- Thứ nhất: Quy mô, lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ được giao hàng năm của đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập
Quy mô mỗi trường cũng ảnh hưởng đến hoạt động tài chính trong đơn vị như việc xác định hình thức và phương thức huy động các nguồn tài chính cho giáo dục – đào tạo hay việc phân phối chênh lệch thu chi hàng năm của mỗi trường. Đối với đơn vị công lập, quy mô lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng tới mức chi tiêu của đơn vị và mức thu từ NSNN cấp. Với các đơn vị có quy mô lớn, lượng vốn lớn họ dễ dàng trong việc đầu tư nâng cấp thiết bị, nâng cao trình độ giáo viên, cải cách tiền
lương... Một số đơn vị có quy mô nhỏ sẽ khó khăn trong việc trang bị những thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ giáo viên từ đó gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
Và tuỳ từng lĩnh vực mà đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập có cơ chế tài chính kèm theo nó cũng có sự khác nhau. Đối với các trường thuộc lĩnh vực tự nhiên, kỹ thuật, nông lâm, chi phí thực hành, thí nghiệm, trang thiết bị cơ sở vật chất cao hơn so với các trường thuộc lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, mỗi đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập đều được giao những nhiệm vụ cụ thể. Các đơn vị phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài, chương trình do co quan nhà nước có thẩm quyền giao. Nhiệm vụ đó chi phối mọi hoạt động của đơn vị sự nghiệp trong đó có hoạt động tài chính (nội dung và phạm vi nguồn thu, nhiệm vụ chi của các đơn vị là khác nhau). Cơ chế tự chủ tài chính nhằm giúp đơn vị quản lý nguồn thu, chi tiêu hợp lý có hiệu quả đảm bảo thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ được giao.
- Thứ hai: Năng lực của bộ máy quản lý tài chính
Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý. Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời và chính xác của các quyết định quản lý, dó đó nó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tài chính.
Đối với cơ quản quản lý cấp trên, nếu cán bộ quản lý tài chính có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ đưa ra được những quyết định tài chính phù hợp, kịp thời, chính xác làm cho hoạt động tài chính đạt kết quả tốt, hiệu quả trong chi tiêu.
Đối với các phòng trực tiếp chi tiêu, một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác là một điều kiện hết sức cần thiết để đưa công tác quản lý các khoản chi tiêu phải tuân thủ các quy định của đơn vị, của nhà nước.
Tổ chức công tác thu chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tự chủ tài chính tại đơn vị. Công tác tổ chức tốt mới có thể tạo thêm nhiều nguồn thu và tăng thêm doanh thu trong những nguồn thu đã có, đông thời sử dụng hợp lý các khoản chi trong điều kiện các nguồn thu cho phép.
Đối với việc quản lý nguồn thu, đơn vị phải lập kế hoạch, dự toán thật khoa học, chính xác, kịp thời. Đề ra các biện pháp thích hợp đối với các nguồn thu từ phí, lệ phí để tránh tình trạng thất thoát nguồn thu.
Đối với các khoản chi, nhằm đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi của các đơn vị sự ngiệp giáo dục đào tạo công lập cần thiết phải tổ chức chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết. Từ đó, tổng kết đúc rút kinh nghiệm trong việc thực hiện các khoản chi của đơn vị.
- Thứ tư: Đội ngũ giảng viên
Chất lượng đào tạo quyết định khả năng mở rộng hoạt động sự nghiệp của các đơn vị. Với một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn giỏi, các đơn vị sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đơn vị đào tạo trong cùng lĩnh vực. Từ đó, các đơn vị mới có khả năng mở rộng quy mô hoạt động và huy động nguồn thu sự nghiệp tốt hơn. Đối với đơn vị như vậy, khả năng tự chủ sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, môi trường học tập không có hiện tượng tiêu cực trong đội ngũ giáo viên, sinh viên sẽ là môi trường bền vững cho sự phát triển.