Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh (Trang 31)

- Thứ nhất: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo và sự nhận thức đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước trong từng giai đoạn.

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng cao là một trong những yếu tố nguồn lực giúp chúng ta rút ngắn được con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới GD-ĐT, coi GD-ĐT là quốc sách

hàng đầu điều đó được thể hiện số chi NSNN cho GD-ĐT ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN cho các lĩnh vực và các cơ chế quản lý đối với hoạt động GD-ĐT cũng ngày càng được nới lỏng hơn. Đánh dấu của sự đổi mới cơ chế quản lý này là sự ra đời của nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002. Đây là nghị định quy định về quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong đó đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo. Nghị định này đã phần nào trao quyền tự chủ cho các đơn vị về hoạt động tài chính trong đơn vị, giúp cho đơn vị thực hiện tốt tiết kiệm trong chi tiêu, chống lãng phí, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ. Tuy nhiên nghị định 10/2002/NĐ-CP mới chỉ đem lại quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị mà các quyền khác của đơn vị còn bị hạn chế nên vẫn gây những khó khăn nhất định cho đơn vị. Để mở rộng quyền tự chủ hơn nữa cho các đơn vị sự nghiệp công lập chính phủ đã ban hành nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 thay thế cho nghị định 10/2002/NĐ-CP. Theo đó các đơn vị được mở rộng quyền tự chủ, không chỉ tự chủ về tài chính mà các đơn vị còn được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Thứ hai: Sự đồng bộ của chính sách và pháp luật

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập. Tự chủ tài chính thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả. Để các đơn vị có thể hoàn toàn tự chủ tài chính nhà nước cần xây dựng một cách đồng bộ về chính sách pháp luật liên quan, tránh tình trạng tự chủ nửa vời. Như vậy, sẽ tạo điều kiện để các đơn vị có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo có động lực nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động tài chính của mỗi đơn vị. Chính sách pháp luật cũng là cơ sở để các đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ

KINH DOANH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh (Trang 31)