THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KT-KT NGHỆ AN

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a (Trang 26 - 49)

6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KT-KT NGHỆ AN

2.2.1 Quy chế thu chi nội bộ của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Nghệ An

2.2.1.1 Tự chủ về thu được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ tại trường Nguồn thu tài chính của Trường chủ yếu bao gồm hai nguồn chính đó là: Ngân sách nhà nước cấp, thu sự nghiệp và các khoản thu dịch vụ.

- Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp

Theo phân loại của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì hiện nay trường là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần, do đó hàng năm trường được NSNN cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Nguồn kinh phí NSNN cấp bao gồm:

(1) Kinh phí hoạt động thường xuyên (2) Kinh phí chương trình mục tiêu (3) Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

(4) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng CB, GV - Nguồn thu sự nghiệp của trường bao gồm

(1) Thu phí, lệ phí (học phí khối CĐ,TC; lệ phí tuyển sinh) (2) Thu hoạt động đào tạo liên kết

(3) Thu sự nghiệp khác

+ Nguồn thu học phí

• Học sinh, sinh viên hệ chính quy: Thu theo QĐ số 59/2012/QĐ- UBND ngày 20 tháng 8 năm 2012

• Các lớp liên kết đào tạo: Thu theo hợp đồng ký kết giữa hai bên

• Các lớp Đại học tại chức, liên thông Đại học: Thu theo thông báo của trường Đại học liên kết đào tạo

+ Nguồn thu lệ phí:

Bảng 2.2: Mức thu lệ phí tại Trường Cao đẳng KT-KT Nghệ AN

( Đơn vị tính: đồng )

Nội dung thu Mức thu

- Lệ phí tuyển sinh Thu theo Quy định của BGD và Đào tạo - Lệ phí phúc khảo 20.000 đồng/ môn

- Lệ phí thi lại học phần + Các lớp học ban ngày: 20.000 đồng/ môn + Các lớp học ban đêm: 30.000 đồng/môn - Lệ phí thi lại TN 50.000 đồng/ môn

- Tiền cấp bằng TN + Sinh viên hệ CĐ: 100.000đ/sv + HS trung cấp: 70.000đ/hs

- Lệ phí học lại + Nếu học ghép: 50.000 đồng/ ĐVHT

+ Nếu mở lớp riêng: Lấy thu bù chi, mức thu căn cứ vào số lượng học sinh thực tế

- Thẻ HSSV, thư viện 50.000 đồng/HSSV

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán -Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An)

- Thu sự nghiệp khác: tiền ký túc xá; tiền gửi xe máy; xe đạp, thanh lý tài sản....

2.2.1.1 Tự chủ về chi được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ tại trường Nội dung chi của trường bao gồm:

(1): Chi thanh toán cá nhân; (2): Chi nghiệp vụ chuyên môn; (3): Chi mua sắm, sửa chữa tài sản; (4): Chi thường xuyên khác;

- Chi thanh toán cá nhân (Nhóm I)

a. Tiền lương, thu nhập tăng thêm * Tiền lương:

- Việc chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương được quy định tại NĐ Số 204/204/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ và các văn bản hiện hành khác.

- Đối với các đối tượng được cử đi học. Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Nhà nước.

* Thu nhập tăng thêm:

dài hạn.

- Nguồn kinh phí chi trả, nguyên tắc chi trả:

+ Nguồn kinh phí chi trả: Chênh lệch thu, chi thường xuyên quý, năm + Nguyên tắc chi trả: theo nguyên tắc người nào có hiệu quả

- Chi cho nghiệp vụ chuyên môn (nhóm II):

Đây là khoản chi trong tổng chi hoạt động sự nghiệp tại Trường, các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: Chi tiền sử dụng dịch vụ công cộng; tiền vật tư văn phòng; chi tiền sử dụng thông tin, liên lạc; Hội nghị phí; Công tác phí; sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn; Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành.

Chi tiền sử dung dịch vụ công cộng thực chất là trả tiền cho Nhà nước khi sử dụng các dịch vụ của Nhà nước. Các khoản thanh toán dịch vụ công cộng như: Thanh toán tiền điện, nước; thanh toán tiền nhiên liệu; thanh toán tiền vệ sinh môi trường.

Tiền vật tư văn phòng là các khoản như: Văn phòng phẩm; mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng và các vật tư văn phòng khác.

Tiền sử dụng thông tin liên lạc như: Cước phí điện thoại trong nước; cước phí bưu chính; Fax; quảng cáo; phim ảnh; sách báo tạp chí thư viện; thuê bao đường điện thoại và thông tin liên lạc khác thanh toán theo thực tế sử dụng trên tinh thần tiết kiệm triệt để.

Công tác phí là những khoản liên quan tới việc cán bộ công nhân viên nhà trường được cử đi công tác. Các khoản công tác phí như: Tiền vé máy bay, tàu xe; tiền thuê phòng ngủ; phụ cấp công tác phí; khoán công tác phí và các khoản công tác phí khác. Đơn vị chủ động xây dựng mức khoán các định mức như tiền lưu trú, tiền ngủ dựa trên định mức quy định của Nhà nước và điều kiện nơi đến công tác.

Chi phí thuê mướn là những khoản chi mà đơn vị thuê ngoài làm như: Thuê phương tiện vận chuyển; thuê phương tiện các loại; thuê lao đông trong nước; thuê chuyên gia đào tạo lại cán bộ; chi phí thuê mướn khác thực hiện theo hợp đồng.

máy móc thiết bị phục vụ cho chuyên môn

- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản (thuộc nhóm III):

Thay thế các trang thiết bị cũ, sửa chữa các tài sản bị hư hỏng thường xuyên như nhà cửa, bàn ghế, thiết bị điện nước, thiết bị văn phòng, phòng máy vi tính, các máy móc khối kỹ thuật dùng để thực hành, …

- Chi thường xuyên khác (thuộc nhóm IV):

Nhóm chi này phản ánh số tiền chi cho các hoạt động khác của đơn vị như chi kỷ niệm những ngày lễ lớn, lập các quỹ dự phòng, phúc lợi, khen thưởng.

2.2.2 Thực trạng thu, chi tại Trường Cao đẳng Kinhh tế – Kỹ Thuật Nghệ An

2.2.2.1 Thực trạng về thu

- Thu từ nguồn NSNN cấp

Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn thu từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và thu sự nghiệp giai đoạn 2011-2013 cùng với sự nỗ lực của Trường trong việc sử dụng nguồn tài chính ngân sách cấp nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, số liệu về nguồn thu, cơ cấu thu, thiết lập các biểu đồ phân tích đánh giá thực trạng nguồn thu từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp giai đoạn 2011-2013 tại Trường thông qua các bảng biểu sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2011 – 2013

( Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

I. Tổng nguồn tài chính 32.578 42.608 43.395

1. Nguồn ngân sách nhà

nước cấp 14.628 21.019 24.224

- Kinh phí hoạt động

thường xuyên 12.236 16.336 17.097

- Kinh phí đầu tư xây

dựng cơ bản 2.056 4.195 6.430

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo,

bồi dưỡng CB, GV 336 488 697

Tỷ lệ tăng qua các năm

(%) 43,69% 15,25%

2. Nguồn ngoài ngân

sách nhà nước 17.950 21.589 19.171

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán -Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp gia tăng hàng năm trên 15,25%, cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và các ban ngành cấp tỉnh đối với giáo dục đào tạo nói chung và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An nói riêng. Tổng kinh phí NS cấp năm 2012 tăng 43,69% so với 2011, năm 2013 tăng 15,25% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc tăng đột biến NSNN cấp 2012 so với 2011 là do năm 2012 nhà trường xây dựng giảng đường học 7 tầng chuẩn bị cơ sở vật chất để 2015 nâng cấp trường lên Đại học Kinh tế Nghê An và Nghị định 31/2012/NĐ-CP của chính phủ về nâng mức lương tối thiểu chung từ 830.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng

Biểu đồ 2.1: Tổng hợp kinh phí, cơ cấu nguồn ngân sách nhà nước cấp giai đoạn 2011 – 2013

Qua bảng trên ta thấy:

- Kinh phí hoạt động thường xuyên : Chi phí hoạt động thường xuyên qua các năm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn NSNN cấp và tương đối bình ổn qua các năm được giao dự toán. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động thường xuyên tăng lên hàng năm theo số tuyệt đối, nhưng tỷ lệ thì giảm dần, cụ thể: năm 2011, chi hoạt động thường xuyên là 12.236 triệu đồng, năm 2012 là 16.336 triệu đồng, tăng 33,5% so với năm trước. Năm 2013, chi hoạt động thường xuyên là 17.097 triệu đồng, tăng 4,7 % so với năm 2012. Tỷ lệ chi hoạt động thường xuyên giảm dần qua các năm do nguồn vốn ngân sách tăng đầu tư vào xây dựng cơ bản thể hiện ở tỷ trọng đầu tư cho xây dựng cơ bản so với tổng ngân sách nhà nước cấp tăng lên qua các năm, là điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, đây là một dấu hiệu tốt đối với sự phát triển của nhà trường. Mặt khác số kinh phí NS cấp chi hoạt động thường xuyên năm 2012 tăng 33,5% so với 2011 chủ yếu là do năm 2012 trường tập trung sửa chữa, tăng cường thêm cơ sở vật chất và mua sắm thêm tài sản để phấn đấu năm 2014 lên đại học và Nghị định 31/2012/NĐ-CP của chính phủ về nâng mức lương tối thiểu chung từ 830.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng.

định và điều chỉnh theo từng năm cho phù hợp chiếm tỷ lệ không nhỏ trong nguồn NSNN cấp. Điều này, chứng tỏ Nhà nước đã và đang quan tâm đến năng lực, chất lượng đội ngũ trong giáo dục.

- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản: tỷ trọng đầu tư cho xây dựng cơ bản so với tổng ngân sách nhà nước cấp tăng lên qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do giai đoạn 2011 – 2013, Nhà trường rất chú trọng tới đầu tư xây dựng cơ bản, cụ thể trường đang xây dựng giảng đường học 7 tầng, nhà luyện tập đa năng với diện tích là 540 m2, công trình vườn thực nghiệm, nhà nội trú 4 tầng …phục vụ cho quy mô đào tạo ngày càng tăng tăng mạnh trong giai đoạn tới để Nhà trường đủ điều kiện nâng cấp thành trường Đại học Kinh tế Nghệ An.

- Nguồn thu sự nghiệp

Đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn thu hàng năm của trường. Sau khi được giao tự chủ, việc giảm dần nguồn NSNN cấp dẫn đến nguồn thu sự nghiệp đóng vai trò chính trong cung cấp nguồn tài chính để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.

Được giao tự chủ tài chính đồng nghĩa với việc trường sẽ phải dần tự trang trải các khoản chi thường xuyên của đơn vị mình từ các nguồn thu ngoài ngân sách và chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Chính vì vậy việc nâng cao nguồn thu sự nghiệp của trường là việc hết sức quan trọng

Trong số các khoản thu sự nghiệp thì khoản thu từ học phí là khoản thu bổ sung nguồn lực tài chính chủ yếu. Từ năm 1998 đến tháng 8/2009, mức thu học phí đối với hệ đào tạo chính quy đối với các trường đại học, cao đẳng công lập được thực hiện trên cơ sở khung học phí quy định tại Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể đối với bậc cao đẳng từ 40.000 đồng/tháng đến 150.000 đồng/tháng.

Năm 2010, học phí được điều chỉnh và áp dụng cho giai đoạn 2010-2015 theo thông tư 49/2010/NĐ-CP. Cụ thể mức thu học phí của trường được áp dụng như sau:

+ 232.00 đồng/ tháng đối với sinh viên cao đẳng chính quy đào tạo theo hình thức niên chế trong học kỳ 2 năm học 2010-2011

+ 284.00 đồng/ tháng đối với sinh viên cao đẳng chính quy đào tạo theo hình thức niên chế trong học kỳ 1 năm học 2011-2012

+ 336.00 đồng/ tháng đối với sinh viên cao đẳng chính quy đào tạo theo hình thức niên chế trong học kỳ 2 năm học 2012-2013

Bảng 2.4: Bảng chi tiết nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2011-2013

( Đơn vị: triệu đồng )

STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

1 - Thu từ học phí, lệ phí 15.624 88,82% 18.932 87,69% 17.315 90%

2

- Thu hoạt động đào

tạo liên kết 1.421 8,08% 1.948 9,02% 1.227 6,4%

3 - Thu sự nghiệp khác 545 3,1% 709 3, 29% 629 3,6%

Tổng cộng 17.590 100% 21.589 100% 19.171 100%

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán -Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An)

Đơn vị tính: triệu đồng

Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.2 cho thấy:

- Thu học phí, lệ phí chiếm tỷ lệ trên 87% trong tổng số thu từ hoạt động sự nghiệp. Năm 2011 thu học phí, lệ phí là 15.624 triệu đồng chiếm 88,82%, năm 2012 là 18.932 triệu đồng chiếm 87,69% và năm 2013 thu học phí, lệ phí là 17.315 triệu đồng chiếm 90%. Sự biến động này là do bắt đầu từ năm 2010-2015 nhà nước có sự điều chỉnh về mức thu học phí. Tuy vậy, năm 2013 số thu học phí, lệ phí so với năm 2012 không những tăng mà lại giảm mạnh nguyên nhân chủ yếu là do Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học. Cụ thể tại điều 9 Thông tư như sau:

1. Tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy:

a) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển;

b) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm;

c) Việc tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học:

a) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi 3 môn: Một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển;

b) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học hình thức vừa làm vừa học;

c) Việc tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Cơ sở giáo dục đại học quy định và công bố công khai cho các thí sinh dự thi liên thông về các tiêu chí và quy trình công nhận kết quả học tập; các môn thi và các yêu cầu cụ thể đối với từng môn thi cho từng đối tượng được quy định tại khoản

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a (Trang 26 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w