PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a (Trang 63 - 80)

- Nguyên nhân chủ quan

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG

đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An trong thời gian tới

3.1.1Định hướng phát triển giáo dục- đào tạo Việt Nam trong thời gian tới

Nền kinh tế tri thức đang dần thay thế nền kinh tế công nghiệp, mở ra một hướng phát triển mới cho loài người, trong đó sự phát triển của các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ nhân lực có trí tuệ cao. Trong Văn kiện Đại hội X (2006) của Đảng, quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục được khẳng định: “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”.

Đào tạo Cao đẳng là một bậc học trong hệ thống giáo dục Đại học, đây là bậc học không thể thiếu trong giáo dục Quốc dân, có vị trí tiếp thu các thành quả của giáo dục phố thông và tạo nguồn cho đào tạo đại học và nguồn lao động trực tiếp cho xã hội.

Hơn nữa, chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu: đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện.

Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã đề ra tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, hướng tới nền kinh tế tri thức cần phải và có thể rút ngắn thời gian trên cơ sở vừa có bước đi tuần tự vừa có bước đi nhảy vọt, đi tắt, đón đầu. Chúng ta

đang đồng thời chuyển từ nên kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tết công nghiệp và từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Để hướng tới sự phát triển nền kinh tế tri thức, từng bước chuyển dần một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp sang kinh tế tri thức. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng những công nghệ cao, mà việc làm chủ những công nghệ này phải cần đến những nhân tài, với tư cách là những lao động có những tri thức chuyên môn sâu và có năng lực sáng tạo trong hoạt động sản xuất. Nhân tài được hiểu là bộ phận lao động trí tuệ trong nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, quy hoạch bồi dưỡng nhân tài trở thành một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược giáo dục. Nhân tài là yếu tố hàng đầu của năng lực cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng đào tạo có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược nhân tài của đất nước. Trong quá trình xây dựng xã hội học tập, phải có những thiết chế giáo dục phụ trách công việc đào tạo, bồi dưỡng những tài năng, mà trước hết, một số trường đại học phải được đầu tư tập trung để tạo ra được những tài năng thực thụ.

3.1.2 Định hướng phát triển của Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Nghệ An theo cơ chế tự chủ trong thời gian tớiAn theo cơ chế tự chủ trong thời gian tới An theo cơ chế tự chủ trong thời gian tới

Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Nghệ An đang từng bước xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu và học tập, đội ngũ giảng viên … phấn đấu đến năm 2014 đủ tiêu chuẩn nâng cấp thành trường đại học Kinh tế Nghệ An.

Trường đại học Kinh tế Nghệ An, mà nhà trường đang từng bước xây dựng, phấn đấu đạt được những tiêu chuẩn sau:

- Chức năng, nhiệm vụ:

Đào tạo cử nhân, kỹ sư kinh tế - kỹ thuật có trình độ đại học và cao đẳng đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An nói riêng và trong cả nước nói chung. Khi có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên sẽ đào tạo trình độ sau đại học.

Nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt về quản lý kinh tế; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ đội ngũ công viên chức, cán bộ kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa nghiệp vụ chuyên môn.

Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu, trao đổi khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo: + Quy mô đào tạo:

Căn cứ vào nhu cầu thiết yếu nguồn nhân lực có trình độ cao về kinh tế - kỹ thuật của tỉnh Nghệ An và các tỉnh Bắc miền trung cùng với năng lực hiện có của nhà trường. Sau khi thành lập, Trường đại học Kinh tế Nghệ An được phép tuyển sinh và tổ chức đào tạo trình độ đại học, cao đẳng và trung học trong cả nước. Dự kiến giai đoạn đến năm 2014, số lượng tuyển sinh trung bình hàng năm là 5.000 học sinh - sinh viên/năm. Giai đoạn 2015 – 2020, số lượng tuyển sinh hàng năm sẽ tăng khoảng 20%.

+ Cơ cấu ngành nghề đào tạo:

Trong giai đoạn 2014 – 2020, nhà trường sẽ tổ chức đào tạo 3 chuyên ngành kinh tế (Chuyên ngành kế toán tổng hợp, tài chính doanh nghiệp và quản trị kinh doanh) và 02 chuyên ngành kỹ thuật (Chuyên ngành trồng trọt và thú y) trình độ đại học. Đây là những chuyên ngành nhà trường đang đào tạo ở bậc cao đẳng hệ chính quy và đã nhiều năm liên kết với các trường Học viện tài chính, đại học thương mại và đại học huế đào tạo ở trình độ đại học. Như vậy, với 05 chuyên ngành này thì nhà trường đã có đủ chương trình, giáo trình và kinh nghiệm giảng dạy ở bậc đại học. Các ngành trên dự kiến sẽ tuyển sinh đào tạo bậc đại học ngay từ năm 2014.

Giai đoạn sau 2014, khi việc giảng dạy ở bậc đại học đã đi vào nề nếp, đội ngũ giảng viên đã được chuẩn hóa và bổ sung; Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An dự kiến sẽ mở thêm một số ngành mới. Khối kinh tế gồm các ngành: Kế toán doanh nghiệp, kế toán – kiểm toán, thuế và ngân hàng. Khối kỹ thuật gồm các ngành: Lâm học, quản lý đất đai, thủy nông – cải tạo đất và tin học.

- Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên:

của nhà trường mới có 05 tiến sỹ, 85 thạc sỹ, 40 người đang học cao học và 10 nghiên cứu sinh. Vì vậy, sắp tới cần tăng cường tuyển dụng nhiều giảng viên là những người có bằng tiến sỹ kịp thời bổ sung cho đội ngũ giảng viên cơ hữu.

Nhận thức được vấn đề đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực là nhân tố quyết định chất lượng của trường trong tương lai. Trong những năm qua, nhà trường đã không ngừng đầu tư kinh phí, thời gian để đào tạo nâng cao số lượng và chất lượng giảng viên cơ hữu. Hàng năm, nhà trường đã cử hàng chục giảng viên đi học cao học ở các trường và viện đại học. Ngoài ra, nhà trường đã có kế hoạch tự bồi dưỡng bằng cách phân công những giảng viên có thâm niên công tác lâu năm kèm giảng viên mới. Đồng thời có cơ chế hỗ trợ khuyến khích học cao học và nghiên cứu sinh, đầu tư thỏa đáng cho nghiên cứu khoa học.

- Cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất của một trường đại học thường phải trải qua một quá trình đầu tư phát triển nhiều năm mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An sẽ kế thừa toàn bộ sơ sở vật chất hiện có và có những giải pháp để phát triển hơn cơ sở vật chất, từng bước đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập ở bậc đại học.

Phương hướng xây dựng cơ sở vật chất cho Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An như sau:

- Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện nay của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An, đồng thời tiếp tục xin mở rộng trường.

- Trong giai đoạn 2011 – 2015, được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đầu tư trọng điểm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo định hướng phát triển Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An thành trường đa bậc học, đa ngành, trong đó ưu tiên chính cho đào tạo cử nhân kế toán doanh nghiệp vốn là thế mạnh lâu nay của trường.

- Đầu tư xây dựng trung tâm thông tin – thư viện theo hướng “thư viện hiện đại”. Dành một phần kinh phí thỏa đáng cho việc mua sắm sách và tài liệu. Có

phương án xây dựng, quản lý khai thác thư viện trung tâm tiến tới xây dựng thư viện điện tử, nối mạng với thư viện các trường đại học giúp cho cán bộ giảng dạy, sinh viên kịp thời cập nhật kiến thức.

3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ AnKinh tế - Kỹ thuật Nghệ An Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An

3.2.1 Giải pháp tự chủ khai thác nguồn thu tại Trường Cao đẳng KT – KT Nghệ AnNghệ An Nghệ An

Nhà trường cần chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục đại học và cao đẳng, khai thác triệt để các nguồn lực từ nghiên cứu và triển khai, hoạt động đào tạo liên kết, nguồn lực ngoài Nhà nước và các đầu tư của nước ngoài. Cụ thể:

Thứ nhất, nhà trường cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn tài chính đầu tư từ ngân sách

Để tăng cường cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho nhà trường phụ thuộc vào nguồn thu ngân sách nhà nước và mức phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo hàng năm. Đây cũng là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng trên 45% so với tổng thu. Nguồn tài chính của nhà trường còn phụ thuộc nhiều vào nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, trong tương lai gần do đổi mới quản lý giáo dục đại học và cao đẳng theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các trường cao đẳng,đại học thì nguồn ngân sách nhà nước cấp sẽ giảm dần, ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn tài chính của trường. Chính vì vậy, Nhà trường cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn thu này, tận dụng sự ủng hộ của Nhà nước nhưng phải dự trù được sự sụt giảm nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp trong tương lai.

Bên cạnh đó, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ban ngành cấp tỉnh tạo điều kiện để Trường khai thác tối đa nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo, đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đại học và cao đẳng

nhằm đa dạng hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư, dành quỹ đất cho nhà trường, có quy hoạch các khu đại học và cao đẳng tập trung, hiện đại; chuẩn hóa cơ sở vật chất và xây dựng một số cơ sở hạ tầng chung cho giáo dục đại học và cao đẳng.

Trong cơ cấu phân bổ chi ngân sách, cần tăng nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên. Từ đó, nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên.

Hướng hoạt động nghiên cứu của trường vào mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng đào tạo. Thể chế hóa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên, hoàn thiện cơ chế và chính sách nhằm gắn nghiên cứu với giảng dạy, nâng cao phong cách nghiên cứu trong giảng dạy, gắn các đề tài nghiên cứu với các đề tài luận văn thạc sĩ, tiến sĩ. Có chính sách phù hợp để sinh viên, học viên cao học tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ các công trình nghiên cứu.

Ngoài ra, Nhà trường cần có giải pháp giảm bớt tình trạng quá tải trong giảng dạy để giảng viên có thêm cơ hội cho những hoạt động hợp tác và nghiên cứu. Khi các công trình nghiên cứu có tính khả thi, có thể triển khai được trong thực tế sẽ nhận được sự tài trợ của nhiều nhà đầu tư quan tâm, đem lại nguồn thu lớn cho nhà trường.

Thứ hai, huy động nguồn thu cho sự nghiệp phát triển của trường Cao đẳng KT – KT Nghệ An

- Huy động nguồn thu từ học phí, sự đóng góp của cộng đồng

Nguồn thu chủ yếu của trường hiện nay là học phí. Trong những năm tới nguồn thu này hứa hẹn sẽ tăng lên nếu nhà nước cho phép các trường tự quy định mức học phí và tự tổ chức theo nhu cầu của sinh viên, nhu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng của nhà trường. Hiện nay, nhà trường thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí theo nghị định 49/CP/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dựng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường cần công khai hóa các mức thu học phí và các khoản đóng góp

khác vào đầu năm học và điều chỉnh mức thu hợp lý, có căn cứ khoa học ví dụ như tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, kế hoạch tài chính của nhà trường, …

Các dịch vụ bổ sung, chăm sóc sức khỏe và các hoạt động giao khoán, Nhà trường quản lý nhiều dịch vụ bổ sung tạo ra một nguồn thu đáng kể chẳng hạn như ký túc xá sinh viên, nhà sách, căn-tin và các hoạt động khác liên quan tới đời sống sinh viên. Vì vậy, Nhà trường cần phải đầu tư xây dựng ký túc xá đầy đủ tiện nghi, khu vui chơi cho học sinh – sinh viên, … để tăng nguồn thu khác cho nhà trường.

Bên cạnh thu học phí, cần gắn với chương trình cho vay và quỹ học bổng. Đối với học sinh – sinh viên, học phí là thành phần chủ yếu của tổng chi phí cho việc tham dự chương trình học - cái giá mà sinh viên và gia đình họ phải trả cho giáo dục đại học và cao đẳng, cùng với chi phí về nơi ở, ăn uống và các chi phí sinh hoạt khác để có thể theo đuổi việc học. Để giúp sinh viên hoàn cảnh khó khăn có điều kiện theo học, Nhà nước cần kết hợp với nhà trường có những chính sách giảm nhẹ gánh nặng học phí để có thể đảm bảo điều kiện học tập của sinh viên. Khoản trợ cấp này có thể được cấp dưới nhiều hình thức như:

+ Trợ cấp không hoàn lại: là các khoản tài trợ hoặc học bổng dựa trên nhu cầu tài chính của sinh viên hoặc gia đình họ; cũng như học bổng sinh viên giỏi hay học bổng nghiên cứu sinh, là những khoản dựa trên tiêu chuẩn thành tích hơn là dựa trên nhu cầu.

+ Trợ giúp có hoàn lại, bao gồm nhiều loại tín dụng sinh viên (nhiều người không coi đó là một hình thức hỗ trợ vì đây là các khoản vay phải trả).

+ Những cơ hội việc làm giúp sinh viên trang trải cho chi phí sinh hoạt như những công việc dịch vụ hay thực tập mà sinh viên có thể được trả tiền công lao động thấp hơn giá thị trường.

- Huy động nguồn thu từ hoạt động dịch vụ

Nhà trường cần đa dạng hóa hình thức đào tạo: đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, nếu có điều kiện thì mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy tại trường

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ a (Trang 63 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w