để chi chocác hoạt động của mình Việc khai thác các nguồn thu và sử dụngnguồn thu phải theo quy định của pháp luật Nhà nước khuyếnkhích đơn vị mở rộng hoạt động, khai thác nguồn thu để có thể tựtrang trải chi phí cho mọi hoạt động của đơn vị mà không cần đến

sự hỗ trợ từ NSNN

Nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo cônglập có được là từ 4 nguồn sau: nguồn kinh phí do NSNN cấp; nguồn thu từ hoạtđộng giáo dục đào tạo; nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng theo quy định của pháp

Trang 20

luật; nguồn khác Cụ thể như sau:

- Kinh phí do NSNN cấp, gồm:

+ Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng nhiệm vụđối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đốinguồn thu sự nghiệp), được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi

dự toán được cấp có thẩm quyền giao

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ

+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặthàng như: điều tra, quy hoạch, khảo sát, các nhiệm vụ khác

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao

+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ do nhà nướcquy định

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớntài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án có thẩm quyền phê duyệttrong phạm vi dự toán được giao hàng năm

+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp cóthẩm quyền phê duyệt

+ Kinh phí khác (nếu có)

Cơ chế quản lý đối với nguồn kinh phí NSNN cấp: Đơn vị muốn nhận đượckinh phí phải tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật NSNN từ khâu lập,chấp hành đến quyết toán nguồn NSNN cấp Đơn vị chỉ được cấp kinh phí NSNNcấp khi có trong dự toán được duyệt, chi đúng tiêu chuẩn định mức, có đầy đủ hồ sơchứng minh về chi tiêu

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:

+ Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định củanhà nước

Trang 21

+ Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năngcủa đơn vị, cụ thể đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo: Thu từ hợp đồng đàotạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sảnphẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoahọc và công nghệ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

+ Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có)

+ Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng

 Đơn vị được tự chủ các khoản thu và mức thu theo quy định sau:

- Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệphí phải thực hiện thu đúng thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy địnhkhung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động khả năng đónggóp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng hoạt động, từngđối tượng, nhưng không được vượt quá khung thu do cơ quan có thẩm quyền quyđịnh Đơn vị thực hiện chế độ miễn giảm cho các đối tượng chính sách xã hội theoquy định của nhà nước

- Đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ được cơ quan nhà nước dặt hàng, thìmức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Trường hợpsản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thuđược xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm địnhchấp thuận

Trang 22

- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức cá nhântrong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định cáckhoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Có thể thấy cơ chế đối với nguồn ngoài ngân sách “mềm” hơn đối với nguồnNSNN cấp, nó linh hoạt hơn, và mang tính thị trường hơn, tính tự chủ tự chịu tráchnhiệm của đơn vị cao hơn

1.2.2.2 Tự chủ về chi của đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

Đơn vị sự nghiệp có quyền chi tiêu, phân phối và sử dụngnguồn tài chính Quyền này rất quan trọng vì nó quyết định đếnphần lớn hiệu quả hoạt động của đơn vị Các đơn vị sự nghiệp cóthể căn cứ vào tình hình thực tế của mình mà linh hoạt điều chỉnhcác khoản chi, tiết kiệm các khoản chi không cần thiết hoặc tăngchi cho các vấn đề trọng yếu, cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củamình

Về nội dung chi, thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn bao gồm:

- Chi hoạt động thường xuyên:

+ Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩmquyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoảntrích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiệnhành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữathường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định

+ Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, gồm:Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số laođộng trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụchuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theochế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí

Trang 23

+ Chi cho các hoạt động dịch vụ; gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụcấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấuhao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huyđộng theo hình thức vay của cán bộ, viên chức; chi các khoản thuế phải nộp theoquy định của pháp luật và các khoản chi khác (nếu có).

- Chi không thường xuyên, gồm

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

+ Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

+ Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định;

+ Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

+ Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);

+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cốđịnh thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;

+ Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

+ Các khoản chi khác theo quy định (nếu có)

 Đơn vị được tự chủ trong việc sử dụng nguồn tài chính như sau:

- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với cáckhoản chi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có mức tự đảm bảo toàn bộchi phí và đảm bảo một phần chi phí được quyết định một số mức chi quản lý, chihoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quy định Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí

Trang 24

hoạt động được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ nhưngtối đa không quá mức chi do cơ qụan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Căn cứ vào tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phươngthức khoán chi cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc

- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản cố địnhthực hiện theo quy định của pháp luật

 Đối với khoản tiền lương, tiền công đơn vị sự nghiệp được chi theo quy địnhnhư sau:

- Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước quyđịnh, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ viên chức và người lao động đơn vịtính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định

- Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng có đơngiá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn

vị tính theo đơn giá tiền lương quy định Trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan

có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ

do nhà nước quy định

- Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng thì chi phí tiềnlương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương trongdoanh nghiệp nhà nước Trường hợp không hạch toán riêng chi phí, đơn vị tính theolương cấp bậc chức vụ do nhà nước quy định

- Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi thựchiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoànthành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với NSNN, tuỳ theokết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác định tổng mức chi trả thunhập cho người lao động trong năm Cụ thể quy định cho từng loại đơn vị như sau:

+ Đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động được quyết định tổng mức thu nhậptăng trong năm cho người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sau khi

đã trích nộp quỹ hoạt động sự nghiệp theo quy định

Trang 25

+ Đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động được quyết định tổng mứcthu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động nhưng tối đa không quá hai lầnquỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm do nhà nước quy định sau khi đã tríchnộp quỹ hoạt động sự nghiệp theo quy định.

+ Đơn vị sự nghiệp được NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, căn cứvào kết quả tài chính và số kinh phí tiết kiệm được, đơn vị được xác định mức chitrả thu nhập tăng thêm trong năm của đơn vị tối đa không quá một lần quỹ tiềnlương cấp bậc chức vụ trong năm do nhà nước quy định

Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị theo nguyêntắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho tăng thu, tiết kiệm chiđược chi trả nhiều hơn Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập tăng thêm theo quy chếchi tiêu nội bộ của đơn vị

Khi nhà nước có điều chỉnh những quy định về tiền lương, nâng mức lươngtối thiểu, khoản tiền lương cấp bậc chức vụ tăng thêm theo nhà nước quy định thì:

+ Đối với đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động và đơn vị tự đảm bảo mộtphần chi phí hoạt động phải tự đảm bảo các khoản chi trả cho các khoản đó từnguồn thu sự nghiệp và nguồn khác theo quy định của chính phủ

+ Đơn vị sự nghiệp được NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thìnguồn chi trả đó được đảm bảo từ các nguồn do chính phủ quy định để đảm bảomức tiền lương tối thiểu chung do nhà nước quy định

1.2.2.3 Phân phối chênh lệch thu chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

- Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản kháctheo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) đơn vị được sử dụng theotrình tự sau:

- Đối với đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động:

+/ Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

+/ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động

Trang 26

+/ Trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập Đối vớihai quỹ khen thưởng và phúc lợi, mức trích tối đa không qúa 3 tháng tiền lương,tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.

Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do thủ trưởng đơn vị sự nghiệpquyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

- Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động:

+/ Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

+/ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động

+/ Trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập Đối vớihai quỹ khen thưởng và phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương,tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn mộtlần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhậptăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: dự phòng ổn định thu nhập, quỹkhen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Trong đó đối với haiquỹ khen thưởng và phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiềncông và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm Mức trả thu nhập tăngthêm, trích lập các quỹ do thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chitiêu nội bộ của đơn vị

- Đối với đơn vị sự nghiệp được NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.+/ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, tổng mức chi trả thu nhậptrong năm của đơn vị tối đa không quá hai lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trongnăm do nhà nước quy định

+/ Chi khen thưởng tập thể cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả côngviệc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị

+/ Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trườnghợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiệntinh giảm biên chế

+/ Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị

Trang 27

Nếu xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, đơn vị có thể lậpquỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Đơn vị không được trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ từ các nguồnkinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức, kinh phí thựchiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện các niệm vụ đột xuấtđược cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theochế độ nhà nước quy định, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, vốn đối ứng,

và kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển sang năm sau thực hiện

* Việc sử dụng các quỹ trong đơn vị sự được quy định như sau:

+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư phát triển, nâng caohoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trangthiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, trợ giúpthêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ viên chứcđơn vị, được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong vàngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ đượcgiao và khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật Việc sử dụng quỹ do thủtrưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động.+ Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, thưởng đột xuất cho tập thể cánhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạtđộng của đơn vị Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêunội bộ của đơn vị

+ Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng sửa chữa các công trình phúc lợi, chi chocác hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị, trợ cấp khó khănđột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chi thêm chongười lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế Thủ trưởng đơn vị quyếtđịnh việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ tài chính

Trang 28

Căn cứ vào điều 37 Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 06 năm 2009

và thông tư hướng dẫn số 12/2012/TT-BTC về việc xác định đơn vị sự nghiệp tựchủ tài chính như sau:

 Các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trịtài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp (gọi tắt làđơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính) bao gồm:

- Tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp

- Tự bảo đảm trên 10% kinh phí hoạt động thường xuyên và:

+ Có đề án sử dụng tài sản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ (được Bộ, cơquan trung hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt);

+ Cam kết thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng tài sản đối với đơn vị

tự chủ tài chính;

+ Trường hợp được Nhà nước cho phép hoặc yêu cầu tính đủ chi phí, baogồm cả khấu hao tài sản cố định vào giá thành sản phẩm dịch vụ, hàng hoá thì đơn

vị có khả năng tự bù đắp đủ các chi phí;

+ Nhà nước không tăng thêm kinh phí;

 Các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đủ điều kiện được Nhà nước xác địnhgiá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp(gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính) là:

- Là đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động

- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng

có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn

- Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ công thiết yếu như: giáo dụcmầm non, tiểu học, trung học cơ sở; bệnh viện tâm thần, bệnh viện điều dưỡng vàphục hồi chức năng, bệnh viện lao, bệnh viện phong

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh) quản lý

Vì vậy để đánh giá mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp tự chủ tàichính, ta căn cứ vào chỉ tiêu sau:

Trang 29

Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu sự nghiệp

hoạt động thường xuyên = - x 100 % của đơn vị (%) Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tínhtheo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định

- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xácđịnh theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%

+ Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp,

từ nguồn NSNN do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng

- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sựnghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thứctrên, từ trên 10% đến dưới 100%

- Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm: + Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xácđịnh theo công thức trên, từ 10% trở xuống

+ Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

Giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và các đơn

vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập nói riêng là xu hướng tất yếu Để giáo dụcchuyển biến phù hợp với nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpcông nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các đơn

vị này cần được tăng cường tự chủ từ đó mới có thể linh hoạt, năng động trong hoạtđộng đào tạo Tuy nhiên, các trường được giao quyền tự chủ đến đâu, việc tự chủnhư thế nào lại bị ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố Có thể khái quát các nhân tố đóthành nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan:

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Trang 30

- Thứ nhất: Quy mô, lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ được giao hàng năm của đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập

Quy mô mỗi trường cũng ảnh hưởng đến hoạt động tài chính trong đơn vịnhư việc xác định hình thức và phương thức huy động các nguồn tài chính cho giáodục – đào tạo hay việc phân phối chênh lệch thu chi hàng năm của mỗi trường Đốivới đơn vị công lập, quy mô lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng tới mức chi tiêu của đơn vị

và mức thu từ NSNN cấp Với các đơn vị có quy mô lớn, lượng vốn lớn họ dễ dàngtrong việc đầu tư nâng cấp thiết bị, nâng cao trình độ giáo viên, cải cách tiềnlương Một số đơn vị có quy mô nhỏ sẽ khó khăn trong việc trang bị những thiết bịhiện đại, nâng cao trình độ giáo viên từ đó gặp khó khăn trong việc nâng cao chấtlượng giảng dạy

Và tuỳ từng lĩnh vực mà đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập có cơchế tài chính kèm theo nó cũng có sự khác nhau Đối với các trường thuộc lĩnh vực

tự nhiên, kỹ thuật, nông lâm, chi phí thực hành, thí nghiệm, trang thiết bị cơ sở vậtchất cao hơn so với các trường thuộc lĩnh vực khác

Bên cạnh đó, mỗi đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập đều đượcgiao những nhiệm vụ cụ thể Các đơn vị phải thực hiện các hoạt động nghiên cứukhoa học, thực hiện các đề tài, chương trình do co quan nhà nước có thẩm quyềngiao Nhiệm vụ đó chi phối mọi hoạt động của đơn vị sự nghiệp trong đó có hoạtđộng tài chính (nội dung và phạm vi nguồn thu, nhiệm vụ chi của các đơn vị là khácnhau) Cơ chế tự chủ tài chính nhằm giúp đơn vị quản lý nguồn thu, chi tiêu hợp lý

có hiệu quả đảm bảo thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ được giao

- Thứ hai: Năng lực của bộ máy quản lý tài chính

Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trongviệc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý Năng lực, trình độ của cán

bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời và chính xác của cácquyết định quản lý, dó đó nó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tài chính.Đối với cơ quản quản lý cấp trên, nếu cán bộ quản lý tài chính có kinh nghiệm

và trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ đưa ra được những quyết định tài chính phù

Trang 31

hợp, kịp thời, chính xác làm cho hoạt động tài chính đạt kết quả tốt, hiệu quả trongchi tiêu.

Đối với các phòng trực tiếp chi tiêu, một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác là một điều kiện hết sứccần thiết để đưa công tác quản lý các khoản chi tiêu phải tuân thủ các quy định củađơn vị, của nhà nước

- Thứ ba: Công tác quản lý thu – chi

Tổ chức công tác thu chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu cũng là một trongnhững nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tự chủ tài chính tại đơn vị Công tác tổchức tốt mới có thể tạo thêm nhiều nguồn thu và tăng thêm doanh thu trong nhữngnguồn thu đã có, đông thời sử dụng hợp lý các khoản chi trong điều kiện các nguồnthu cho phép

Đối với việc quản lý nguồn thu, đơn vị phải lập kế hoạch, dự toán thật khoahọc, chính xác, kịp thời Đề ra các biện pháp thích hợp đối với các nguồn thu từ phí,

lệ phí để tránh tình trạng thất thoát nguồn thu

Đối với các khoản chi, nhằm đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trongquản lý các khoản chi của các đơn vị sự ngiệp giáo dục đào tạo công lập cần thiếtphải tổ chức chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức,thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết Từ đó, tổng kết đúc rút kinh nghiệmtrong việc thực hiện các khoản chi của đơn vị

- Thứ tư: Đội ngũ giảng viên

Chất lượng đào tạo quyết định khả năng mở rộng hoạt động sự nghiệp củacác đơn vị Với một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn giỏi, các đơn vị sẽ

có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đơn vị đào tạo trong cùng lĩnh vực Từ đó, cácđơn vị mới có khả năng mở rộng quy mô hoạt động và huy động nguồn thu sựnghiệp tốt hơn Đối với đơn vị như vậy, khả năng tự chủ sẽ cao hơn Bên cạnh đó,môi trường học tập không có hiện tượng tiêu cực trong đội ngũ giáo viên, sinh viên

sẽ là môi trường bền vững cho sự phát triển

1.3.2 Nhân tố khách quan

Trang 32

- Thứ nhất: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo và sự nhận thức đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước trong từng giai đoạn.

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng cao là một trong những yếu tố nguồn lựcgiúp chúng ta rút ngắn được con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá Trong thờigian qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới GD-ĐT, coi GD-ĐT là quốc sáchhàng đầu điều đó được thể hiện số chi NSNN cho GD-ĐT ngày càng tăng và chiếm

tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN cho các lĩnh vực và các cơ chế quản lý đối vớihoạt động GD-ĐT cũng ngày càng được nới lỏng hơn Đánh dấu của sự đổi mới cơchế quản lý này là sự ra đời của nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002.Đây là nghị định quy định về quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cóthu trong đó đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo Nghị định này

đã phần nào trao quyền tự chủ cho các đơn vị về hoạt động tài chính trong đơn vị,giúp cho đơn vị thực hiện tốt tiết kiệm trong chi tiêu, chống lãng phí, góp phần nângcao thu nhập cho cán bộ Tuy nhiên nghị định 10/2002/NĐ-CP mới chỉ đem lạiquyền tự chủ tài chính cho các đơn vị mà các quyền khác của đơn vị còn bị hạn chếnên vẫn gây những khó khăn nhất định cho đơn vị Để mở rộng quyền tự chủ hơnnữa cho các đơn vị sự nghiệp công lập chính phủ đã ban hành nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 thay thế cho nghị định 10/2002/NĐ-CP Theo đó các đơn

vị được mở rộng quyền tự chủ, không chỉ tự chủ về tài chính mà các đơn vị cònđược tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế góp phần nâng caohiệu quả hoạt động của đơn vị và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Thứ hai: Sự đồng bộ của chính sách và pháp luật

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự chủ tài chínhcủa các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập Tự chủ tài chính thúc đẩynâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả Để các đơn vị

có thể hoàn toàn tự chủ tài chính nhà nước cần xây dựng một cách đồng bộ về chínhsách pháp luật liên quan, tránh tình trạng tự chủ nửa vời Như vậy, sẽ tạo điều kiện

Trang 33

để các đơn vị có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo có động lực nâng cao tínhhiệu quả trong hoạt động tài chính của mỗi đơn vị Chính sách pháp luật cũng là cơ

sở để các đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ

KINH DOANH 2.1 Khái quát về Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh

Trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh là đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Bộ Tài chính (trụ sở đóng tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), có quá trìnhxây dựng và phát triển 47 năm (1965-2012) Tiền thân của trường là các cơ sở đàotạo của Bộ Tài chính và Uỷ ban vật giá nhà nước Ra đời và phát triển trong cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội Trong lịch sử 47năm hình thành xây dựng và phát triển, trường tồn tại dưới tên gọi và hình thức hoạtđộng khác nhau Trường Cao Đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh được thành lậpnăm 2005 trên cơ sở sáp nhập hai trường: trường Cao đẳng Tài chính kế toán I vàtrường Cao đẳng bán công Quản trị kinh doanh theo Quyết định số 6584/QĐ –BGD & ĐT ngày 21/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nhiệm vụ của nhà trường được Đảng và Nhà nước giao cho là: Đào tạo vàbồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.Trải qua 47 năm, trường đã đào tạo được gần 70 nghìn học sinh, sinh viên trình độCao đẳng, Trung học theo các hình thức chính quy tập trung, chuyên tu, tại chức,bồi dưỡng theo chuyên đề trong và ngoài nước

Căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ,trường không ngừng hoàn thiện mục tiêu, chương trình đào tạo, xây dựng đội ngũgiảng viên, công nhân viên, xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước Hiện nay, trường đang là một cơ sởđào tạo bậc cử nhân cao đẳng có quy mô và thương hiệu mạnh của ngành tài chính

và của đất nước

Trong những năm qua, trường đã tập trung xây dựng chương trình đào tạobậc học Cao đẳng, trường đào tạo 4 ngành với 11 chuyên ngành phù hợp với nhu

Trang 35

cầu trong điều kiện nền kinh tế thị trường Cụ thể các ngành đào tạo và chương trìnhđào tạo như sau:

- Ngành kế toán có các chuyên ngành đào tạo: Kế toán tổng hợp; Kế toándoanh nghiệp; Kế toán công

- Ngành Quản trị kinh doanh có các chuyên ngành đào tạo: Quản trị kinhdoanh Công nghiệp và xây dựng; Quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn; Thẩmđịnh giá và Kinh doanh bất động sản

- Ngành tài chính - ngân hàng có các chuyên ngành đào tạo: Tài chính ngânhàng; Tài chính doanh nghiệp; Thuế nhà nước

- Ngành Hệ thống thông tin kinh tế có các chuyên ngành đào tạo: Tin học kếtoán; Tin kinh tế

Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng liên thông, gồm các bậc đàotạo, các ngành đào tạo phù hợp với khối các trường kinh tế nhằm tạo điều kiện chosinh viên có thể học chuyển tiếp bậc Đại học (từ 1- 1,5 năm ) hoặc chuyển sang cáctrường đại học, cao đẳng khác cùng khối Hiện trường đang liên kết đào tạo liênthông chính quy với các trường: Đại học kinh tế quốc dân; Học viện tài chính ; Đạihọc thương mại

Trường đang xúc tiến hợp tác đào tạo với các trường nước ngoài (Úc,Xinhgapo…) để thực hiện hình thức du học tại Việt Nam hoặc du học ở Việt Nam 2năm ở nước ngoài 2 năm

Sau 7 năm hoạt động dưới tên gọi trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinhdoanh, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhà trường đã đạt được những thành quảđáng ghi nhận:

- Qui mô đào tạo tăng nhanh, chất lượng đào tạo và công tác nghiên cứukhoa học phát triển khá vững chắc (đã đào tạo 29.655 sinh viên, đang đào tạo 8.950sinh viên)

- Có một tập thể cán bộ công chức với một bộ máy tổ chức hoạt động tươngđối nhịp nhàng, đều tay Tập thể mạnh dần cả số lượng và chất lượng theo hướngchuẩn hoá, đang hướng tới mục tiêu chung lớn là xây dựng thương hiệu trường Cao

Trang 36

đẳng TC - QTKD; Mọi người sống và làm việc theo pháp luật, nội qui, qui chế vì sựđoàn kết, phát triển, tiến bộ và hạnh phúc của tất cả mọi người.

Đời sống vật chất và tinh thần được ổn định và nâng cao công bằng, côngkhai hoá, dân chủ hoá, từng bước chiếm lĩnh hoạt động của trường

- Trật tự trị an được giữ vững tệ nạn xã hội trong trường học giảm mạnh Tàisản, tiền vốn của trường được quản lý và sử dụng có hiệu quả

- Trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất được tăng cường, đáp ứng yêu cầuqui mô đào tạo tăng nhanh và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học trongtrường

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng TC - QTKD

Hiệu trưởng (và các Phó Hiệu trưởng)

lý Đàotạo

PhòngQuản

lý KHvàHTQT

PhòngTàichính

kế toán

PhòngCôngtácsinhviên

PhòngQuảntrị thiếtbị

Khoa

lý luận

CT

KhoaTàichính

Khoa

kế toán

KhoaQTkinhdoanh

Khoathẩmđịnhgiá

KhoaHTTTKT

Bộmônngoạingữ

BộmônGDTC

Trang 37

Bảng 2.1: Quy mô nhân sự của Trường Cao đẳng TC - QTKD năm 2009-2011

Đơn vị tính: người

trên 1 năm Hợp đồng mùa vụ Tổng

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Trường Cao đẳng TC - QTKD

Bảng 2.2: Quy mô đào tạo của Trường Cao đẳng TC - QTKD

Đơn vị tính: người

đẳng CQ

Cao đẳng liên thông

Cao đẳng ngành 2

Trung cấp CQ

Nguồn: Phòng Quản lý Đào tạo-Trường Cao đẳng TC - QTKD

2.2 Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng TC – QTKD

Trường Cao đẳng TC - QTKD là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo mộtphần chi phí hoạt động thường xuyên Theo quyết định số 2998/QĐ-BTC ngày05/9/2007 của Bộ Tài chính, Trường Cao đẳng TC - QTKD được giao quyền tựchủ tài chính và thực hiện quản lý tài chính tuân theo quy định của luật NSNN vàNghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006

2.2.1 Tự chủ về thu tại Trường Cao đẳng TC – QTKD

a, Tự chủ về thu được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ

Ngày 25/10/2006 Trường Cao đẳng TC - QTKD đã ban hành quy chế chitiêu nội bộ theo quyết định số 696/QĐ/ TC - QTKD và hiện nay được hoàn thiệnhơn và thay thế bằng quyết định số 71/QĐ/TC – QTKD ban hành ngày 01/02/2010

Trang 38

để phù hợp với thực tế của Trường Trong quy chế có nêu cụ thể về nguồn thu vàphân bổ nguồn thu của đơn vị như sau:

- Nguồn thu của Trường Cao đẳng TC – QTKD gồm:

Đối với khoản thu học phí, lệ phí, phòng Tài chính Kế toán thực hiện thutheo kỳ; mức thu trên cơ sở vận dụng quy định hiện hành của Nhà nước vào điềukiện thực tế của trường Các khoản thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo, dịch vụtrên cơ sở thoả thuận, mức thu do Hiệu trưởng quyết định theo nguyên tắc đảm bảo

bù đắp chi phí hợp lý và có lợi ích cho trường Riêng dịch vụ phụ vụ ăn uống, sinhhoạt, hoạt động khác cho học sinh sinh viên, sau khi có sự thoả thuận thống nhấtcủa Ban giám hiệu với Công đoàn trường, cá nhân, đơn vị tổ chức dịch vụ phải kýhợp đồng với trường và nộp tiền khoán theo thoả thuận hợp đồng

- Phân bổ tổng quát nguồn thu như sau:

+ 45% chi trực tiếp cho con người (tiền lương, tiền công, lương tăng thêm,vượt giờ, khen thưởng, phúc lợi, các khoản đóng góp)

+ 25% chi đầu tư mua sắm tài sản, tăng cường cơ sở vật chất

+ 20% chi quản lý hành chính, công vụ phí, nghiệp vụ phí

+ 10% chi khác

b, Thực trạng về thu tại Trường Cao đẳng TC - QTKD

Trước khi thực hiện tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp công lập nóichung và trường Cao đẳng TC - QTKD nói riêng chỉ có nguồn thu chủ yếu từNSNN Nhưng từ năm 2007, trường chuyển sang hoạt động là đơn vị sự nghiệp tựđảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên Nhờ đó, cơ cấu nguồn thucủa trường có sự thay đổi đáng kể, giảm dần nguồn thu do NSNN cấp cho chithường xuyên và nguồn thu sự nghiệp tăng lên

Trang 39

* Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp.

Theo phân loại của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì hiện nayđơn vị là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần, do đó hàng năm trường được NSNNcấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên Đây là nguồn kinh phí khá ổnđịnh, không biến động lớn như các nguồn kinh phí khác

Bảng 2.3: Tổng hợp kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2009-2011

Đào tạo Cao đẳng

Đào tạo lại

và bồi dưỡng CB,GV

Hoạt động quản lý hành chính

Chi chươn g trình mục tiêu QG

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - Trường Cao đẳng TC – QTKD

Giai đoạn 2009-2011, Trường Cao đẳng TC - QTKD nhận kinh phí NSNNcấp cho các hoạt động: Giáo dục đào tạo, quản lý hành chính nhà nước, đào tạolại và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, chi cho chương trình mục tiêuQuốc gia Toàn bộ số kinh phí được cấp phát vào tài khoản của Trường Cao đẳng

TC - QTKD mở tại Kho bạc nhà nước Văn Lâm – Hưng Yên Trong số kinh phíNSNN cấp có phần dành cho chi thường xuyên và phần chi không thường xuyên.Đối với phần kinh phí ngân sách cấp phát cho chi hoạt động thường xuyên đơn

vị được thực hiện tự chủ chi, phần kinh phí tiết kiệm từ khoản chi này được phép

sử dụng để chi trả tiền lương tăng thêm và trích lập các quỹ theo quy định của

Trang 40

Nghị định 43 Đối với phần kinh phí ngân sách cấp cho các hoạt động khôngthường xuyên không phải là nguồn kinh phí tự chủ, cuối năm kinh phí không sửdụng hết phải hoàn trả ngân sách.

Nhìn chung các khoản kinh phí NS cấp đều có xu hướng tăng lên Tổng kinhphí NS cấp năm 2010 tăng 49% so với năm 2009, năm 2011 tăng 8% so với năm

2010 Số kinh phí NS cấp tăng chủ yếu cho các khoản chi không thường xuyên.Nguyên nhân của việc tăng đột biến từ năm 2010 so với năm 2009 là do năm 2010nhà trường kỷ niệm 45 năm thành lập trường Số kinh phí này đơn vị chủ yếu sửdụng để sửa chữa và tăng cường thêm cơ sở vật chất (được phản ánh trong bảng2.7;2.9;2.10)

Với việc phân bổ kinh phí ngân sách như vậy, số kinh phí ngân sách cấp chochi thường xuyên sẽ không đảm bảo được hoạt động thường xuyên của đơn vị.Thực tế trường Cao đẳng TC - QTKD là một đơn vị sự nghiệp có thu và phần thu

từ hoạt động sự nghiệp là nguồn quan trọng để đảm bảo các khoản chi phát sinhthường xuyên của nhà trường

Với số kinh phí NS năm sau cao hơn năm trước và chủ yếu là cấp cho việctăng cường cơ sở vật chất cho đơn vị, điều này cho thấy hướng cấp phát NSNN cho

sự nghiệp GD - ĐT hoàn toàn đúng Thay vì cấp kinh phí cho các khoản chi thườngxuyên là khoản chi mang tính chi tiêu dùng thì nên tăng cường chi cho các khoảnchi mang tính tích luỹ, tạo điều kiện để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạomang tính lâu dài Để đảm bảo được các khoản chi thường xuyên, nhà nước có cơchế cho phép đơn vị sự nghiệp tự chủ động khai thác nguồn thu sự nghiệp để tiếntới tự đảm bảo các hoạt động chi thường xuyên của đơn vị

* Nguồn thu sự nghiệp.

Đây là nguồn thu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn thu hàng nămcủa trường Sau khi được giao tự chủ, việc giảm dần của nguồn NSNN cấp trongtổng số nguồn thu thì nguồn thu sự nghiệp đóng vai trò chính trong việc cung cấpnguồn tài chính để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của trường

Việc được giao tự chủ về tài chính đồng nghĩa với việc trường sẽ phải dần

Ngày đăng: 18/05/2015, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w