1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a

82 935 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Tiền lương còn mang tính bình quân, không có sự phân biệt giữa tiền lươngcủa cán bộ, công chức, viên chức giữa khu vực cơ quan hành chính và đơn vị sựnghiệp, mức lương c

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÔNG LẬP 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập 4

1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập 4

1.1.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập 6

1.2 Cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập 7

1.2.1 Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính 7

1.2.2 Sự cần thiết thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập 8

1.2.3 Vai trò của cơ chế tự chủ tài chính 9

1.2.4 Nội dung cơ chế tự chủ tài chính 10

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập 17

1.3.1 Nhân tố chủ quan 17

1.3.2 Nhân tố khách quan 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ -KỸ THUẬT NGHỆ AN 20

2.1 Khái quát về Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An 20

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 21

2.1.3 Quy mô đào tạo, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất 22

2.2 Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng KT - KT Nghệ An .24

Trang 2

2.2.3 Thực trạng phân phối chênh lệch thu chi tại Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ

thuật Nghệ An 46

2.3 Đánh giá thực trạng tự chủ tài chính tại Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Nghệ An 54

2.3.1 Những kết quả đạt được 54

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 56

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỆ AN 61

3.1 Phương hướng hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An trong thời gian tới 61

3.1.1 Định hướng phát triển giáo dục- đào tạo Việt Nam trong thời gian tới 61

3.1.2 Định hướng phát triển của Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Nghệ An theo cơ chế tự chủ trong thời gian tới 62

3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An 65

3.2.1 Giải pháp tự chủ khai thác nguồn thu tại Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An 65

3.2.2 Giải pháp tăng cường quản lý sử dụng nguồn tài chính theo cơ chế tự chủ 70

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 3

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An 21

BẢNG Bảng 2.1: Trình độ Cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An năm 2013 22

Bảng 2.2: Mức thu lệ phí tại Trường Cao đẳng KT-KT Nghệ AN 25

Bảng 2.3: Tổng hợp kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2011 – 2013 28

Bảng 2.4: Bảng chi tiết nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2011-2013 31

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp nguồn tài chính, cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn 2011-2013 35

Bảng số 2.6: Bảng cân đối khoản thu chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp giai đoạn (2011-2013 ) 37

Bảng số 2.7: Bảng cân đối khoản thu chi thường xuyên từ nguồn thu sụ nghiệp giai đoạn 2011- 2013 43

Bảng 2.8: Bảng xác định hệ số thu nhập tăng thêm 49

Bảng 2.9: Định mức chi thưởng cho tập thể, cá nhân CBNV, giáo viên 50

Bảng 2.10: Định mức chi thưởng cho học sinh, sinh viên, tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm 51

Bảng 2.11: Bảng chi tiền lễ tết trong năm, tiền ăn trưa, trợ cấp thêm cho CBHC 52

Bảng 2.12: Bảng Chi thăm viếng, hiếu hỉ 53

Bảng 2.13: Bảng Chi quà cho con Cán bộ công nhân viên 54

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tổng hợp kinh phí, cơ cấu nguồn ngân sách nhà nước cấp giai đoạn 2011 – 2013 29

Biểu đồ 2.2: Nguồn thu, cơ cấu từ hoạt động sự nghiệp ( 2011 - 2013 ) 31

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng của các nguồn thu giai đoạn 2011 - 2013 35

Biểu đồ 2.4: Thực hiện chi thường xuyên từ nguồn kinh phí tự chủ giai đoạn 2011 – 2013 40

Biểu đồ 2.5: Chi từ nguồn sự nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 46

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

NS : Ngân sách

NSNN : Ngân sách nhà nước

KT - KTNA : Kinh tế – Kỹ thuật Nghệ An

CQ : Chính quy

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý củanhà nước, đất nước ta đang từng bước đổi mới Nền giáo dục nói chung và giáodục đại học, cao đẳng Việt Nam nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn.Trong vòng 15 năm (từ 1998 - 2013), mức đầu tư cho giáo dục đào tạo tăng từ 13%lên 20% trong tổng chi NSNN Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, ViệtNam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới Tuy nhiên, doquy mô NSNN ta còn bé, nên tổng mức ngân sách giáo dục còn nhỏ, mức chi bìnhquân cho một học sinh, sinh viên còn rất thấp so với các nước trong khu vực và thếgiới Cùng với việc ưu tiên tăng tỷ lệ đầu tư từ NSNN cho phát triển giáo dục đàotạo, Chính phủ đã ban hành một hệ thống các cơ chế, chính sách nhằm nâng caoquyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo công lập, khuyến khích sử dụng có hiệu quảnguồn kinh phí, tài sản và nguồn nhân lực Mặc dù cơ chế chính sách tài chính đốivới giáo dục đào tạo đã có nhiều thay đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, chủđộng và nâng cao quyền tự chủ cho các đơn vị giáo dục đào tạo trong quản lý ngânsách nhưng trên thực tế việc quản lý ngân sách và việc huy động các nguồn lực đầu

tư của xã hội trong việc đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo vẫn còn nhiềuhạn chế, các cơ sở đào tạo công lập vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn kinh phí từNSNN, khả năng tiến tới tự chủ về kinh phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thuhọc phí, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và từ các nguồn thu hoạtđộng khác còn hạn chế

Sau 7 năm thực hiện hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 củaChính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Trường Caođẳng Kinh tế Kỹ thuật Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Trường đangtừng bước xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy tiên tiến, hiện đại; bồidưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn tốt,

Trang 6

nhằm phấn đấu đến năm 2014 đủ tiêu chuẩn nâng cấp thành trường Đại học Đểthực hiện được mục tiêu đề ra, Trường phải nỗ lực rất nhiều về mọi mặt, đặc biệttrong vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả Cùng với sự thay đổi này, cơchế tự chủ tài chính của trường cũng phải có những điều chỉnh cho phù hợp vớitình hình mới và xu hướng chung cho giáo dục đại học và cao đẳng Vì vậy, đề tài

“Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An” được lựa chọn để nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính tại cácđơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập

- Phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của Trường giaiđoạn 2011-2013 Từ đó, luận văn rút ra những kết quả đạt được, những hạn chếvà nguyên nhân của những hạn chế đó tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuậtNghệ An

- Trên cơ sở đó luận văn đề xuất những giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ

tài chính tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung cơ chế tự chủ tài chính bao gồm tự chủ vềThu và Chi được thực hiện tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An

- Phạm vi nghiên cứu: Các nội dung liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính tại Trường+ Về giới hạn nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu việc thực hiện cơ chế tựchủ trong các hoạt động Thu và Chi của nhà trường, không đi sâu nghiên cứu cơ chếtự chủ của các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đối với Trường

- Số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của Trường được tổng hợp thành cácbảng, biểu đồ, sơ đồ để có thể phân tích so sánh

- Dựa vào các tài liệu về Quy chế thu chi nội bộ của Trường, các báo cáotổng kết hoạt động, báo cáo và ý kiến của các hội nghị công nhân viên chức hàng

Trang 7

năm để phân tích đánh giá, bình luận việc thực hiện cơ chế tự chủ trong Thu – Chitài chính của Trường;

- Tham khảo các ý kiến chuyên gia để tổng hợp rút ra các kết luận đánh vềthành công, tồn tại và nguyên nhân

5 Đóng góp của luận văn

- Làm sáng tỏ thực trạng tự chủ tài chính tại Trường cao đẳng kinh tế kỹthuật Nghệ An

- Đề xuất một hệ thống giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chínhtại Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Nghệ An trong thời gian tới

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượcchia thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệpgiáo dục đào tạo công lập

Chương 2: Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Kinh tế

-Kỹ thuật Nghệ An

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳngKinh tế -Kỹ thuật Nghệ An

Trang 8

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ

TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC

ĐÀO TẠO CÔNG LẬP

1.1 Những vấn đề cơ bản về đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

1.1.1.1 Khái niệm

Theo điều 9 Luật viên chức được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 11 năm

2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 quy định: “ Đơn vị sự nghiệpcông lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân,cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”

1.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Theo NĐ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ có thể phânloại đơn vị sự nghiệp có thu công lập thành ba loại căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp.Cụ thể là:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động)

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt độngthường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sựnghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động)

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phíhoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là đơn vịsự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động)

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thờigian 3 năm Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp Trong thờigian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có sự tha đổi chức năng, nhiệm

Trang 9

vụ, tổ chức thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, phân loại lạicho phù hợp.

Căn cứ xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định dựa trên việcxác định mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị (tính theo tỷlệ %) thực hiện theo thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài Chínhhướng dẫn thực hiện NĐ43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ được xácđịnh theo công thức sau:

Mức đảm bảo chi phí hoạt

động thường xuyên của đơn vị

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

= Tổng số chi hoạt động thường xuyên x100%Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tínhtheo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định

Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sựnghiệp được phân loại như sau:

- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xácđịnh theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%

+ Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp,

từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng

- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sựnghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thứctrên, từ trên 10% đến dưới 100%

- Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạtđộng, gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xácđịnh theo công thức trên, từ 10% trở xuống

+ Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu

Theo cách phân loại này thì hiện nay Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuậtNghệ An là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động

Trang 10

1.1.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập

Đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập mang

tính định hướng của nhà nước trong từng thời kỳ, đặc biệt là đối với hoạt động đàotạo So với các đơn vị sự nghiệp đào tạo khác thì hoạt động của các đơn vị sựnghiệp giáo dục thường ổn định hơn vì thời gian, nội dung và các chương trình họctập ít bị thay đổi Mục tiêu của đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập thườnghướng vào nhu cầu của xã hội và định hướng của nhà nước để đáp ứng nhu cầu vềnhân lực cho sự phát triển của nền kinh tế

Thứ hai, đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập cung ứng các dịch vụ

công đặc biệt, vì sản phẩm của nó là tri thức Trong tất cả các hoạt động sự nghiệpthì chỉ có hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo chuyên môn hóatrong việc giáo dục và đào tạo con người, đem lại tri thức cho con người Tri thứcchính là nhu cầu cần thiết của mỗi con người Thông qua hoạt động giáo dục đàotạo, nguồn tri thức này hết sức phong phú đa dạng trong nhiều lĩnh vực được tiếpcận đến những đối tượng có nhu cầu Ngày nay chúng ta được biết đến khái niệmmới “ nền kinh tế tri thức” Tri thức, yếu tố quyết định đến chất lượng của lao độngvà sự phát triển của mỗi quốc gia Nước ta là một quốc gia đang phát triển để có thểsánh vai cùng các cường quốc năm châu khác thì con đường ngắn nhất chính là pháttriển nền kinh tế tri thức Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới giáodục – đào tạo, coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu

Thứ ba, đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập sử dụng chính con

người để giáo dục đào tạo con người Kết quả của việc giáo dục – đào tạo là tạo ranhững con người được trang bị đầy đủ tri thức Bên cạnh đó, việc trang bị nhữngkiến thức cho con người, đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập còn hướngtới việc rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức hướng tới mục tiêu giáo dục –đào tạo con người một cách toàn diện đủ cả đức và tài

Thứ tư, hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo

công lập mang tính kết nối cao giữa gia đình, nhà trường và xã hội Sự kết nối giữa

Trang 11

gia đình và nhà trường là hết sức cần thiết vì nó mang lại hiệu quả cao hơn tronggiáo dục Đối với xã hội, đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đàotạo là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội Và chỉ có những conngười được đào tạo, trang bị kiến thức đầy đủ mới đáp ứng được yêu cầu của sựphát triển kinh tế, xã hội Vì thế, mục tiêu của giáo dục – đào tạo luôn hướng tớinhu cầu của xã hội Có thể nói sự kết nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội là mộttất yếu trong hoạt động giáo đục đào tạo.

Thứ năm, trong hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập,

năm học không trùng với năm ngân sách Đặc điểm này chi phối đến nguồn thu sựnghiệp của đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập Bởi nguồn thu từ học phí,lệ phí chỉ giới hạn theo số tháng thực học của học sinh, sinh viên

1.2 Cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập

1.2.1 Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính

Cơ chế là tổng thể các yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, làmmắt xích trong quy trình vận động của sự vật tạo thành độc lực dẫn dắt một nềnkinh tế hay sự hoạt động về một lĩnh vực nào đó

Cơ chế tự chủ tài chính là việc nhà nước phân cấp cho đơn vị, cơ quan đượcchủ động và chịu trách nhiệm trước nhà nước trong việc tạo nguồn thu và chi tiêutrong đơn vị, cơ quan nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Thực hiện cơ chế tựtài chính là thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:

Đơn vị sự nghiệp trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chứccông việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoànthành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụvới chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhậpcho người lao động

Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huyđộng sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từngbước giảm dần bao cấp từ NSNN

Trang 12

Đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm Nhưng bêncạnh đó Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng pháttriển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số,vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy địnhngày càng tốt hơn.

1.2.2 Sự cần thiết thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nguồn tài chính đầu tư cho giáodục đại học và cao đẳng là do ngân sách nhà nước cấp Nhưng khi chuyển sang nềnkinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thìnguồn tài chính huy động không chỉ có nguồn ngân sách nhà nước cấp mà còn huyđộng từ nhiều nguồn khác nhau Tuy nhiên, trong điều kiện ngày nay, nguồn thungân sách nhà nước còn hạn hẹp, đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học,cao đẳng có tăng lên song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tài chính để duy trì vàphát triển các hoạt động giáo dục đào tạo

Mặt khác, xuất phát từ thực trạng tiền lương và chính sách tiền lương hiệnnay Tiền lương còn mang tính bình quân, không có sự phân biệt giữa tiền lươngcủa cán bộ, công chức, viên chức giữa khu vực cơ quan hành chính và đơn vị sựnghiệp, mức lương còn thấp chưa đảm bảo đúng nghĩa của tiền lương nên khôngthúc đẩy kích thích tính tích cực, sáng tạo của cán bộ, công chức, làm cho chấtlượng công việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không đảm bảo Bêncạnh đó chưa xây dựng được thang lương, ngạch lương cho những cán bộ côngchức có trình độ học hàm cao sau đại học, do vậy chưa khuyến khích được lựclượng cán bộ, công chức, viên chức học tập, năng cao trình độ có thái độ tích cực,nhiệt huyết trong công tác Đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máuchất xám trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gianvừa qua là rất lớn và đáng báo động

Vì thế, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công

lập là hết sức cần thiết Trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào

Trang 13

tạo công lập tạo ra sự chủ động sáng tạo, các đơn vị có thể linh hoạt trong việc sửdụng có hiệu quả nguồn kinh phí, đồng thời nâng cao tính tự chịu trách nhiệm khiếncho các đơn vị phải biết tiết kiệm tránh lãng phí Ngoài ra, cơ chế tự chủ cho phépcác đơn vị được mở rộng họat động dịch vụ của mình, mở rộng các hình thức liênkết nhằm tăng các nguồn thu cho đơn vị và đơn vị được sử dụng nguồn thu đó theoquy định Chính điều này đã khiến các đơn vị tìm kiếm, thu hút nguồn kinh phíngoài kinh phí Ngân sách nhà Nước Như vậy, chất lượng đào tạo trong các đơn vịsự nghiệp giáo dục đào tạo công lập được nâng lên, đồng thời gánh nặng đối vớingân sách cũng được giảm nhẹ Từ đó, Nhà nước có thể tập trung vào những ngànhtrọng điểm mũi nhọn.

Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kể cả tronglĩnh vực đào tạo Nếu chúng ta không kịp thời đổi mới giáo dục, các trường đào tạo

ở tất cả các cấp sẽ tụt hậu và mất dần vị trí trong lòng chính người dân Việt Nam đểnhường chỗ cho các trường của nước ngoài Tự chủ trong giáo dục đào tạo trong đócó tự chủ về tài chính sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát huy năng lực củađội ngũ giảng viên, nội lực của nhà trường, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư

1.2.3 Vai trò của cơ chế tự chủ tài chính

Tầm quan trọng trong việc thực hiện giao quyền tự chủ tài chính cho các đơnvị sự nghiệp công lập nói chung và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vựcGD&ĐT nói riêng được thể hiện trên các mặt sau:

Giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị đã giúp các đơn vị chủ động thuhút, khai thác, tạo lập nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách thông qua đa dạnghoá các hoạt động sự nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính ngân sáchNhà nước, nhân lực, tài sản để việc thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn, mở rộng, pháttriển nguồn thu

Giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị tác động tích cực tạo điều kiệncho các đơn vị chủ động hơn trong công tác quản lý tài chính, quan tâm hơn đếnhiệu quả sử dụng kinh phí và thực hành tiết kiệm tránh lãng phí Qua đó, thúc đẩycác đơn vị chủ động hơn trong các hoạt động theo hướng đa dạng hoá các loại hình

Trang 14

đào tạo để tăng nguồn thu, khắc phục được tình trạng sử dụng lãng phí các nguồnlực, đồng thời khuyến khích sử dụng tiết kiệm trong chi tiêu và tôn trọng nhiệm vụhoạt động nghiệp vụ có chuyên môn của các đơn vị.

Giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị góp phần tăng cường trách nhiệmcủa đơn vị đối với nguồn kinh phí, công tác lập dự toán được chú trọng hơn và khảthi hơn Hầu hết các đơn vị được giao quyền tự chủ đã xây dựng quy chế chi tiêunội bộ và thực hiện công khai tài chính

Giao quyền tự chủ tài chính là cơ sở xác lập cơ chế bảo đảm và hỗ trợ thựchiện quyền tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong quá trình tạo lập và

sử dụng các nguồn lực tài chính trong đơn vị

Giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị bảo đảm đầu tư của Nhà nướccho các đơn vị sự nghiệp được đúng mục đích hơn, có trọng tâm trọng điểm, nhằmnâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị hoạt độngtheo đúng quy định của pháp luật, thể chế hoá việc trả lương tăng một cách thíchđáng, hợp phát từ kết quả hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ và tiết kiệm chi tiêu,tăng cường công tác quản lý tài chính của các đơn vị

1.2.4 Nội dung cơ chế tự chủ tài chính

1.2.4.1 Tự chủ về thu của đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập

Theo Điều 14 nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 củachính phủ và thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC Nguồn kinh phí hoạt độngcủa các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập bao gồm các nguồn thu sau:Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; nguồn thu từ sự nghiệp; nguồn vốn viện trợ,quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật; nguồn khác

- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

+ Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụđối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thusự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toánđược cấp có thẩm quyền giao

Trang 15

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vịkhông phải là tổ chức khoa học và công nghệ).

+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặthàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác)

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao

+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nướcquy định (nếu có)

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớntài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyềnphê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm

+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp cóthẩm quyền phê duyệt

+ Kinh phí khác (nếu có)

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:

+ Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quyđịnh của pháp luật

+ Thu từ hoạt động dịch vụ

+ Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có)

+ Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng

- Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật

Trang 16

- Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệphí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy địnhkhung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đónggóp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động,từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩmquyền quy định Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách -xã hội theo quy định của nhà nước

- Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thìmức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sảnphẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu đượcxác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấpthuận

- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định cáckhoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ

1.2.4.2 Tự chủ về chi của đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập

Các đơn vị sự nghiệp căn cứ nguồn thu để có kế hoạch chi tiêu hợp lý, trênnguyên tắc thu bù chi và có chênh lệch Chi phải đúng luật, đúng đối tượng, triệt đểtiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi, đảm bảo mục đích chi tiêu tài chính của đơn vịsự nghiệp Về nội dung chi, thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn bao gồm:

- Chi thường xuyên: gồm tất cả các khoản xảy ra thường xuyên và liên tụchàng năm và được sử dụng hết trong năm đó, không thể dùng lại trong năm sau Chithường xuyên gồm các khoản chi sau:

+ Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao Trong khoản chi này thì chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chứcvà người lao động (gọi tắt là người lao động), đơn vị tính theo lương cấp bậc, chứcvụ do nhà nước quy định

Trang 17

+ Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí.

+ Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sáchnhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vaytheo quy định của pháp luật)

- Chi không thường xuyên gồm các khoản chi sau:

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

+ Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

+ Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch,khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định

+ Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định; + Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao

+ Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có).+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cốđịnh thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài

+ Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết

+ Các khoản chi khác theo quy định (nếu có)

Theo Điều 17 nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 củachính phủ và thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC đơn vị sự nghiệp công lậpđược tự chủ về sử dụng nguồn tài chính như sau:

- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với cáckhoản chi thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này, Thủ trưởngđơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặcthấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định

- Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thứckhoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc

- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thựchiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này

Trang 18

1.2.4.3 Phân phối chênh lệch thu chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

Việc sử dụng phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) trong năm ở cáctrường đại học và cao đẳng thực hiện theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệmvụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Cụ thể:

Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộpkhác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụngtheo trình tự như sau:

- Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25% phầnchênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có)

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động

Riêng đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đượcquyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa khôngquá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định sau khiđã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theonguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu,tiết kiệm chi được trả nhiều hơn Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập theo quy chếchi tiêu nội bộ của đơn vị

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 thángtiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn mộtlần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhậptăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập,Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong đó, đốivới 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiềnlương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm Mức trả thu

Trang 19

nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theoquy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Các quỹ được sử dụng với mục đích sau:

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: dùng để đầu tư, phát triển nâng caohoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trangthiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợgiúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viênchức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụđược giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật Việc sử dụngQuỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: để bảo đảm thu nhập cho người lao động

- Quỹ khen thưởng: dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhântrong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt độngcủa đơn vị Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nộibộ của đơn vị

- Quỹ phúc lợi: dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi chocác hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khănđột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm chongười lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế Thủ trưởng đơn vị quyếtđịnh việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

1.2.4.4 Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ tại Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Nghệ An

- Cơ sở hình thành

Căn cứ quyết định số 3888/QĐ – UBND – VX ngày 13/01/2005 của ủy bannhân dân tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trườngCao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Nghệ An

Căn cứ quyết định số 618/QĐ.UBND.VX ngày 12/02/2007 của UBND tỉnhNghệ An về việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo NĐ số 43/2006/NĐ-CP

Trang 20

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ vềviệc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập và Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ.

- Mục đích

+ Quản lý, sử dụng các nguồn thu, chi đảm bảo đúng mục đích, đúng đốitượng, hiệu quả và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng,nâng cao trách nhiệm của mọi người trong các hoạt động thu chi

+ Khuyến khích khai thác mở rộng nguồn thu tăng thu nhập cho người laođộng, thu hút và phát triển nguồn lực đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của nhàtrường

+ Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động Tạo quyền chủ động chođơn vị và cán bộ, viên chức trong Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ

+ Quy chế chi tiêu nội bộ là cơ sở pháp lý để nhà trường điều hành quản lýviệc sử dụng và quyết toán các nguồn kinh phí Là căn cứ để Kho bạc Nhà nước, Sởtài chính và các cơ quan chức năng khác kiểm soát hoạt động tài chính của nhàtrường

+ Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về định mức thu, chi theocác văn bản quy định hiện hành của Nhà nước và của Tỉnh Nghệ An Các định mứcchi cụ thể cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính củaTrường mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành

- Nguyên tắc

+ Đảm bảo tập trung dân chủ, thảo luận rộng rãi, công khai trong toàn trườnglấy ý kiến tham gia đóng góp của các đơn vị và có ý kiến thống nhất của Công đoànnhà trường

+ Đảm bảo tập trung các khoản thu, chi và tăng cường công tác quản lý tàichính theo đúng quy định của Nhà nước

Trang 21

+ Các khoản chi phải đảm bảo đày đủ chứng từ, hóa đơn hợp pháp, trừ cáckhoản thanh toán theo chế độ khoán của Nhà nước và Quy chế chi tiêu nội bộ.

- Đối tượng áp dụng: Áp dụng trong phạm vi trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹthuật Nghệ An cho tất cả đối tượng có liên quan đến hoạt động thu, chi; trừ một sốkhoản phải thực hiện quy định riêng của Nhà nước

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, cơ sở vật chất

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập khó có thể thực hiện đượctự chủ tài chính trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế Nếu trường được tự chủ vềtuyển sinh, hay tuyển dụng thì phải đảm bảo về cơ sở vật chât tối thiểu để đủ trangthiết bị làm việc và học tập, từ đó mới tăng được nguồn thu, chủ động trong sắp xếpcác khoản chi

Thứ hai, công tác tổ chức quản lý tài chính

Công tác tổ chức quản lý tài chính cũng là một trong các nhân tố có ảnhhưởng lớn đến khả năng tự chủ tài chính tại các đơn vị Công tác tổ chức có tốt mớicó thể tạo thêm được nhiều nguồn thu đồng thời sử dụng hợp lý, tiết kiệm các khoảnchi trong điều kiện các nguồn thu cho phép Để công tác tự chủ tài chính đem lạihiệu quả cao thì công tác tổ chức quản lý tài chính cần phải thực hiện theo cácnguyên tắc sau:

- Đối với các nguồn thu: Các đơn vị phải xác định đúng các nguồn thu theoquy định của Nhà nước; xây dựng kế hoạch, lập dự toán chính xác và khoa họcnhằm khai thác hiệu quả các nguồn kinh phí đặc biệt là các nguồn thu ngoài ngânsách nhà nước để tránh thất thoát nguồn thu

- Đối với các khoản chi: Trên cơ sở các nguồn thu; các đơn vị xây dựng kếhoạch, lập dự toán, xây dựng định mức các khoản chi sao cho đảm bảo thu đủ bùchi và có phần chênh lệch nhằm đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trongcông tác quản lý các khoản chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập

Trang 22

Đối với các khoản chi, việc tổ chức quản lý tài chính được thực hiện theomột quy trình thống nhất: lập dự toán tài chính, chấp hành tài chính - kế toán vàquyết toán tài chính Quy trình này được lặp đi lặp lại hàng năm tạo nên chu trìnhtài chính.

Thứ ba, năng lực của bộ máy quản lý:

Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trongviệc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý Năng lực, trình độ của cánbộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời và chính xác của cácquyết định quản lý, do đó nó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tài chính

Thứ tư, đội ngũ giảng viên

Chất lượng đào tạo quyết định khả năng mở rộng hoạt động của các đơn vị sựnghiệp Với một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn giỏi, các đơn vị sẽ cólợi thế cạnh tranh hơn so với các đơn vị đào tạo trong cũng lĩnh vực Điều này tácđộng rất nhiều đến nguồn thu ngoài NSNN của các đơn vị, mà nguồn thu chủ yếucủa các đơn vị này là từ học phí của người học

1.3.2 Nhân tố khách quan

Thứ nhât, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục đào tạo.

Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp là một nội dung của chính sáchtài chính quốc gia Do đó, các đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập khi xâydựng cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị mình phải căn cứ vào chính sách hiện hành củaĐảng và Nhà nước và đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hoạt động tự chủ tàichính của nhà trường Trong từng giai đoạn nhất định, Nhà nước đưa ra các chủ trương,chính sách tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp phù hợp với yêu cầu đổi mới vàtình hình phát triển kinh tế của đất nước, theo đó mà cơ chế tự chủ tài chính của các đơnvị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập cũng có những thay đổi đáng kể

Thứ hai, điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách chi tiêu công cho giáo dục đại họcvà cao đẳng là các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính tại các đơn vị sự

Trang 23

nghiệp giáo dục đào tạo công lập Trước hết, Bộ giáo dục và đào tạo có định hướngxây dựng một nền giáo dục đại học đại chúng tích hợp vào nền giáo dục học suốtđời Cơ cấu trình độ phải tường minh và phù hợp với mô hình phổ biến nhất của thếgiới, dễ thực hiện sự liên thông giữa các cấp bậc học và các loại hình đào tạo trongnước và quốc tế Có mạng lưới đa dạng các loại hình trường về chức năng và kiểu

sở hữu, bảo đảm thực hiện chương trình đào tạo và bồi dưỡng sau trung học đa giaiđoạn và đa dạng Cơ chế quản lý dựa trên quyền tự chủ và trách nhiệm của xã hộivà nhà trường, một chính sách tài chính bảo đảm đầu tư, kích thích tính cạnh tranhlành mạnh và huy động được tối đa các nguồn lực công và tư Vì vậy, cơ chế tự chủtài chính tại các đơn vị cũng phải có sự thay đổi thích ứng trong từng giai đoạn cụthể để thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, tính công bằng trongcác trường đại học

Quy mô các trường đại học và cao đẳng ngày càng tăng là một xu hướng tấtyếu, nhưng chi phí công cũng như các nguồn lực cung cấp cho phát triển nhà trườngkhông tăng tương ứng Điều này kìm hãm chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng.Đây là bài toán khó không chỉ đối với riêng lẻ các trường đại học và cao đẳng mà làvấn đề mang tính toàn cầu Có nhiều giải pháp đổi mới chính sách quản lý giáo dục,trong đó có giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính tại các trường đại học và caođẳng là từng bước trao quyền tự chủ tài chính cho nhà trường đã được triển khai đểnâng cao chất lượng giáo dục

Trang 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ -KỸ THUẬT NGHỆ AN 2.1Khái quát về Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 31/10/1998, trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An được thànhlập theo quyết định số 4131/QĐ-UB-VX của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, trên

cơ sở sát nhập hai trường: Trường trung học Kinh tế và trường trung học Nông lâm.Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quyết định số 483/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 31tháng 01 năm 2005 nâng cấp trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An lênTrường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An

Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An là đơn vị sự nghiệp công lập,trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dụccủa Bộ giáo dục và đào tạo, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.Quyết định số 483/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ giáodục và đào tạo quy định nhiệm vụ của trường là:

- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơntrong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và bảoquản chế biến nông sản

- Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Trải qua hơn 53 năm xây dựng và phát triển, trường cao đẳng Kinh tế - Kỹthuật Nghệ An đã không ngừng phấn đấu vượt qua khó khăn thử thách, đóng gópmột phần nhỏ bé cho sự nghiệp “trồng người” của đất nước Trường ngày càng pháttriển cả về cơ cấu ngành nghề, quy mô và chất lượng đào tạo, trở thành địa chỉ tincậy về đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật nông lâm nghiệp, thủy lợi, địa chínhcho Tỉnh Nghệ An và các tỉnh Bắc Miền trung

Trang 25

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An là mô hình

tổ chức bộ phận theo chức năng bao gồm Ban giám hiệu, các phòng chức năng, cáckhoa và bộ môn trực thuộc Ban giám hiệu, các trung tâm

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An.

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An)

BAN GIÁM HIỆU

TRUNG TÂM

NGOẠI NGỮ TIN HỌC

THỰC NGHIỆM VÀ NCKH

THÔNG TIN THƯ VIỆN

NỘI TRÚ BẢO VỆ

BỘ MÔN MÁC – LÊ NIN

KHOA

CƠ SỞ CƠ BẢN

KHOA NÔNG LÂM NGƯ

Trang 26

2.1.3 Quy mô đào tạo, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất

2.1.3.1 Quy mô đào tạo

Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An là một trường đa ngành, đanghề Năm 2012-2013 trường đang đào tạo 07 chuyên ngành cho hệ cao đẳng và 10chuyên ngành cho hệ trung cấp với tổng số hơn 5853 học sinh, sinh viên Ngoài ra,Trường đang liên kết với 12 trung tâm dạy nghề trong tỉnh để đào tạo bậc trung họcvà liên kết với Học viện Tài chính Hà Nội, Đại học Nông lâm Huế, Đại học Kinh tếHuế, Đại học Thương mại để đào tạo bậc Đại học

2.1.3.2 Đội ngũ cán bộ

Tính đến thời điểm này, Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An cótổng số cán bộ, giảng viên, công nhân viên hưởng lương trong trường là 237 ngườigồm 177 cán bộ giảng dạy, 60 cán bộ quản lý và phục vụ

2.1.3.3 Trình độ giảng viên của Trường:

Bảng 2.1: Trình độ Cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

- Khu nhà xưởng và vườn thực nghiệm:

Trang 27

Cơ sở vật chất phục vụ thực hành và thực tập của học sinh, sinh viên gồm: 11phòng tin học nối mạng, trang bị internet phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học vàquản lý; 01 phòng học ngoại ngữ đa năng; 01 xưởng thực hành với diện tích 186,4

m2, và một vườn thực nghiệm (Nhà lưới) phục vụ thực hành, thực tập cho khối họcsinh kỹ thuật; Một trạm biến áp 250 KVA; 10 máy photocopy, một máy in siêu tốc,một máy in văn bằng và chứng chỉ

- Khu nhà hiệu bộ và giảng đường:

Khu làm việc có 34 phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi như: hệ thống điềuhòa không khí, tủ, bàn ghế, máy tính, hệ thống thông tin liên lạc

Khu giảng đường có 40 phòng học chung, giảng đường lớn với 4 dãy nhà 3tầng Thiết bị nội thất được trang bị đầy đủ tiện lợi, một số phòng học trang bị hệthống máy trình chiếu, âm thanh hiện đại

- Thư viện:

Có diện tích trên 403,5 m2 Số lượng sách, tài liệu khoảng 2.000 đầu sách với21.500 bản sách, chưa kể đến hàng trăm loại báo chí và tạp chí Mỗi năm, Nhàtrường chi hàng trăm triệu đồng để mua bổ sung sách, báo, tạp chí và tài liệu khoahọc để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh - sinh viên, tạo điều kiện cho giảngviên nghiên cứu khoa học Có 02 phòng đọc đảm bảo 200 chỗ ngồi

- Khu ký túc xá:

Khu ký túc xá học sinh – sinh viên gồm một nhà cấp 4 và một nhà 4 tầng tiệnnghi khép kín với 750 chỗ ở, điện nước sinh hoạt đầy đủ

- Khu thể thao, vui chơi, giải trí:

Nhà trường có một nhà đa năng với diện tích sử dụng 540 m2, sân vận độngvới tổng diện tích 5.400 m2

2.2 Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng KT - KT Nghệ An

Trang 28

2.2.1 Quy chế thu chi nội bộ của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Nghệ An

2.2.1.1 Tự chủ về thu được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ tại trường

Nguồn thu tài chính của Trường chủ yếu bao gồm hai nguồn chính đó là:Ngân sách nhà nước cấp, thu sự nghiệp và các khoản thu dịch vụ

- Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp

Theo phân loại của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì hiệnnay trường là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần, do đó hàng năm trường đượcNSNN cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên Nguồn kinh phí NSNNcấp bao gồm:

(1) Kinh phí hoạt động thường xuyên

(2) Kinh phí chương trình mục tiêu

(3) Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

(4) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng CB, GV

- Nguồn thu sự nghiệp của trường bao gồm

(1) Thu phí, lệ phí (học phí khối CĐ,TC; lệ phí tuyển sinh)

(2) Thu hoạt động đào tạo liên kết

(3) Thu sự nghiệp khác

+ Nguồn thu học phí

 Học sinh, sinh viên hệ chính quy: Thu theo QĐ số UBND ngày 20 tháng 8 năm 2012

59/2012/QĐ- Các lớp liên kết đào tạo: Thu theo hợp đồng ký kết giữa hai bên

 Các lớp Đại học tại chức, liên thông Đại học: Thu theo thông báo củatrường Đại học liên kết đào tạo

+ Nguồn thu lệ phí:

Bảng 2.2: Mức thu lệ phí tại Trường Cao đẳng KT-KT Nghệ AN

( Đơn vị tính: đồng )

Trang 29

Nội dung thu Mức thu

- Lệ phí tuyển sinh Thu theo Quy định của BGD và Đào tạo

- Lệ phí thi lại học phần + Các lớp học ban ngày: 20.000 đồng/ môn

+ Các lớp học ban đêm: 30.000 đồng/môn

- Lệ phí thi lại TN 50.000 đồng/ môn

- Tiền cấp bằng TN + Sinh viên hệ CĐ: 100.000đ/sv

+ HS trung cấp: 70.000đ/hs

- Lệ phí học lại + Nếu học ghép: 50.000 đồng/ ĐVHT

+ Nếu mở lớp riêng: Lấy thu bù chi, mức thucăn cứ vào số lượng học sinh thực tế

- Thẻ HSSV, thư viện 50.000 đồng/HSSV

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán -Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An)

- Thu sự nghiệp khác: tiền ký túc xá; tiền gửi xe máy; xe đạp, thanh lý tàisản

2.2.1.1 Tự chủ về chi được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ tại trường

Nội dung chi của trường bao gồm:

(1): Chi thanh toán cá nhân;

(2): Chi nghiệp vụ chuyên môn;

(3): Chi mua sắm, sửa chữa tài sản;

(4): Chi thường xuyên khác;

- Chi thanh toán cá nhân (Nhóm I)

a Tiền lương, thu nhập tăng thêm

* Tiền lương:

- Việc chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương được quy định tại

NĐ Số 204/204/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ và các văn bản hiện hànhkhác

- Đối với các đối tượng được cử đi học Thực hiện theo các văn bản hướngdẫn của Nhà nước

* Thu nhập tăng thêm:

- Đối tượng áp dụng: Cán bộ, viên chức trong biên chế, lao động hợp đồng

Trang 30

dài hạn.

- Nguồn kinh phí chi trả, nguyên tắc chi trả:

+ Nguồn kinh phí chi trả: Chênh lệch thu, chi thường xuyên quý, năm

+ Nguyên tắc chi trả: theo nguyên tắc người nào có hiệu quả

- Chi cho nghiệp vụ chuyên môn (nhóm II):

Đây là khoản chi trong tổng chi hoạt động sự nghiệp tại Trường, các khoảnchi cho nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: Chi tiền sử dụng dịch vụ công cộng; tiềnvật tư văn phòng; chi tiền sử dụng thông tin, liên lạc; Hội nghị phí; Công tác phí;sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn; Chi phí nghiệp vụ chuyên môn củatừng ngành

Chi tiền sử dung dịch vụ công cộng thực chất là trả tiền cho Nhà nước khi sửdụng các dịch vụ của Nhà nước Các khoản thanh toán dịch vụ công cộng như:Thanh toán tiền điện, nước; thanh toán tiền nhiên liệu; thanh toán tiền vệ sinh môitrường

Tiền vật tư văn phòng là các khoản như: Văn phòng phẩm; mua sắm côngcụ, dụng cụ văn phòng và các vật tư văn phòng khác

Tiền sử dụng thông tin liên lạc như: Cước phí điện thoại trong nước; cướcphí bưu chính; Fax; quảng cáo; phim ảnh; sách báo tạp chí thư viện; thuê bao đườngđiện thoại và thông tin liên lạc khác thanh toán theo thực tế sử dụng trên tinh thầntiết kiệm triệt để

Công tác phí là những khoản liên quan tới việc cán bộ công nhân viên nhàtrường được cử đi công tác Các khoản công tác phí như: Tiền vé máy bay, tàu xe;tiền thuê phòng ngủ; phụ cấp công tác phí; khoán công tác phí và các khoản côngtác phí khác Đơn vị chủ động xây dựng mức khoán các định mức như tiền lưu trú,tiền ngủ dựa trên định mức quy định của Nhà nước và điều kiện nơi đến công tác

Chi phí thuê mướn là những khoản chi mà đơn vị thuê ngoài làm như: Thuêphương tiện vận chuyển; thuê phương tiện các loại; thuê lao đông trong nước; thuêchuyên gia đào tạo lại cán bộ; chi phí thuê mướn khác thực hiện theo hợp đồng

Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn là khoản chi sửa chữa các

Trang 31

máy móc thiết bị phục vụ cho chuyên môn

- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản (thuộc nhóm III):

Thay thế các trang thiết bị cũ, sửa chữa các tài sản bị hư hỏng thường xuyênnhư nhà cửa, bàn ghế, thiết bị điện nước, thiết bị văn phòng, phòng máy vi tính, cácmáy móc khối kỹ thuật dùng để thực hành, …

- Chi thường xuyên khác (thuộc nhóm IV):

Nhóm chi này phản ánh số tiền chi cho các hoạt động khác của đơn vị như chi

kỷ niệm những ngày lễ lớn, lập các quỹ dự phòng, phúc lợi, khen thưởng

2.2.2 Thực trạng thu, chi tại Trường Cao đẳng Kinhh tế – Kỹ Thuật Nghệ An

2.2.2.1 Thực trạng về thu

- Thu từ nguồn NSNN cấp

Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn thu từ nguồn kinh phí ngân sách Nhànước cấp và thu sự nghiệp giai đoạn 2011-2013 cùng với sự nỗ lực của Trườngtrong việc sử dụng nguồn tài chính ngân sách cấp nhằm mở rộng, nâng cao chấtlượng hoạt động sự nghiệp khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, số liệu về nguồnthu, cơ cấu thu, thiết lập các biểu đồ phân tích đánh giá thực trạng nguồn thu từnguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp giai đoạn 2011-2013 tại Trường thông quacác bảng biểu sau:

Trang 32

Bảng 2.3: Tổng hợp kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2011 – 2013

( Đơn vị tính: triệu đồng)

1 Nguồn ngân sách nhà

- Kinh phí hoạt động

- Kinh phí đầu tư xây

- Kinh phí thực hiện

chương trình đào tạo,

Tỷ lệ tăng qua các năm

2 Nguồn ngoài ngân

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán -Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp giatăng hàng năm trên 15,25%, cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh ủy, Ủy ban nhândân và các ban ngành cấp tỉnh đối với giáo dục đào tạo nói chung và Trường Caođẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An nói riêng Tổng kinh phí NS cấp năm 2012 tăng43,69% so với 2011, năm 2013 tăng 15,25% so với năm 2012 Nguyên nhân củaviệc tăng đột biến NSNN cấp 2012 so với 2011 là do năm 2012 nhà trường xâydựng giảng đường học 7 tầng chuẩn bị cơ sở vật chất để 2015 nâng cấp trường lênĐại học Kinh tế Nghê An và Nghị định 31/2012/NĐ-CP của chính phủ về nâng mứclương tối thiểu chung từ 830.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng

Đơn vị tính: triệu đồng

Trang 33

Biểu đồ 2.1: Tổng hợp kinh phí, cơ cấu nguồn ngân sách nhà nước cấp

giai đoạn 2011 – 2013

Qua bảng trên ta thấy:

- Kinh phí hoạt động thường xuyên : Chi phí hoạt động thường xuyên qua cácnăm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn NSNN cấp và tương đối bình ổn qua cácnăm được giao dự toán Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động thường xuyên tănglên hàng năm theo số tuyệt đối, nhưng tỷ lệ thì giảm dần, cụ thể: năm 2011, chi hoạtđộng thường xuyên là 12.236 triệu đồng, năm 2012 là 16.336 triệu đồng, tăng33,5% so với năm trước Năm 2013, chi hoạt động thường xuyên là 17.097 triệuđồng, tăng 4,7 % so với năm 2012 Tỷ lệ chi hoạt động thường xuyên giảm dần quacác năm do nguồn vốn ngân sách tăng đầu tư vào xây dựng cơ bản thể hiện ở tỷtrọng đầu tư cho xây dựng cơ bản so với tổng ngân sách nhà nước cấp tăng lên quacác năm, là điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, đây là một dấu hiệu tốt đối vớisự phát triển của nhà trường Mặt khác số kinh phí NS cấp chi hoạt động thườngxuyên năm 2012 tăng 33,5% so với 2011 chủ yếu là do năm 2012 trường tập trungsửa chữa, tăng cường thêm cơ sở vật chất và mua sắm thêm tài sản để phấn đấu năm

2014 lên đại học và Nghị định 31/2012/NĐ-CP của chính phủ về nâng mức lươngtối thiểu chung từ 830.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo lại và bồi dưỡng CB, GV: được ổn

Trang 34

định và điều chỉnh theo từng năm cho phù hợp chiếm tỷ lệ không nhỏ trong nguồnNSNN cấp Điều này, chứng tỏ Nhà nước đã và đang quan tâm đến năng lực, chấtlượng đội ngũ trong giáo dục.

- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản: tỷ trọng đầu tư cho xây dựng cơ bản sovới tổng ngân sách nhà nước cấp tăng lên qua các năm Nguyên nhân chủ yếu là dogiai đoạn 2011 – 2013, Nhà trường rất chú trọng tới đầu tư xây dựng cơ bản, cụ thểtrường đang xây dựng giảng đường học 7 tầng, nhà luyện tập đa năng với diện tíchlà 540 m2, công trình vườn thực nghiệm, nhà nội trú 4 tầng …phục vụ cho quy môđào tạo ngày càng tăng tăng mạnh trong giai đoạn tới để Nhà trường đủ điều kiệnnâng cấp thành trường Đại học Kinh tế Nghệ An

- Nguồn thu sự nghiệp

Đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn thu hàng năm củatrường Sau khi được giao tự chủ, việc giảm dần nguồn NSNN cấp dẫn đến nguồnthu sự nghiệp đóng vai trò chính trong cung cấp nguồn tài chính để thực hiện nhữngchức năng, nhiệm vụ của nhà trường

Được giao tự chủ tài chính đồng nghĩa với việc trường sẽ phải dần tự trangtrải các khoản chi thường xuyên của đơn vị mình từ các nguồn thu ngoài ngân sáchvà chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp Chính vì vậy việc nâng cao nguồnthu sự nghiệp của trường là việc hết sức quan trọng

Trong số các khoản thu sự nghiệp thì khoản thu từ học phí là khoản thu bổsung nguồn lực tài chính chủ yếu Từ năm 1998 đến tháng 8/2009, mức thu học phíđối với hệ đào tạo chính quy đối với các trường đại học, cao đẳng công lập đượcthực hiện trên cơ sở khung học phí quy định tại Quyết định số 70/1998/QĐ-TTgngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ Cụ thể đối với bậc cao đẳng từ 40.000đồng/tháng đến 150.000 đồng/tháng

Năm 2010, học phí được điều chỉnh và áp dụng cho giai đoạn 2010-2015theo thông tư 49/2010/NĐ-CP Cụ thể mức thu học phí của trường được áp dụngnhư sau:

+ 275.000 đồng/tháng đối với sinh viên trung cấp chính quy

Trang 35

+ 232.00 đồng/ tháng đối với sinh viên cao đẳng chính quy đào tạo theo hìnhthức niên chế trong học kỳ 2 năm học 2010-2011

+ 284.00 đồng/ tháng đối với sinh viên cao đẳng chính quy đào tạo theo hìnhthức niên chế trong học kỳ 1 năm học 2011-2012

+ 336.00 đồng/ tháng đối với sinh viên cao đẳng chính quy đào tạo theo hìnhthức niên chế trong học kỳ 2 năm học 2012-2013

Bảng 2.4: Bảng chi tiết nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2011-2013

( Đơn vị: triệu đồng )

ST

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1

- Thu từ học phí, lệ

2 - Thu hoạt động đào tạo liên kết 1.421 8,08% 1.948 9,02% 1.227 6,4%

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán -Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An)

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 2.2: Nguồn thu, cơ cấu từ hoạt động sự nghiệp ( 2011 - 2013 )

Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.2 cho thấy:

Trang 36

- Thu học phí, lệ phí chiếm tỷ lệ trên 87% trong tổng số thu từ hoạt động sựnghiệp Năm 2011 thu học phí, lệ phí là 15.624 triệu đồng chiếm 88,82%, năm 2012là 18.932 triệu đồng chiếm 87,69% và năm 2013 thu học phí, lệ phí là 17.315 triệuđồng chiếm 90% Sự biến động này là do bắt đầu từ năm 2010-2015 nhà nước có sựđiều chỉnh về mức thu học phí Tuy vậy, năm 2013 số thu học phí, lệ phí so với năm

2012 không những tăng mà lại giảm mạnh nguyên nhân chủ yếu là do Thông tư55/2012/TT-BGDĐT Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học Cụ thểtại điều 9 Thông tư như sau:

1 Tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy:

a) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề) Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển;

b) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm;

c) Việc tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2 Tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học:

a) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi 3 môn: Một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề) Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển;

b) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao

Trang 37

đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học hình thức vừa làm vừa học;

c) Việc tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3 Cơ sở giáo dục đại học quy định và công bố công khai cho các thí sinh dự thi liên thông về các tiêu chí và quy trình công nhận kết quả học tập; các môn thi và các yêu cầu cụ thể đối với từng môn thi cho từng đối tượng được quy định tại khoản

1, 2 Điều này.

Điều này đã ảnh hưởng lớn đến lượng sinh viên dự thi cũng như theo học tạitrường Bởi lẽ, lâu nay với không ít học sinh, sinh viên việc học liên thông là sự lựachọn duy nhất sau con đường thi thẳng vào Đại học Mặt khác bằng cách học liênthông, cũng chỉ sau khoảng 5 năm là sinh viên đã có cơ hội lấy bằng ĐH chính quy

Vì vậy, con đường học liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng để có đượcbằng đại học đang trở thành sự lựa chọn của khá nhiều học sinh, sinh viên Tuynhiên khi Thông tư 55 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đời đã ảnh hưởng không ítđến tâm lý và dự định của nhiều học sinh, sinh viên Nếu như trước đây chỉ cần saukhoảng 5 năm học liên tục thì bây giờ, các học sinh, sinh viên phải mất thêm ít nhấtlà 3 năm nữa (nếu không thi thẳng lên Đại học trong kỳ thi tuyển sinh hằng năm doBộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức) để có thể có được tấm bằng Đại học Hơn nữa,trong khoảng thời gian sau khi học xong và chờ thi liên thông, học sinh và sinh viêncó thể có những dự định khác, hoặc là đã tìm được công việc phù hợp hơn Do đó,số lượng sinh viên đăng ký vào học ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ Angiảm đi đáng kể, kéo theo hệ quả tất yếu là học phí, lệ phí trong năm 2013 có ít hơn

so với các năm trước

- Thu từ hoạt động đào tạo liên kết : Kể từ khi trường được nâng cấp lên

Trang 38

thành trường Cao đẳng năm 2005 thì hoạt động đào tạo liên thông, liên kết đã đượcnhà trường đẩy mạnh qua các năm và thực tế nó cũng mang lại nguồn thu khôngnhỏ trong nguồn thu sự nghiệp Cụ thể trường đã liên kết với các trường Đại họccùng ngành kinh tế như: Học viện tài chính, Đại học thương mại, liên kết với cáctrung tâm ở địa phương Nhưng trong một vài năm trở lại đây việc liên kết với cáctrường Đại học cùng ngành cũng gặp nhiều khó khăn Nguyên nhân là do công táctuyển sinh của các trường Đại học cũng bị cắt giảm Đặc biệt là Thông tư55/2012/TT-BGDĐT.

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp khác (thuê CSVC, dịch vụ căng tin, thutiền gửi xe máy, thu tiền ở ký túc xá) chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu từhoạt động sự nghiệp Hoạt động này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các hoạt động đàotạo trên, phần lớn nguồn thu từ hoạt động này là từ những học sinh, sinh viên thamgia học tại Trường Chính vì thế mà Trường càng thu hút được nhiều người học thìcàng có cơ hội tăng nguồn thu từ hoạt động này Qua bảng 2.4 ta thấy, nguồn thucủa hoạt động này tăng dần tương đối qua các năm, điều đó cũng chứng tỏ thái độvà uy tín phục vụ của các hoạt động dịch vụ này cũng đã thu hút được khách hàng,đem lại nguồn thu cho đơn vị

Để có cơ sở đánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng khả năng tàichính giai đoạn 2011-2013 và nỗ lực của Trường trong việc tìm kiếm, khai thác và

sử dụng nguồn tài chính nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệpvà hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao khi thực hiện cơ chế tự chủ tàichính theo Nghị định 43/NĐ-CP Số liệu về nguồn thu và cơ cấu nguồn thu, thiếtlập các biểu đồ phân tích đánh giá thực trạng nguồn tài chính giai đoạn 2011-2013qua các bảng sau:

Trang 39

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp nguồn tài chính, cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn

2011-2013

( Đơn vị: triệu đồng ) ST

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

1 Kinh phí NSNN cấp 14.628 45,40% 21.019 49,3% 24.224 55,8%

2

Tổng thu từ hoạt

động sự nghiệp 17.590 54,6% 21.589 50,7% 19.171 44,2%

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán -Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An)

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng của các nguồn thu giai đoạn 2011 - 2013

Nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu nguồn thu và phân tích sự biến động quy

mô, cơ cấu nguồn thu tài chính giai đoạn 2011-2013 qua các bảng số 2.5 tại TrườngCao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Nghệ An ta nhận thấy tổng nguồn tài chính qua cácnăm của giai đoạn 2011-2013 đều có xu hướng năm sau tăng hơn năm trước, điềuđó minh chứng nguồn lực tài chính được quyền sử dụng để thực hiện chức năng,nhiệm vụ phát triển và mở rộng hoạt động sự nghiệp của nhà trường ngày càngtăng Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn kinh phí NSNN cấp trong tổng nguồn thu tăng qua

Trang 40

các năm, trong khi tỷ trọng tổng nguồn thu sự nghiệp lại giảm qua các năm.

Nghiên cứu sâu về cơ cấu nguồn tài chính của trường ta nhận thấy tỷ trọngnguồn kinh phí NSNN cấp so với tổng thu còn chiếm tỷ lệ cao, tăng qua các năm về

cả số tuyệt đối và tương đối (từ 45% đến 55%) Trên thực tế, trường chưa đượcthực hiện tự chủ về biên chế mà vẫn do Sở Nội Vụ thực hiện giao và tiếp nhận Xétvề tổng biên chế được giao và số biên chế hiện có là đảm bảo, nhưng xét về địnhmức biên chế phục vụ cho từng nhiệm vụ được giao thì bất hợp lý Bộ phận côngtác này thừa người, bộ phận khác lại thiếu người; Giảng viên của bộ môn này thừanhưng bộ môn khác lại thiếu Mặc dù kinh phí NSNN cấp tăng qua các năm về sốtuyệt đối và tương đối nhưng chủ yếu là tăng cho chi đầu tư xây dựng cơ bản vì giaiđoạn 2011-2013 trường tập trung đầu tư cơ sở vật chất để đủ điều kiện tiêu chuẩnnâng cấp lên thành Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Vì thế, đã làm cho tỷ trọngnguồn thu sự nghiệp trong tổng nguồn tài chính giảm dần qua các năm

Trong nguồn thu sự nghiệp định mức học phí do Chính phủ quy định còn bấtcập và chậm thay đổi Trước năm 2010 trong vòng hơn 10 năm chế độ học phí vẫngiữ nguyên, trong khi mức giá tiêu dùng tăng lên Mặc dù gần đây mức học phí đãđược điều chỉnh tăng nhưng vẫn không bù đắp được chi phí tối thiểu cho hoạt độngđào tạo Bên cạnh đó, đơn vị vẫn phải thực hiện trích 40% nguồn thu sau khi trừ cácchi phí hợp lý để lại để thực hiện cải cách tiền lương khi Nhà nước có chính sách thayđổi về mức lương tối thiểu Do đó làm cho nguồn kinh phí của Trường ngày càng khókhăn hơn rất nhiều

Sự bất hợp lý về thành phần nguồn tài chính, trong cơ cấu nguồn tài chínhcủa Trường nói riêng và các cơ sở giáo dục nói chung là do cơ chế chính sách củanhà nước còn thiếu đồng bộ và có những bất cập nhất định, cụ thể là: chậm đổi mới,chậm ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định 43/Nđ- CP quy định Các Bộchưa thống nhất phối hợp đề ra văn bản hướng dẫn cụ thể, thậm chí Bộ chủ quảnphụ trách nhưng cũng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn một cách cụ thể, do vậy cácđơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ cùng trực thuộc một Bộ, một ngành cótính chất hoạt động hoàn toàn tương đồng nhau nhưng cơ chế quản lý tài chính khác

Ngày đăng: 28/10/2014, 20:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong ĐHQGHN “ 5. Đề tài: “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Tài chính –Quản trị kinh doanh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong ĐHQGHN “5. Đề tài: “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh
1. Nghị định số 43/2006/Nđ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập Khác
2. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/Nđ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập Khác
3. Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập Khác
7. Website của cải cách hành chính, www.caicachhanhchinh.gov.vn 8. Website của Chính phủ , www.chinhphu.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An. - hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An (Trang 24)
Bảng 2.1: Trình độ Cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a
Bảng 2.1 Trình độ Cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (Trang 25)
Bảng 2.3: Tổng hợp kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2011 – 2013                                                                                          ( Đơn vị tính: triệu đồng) - hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a
Bảng 2.3 Tổng hợp kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2011 – 2013 ( Đơn vị tính: triệu đồng) (Trang 31)
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp nguồn tài chính, cơ cấu nguồn  tài chính giai đoạn - hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a
a ̉ng 2.5: Bảng tổng hợp nguồn tài chính, cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn (Trang 38)
Bảng số 2.6: Bảng cân đối khoản thu chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước - hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a
Bảng s ố 2.6: Bảng cân đối khoản thu chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước (Trang 40)
Bảng số 2.7:  Bảng cân đối khoản thu chi thường xuyên từ nguồn thu sụ nghiệp giai - hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a
Bảng s ố 2.7: Bảng cân đối khoản thu chi thường xuyên từ nguồn thu sụ nghiệp giai (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w