1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình

112 272 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 770,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải cách tài chính công là 1 trong 4 mục tiêu quan trọng của chương trình tổng thể “Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010” mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt theo Quyết định số 136/2001/QĐ- Ttg ngày 17-9-2001. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/200̀̀̀5/NĐ-CP và 43/2005/NĐ-CP , quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp. Công tác tự chủ này được thực hiện dưới sự kiểm soát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền mà trong đó quy trình kiểm soát chi (KSC) ngân sách nhà nước (NSNN) qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) có một vai trò hết sức quan trọng. Các cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) và đơn vị sự nghiệp chiếm số lượng lớn trong hệ thống các cơ quan nhà nước và có chức năng quan trọng quản lý, điều hành trên tất cả các lĩnh vực đời sống KT – XH. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN đối với các đơn vị này luôn là công việc hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích và có hiệu quả, giúp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Sau gần 7 năm triển khai thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2005/NĐ-CP, công tác KSC NSNN qua KBNN của nước ta nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, cơ chế KSC NSNN qua KBNN đã từng bước được hoàn thiện theo hướng hiệu quả, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn cả về quy mô và chất lượng. Kết quả của thực hiện cơ chế KSC đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng NSNN ngày càng hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, việc KSC NSNN qua KBNN đối với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính (TCTC) còn những tồn tại, hạn chế, bất cập như: công tác KSC ngân sách chưa được coi trọng đúng mức, cơ chế KSC NSNN trong nhiều trường hợp còn bị động và nhiều vấn đề cấp bách không được đáp ứng kịp thời hoặc chưa có quan điểm xử lý thích hợp, lúng túng. Công tác điều hành NSNN của các cấp chính quyền đôi lúc còn bất cập; năng lực KSC NSNN qua KBNN đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính chưa đáp ứng với xu thế đổi mới. Vì vậy, KSC NSNN qua KBNN đối với các đơn vị thực hiện cơ chế TCTC cần được hoàn thiện một cách khoa học, có hệ thống. Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình” để đưa ra những giải pháp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề hạn chế, yếu kém trong công tác KSC chi đối với đơn vị TCTC qua KBNN hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và những hạn chế của công tác KSC qua KBNN đối với các đơn vị thực hiện cơ chế TCTC trong thời gian qua, cũng như yêu cầu đổi mới của công tác quản lý NSNN trong thời gian tới nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác KSC qua KBNN đối với các đơn vị thực hiện cơ chế TCTC, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành NSNN, hoàn thiện quá trình cải cách tài chính công, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. Cơ chế tự chủ tài chính được áp dụng đối với các CQHCNN và các đơn vị sự nghiệp công lập. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến công tác KSC NSNN đối với các CQHCNN thực hiện cơ chế TCTC qua KBNN Quảng Bình, bao gồm các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (số liệu chi NSNN từ năm 2006 đến 2011). 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp luận cơ bản kết hợp các phương pháp điều tra, quan sát trực tiếp, thống kê, so sánh, phân tích, đối chiếu và tổng hợp. 5. Những đóng góp của luận văn Đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân còn tồn đọng những hạn chế công tác KSC NSNN qua KBNN đối với CQHCNN thực hiện cơ chế TCTC theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trên cơ sở tiếp cận công tác KSC theo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính công và kiểm soát chi tiêu công của các nước tiên tiến. Từ đó đề tài đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên đối với các CQHCNN thực hiện cơ chế TCTC qua KBNN theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS), đồng thời phù hợp xu thế hội nhập quốc tế. 6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu KSC NSNN đối với CQHCNN thực hiện cơ chế TCTC qua KBNN là một đề tài mang tính thời sự trong giai đoạn cải cách tài chính công. Trong thời gian qua, có một đề tài nghiên cứu về công tác KSC thường xuyên NSNN đối với các CQHCNN thực hiện TCTC qua KBNN là đề án nghiên cứu cấp ngành của Quách Hữu Thoại, “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Cần Thơ đối với các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính”. Đề án đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và những hạn chế của công tác KSC thường xuyên qua KBNN Cần Thơ đối với các CQHCNN thực hiện cơ chế TCTC trong thời gian qua; Từ đó, rút ra những nguyên nhân và đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu cùng các điều kiện thực hiện nhằm tăng cường KSC thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Cần Thơ đối với các CQHCNN thực hiện cơ chế TCTC. Tôi cho rằng đó là tư liệu quý báu cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, tại Quảng Bình chưa có công trình nghiên cứu nào về công tác KSC NSNN đối với CQHCNN thực hiện cơ chế TCTC qua KBNN theo định hướng đổi mới công tác kiểm soát chi tiêu công. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài luận văn nêu trên nhằm đi sâu vào nghiên cứu để làm rõ những bất cập trong cơ chế chính sách về quản lý NSNN nói chung và cơ chế KSC NSNN đối với các CQHCNN thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại tỉnh Quảng Bình hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác KSC NSNN qua KBNN tỉnh Quảng Bình. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính qua Kho bạc Nhà nước Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà nước Quảng Bình Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà nước Quảng Bình

Ngày đăng: 08/07/2018, 12:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w