THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI CHÊNH LỆCH THU CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT NGHỆ

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a (Trang 49 - 56)

6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.3 THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI CHÊNH LỆCH THU CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT NGHỆ

tế- Kỹ thuật Nghệ An

Trường được xác định là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động. Do đó, căn cứ vào quy định quyền tự chủ về việc sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại điều 16, mục II, chương 3 Nghị định 43/2006/Nđ- CP ngày 25/4/2006, quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của Sở Giáo dục – đào tạo Nghệ An.

Để thực hiện quyền tự chủ sử dụng nguồn tài chính đồng thời căn cứ vào nguồn kinh phí của đơn vị, Trường xây dựng cơ chế tự chủ tài chính được thể hiện công khai trong quy chế chi tiêu nội bộ có bổ sung sửa đổi hàng năm.

Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng đảm bảo đúng chế độ, công khai, công bằng trong thực hiện chế độ thu, chi tài chính, tiết kiệm trong chi tiêu, chi có hiệu quả thiết thực đem lại lợi ích cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động.

Quy chế chi tiêu nội bộ trong đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ mọi quy định trong luật kế toán và các quy định hiện hành của nhà nước, nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn cho đơn vị.

Các chế độ chi tiêu phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của đơn vị, từ yêu cầu cụ thể của công việc nhằm khuyến khích người lao động tự giác trong lao động, lao động có năng suất, hiệu quả. Ưu tiêu đúng mức cho các hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Về trích lập các quỹ:

Sau khi trang trải đủ cho các chi phí trên, phần chênh lệch thu - chi sẽ được trích lập các quỹ theo cơ chế:

- Chi tiền lương tăng thêm

- Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi..(bằng 3 tháng tiền lương, tiền công, thu nhập tăng thêm bình quân trong năm)

- Trích lập quỹ ổn định thu nhập.

Sử dụng các quỹ:

- Quỹ phát triển sự nghiệp: dùng để chi đầu tư phát triển nâng cao chất lượng đào tạo, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc. Chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo huấn luyện cán bộ viên chức của nhà trường.

- Chi tiền lương tăng thêm: cho cán bộ công nhân viên chức, tối đa không quá 2 lần quỹ lương ngạch bậc, chức vụ trong năm.

+ Nguyên tắc chi trả: Theo nguyên tắc người nào có hiệu quả công tác cao đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được hưởng cao hơn và ngược lại. Dựa trên lương cấp bậc, chức vụ, hiệu suất công tác của từng cán bộ, phòng ban, đơn vị trực thuộc được phân loại bình bầu A, B, C để từ đó xác định hệ số thu nhập tăng thêm. Cán bộ viên chức đang trong thời gian đi học không trực tiếp làm việc, đang trong thời gian nghỉ thai sản, nghỉ ốm, đang trong thời gian đình chỉ công tác hoặc đang bị thi hành các hình thức kỷ luật của các cấp có thẩm quyền thì không được hưởng thu nhập tăng thêm.

+ Phương pháp tính thu nhập tăng thêm: Quỹ thu nhập tăng thêm được xác định theo công thức:

QTNTT = Lmin x K1x (K2 + K3) x L x 12 tháng

QTNTT: Quỹ tiền thu nhập tăng thêm nhà trường được phép trả tối đa trong năm

Lmin: Là mước lương tối thiểu do nhà nước quy định

K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu ( được xác định căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp trong năm sau khi đảm bảo chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chi cho các hoạt động thường xuyên, trích lập các quỹ theo quy định được tạm tính vào thời điểm đầu năm 1013 là 0,6 và được điều chỉnh vào cuối năm

trên cơ sở kết quả tài chính của năm đó.

K2: là hệ số lương bình quân của cả cơ quan K3: Là hệ số chức vụ bình quân của cả cơ quan. L: Là số CBCNV biên chế và hợp đồng dài hạn.

+ Thu nhập tăng thêm của cá nhân được xác định theo công thức Lt= Vt x m/M x N1/N2 Trong đó:

Lt: Thu nhập tăng thêm của cá nhân

Vt: Mức trích hoặc tạm trích thu nhập tăng thêm trong tháng của toàn cơ quan.

M: hệ số thu nhập tăng thêm của cá nhân.

M: Tổng số tiền thu nhập tăng thêm của toàn cơ quan. N1: Số ngày thực tế làm việc của cá nhân trong tháng. N2: Số ngày làm việc theo quy định trong tháng.

+ Hệ số tiền thu nhập tăng thêm của cá nhận (m) được xác định dựa trên trình độ chuyên môn, chất lượng công việc, hệ số lương, phụ cấp chức vụ, tỷ lệ % vượt khung.

M = X1 x X2 x X3 Trong đó: X1: Trình độ chuyên môn. X2: Hệ số chất lượng công việc. X3: hệ số lương, phụ cấp lương.

X1, X2, X3 được quy định cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Bảng xác định hệ số thu nhập tăng thêm

Nội dung Quy định hệ số

X1: Trình độ chuyên môn

Tiến sỹ 1,2

Thạc sỹ 0,95

Đại học 0,9

Cao đẳng 0,85

Trung cấp, sơ cấp 0,8

Chưa có bằng cấp 0,75

X2: Hệ số chất lượng công việc

Xếp loại B 1,2

Xếp loại C 0,9

Xếp loại D 0,6

Không bình xét 0

X3: Hệ số lương, phụ cấp lương Theo hệ số lương, PC lương từng cá nhân

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán -Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An) - Quỹ khen thưởng, phúc lợi..( bằng 3 tháng tiền lương, tiền công, thu nhập tăng thêm bình quân trong năm )

+ Quỹ khen thưởng:

Hàng năm nhà trường chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt được hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường ra quyết định. Nguồn kinh phí chi cho khen thưởng được chi từ quỹ khen thưởng, từ nguồn kinh phí ngân sách cấp theo DT, nguồn thu khác tại trường.

Bảng 2.9: Định mức chi thưởng cho tập thể, cá nhân CBNV, giáo viên

( Đơn vị: đồng/ người )

Danh hiệu khen thưởng Mức chi

1. Thưởng cho TT, CBCNV theo danh hiệu CM

+ Đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở 400.000 đồng/ người + Đạt danh hiệu lao động giỏi 300.000 đồng/ người + Đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến xuất sắc 700.000 đồng/ người + Đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến 500.000 đồng/ người

2. Thưởng cho TT, CBCNV theo danh hiệu Công Đoàn

+ Đạt danh hiệu đoàn viên CĐ xuất sắc 200.000 đồng/ người + Đạt danh hiệu đoàn viên CĐ tiên tiến 150.00 đồng/ người + Đạt danh hiệu tổ CĐ xuất sắc 300.000 đồng/ người + Phụ nữ giỏi việc trường đảm việc nhà 200.000 đồng/ người + Đạt danh hiệu tổ CĐ tiên tiến 200.000 đồng/ người

3. Thưởng cho giáo viên qua các cuộc thi

+ Cấp trường: Đạt giải nhất 300.000 đồng/ người Đạt giải nhì 200.000 đồng/ người + Cấp tỉnh: Đạt giải nhất 500.000 đồng/ người Đạt giải nhì 400.000 đồng/ người Đạt giải ba 300.000 đồng/ người Đạt giải khuyến khích 200.00 đồng/ người + Cấp quốc gia : Đạt giải nhất 1000.000 đồng/ người

Đạt giải nhì 800.000 đồng/ người Đạt giải ba 600.000 đồng/ người Đạt giải khuyến khích 500.000 đồng/ người

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán -Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An)

Bảng 2.10: Định mức chi thưởng cho học sinh, sinh viên, tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm

( Đơn vị: đồng )

Danh hiệu khen thưởng Mức chi

1. Cá nhân đạt danh hiệu theo năm học

Loại xuất sắc 150.000 đồng/ hs

Loại giỏi 100.000 đồng/ hs

Loại khá 50.000 đồng/ hs

2. Cá nhân đạt danh hiệu toàn khóa

Loại xuất sắc 300.000 đồng/ hs

Loại giỏi 200.000 đồng/ hs

Loại khá 100.000 đồng/ hs

3. Tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm

Lớp đạt giải nhất 500.000 đồng/ lớp

Giáo viên chủ nhiệm lớp đạt giải nhất 300.000 đồng/ lớp

Lớp đạt giải nhì 300.000 đồng/ lớp

Giáo viên chủ nhiệm lớp đạt giải nhì 200.000 đồng/ lớp

Lớp đạt giải ba 200.000 đồng/ lớp

Giáo viên chủ nhiệm lớp đạt giải ba 100.000 đồng/ lớp

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán -Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An)

+ Chi phúc lợi tập thể

Các khoản trợ cấp: Thực hiện theo Quyết định của cấp có thẩm quyền. Đối với CBCNV khối hành chính. Để động viên khối hành chính trong công tác chuyên môn phục vụ cho công tác đào tạo và giảng dạy Nhà trường trích quỹ phúc lợi hỗ trợ cho khối hành chính 15% mức lương hiện hưởng của mỗi CBCNV.

Tiền nước uống: Tất cả cán bộ, giảng viên được cấp đủ nước uống để làm việc trên tinh thần tiết kiệm, tránh lãng phí. Phòng TC-HC có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu nước uống, lập kế hoạch trình BGH phê duyệt để tổ chức mua, nấu và cấp đầy đủ cho các đơn vị.

Phúc lợi tập thể khác:

( Đơn vị: đồng/ người )

Nội dung CBCNV, HĐ dài hạn (đồng/ người)

Hợp đồng năm ( đồng/ người ) Hợp đồng tiết giảng (đồng/ người)

- Tết nguyên đán 1.500.000 500.000 300.000

- Tết dương lịch Từ 300.000 đến 500.000

Từ 150.000 đến 300.000 - Quốc khánh 2/9, Quốc tế

LĐ 1/5, Giỗ tổ Hùng Vương

Từ 300.000 đến 500.000

Từ 150.000 đến 300.000 - Ngày nhà giáo VN 20/11

( Giảng viên ) Từ 1.500.000 đến 2.000.000 Từ 500.000 đến 800.000 300.000 - Ngày nhà giáo VN 20/11

( CB hành chính )

Từ 1.200.000 đến 1.700.000 - Ngày 8/3; 20/10 ( Nữ) 200.000

- Ngày 27/2 200.000

- Ngày 27/7 ( TB, con liệt sỹ) 200.000 - Ngày 22/12 ( Cựu chiến

binh)

200.000 - Chi ăn trưa ( ngày TT làm

việc)

15.000

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán -Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An)

Mức trên áp dụng đối với trường hợp làm việc 12 tháng trong năm, trường hợp làm việc không đủ 12 tháng trong năm thì được hưởng theo số tháng thực tế làm việc.

Bảng 2.12: Bảng Chi thăm viếng, hiếu hỉ

( Đơn vị: đồng )

Nội dung chi Mức chi ( đồng)

- Viếng thân nhân bố, mẹ, vợ, chồng, con của CB, viên chức đương chức.

500.000đ + 1 vòng hoa ( Hoặc bức trướng)

- Viếng CBCNV nhà trường đã nghỉ hưu 500.000đ + 1 vòng hoa ( Hoặc bức trướng)

- Trợ cấp CB, VC nhà trường đương chức qua đời

3.000.000đ + Toàn bộ kinh phí mai táng

- Thăm hỏi CBCNV, cha, mẹ, vợ, chồng con của CBCNV ốm đau, tai nạn điều trị nội trú tại Bệnh Viện

200.000đ

- Thăm hỏi CBCNV nhà trường đã nghỉ hưu ốm đau nằm viện ( Nếu có điều kiện )

200.000đ - Thăm ốm, hiếu, hỉ đối với CB các đơn vị có

quan hệ với nhà trường

500.000đ

- Mừng cưới CBCNV 300.000đ

- Mừng cưới con CBCNV 200.000đ

- Thăm hỏi BGH nhà trường đã nghỉ hưu vào dịp tết nguyên đán

200.000đ - Viếng học sinh, sinh viên đang theo học tại

trường qua đời

500.000đ + 1 vòng hoa - Chi tiền ăn cho CB đi viếng đám hiếu ngày

nghỉ, ngày lễ không về được trong 1 buổi ( áp dụng cho các thành phần được cử đi theo đúng chức năng, Nhà trường bố trí phương tiện đi lại )

50.000đ/ người.

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán -Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An)

Ngoài mức quy định chung trên, trường hợp đặc biệt do hiệu trưởng quyết định.

Bảng 2.13: Bảng Chi quà cho con Cán bộ công nhân viên

( Đơn vị: đồng )

Nội dung chi Mức chi ( đồng )

- Ngày 1/6, Tết trung thu 100.000đ/ cháu + Tổ chức gặp mặt vui chơi

200.000đ/ cháu đối với các cháu tật nguyền, hoàn cảnh khó khăn

- Đậu Đại học 500.000 đ/ cháu

- Học sinh giỏi cấp thành phố, huyện 300.000 đ/ cháu - Học sinh giỏi cấp tỉnh 500.000 đ/ cháu - Học sinh giỏi cấp Quốc gia 1.000.000 đ/ cháu

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán -Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An) Chi quà cho cán bộ công nhân viên nghỉ hưu

Căn cứ vào thời gian công tác tại trường, phòng TC-HC xác định tiền quà tặng cho CBCNV trước lúc về nghỉ hưu theo công thức:

Tiền quà nghỉ hưu = ( HS lương + HS công tác ) x 500.000 Hệ số công tác được quy định: Từ 1 năm đến 10 năm = 1

Từ 11 năm đến 20 năm = 1,5 Từ 21 năm đến 30 năm = 2 Trên 30 năm = 2,5

- Quỹ ổn định thu nhập: dùng để chi hỗ trợ quỹ lương tăng thêm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi khi các quỹ này bị thâm hụt mục đích đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w