GIẢI PHÁP TỰ CHỦ KHAI THÁC NGUỒN THU TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KT – KT NGHỆ AN

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a (Trang 67 - 82)

- Nguyên nhân chủ quan

3.2.1 GIẢI PHÁP TỰ CHỦ KHAI THÁC NGUỒN THU TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KT – KT NGHỆ AN

Nghệ An

Nhà trường cần chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục đại học và cao đẳng, khai thác triệt để các nguồn lực từ nghiên cứu và triển khai, hoạt động đào tạo liên kết, nguồn lực ngoài Nhà nước và các đầu tư của nước ngoài. Cụ thể:

Thứ nhất, nhà trường cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn tài chính đầu tư từ ngân sách

Để tăng cường cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho nhà trường phụ thuộc vào nguồn thu ngân sách nhà nước và mức phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo hàng năm. Đây cũng là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng trên 45% so với tổng thu. Nguồn tài chính của nhà trường còn phụ thuộc nhiều vào nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, trong tương lai gần do đổi mới quản lý giáo dục đại học và cao đẳng theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các trường cao đẳng,đại học thì nguồn ngân sách nhà nước cấp sẽ giảm dần, ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn tài chính của trường. Chính vì vậy, Nhà trường cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn thu này, tận dụng sự ủng hộ của Nhà nước nhưng phải dự trù được sự sụt giảm nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp trong tương lai.

Bên cạnh đó, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ban ngành cấp tỉnh tạo điều kiện để Trường khai thác tối đa nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo, đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đại học và cao đẳng

nhằm đa dạng hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư, dành quỹ đất cho nhà trường, có quy hoạch các khu đại học và cao đẳng tập trung, hiện đại; chuẩn hóa cơ sở vật chất và xây dựng một số cơ sở hạ tầng chung cho giáo dục đại học và cao đẳng.

Trong cơ cấu phân bổ chi ngân sách, cần tăng nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên. Từ đó, nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên.

Hướng hoạt động nghiên cứu của trường vào mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng đào tạo. Thể chế hóa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên, hoàn thiện cơ chế và chính sách nhằm gắn nghiên cứu với giảng dạy, nâng cao phong cách nghiên cứu trong giảng dạy, gắn các đề tài nghiên cứu với các đề tài luận văn thạc sĩ, tiến sĩ. Có chính sách phù hợp để sinh viên, học viên cao học tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ các công trình nghiên cứu.

Ngoài ra, Nhà trường cần có giải pháp giảm bớt tình trạng quá tải trong giảng dạy để giảng viên có thêm cơ hội cho những hoạt động hợp tác và nghiên cứu. Khi các công trình nghiên cứu có tính khả thi, có thể triển khai được trong thực tế sẽ nhận được sự tài trợ của nhiều nhà đầu tư quan tâm, đem lại nguồn thu lớn cho nhà trường.

Thứ hai, huy động nguồn thu cho sự nghiệp phát triển của trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An

- Huy động nguồn thu từ học phí, sự đóng góp của cộng đồng

Nguồn thu chủ yếu của trường hiện nay là học phí. Trong những năm tới nguồn thu này hứa hẹn sẽ tăng lên nếu nhà nước cho phép các trường tự quy định mức học phí và tự tổ chức theo nhu cầu của sinh viên, nhu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng của nhà trường. Hiện nay, nhà trường thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí theo nghị định 49/CP/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dựng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường cần công khai hóa các mức thu học phí và các khoản đóng góp

khác vào đầu năm học và điều chỉnh mức thu hợp lý, có căn cứ khoa học ví dụ như tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, kế hoạch tài chính của nhà trường, …

Các dịch vụ bổ sung, chăm sóc sức khỏe và các hoạt động giao khoán, Nhà trường quản lý nhiều dịch vụ bổ sung tạo ra một nguồn thu đáng kể chẳng hạn như ký túc xá sinh viên, nhà sách, căn-tin và các hoạt động khác liên quan tới đời sống sinh viên. Vì vậy, Nhà trường cần phải đầu tư xây dựng ký túc xá đầy đủ tiện nghi, khu vui chơi cho học sinh – sinh viên, … để tăng nguồn thu khác cho nhà trường.

Bên cạnh thu học phí, cần gắn với chương trình cho vay và quỹ học bổng. Đối với học sinh – sinh viên, học phí là thành phần chủ yếu của tổng chi phí cho việc tham dự chương trình học - cái giá mà sinh viên và gia đình họ phải trả cho giáo dục đại học và cao đẳng, cùng với chi phí về nơi ở, ăn uống và các chi phí sinh hoạt khác để có thể theo đuổi việc học. Để giúp sinh viên hoàn cảnh khó khăn có điều kiện theo học, Nhà nước cần kết hợp với nhà trường có những chính sách giảm nhẹ gánh nặng học phí để có thể đảm bảo điều kiện học tập của sinh viên. Khoản trợ cấp này có thể được cấp dưới nhiều hình thức như:

+ Trợ cấp không hoàn lại: là các khoản tài trợ hoặc học bổng dựa trên nhu cầu tài chính của sinh viên hoặc gia đình họ; cũng như học bổng sinh viên giỏi hay học bổng nghiên cứu sinh, là những khoản dựa trên tiêu chuẩn thành tích hơn là dựa trên nhu cầu.

+ Trợ giúp có hoàn lại, bao gồm nhiều loại tín dụng sinh viên (nhiều người không coi đó là một hình thức hỗ trợ vì đây là các khoản vay phải trả).

+ Những cơ hội việc làm giúp sinh viên trang trải cho chi phí sinh hoạt như những công việc dịch vụ hay thực tập mà sinh viên có thể được trả tiền công lao động thấp hơn giá thị trường.

- Huy động nguồn thu từ hoạt động dịch vụ

Nhà trường cần đa dạng hóa hình thức đào tạo: đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, nếu có điều kiện thì mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy tại trường hoặc tổ chức liên kết với nước ngoài để mở khoa, mở lớp đào tạo… Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô, giữa thực hiện công

bằng xã hội và bảo đảm hiệu quả đào tạo. Thúc đẩy mối liên kết giữa nhà trường, viện nghiên cứu và doanh nghiệp nhằm gắn kết đào tạo, khoa học và sản xuất kinh doanh. Hoàn thiện việc xây dựng chính sách và chế độ kiêm nhiệm tham gia giảng dạy của các cán bộ khoa học làm việc ở các viện nghiên cứu.

Thực tế trong thời gian qua, nguồn thu từ hoạt động liên kết đào tạo và lao động sản xuất chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn thu. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhà trường còn thiếu nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để đào tạo ngoài trường, mọi nguồn lực đều đáp ứng cho quy mô ngày càng mở rộng của trường. Vì vậy, Nhà trường cần triển khai việc liên kết, liên thông đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường trong và ngoài nước. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn về phía nhà trường.

Trường có một xưởng thực hành với diện tích sử dụng là 190,4 m2 và một vườn thực nghiệm phục vụ thực hành, thực tập cho học sinh – sinh viên khối kỹ thuật. Nhà trường nên đầu tư xây dựng có quy hoạch, gắn nội dụng thực tập với nhu cầu của thị trường, liên kết với cơ sở sản xuất để sản phẩm thu được từ các giờ thực hành có thể tiêu thụ được trên thị trường, đem lại nguồn thu cho trường.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thu hút “ đầu vào ” và thúc đẩy đầu ra, gắn với đào tạo nhu cầu xã hội.

Đây là điều kiện để đảm bảo nguồn thu ổn định trong tương lai của nhà trường. Hơn 50 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã có những kết quả đáng ghi nhận, thương hiệu của nhà trường ngày càng được khẳng định. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của nhà trường và cũng xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của trường đó là nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo gắn liền với nhu cầu của xã hội. Chất lượng đào tạo quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường trong tương lai. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo như sau:

+ Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD-ĐT, nhà trường cần phải xây dựng những biện pháp để thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo của chính đơn vị mình.

+ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Trong điều kiện hiện nay, nhà trường có thể nghiên cứu các hình thức đào tạo để tăng cường chất lượng của đội ngũ cán bộ như:

• Cử giáo viên đi học và dự thi các lớp bồi dưỡng chuyên đề do cơ quan quản lý nhà nước hoặc các cơ sở đào tạo có uy tín mở với những nội dung phù hợp.

• Trường tổ chức các lớp chuyên đề, mời chuyên gia giảng dạy để cập nhật những kiến thức mới.

• Tăng giờ sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt khoa học, phân công giáo viên trong bộ môn nghiên cứu và báo cáo để trao đổi kiến thức. Từ đó, nâng cao chất lượng kiến thức của mỗi giảng viên.

• Cử cán bộ, giảng viên đi khảo sát, tìm hiểu thực tế và tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học.

• Trong những năm tới nhà trường cần phải phấn đấu có nhiều cán bộ giáo viên trình độ cao để trở thành những giảng viên “ đầu đàn “ trong đội ngũ giảng viên của trường. Chính vì vậy cần phải tích cực cử giáo viên đi đào tạo trình độ tiến sỹ ở trong và ngoài nước.

• Cải tiến các chính sách về chế độ đối với cán bộ tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có phụ cấp cho việc đi học, chế độ sau khi đi học.

Thứ tư, thu hút sự tham gia của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong quá trình tổ chức đào tạo và tiếp nhận người tốt nghiệp sau khi đào tạo

Trường có thể tăng thu từ sự đóng góp của các cơ sở trực tiếp sử dụng nguồn nhân lực của nhà trường. Để thực hiện được điều đó, nhà trường cần phát triển quan hệ, cộng tác với các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất nhằm:

- Gắn kết việc xây dựng khung chương trình đào tạo với thực tiễn, nhạy bén hơn với diễn biến của thị trường.

- Cung cấp những thông tin về nhu cầu chỗ làm và những thứ liên quan.

- Phục vụ trong vai trò tư vấn đối với giảng viên và các nhà quản lý để bảo đảm sự phù hợp của nội dung giảng dạy với thực tiễn của thị trường.

- Gắn kết với nội dung giảng dạy trong các lĩnh vực chuyên môn.

Mục đích, đào tạo ra đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra có việc làm.

Thứ năm, nhà trường có thể huy động được vốn từ cán bộ công nhân viên, từ các nhà đầu tư thông qua liên doanh, liên kết hoặc vay các tổ chức tín dụng

Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4 năm 2006 các đơn vị sự nghiệp có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật. Để từ đó đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học làm cho cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, hiện đại hơn.

3.2.2 Giải pháp tăng cường quản lý sử dụng nguồn tài chính theo cơ chế tự chủ Thứ nhất, Nhàtrường cần đổi mới cơ cấu chi tiêu theo hướng tiết kiệm

Cán bộ tài chính căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch được giao để lập dự toán tài chính hàng năm về số lượng và thời gian phát sinh, theo nguyên tắc tiết kiệm chi phí như xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, hệ số quy đổi giờ giảng lý thuyết, thực hành, thực tập, đơn giá giờ giảng... làm cơ sở xin cấp ngân sách nhà nước, và xây dựng cơ cấu chi thường xuyên một cách hiệu quả nhất, vì đây là nội dung chi có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Nhà trường cần kiểm tra, chỉnh sửa lại cơ cấu chi thương xuyên hợp lý hơn, tăng chi cho nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm sửa chữa và hạn chế những khoản chi khác, chi nằm ngoài kế hoạch của trường.

Thứ hai, Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị

Để phấn đầu đến năm 2014 đủ điều kiện nâng cấp thành Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Trường cần có kế hoạch xây dựng tập trung, trọng điểm đáp ứng xu thế phát triển về khoa học và công nghệ tránh lãng phí nguồn tài chính. Cụ thể, cần xây dựng các phòng thực hành đạt tiêu chuẩn quy định, nâng cấp máy tính kết nối Internet, âm thanh loa máy đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, Nhà trường cần trang bị hệ thống máy móc thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin hiện đại, tự động hóa tính toán như:

- Trang bị đồng bộ các thiết bị tin học và nối mạng nội bộ để trao đổi thông tin, dữ liệu nhằm phục vụ việc tra cứu, truy cập các thông tin.

- Tăng cường cập nhật và áp dụng các phần mềm kế toán máy hiện đại phục vụ cho công tác kế toán tài chính.

Thứ ba, Tăng chi cho nghiệp vụ chuyên môn, từng bước cải thiện chất lượng giảng dạy và phương tiện giảng dạy trong nhà trường.

Tăng cường đầu tư, mua sắm phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác dạy và học; đào tạo các nhà quản lý, giảng viên và sinh viên sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật; tạo ra cơ sở dữ liệu và thư viện điện tử; xem xét lại việc duy trì những gì đã lỗi thời; lưu tâm đến tác động của kỹ thuật đối với cơ sở vật chất thiết bị và đối với giảng viên.

Sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau nhằm tăng tính tích cực và chủ động cho sinh viên, bao gồm: Bài giảng, thảo luận nhóm; các kỹ thuật học nhóm; nghiên cứu tình huống; giải quyết vấn đề; chiến lược đặt câu hỏi; các kỹ thuật phần mềm khác. Đặc biệt, ủng hộ các hoạt động nghiên cứu về giảng dạy và học tập.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cụ thể:

+ Xác định mức lương và các chế độ đãi ngộ phù hợp cho giảng viên theo hướng coi trọng chất xám, hiệu quả công việc và đảm bảo tương quan hợp lý với các ngành nghề khác.

+ Cho phép thành lập quỹ Bộ môn, quỹ Giáo sư… để các nhà khoa học chủ động phát hiện và bồi dưỡng giáo viên tài năng.

+ Hoàn thiện định mức lao động khung, quy định cụ thể nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho giảng viên của nhà trường thích hợp với tình hình mới.

+ Đảm bảo chỗ làm việc đủ tiện nghi tối thiểu tại trường cho giảng viên để tăng thời gian tiếp xúc của họ với đồng nghiệp và sinh viên.

+ Có kế hoạch, chương trình đào tạo liên tục và thường xuyên đội ngũ cán

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a (Trang 67 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w