Nội dung chi ở Trường Cao đẳng TC – QTKD bao gồm: chi thường xuyên và chi không thường xuyên. Theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì đối với các khoản chi thường xuyên, đơn vị được phép chi bằng hoặc cao hơn mức chi do nhà nước quy định. Đối với các khoản chi không thường xuyên đơn vị thực hiện chi theo đúng dự toán năm được duyệt theo nguồn kinh phí cấp trên cấp. Nội dung cụ thể các khoản chi và định mức chi đã được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ.
2.2.2.1 Tự chủ về chi được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ
Nội dung chi gồm: chi thanh toán cho cá nhân; chi cho học sinh, sinh viên; chi cho quản lý hành chính; chi nghiệp vụ giảng dạy học tập; chi nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ cấp trường của cán bộ, giáo viên và học sinh; chi khác.
<1> Chi thanh toán cho cá nhân
a) Tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương:
Căn cứ vào nguồn thu tài chính hàng năm, trường xây dựng tổng quỹ tiền lương cho cán bộ viên chức trong năm theo quy định của nhà nước. Tổng quỹ tiền lương dùng để chi trả gồm: lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương theo quy định của nhà nước, tiền công, tiền lương tăng thêm theo quy định của trường.
* Tiền lương cơ bản và phụ cấp lương của cán bộ viên chức trong biên chế và hợp đồng dài hạn theo hệ số lương và mức lương tối thiểu do nhà nước quy định được trường đảm bảo chi trả hàng tháng gồm:
- Lương cơ bản theo hệ số ngạch bậc. - Phụ cấp chức vụ hưởng theo chức danh
- Phụ cấp ưu đãi ngành đối với giáo viên và giáo viên kiêm chức đảm bảo đủ định mức giờ giảng.
- Phụ cấp trách nhiệm đối với những việc theo quy định.
* Tiền lương tăng thêm được chi trả cho cá nhân theo nguyên tắc:
- Người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được hưởng nhiều hơn.
- Tiền lương tăng thêm tạm thời chi trả cho cá nhân hàng tháng theo phương án tạm tính, trên cơ sở tổng tiền lương tăng thêm của toàn trường, tổng hệ số phân phối toàn trường và hệ số phân phối cá nhân. Tổng quỹ tiền lương tăng thêm toàn trường chỉ được thay đổi vào cuối năm tài chính căn cứ vào hiệu quả hoạt động và nguồn thu thực tế. Khi hiệu quả hoạt động chung, nguồn thu tài chính của trường sụt giảm (hoặc tăng lên), hiệu quả hoạt động của từng cá nhân, bộ phận sụt giảm (hoặc tăng lên), tổng quỹ tiền lương tăng thêm của toàn trường, tiền lương tăng thêm của từng cá nhân sẽ giảm hoặc tăng, thực hiện nguyên tắc có “phúc lợi” đến đâu sẽ quyết định trang trải đến đấy theo cách trừ lùi tiền lương.
* Cách tính tiền lương tăng thêm như sau:
- Xác định tổng quỹ tiền lương tăng thêm toàn đơn vị:
Tổng quỹ tiền lương tăng thêm toàn trường được xác định căn cứ vào hướng dẫn tại thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính, các văn bản pháp quy có liên quan đến quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu và kết quả hoạt động tài chính trong năm của Trường:
Quỹ tiền lương tăng thêm = Lương tối thiểu chung do nhà nước X Hệ số điều chỉnh tăng x Hệ số lương ngạch bậc và x Số lao động biên chế và hợp đồng x tháng12
hàng
năm quy định thêm
phụ cấp bình quân
từ 1 năm trở lên
- Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với lương cơ bản được xác định căn cứ nguồn thu sự nghiệp trong năm, sau khi đảm bảo chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động thường xuyên, chi thực hiện hoạt động dịch vụ, trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định; và tối đa không quá 2 lần.
- Trong năm giành khoảng 3% tổng quỹ lương tăng thêm để hỗ trợ cho những cán bộ giáo viên có thu nhập thấp. Đối tượng và mức hỗ trợ do Hiệu trưởng quyết định sau khi đã thống nhất với ban chấp hành công đoàn trường vào đầu năm tài chính. Mức hỗ trợ được áp dụng thống nhất trong năm và được trả cùng lương tăng thêm hàng tháng.
- Xác định tiền lương tăng thêm của cá nhân:
Tiền lương tăng thêm trả cho cá nhân căn cứ vào hệ số phân phối cá nhân và định mức cho 1 hệ số phân phối.
Hệ số phân phối được tính trên cơ sở các tiêu thức: trình độ chuyên môn(A), trách nhiệm công tác (B), thâm niên công tác (C), tính chất công việc (X2) và thái độ trách nhiệm trong công việc (X3). Tổng 3 loại hệ số trên: A + B + C = X1
Lao động không thuộc các loại trên do Hiệu trưởng quyết định sau khi đã bàn bạc tập thể .
Hệ số phân phối (Y) để tính tiền lương tăng thêm cho một người lao động: Y= X1 x X2 x X3
Hệ số điều chỉnh tăng thêm để tính lương cho cá nhân hàng tháng sẽ được thay đổi tại thời điểm cán bộ viên chức đạt được tiêu thức quy định trên .
- Đơn giá tiền lương tăng thêm cho một hệ số phân phối xác định căn cứ vào tổng tiền lương tăng thêm cho CBVC toàn trường và tổng hệ số phân phối toàn trường tại thời điểm đầu năm tài chính, để tính trả lương tăng thêm trong năm cho
cán bộ, viên chức. Định mức cho 1 hệ số phân phối chỉ thay đổi vào cuối năm trên cơ sở tình hình tài chính năm đó.
Lương tăng thêm của từng người tính theo công thức sau:
Lương tăng thêm của từng người lao động =
Hệ số phân phối của
từng người X
Đơn giá một hệ số phân phối b) Tiền công lao động
Tiền công lao động hợp đồng mùa vụ, tiền công vụ việc do trường chi trả bằng số tuyệt đối xác định trong hợp đồng lao động .
c) Thanh toán tiền giảng vượt giờ, vượt định mức lao động
Xác định định mức và số giờ giảng dạy vượt định mức của giáo viên trên cơ sở các quy định cụ thể tại Quyết định số: 145 QĐ/TC- QTKD ngày 13 tháng 4 năm 2006 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Tài chính- Quản trị kinh doanh quy định về chế độ công tác của giáo viên và tình hình thực hiện kế hoạch năm học. Nhà trường thanh toán khối lượng vượt giờ cho từng giáo viên căn cứ vào số giờ chuẩn vượt định mức và đơn giá thanh toán như sau:
Tiêu thức Đơn giá đồng/ tiết quy chuẩn
Giáo viên tập sự 22.000
Giáo viên có hệ số lương từ 2,34 đến 3,00 30.000 Giáo viên có hệ số lương từ 3,0 đến 3,99 33.000 Giáo viên có hệ số lương từ 3,99 đến 5,08 36.000 Giáo viên có hệ số lương từ 5,08 đến 6,10 39.000 Giáo viên có hệ số lương từ 6,10 trở lên 42.000
Những giáo viên có trình độ trên đại học sẽ được cộng thêm vào đơn giá trên như sau:
- Thạc sỹ, giảng viên chính: 2.000đồng
- Tiến sỹ: 5.000đồng
- Phó Giáo sư: 10.000đồng
Giáo viên đi giảng ngoài trường tại các cơ sở liên kết đào tạo, được hỗ trợ thêm 5.000đồng/ tiết tính theo số tiết thực giảng đã hoàn thành.
Giáo viên giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, được thanh toán trực tiếp tiền phụ cấp giảng ngoài trời căn cứ vào số tiết thực giảng. Phụ cấp giảng ngoài trời 6000đ/tiết (Số tiết giảng được tính vào tổng tiết giảng trong năm để định khối lượng giảng vượt giờ. Phụ cấp này không tính cho số tiết giảng giáo dục quốc phòng theo kế hoạch từng đợt huấn luyện tập trung đầu khóa. Huấn luyện giáo dục quốc phòng tập chung đầu khóa trong toàn trường được thanh toán khoán trên số tiết thực giảng).
Giảng viên giảng học lại, học bổ sung vào dịp hè, ngày nghỉ, giảng chính trị đầu khóa học được thanh toán trực tiếp trên số tiết thực giảng (Sau khi đã quy đổi hệ số lớp đông) và đơn giá tăng 10.000đ/ tiết so với mức quy định.
Đối với giáo viên thỉnh giảng, trường thanh toán sau khi đã hoàn thành hợp đồng giảng dạy, đơn giá theo thoả thuận và Hiệu trưởng quyết định.
Đối với cán bộ, nhân viên phòng ban quản lý, phục vụ hoàn thành khối lượng đảm bảo chất lượng công việc thực tế được giao, được thanh toán tiền vượt định mức lao động theo khối lượng công việc đã phục vụ cho hoạt động giảng dạy.
- Tổng kinh phí để thanh toán vượt khối lượng công việc của bộ phận phòng ban, phục vụ bằng 50% tổng kinh phí thanh toán vượt giờ của giáo viên.
- Nhà trường thanh toán khối lượng vượt định mức cho lao động, cán bộ, nhân viên quản lý phục vụ theo hệ số phân phối tiền lương tăng thêm. Trong đó hệ số X2 (hệ số tính chất công việc) được xác định lại như sau:
+ Tạp vụ, vệ sinh: Hệ số 1
+ Quản lý giảng đường, hội trường, quản lý phòng máy vi tính: Hệ số 1,1.
+ Văn thư lưu trữ, lái xe, điện, bơm nước, chuyên trách đoàn trường, quản lý ký túc xá, chuyên viên quản lý hồ sơ sinh viên, quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý hồ sơ khoa học và các trang Web của trường, mua sắm và quản lý tài sản, quản lý điểm số, và bài thi của học sinh, sinh viên, kế toán, thủ quỹ, cán bộ hoạt động dự án, giáo
vụ khoa, thư viện, y tế nhân viên làm công tác khác ngoài các việc kể trên: Hệ số 1,2.
+ Giáo viên, giáo viên kiêm chức: Hệ số 1,3 (yêu cầu trong năm đảm bảo hoàn thành tối thiểu 70% số tiết giảng theo quy định của chế độ làm việc đối với giảng viên).
+ Quản lý cấp phòng, khoa, bộ môn thuộc trường: Hệ số 1,4
+ Quản lý cấp trường: Hệ số 1,5
Chi trả công làm ngoài giờ
Do nhu cầu công việc phải bố trí CB, VC khối hành chính làm ngoài giờ hành chính, làm vào ngày nghỉ, ngày lễ nhưng không được bố trí nghỉ bù, Hiệu trưởng duyệt thanh toán tiền công làm ngoài giờ căn cứ vào bảng chấm công có xác nhận của trưởng đơn vị có công việc làm ngoài giờ theo kế hoạch của trường và định mức:
- Ban giám hiệu: 100.000đồng/công.
- Trưởng, phó các phòng, khoa, bộ môn: 80.000đồng/công - Nhân viên: 60.000đồng /công
Trường hợp CBVC làm thêm vào ngày lễ do yêu cầu công việc theo kế hoạch của trường, được cộng thêm 15% so với đơn giá trên.
Hàng tháng căn cứ vào bảng kê khai làm ngoài giờ của CB, VC có xác nhận của trưởng đơn vị liên quan, được đồng chí trong Ban giám hiệu phụ trách lĩnh vực công tác của đơn vị, hoặc Hiệu trưởng duyệt, Phòng tài chính kế toán làm thủ tục thanh toán.
Đối với giáo viên làm ngoài giờ theo kế hoạch của trường, ngoài khoản khoán thanh toán theo định mức khối lượng công việc, được bồi dưỡng thêm như sau:
- Coi thi buổi tuối, chủ nhật, ngày lễ; coi thi ngoài trường: 10.000đồng/buổi/ người. - Chấm thi vào chủ nhật, ngày lễ: 15.000đồng/ công
Thủ tục thanh toán theo quy định chung của trường.
Chi đóng góp và hưởng chế độ BHXH, BHYT, Công đoàn phí của CBVC thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
e) Chi phúc lợi tập thể
Căn cứ vào nguồn kinh phí ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp, quỹ phúc lợi của trường để tiến hành chi phúc lợi cho cán bộ, viên chức như sau:
* Chi tiền ngày lễ tết trong năm cho cá nhân
Toàn thể CBVC trong biên chế, hợp đồng dài hạn làm việc đủ 12 tháng trong năm được hưởng mức chi dưới đây; riêng CBVC làm việc chưa đủ 12 tháng và hợp đồng mùa vụ, tự túc lương căn cứ thực tế Hiệu trưởng quyết định sau khi tập thể đã họp bàn.
- Tết dương lịch: từ 500.000 đến 1.000.000đồng/ người - Tết nguyên đán: từ 1.000.000 đến 3.000.000đồng/ người
- Ngày lễ 30/4 và ngày 1/5: từ 500.000 đến 1.000.000đồng/ người - Ngày quốc khánh 02/09: 300.000đồng đến 500.000đồng/ người - Ngày sơ kết, tổng kết năm học: 100.000đồng
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đối với Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục: từ 500.000 đến 1.000.000đồng/ người, đối tượng khác: 400.000đồng đến 800.000đồng/ người
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch: từ 100.000 đến 200.000đồng/ người - Ngày khai giảng năm học: 200.000đồng/ người
- Hội nghị cán bộ công nhân viên chức: từ 200.000 đến 500.000đồng/ người - Ngày truyền thống ngành Tài chính: từ 100.000 đến 200.000đồng/ người Các ngày lễ khác
- Ngày 8/3 đối với nữ CBVC: 100.000đồng/ người - Ngày 20/10 đối với nữ CBVC: 100.000đồng/ người
- Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 đối với CBVC y tế: 100.000 đồng/ người. - Ngày thể thao Việt Nam 27/03 đối với giảng viên giảng dạy giáo dục thể chất: 100.000đồng/ người.
-Ngày quốc phòng 22/12 đối với CBVC là cựu chiến binh, quân nhân: 200.000đồng/ người.
- Ngày quốc tế thiếu nhi, tết trung thu chi cho các cháu thiếu nhi là con của CBVC: 50.000đồng.
* Chi hỗ thợ tham quan nghỉ mát cho CBVC vào dịp nghỉ hè trên cơ sở thống nhất giữa BGH, công đoàn trường, mức chi:
- Nếu hỗ trợ bằng tiền: tối đa 1.000.000đồng/ người.
- Nếu trường tổ chức đi tham quan du lịch tập trung: Hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng/ người và thực hiện theo nguyên tắc: Trường quyết định địa điểm thăm quan du lịch theo từng đợt sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn. Đối tượng đi thăm quan du lịch phải đăng ký trước và các năm sẽ tổ chức quay vòng cho đến hết số cán bộ viên chức đăng ký. Những cán bộ viên chức không đi tham quan nghỉ mát tập trung được hưởng mức hỗ trợ bằng tiền.
* Chi hiếu, hỷ, trợ cấp khó khăn
- Chi việc hỷ đối với CBVC: 300.000đồng, con CBVC: 200.000đồng. - Chi việc hiếu đối với bố, mẹ, chồng (vợ), con của CBVC: 500.000đồng.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất cho CBVC: 300.000đồng, thân nhân CBVC: 200.000đồng và tối đa không quá 1 lần trong năm (trừ các trường hợp đặc biệt).
* Chi đối với CBVC nghỉ hưu, đối ngoại
- Chi tặng quà CBVC nhận sổ hưu: + Ban giám hiệu: 500.000đồng/ người
+ Trưởng, phó các phòng, khoa, bộ môn: 400.000đồng/ người. + Giáo viên và nhân viên: 300.000đồng/ người.
- Chi tặng quà CBVC nguyên là BGH nhà trường đã nghỉ hưu vào dịp tết nguyên đán: 200.000đồng/ người .
- Chi việc hiếu đối với CBVC đã nghỉ hưu: 300.000đồng.
- Chi việc hiếu, hỷ đối với cán bộ lãnh đạo các đơn vị có quan hệ công tác với trường tối đa không quá: 500.000đ/người.
- Chi hỗ trợ tổ chức tất niên âm lịch, thăm quan học tập đầu xuân: Nhà trường chi hỗ trợ theo từng đơn vị trong trường theo mức sau:
+ Chi hỗ trợ tất niên âm lịch: 100.000 đồng/ người
+ Chi thăm quan học tập đầu xuân: 200.000 đồng/ người. Các trường hợp đặc biệt khác do Hiệu trưởng quyết định.
f) Chi cho học sinh sinh viên chính quy
- Học bổng học sinh sinh viên
Quỹ học bổng học sinh sinh viên được tính theo tỷ lệ 15% quỹ học phí trong năm. Quỹ học bổng HSSV sau khi chi học bổng diện chính sách, số còn lại phân phối cho HSSV hưởng học bổng khuyến khích theo kết quả học tập rèn luyện do hội đồng nhà trường xét và Hiệu trưởng quyết định. Học bổng chính sách được trả theo tháng, học bổng khuyến khích được trả theo kỳ; cán bộ lớp đến nhận tại phòng tài chính kế toán và phát cho HSSV lớp mình. Các phòng chức năng có liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thủ tục xét, cấp học bổng.