1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước an lão – hải phòng

87 598 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 587,5 KB

Nội dung

Với mục tiêu và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành NSNN, tăng cường tiềm lực tài chính đất nước, quản lý thốngnhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này do chính tôi thực hiện, với sự giúp

đỡ của anh/chị cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước An Lão – Hải Phòng đãgiúp tôi hoàn thiện bài Luận văn Số liệu được lấy từ báo cáo chi Ngân sách nhànước tại Kho bạc nhà nước An Lão Tôi chỉ tham khảo và không sao chép bất kỳbài báo cáo nào dưới mọi hình thức Tôi xin cam đoan lời nói của tôi hoàn toànđúng sự thật

Xin chân thành cảm ơn.

Hải Phòng, ngày 30 tháng 11 năm 2015

Tác giả

Phạm Hoài Thu

Trang 2

để hoàn thành Luận văn.

Xin chân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo; cán bộ

và chuyên viên phòng Quản lý đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Hải Phòng

đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi về các điều kiện trong quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Kho bạc Nhà nước An Lão - Hải Phòng

đã cung cấp thông tin, tài liệu và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâusắc đến Quý thầy, cô trường Đại học Hải Phòng trong thời gian qua đã truyềnđạt cho em những kiến thức quý báu

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đãluôn sát cảnh, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Hải Phòng, ngày 30 tháng 11 năm 2015

Tác giả

Phạm Hoài Thu

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG viii

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI 5

KHO BẠC NHÀ NƯỚC 5

1.1 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước 5

1.1.1 Khái niệm về chi thường xuyên ngân sách nhà nước 5

1.1.2 Phân loại chi thường xuyên ngân sách nhà nước 5

1.1.3 Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước 9

1.1.4 Vai trò chi thường xuyên ngân sách nhà nước 9

1.2 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước 10

1.2.1 Sự cần thiết kiểm soát chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước 10

1.2.2 Mục tiêu của kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 12

1.2.3 Yêu cầu đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước 14

1.2.4 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước [6, tr.4] 15

1.2.5 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 17

Trang 4

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi thường xuyênngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước 261.3.1 Nhân tố khách quan 271.3.2 Nhân tố chủ quan 281.4 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN của một số nướctrên thế giới và một số địa phương, bài học kinh nghiệm 291.4.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên thế giới 291.4 2 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên của một số địa phương 301.4.3 Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên đối với KBNN

An Lão – Hải Phòng 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNGXUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ANLÃO – HẢI PHÒNG 332.1 Khái quát về Kho Bạc Nhà Nước An Lão 332.1.1 Sự ra đời và phát triển Kho bạc Nhà nước An Lão 332.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước An Lão 342.1.3 Vai trò của Kho bạc Nhà nước An Lão đối với kiểm soát chi thườngxuyên tại Kho bạc 352.1.4 Kết quả chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhànước An Lão 36Đơn vị tính: triệu đồng 362.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nướctại Kho Bạc Nhà Nước An Lão trong thời gian qua 382.2.1 Kiểm soát các khoản chi thanh toán cho cá nhân 382.2.2 Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn 452.2.3 Kiểm soát chi mua đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửachữa tài sản cố định và xây dựng nhỏ 46

Trang 5

2.2.4 Kiểm soát chi thường xuyên khác 49

2.2.5 Tình hình hiện đại hoá kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước An Lão 52

2.2.6 Tình hình kiểm soát nội bộ hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước An Lão 53

2.3 Đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước An Lão 54

2 3 1 Những kết quả đạt được: 54

2 3 2 Hạn chế và nguyên nhân 58

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT 63

CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC 63

NHÀ NƯỚC AN LÃO 63

3.1 Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc nhà nước An Lão giai đoạn 2015 – 2020 63

3.1.1 Mục tiêu trong công tác kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên tại KBNN An Lão giai đoạn 2015 – 2020 63

3.1.2 Định hướng trong công tác kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên tại KBNN An Lão giai đoạn 2015 – 2020 63

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN An Lão 64

3.2.1 Hoàn thiện quản lý việc lập dự toán, phân bổ, giao và chấp hành dự toán 64

3.2.2 Xây dựng phần mềm tin học quản lý giao nhận hồ sơ kiểm soát chi NSNN qua KBNN An Lão 67

3 2 3 Hoàn thiện chế độ quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước 67

Trang 6

3.2.4 Các giải pháp khác hoàn thiện công tác kiểm soát, cấp phát cáckhoản chi thường xuyên qua KBNN An Lão 69

3 2 5 Xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ chiến lược đào tạo, nângcao trình độ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tương xứng trong từng giai đoạn,nâng cao công tác tổ chức cán bộ, chú ý tới đời sống vật chất, tinh thầncủa cán bộ 713.2.6 Hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quản lý Ngân sách nhà nước 723.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi thườngxuyên NSNN qua KBNN An Lão 72KẾT LUẬN 74DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc

Trang 8

Lão, so sánh năm 2014 với năm 2013, năm 2012 và năm 2011

48

2.4 Tình hình các món từ chối thanh toán từ năm 2013 đến hết

tháng 11/2015

57

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

hình thức thanh toán song phương điện tử

41

2.3 Quy trình kiểm soát chi TX NSNN tại KBNN An Lão bằng

hình thức rút tiền mặt

44

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Hòa cùng dòng chảy của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh

mẽ như hiện nay, Đảng và nhà nước đang tiến hành những hoạt động thiết thựcnhằm thúc đẩy quá trình đó diễn ra mạnh mẽ Một vấn đề được quan tâm hàngđầu đó là việc cấp phát Ngân sách cho các ngành, các cấp; đây là dấu hỏi lớnđược đặt ra bởi Ngân sách nhà nước (NSNN) là mắt xích quan trọng nhất giữ vaitrò chủ đạo trong tài chính công Việc quản lý chi tiêu NSNN đã đạt một số kếtquả nhất định, ý thức chấp hành kỷ luật Tài chính ở các ngành, các cấp có đượcnâng lên một bước Với mục tiêu và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản

lý và điều hành NSNN, tăng cường tiềm lực tài chính đất nước, quản lý thốngnhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơquan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tàichính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăngtích luỹ nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH,nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, đối ngoại thì việc kiểm soát chặtchẽ và sử dụng có hiệu quả các khoản chi thường xuyên NSNN là yêu cầu hếtsức cần thiết và đó là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mọi ngành,mọi cấp Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN có ý nghĩaquan trọng trong việc lành mạnh nền tài chính quốc gia và đẩy nhanh tiến trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việc cấp phát ngân sách cho các đơn vị

sử dụng ngân sách trên địa bàn được thực hiện dưới sự quản lý kiểm soát củaKBNN nói chung và KBNN An Lão nói riêng, KBNN An Lão đã từng bướckhẳng định được vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong việc kiểm soátchi ngân sách

Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi cùng các văn bản hướng dẫn luật đã tạotiền đề, cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho công tác tổ chức chi và kiểm

Trang 11

soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước (KBNN) Do đó trong thờigian vừa qua Kho bạc nhà nước An Lão chi Ngân sách Nhà nước đặc biệt là chithường xuyên đạt được những thành tựu đáng kể đáp ứng nhu cầu kinh phí thiếtyếu cho các mục tiêu cụ thể Vì vậy thiết lập một cơ chế kiểm soát chi ngân sáchnhà nước là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức.

Với những kiến thức nhỏ bé thu được trong quá trình làm việc tôi hyvọng đóng góp một số ý kiến của mình vào công tác kiểm soát chi ngân sáchnhà nước, đặc biệt là hoạt động chi thường xuyên, đề tài tôi nghiên cứu là:

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước An Lão – Hải Phòng.

2 Đối tượng nghiên cứu, nội dung, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản

về công tác kiểm soát cho thường xuyên của trên địa bàn huyện An Lão - HảiPhòng

Nội dung của đề tài xoay quanh nghiên cứu vấn đề trên cơ sở luật ngânsách nhà nước sửa đổi năm 2002, đánh giá thực trạng tình hình kiểm soát chingân sách nhà nước trước và sau sửa đổi và giải pháp nhằm tăng cường tính hiệuquả trong công tác chi thường xuyên

Phạm vi nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung làm rõ những nội dung cơ bảncủa quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện An Lão - Hải Phòng Việcnghiên cứu những vấn đề quản lý chi thường xuyên đặt trong điều kiện triểnkhai thực hiện pháp luật, chính sách tài chính hiện nay Việc đánh giá thực trạngquản lý chi thường xuyên chủ yếu trong giai đoạn 2015-2020 Việc đề xuất biệnpháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên từ NSNN trên địa bàn huyện

An Lão – Hải Phòng đến năm 2020

3 Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu như: Xử lý vàphân tích dữ liệu, thống kê, tổng hợp, so sánh; kế thừa các công trình khoa học

Trang 12

đã có về lý thuyết và thực tiễn Nguồn số liệu sơ cấp qua việc thu thập từ cácđơn vị thụ hưởng ngân sách huyện Một số nguồn thứ cấp từ báo cáo quyết toánngân sách trình Hội đồng Nhân dân huyện An Lão trong 4 năm 2011 đến 2014.

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Được tổng hợp và chọn lọc từ các tài liệuluật NSNN, các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách, báo cáo khảosát, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi NSNN của một số địa phương tại ViệtNam

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Dùng các chỉ số để thống kê, so sánh,đối chiếu và thu thập những thông tin, ý kiến trao đổi của các cấp lãnh đạo

4 Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Thông qua nghiên cứu làm rõ những lý luận cơ bản

về kiểm soát chi NSNN của huyện An Lão (những kết quả đã đạt được và tồn tạihạn chế trong công tác quản lý ngân sách), đề tài cung cấp cơ sở khoa học thựctiễn cho việc xây dựng những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chiNSNN trên địa bàn huyện An Lão, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XHhuyện An Lão trong thời gian tới

- Ý nghĩa thực tiễn

+ Đề tài nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN để

áp dụng hoàn thiện việc kiểm soát chi NSNN

+ Phân tích và đánh giá được thực trạng của công tác kiểm soát chi NSNNtrên địa bàn huyện An Lão, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém vànguyên nhân

+ Kiến nghị với các cấp, các ngành bổ sung, sửa đổi chính sách chế độnhằm quản lý tốt hơn Ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện An Lão

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm có ba chương:

Chương 1 : Những lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên Ngânsách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước

Trang 13

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sáchnhà nước tại Kho bạc Nhà nước An Lão

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiếm soát chi thườngxuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước An Lão

Trang 14

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.1.1 Khái niệm về chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm

để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [24, tr.1]

Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực Tàichính của Nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan nhà nước,các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụquản lý nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xãhội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ môi trường vàcác hoạt động sự nghiệp khác [25, tr.10]

Để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụcủa nhà nước về lập pháp, hành pháp, và tư pháp và một số dịch vụ công cộngkhác mà nhà nước vẫn phải cung ứng

Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ thường xuyên

mà nhà nước phải đảm nhận ngày tăng, đã làm phong phú thêm nội dung chithường xuyên của NSNN Tuy vậy trong công tác quản lý chi người ta có thể lựachọn một số cách phân loại các hình thức chi để tập hợp chúng vào nội dung chithường xuyên một cách nhanh chóng và thống nhất

1.1.2 Phân loại chi thường xuyên ngân sách nhà nước

a) Nếu xét theo từng lĩnh vực chi, bao gồm: [9, tr.12]

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, vănhóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môitrường, các sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý :

+ Các trường phổ thông dân tộc nội trú;

Trang 15

+ Đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đàotạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác;

+ Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động sự nghiệp y tế khác;

+ Các cơ sở thương binh, người có công với cách mạng, trại xã hội, phòngchống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;

+ Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích lịch sử đã được xếp hạng,các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác;

+ Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;

+ Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyểnquốc gia; các giải thi đấu quốc gia và quốc tế; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục,thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;

+ Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

+ Các sự nghiệp khác

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý :+ Sự nghiệp giao thông : duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường, cáccông trình giao thông khác, lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giaothông trên các tuyến đường;

+ Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp : bảo dưỡng,sửa chữa các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, ngưnghiệp, lâm nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; công táckhoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

+ Điều tra cơ bản;

+ Đo đạc địa giới hành chính;

+ Đo vẽ bản đồ;

+ Đo đạc biên giới, cắm mốc biên giới;

+ Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính;

Trang 16

+ Định canh, định cư và kinh tế mới;

+ Các hoạt động sự nghiệp môi trường;

- Hoạt động của cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Hoạt động của các cơ quan trung ương của Ủy ban Trung ương Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội Cựu chiến binh ViệtNam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

- Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia, dự án nhà nước

do các cơ quan trung ương thực hiện;

- Thực hiện chế độ đối với người về hưu, mất sức theo quy định của BộLuật Lao động cho các đối tượng thuộc ngân sách trung ương bảo đảm; hỗ trợQuỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;

- Thực hiện các chính sách đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, thân nhânliệt sĩ, gia đình có công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội khác;

- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 17 của Nghịđịnh này; mặc dù nếu xét riêng từng khoản chi này nó không phát sinh đều đặn

và liên tục trong các tháng của năm ngân sách, nhưng nó lại được coi là các giaodịch thường niên tất yếu của nhà nước

- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật

b) Theo nội dung kinh tế của các khoản chi thường xuyên

Trang 17

- Các khoản chi cho người thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp, như: tiềnlương, tiền công, các khoản đóng góp theo lương và các khoản thanh toán kháccho cá nhân Ngoài ra ở một số đơn vị đặc thù là các trường còn có các khoảnchi về học bổng cho học sinh và sinh viên theo chế độ nhà nước quy định chocác trường cụ thể và mức học bổng mỗi sinh viên được hưởng.

- Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn được đảm bảo bằng nguồn kinhphí thường xuyên của NSNN ở mỗi ngành là rất khác nhau

Được tính vào chi nghiệp vụ chuyên môn phải là những khoản chi mà xét

về nội dung kinh tế của nó phải thực sự phục cho hoạt động này Ví dụ: thanhtoán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hộinghị thuộc về quy định trong quản lý hành chính…các chi phí về nguyên vậtliệu, vật liệu, chi phí về năng lượng, nhiên liệu, chi phí thuê chuyên gia hay thuêgiáo viên để tư vấn, đào tạo đội ngũ nghiên cứu…

Chính vì vậy quá trình hạch toán các khoản chi thường xuyên phát sinh tạimỗi đơn vị hành chính sự nghiệp cần có sự phân định theo nội dung kinh tế củanghiệp vụ phát sinh một cách rõ ràng chuẩn xác

- Các khoản chi mua sắm sửa chữa

Trong quá trình hoạt động các đơn vị hành chính- sự nghiệp còn đượcNSNN cấp kinh phí để mua sắm thêm các tài sản hay sửa chữa các tài sản trongquá trình sử dụng, nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động và nâng cao hiệu suất

sử dụng các tài sản đó

- Các khoản chi khác: bao gồm các mục của mục lục NSNN không nằmtrong 3 nhóm mục chi thanh toán cho cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chimua sắm sửa chữa

Việc phân loại theo nội dung kinh tế là tiêu thức được dùng phổ biến nhấttrong mỗi khâu của chu trình NSNN Thông qua việc phân loại chi thườngxuyên các nhà quản lý có thể thu thập được các thông tin về tình hình quản lýbiên chế và quỹ lương, tình hình sử dụng kinh phí vào đạt được tới mức nào…để

Trang 18

kịp thời có được các biện pháp nhằm hạn chế những sai lệch và bất cập có thểxảy ra.

1.1.3 Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chi thường xuyên của NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chiNSNN do đó hoạt động này liên quan đến nhiều đối tượng và tác động đến lợiích của nhiều chủ thể kinh tế - xã hội

Chi thường xuyên có các đặc điểm sau:

- Nguồn lực Tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên đượcphân bổ tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý và giữacác năm trong kỳ kế hoạch

- Việc sử dụng kinh phí thường xuyên được thực hiện thông qua hai hình thức cấp phát thanh toán và cấp tạm ứng Cũng như các khoản chi khác củaNgân sách nhà nước, việc sử dụng kinh phí thường xuyên phải đúng mục đích,tiết kiệm và có hiệu quả

- Chi thường xuyên chủ yếu chi cho con người sự việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của Quốc gia

- Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển Hiệu quả của nó không đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị – xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước

1.1.4 Vai trò chi thường xuyên ngân sách nhà nước

- Chi thường xuyên có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi của Ngânsách nhà nước Thông qua chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duytrì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý của Nhà nước; đảmbảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia

- Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất lớn trongviệc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạođiều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng Chi thườngxuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích luỹ vốn Ngân sách nhà nước để chi cho

Trang 19

đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhândân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nước

1.2 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước

Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước là quá trình những cơquan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chiNgân sách nhà nước theo các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nướcquy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tàichính trong từng giai đoạn

1.2.1 Sự cần thiết kiểm soát chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước

Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước được đặt ra đối với mỗiquốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển Đối với nước ta hiệnnay, kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước lại càng có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng bởi xuất phát từ những lý do sau đây:

Thứ nhất, do yêu cầu của công cuộc đổi mới, trong quá trình đổi mới cơ

chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước nói riêngđòi hỏi mọi khoản chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước phải bảo đảm tiếtkiệm và có hiệu quả Thực hiện tốt công tác này sẽ có ý nghĩa rất to lớn trongviệc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế

xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hoánền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát Đồng thời góp phầnnâng cao trách nhiệm và phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơquan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng Ngân sách nhà nước

Thứ hai, do hạn chế của cơ chế quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà

nước Cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán tuy đã được thường xuyên sửa đổi vàtừng bước hoàn thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy định được những vấn đề chungnhất, mang tính nguyên tắc Vì vậy, nó không thể bao quát hết được tất cả nhữnghiện tượng nảy sinh trong quá trình thực hiện chi thường Ngân sách nhà nước

Trang 20

Cũng chính từ đó cơ quan tài chính và Kho Bạc Nhà Nước thiếu cơ sở pháp lý

cụ thể cần thiết để thực hiện kiểm tra, kiểm soát từng khoản chi thường xuyênNgân sách nhà nước Từ thực tế trên, đòi hỏi những cơ quan có thẩm quyền thựchiện việc kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp thờinhững hiện tượng tiêu cực của những đơn vị sử dụng kinh phí Ngân sách nhànước cấp; đồng thời phát hiện những kẻ hở trong cơ chế quản lý để từ đó cónhững giải pháp và kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thời những cơ chế,chính sách hiện hành, tạo nên một cơ chế quản lý và kiểm soát chi Ngân sáchnhà nước ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện

Thứ ba, do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước

cấp Một thực tế khá phổ biến là các đơn vị thụ hưởng kinh phí được Ngân sáchnhà nước cấp thường có chung một tư tưởng là tìm mọi cách sử dụng hết số kinhphí được cấp, không quan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và

dự toán đã được duyệt Các đơn vị này thường lập hồ sơ, chứng từ thanh toán saichế độ quy định như không có trong dự toán chi Ngân sách nhà nước đã đượcphê duyệt, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; thiếu các hồ sơ,chứng từ pháp lý có liên quan… Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần thiết phải có mộtbên thứ ba – cơ quan chức năng có thẩm quyền, độc lập và khách quan, có kỹnăng nghề nghiệp, có vị trí pháp lý và uy tín cao - để thực hiện việc kiểm tra,kiểm soát và đưa ra ý kiến nhận xét, kết luận chính xác đối với khoản chi củađơn vị có nằm trong dự toán được duyệt hay không; việc sử dụng các khoản chinày có đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn được duyệt hay không; có đủ hồ sơ,chứng từ thanh toán theo đúng quy định hay chưa… qua đó có giải pháp chấnchỉnh và xử lý kịp thời các gian lận, sai sót, ngăn chặn các sai phạm và lãng phí

có thể xảy ra trong việc sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước của các cơ quan,đơn vị, bảo đảm mọi khoản chi của Ngân sách nhà nước được tiết kiệm và cóhiệu quả

Thứ tư, do tính đặc thù của các khoản chi thường Ngân sách nhà nước đều

mang tính chất không hoàn trả trực tiếp Tính chất cấp phát trực tiếp không hoàn

Trang 21

lại của các khoản chi thường xuyên Ngân sách nhà nước là một ưu thế cực kỳ tolớn đối với các đơn vị thụ hưởng Ngân sách nhà nước Trách nhiệm của họ làphải chứng minh được việc sử dụng các khoản kinh phí bằng các kết quả côngviệc cụ thể đã được Nhà nước giao Tuy nhiên, việc dùng những chỉ tiêu địnhtính và định lượng để đánh giá và đo lường kết quả công việc trong nhiều trườnghợp là thiếu chính xác và gặp không ít khó khăn Vì vậy, cần phải có một cơquan chức năng có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoảnchi của Ngân sách nhà nước, bảo đảm tương xứng giữa khoản tiền Nhà nước đãchi ra với kết quả công việc mà các đơn vị thụ hưởng kinh phí Ngân sách nhànước thực hiện

Thứ năm, do yêu cầu mở cửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thế

giới Theo kinh nghiệm quản lý Ngân sách nhà nước của các nước và khuyếnnghị của các tổ chức tài chính quốc tế, việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chithường xuyên Ngân sách nhà nước chỉ thực hiện có hiệu quả trong điều kiệnthực hiện cơ chế chi trả trực tiếp từ cơ quan quản lý quỹ Ngân sách nhà nướcđến từng đối tượng sử dụng ngân sách, kiên quyết không chuyển kinh phí củangân sách nhà nước qua các cơ quan quản lý trung gian Có như vậy mới có thểbảo đảm đề cao kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính Nhà nước, góp phần nângcao hiệu quả sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước

1.2.2 Mục tiêu của kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh toán các khoản chi thườngxuyên ngân sách nhà nước phải chấp hành nghiêm chỉnh các mục tiêu cơ bảnsau đây:

Một là, tất cả các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước đều phải

được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán Cáckhoản chi phải có trong dự toán ngân sách được duyệt Việc chi tiêu phải đúng

Trang 22

chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và

đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chuẩn chi

Hai là, tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án sử dụng kinh phí của

ngân sách nhà nước đều phải mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà Nước chịu sự kiểmtra, kiểm soát của cơ quan tài chính và Kho Bạc Nhà Nước trong quá trình lập

dự toán, phân bổ hạn mức, cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toánngân sách nhà nước

Ba là, các cơ quan tài chính từ Trung ương đến địa phương có trách

nhiệm thẩm định dự toán và thông báo tổng mức kinh phí hàng quý cho các đơn

vị sử dụng ngân sách; đồng thời thường xuyên kiểm tra việc sử dụng kinh phí,định kỳ xét duyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi ngânsách nhà nước

Bốn là, Kho Bạc Nhà Nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ,

điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi thườngxuyên ngân sách nhà nước theo đúng quy định; tham gia cùng với cơ quan tàichính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sửdụng ngân sách nhà nước và xác nhận số thực chi thường xuyên ngân sách nhànước qua Kho Bạc Nhà Nước của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Năm là, Kho Bạc Nhà Nước có quyền tạm đình chỉ hoặc từ chối thanh

toán các khoản chi thường xuyên trong trường hợp các đơn vị sử dụng ngân sáchnhà nước vi phạm mục đích đối tượng chi đã được ghi trong dự toán được duyệt,chi không đúng chế độ, sai định mức tiêu chuẩn Nhà nước quy định, đồng thờithông báo cho cơ quan tài chính đồng cấp biết để có biện pháp giải quyết

Sáu là, mọi khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước được hạch toán

bằng đồng Việt nam theo từng niên độ Ngân sách, từng cấp ngân sách và theo mục lục ngân sách nhà nước Các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động đều được quy đổi và hạch toán bằng

Trang 23

đổng Việt nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, đơn giá ngày công lao động do

cơ quan có thẩm quyền quy định

Bảy là, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, cấp phát, thanh toán

và quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, nếu phát hiện các khoảnchi sai của đơn vị, Kho Bạc Nhà Nước phải thông báo ngay cho cơ quan tàichính hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra quyết định thu hồi các khoảnchi sau này

1.2.3 Yêu cầu đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước

Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các cơ quan quản lýtài chính nhà nước nói chung, mà trực tiếp là cơ quan Tài chính và Kho Bạc NhàNước nói riêng phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, chính sách và cơ chế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà

nước phải làm cho các hoạt động của tài chính nhà nước đạt hiệu quả cao, có tácđộng kích thích các hoạt động kinh tế xã hội, không để cho quỹ ngân sách nhànước bỏ cắt khúc, phân tán, gây căng thẳng giả tạo trong quá trình điều hànhngân sách nhà nước

Thứ hai, công tác quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước là một quy

trình phức tạp, bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn (lập dự toán ngân sách,phân bổ và thông báo kinh phí, cấp phát thanh toán cho các đơn vị thụ hưởngngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước), đồng thời nó có liên quanđến tất cả các Bộ, ngành, địa phương Vì vậy, kiểm soát chi thường xuyên ngânsách nhà nước cần phải được tiến hành thận trọng, thực hiện dần từng bước Saumỗi bước cần tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để cải tiến quy trình, thủ tụckiểm soát chi cho phù hợp với tình hình thực tế

Thứ ba, tổ chức bộ máy kiểm soát chi phải gọn nhẹ theo hướng cải cách

hành chính, thu gọn các đầu mối quản lý, đơn giản hoá quy trình và thủ tục hànhchính; đồng thời cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ

Trang 24

quan quản lý ngân sách, quản lý tài chính nhà nước, đặc biệt là thủ trưởng đơn

vị trực tiếp sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trong quá trình lập dự toán, cấpphát và sử dụng kinh phí, thông tin, báo cáo và quyết toán chi ngân sách nhànước để tránh sự trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện

Thứ tư, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cần được thực

hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với quy trình quản lý ngân sách nhà nước

từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân sách đến khâu quyết toán ngân sách nhànước Đồng thời phải có sự phối hợp thống nhất với việc thực hiện các chínhsách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, phí và lệ phí, chínhsách khuyến khích đầu tư, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp

có thu, các đơn vị thực hiện cơ chế khoán chi…

1.2.4 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước [6, tr.4]

- Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

là việc Kho bạc Nhà nước tiến hành thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoảnchi ngân sách nhà nước phù hợp với các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu

do nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lýtài chính trong quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chi của ngân sách nhànước Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Kho bạcNhà nước bao gồm:

+ Tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi ngân sách nhà nước

+ Tính hợp pháp về con dấu và chữ ký của thủ trưởng và kế toán đơn vị

sử dụng ngân sách

+ Các điều kiện chi theo chế độ quy định, bao gồm: các khoản chi phải có

trong dự toán được duyệt; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quy định, đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị quyết định chi; có đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ

Trang 25

Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời cáckhoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán.

- Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, sốtạm ứng, số dư kinh phí cuối năm ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sáchtại Kho bạc Nhà nước

- Trong quá trình thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước, nếu pháthiện được các vi phạm chính sách, chế độ quản lý tài chính, Kho Bạc Nhà Nước

có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho đơn vị

sử dụng ngân sách biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình trongcác trường hợp sau:

+ Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định

+ Không đủ các điều kiện chi theo quy định như: khoản chi không cótrong dự toán chi NSNN giao, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơquan Nhà nước có thẩm quyền quy định, không có đủ hồ sơ, chứng từ thanhtoán theo quy định

Kho Bạc Nhà Nước chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của việcxuất tiền Vì vậy, Kho Bạc Nhà Nước phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí ngânsách nhà nước cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, bảo đảm đúng mục đích,đúng chế độ định mức chi tiêu của nhà nước

Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về những hồ sơ, chứng từ theoquy định không phải gửi đến Kho bạc Nhà nước để kiểm soát

- Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của

cơ quan tài chính (bằng văn bản) đối với các trường hợp: tồn quỹ ngân sách cáccấp không đáp ứng đủ nhu cầu chi hoặc các khoản chi vượt nguồn cho phép,không đúng chế độ quy định hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo

Trang 26

- Cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước không tuân thủ thời gian quy định

về kiểm soát chi hoặc cố tình gây phiền hà đối với đơn vị sử dụng NSNN thì tùytheo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theoquy định của pháp luật

1.2.5 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN là việc KBNN tiến hành thẩmđịnh, kiểm tra các khoản chi NSNN phù hợp với các chính sách, chế độ, địnhmức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, điều kiện, hình thức

và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát và thanh toán cáckhoản chi của NSNN

Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước bao gồm các nội dungchính như sau:

- Kiểm soát các khoản chi thanh toán cho cá nhân

- Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn

- Kiểm soát chi mua đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc,sửa chữa tài sản cố định và xây dựng nhỏ

- Kiểm soát chi thường xuyên khác

Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trìnhchi trả, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được giao, đúngchế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủtrưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được uỷ quyền quyết định chi

Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN Các khoản chi NSNN bằng ngoại

tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Namtheo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định

Trang 27

Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện theo nguyêntắc trực tiếp từ KBNN cho người được hưởng lương, trợ cấp xã hội và ngườicung cấp hàng hóa dịch vụ, trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trựctiếp, KBNN thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước.

Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi NSNN, các khoảnchi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách Căn cứ vào quyết định của cơquan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạcNhà nước thực hiện việc thu hồi cho NSNN theo đúng chế độ quy định

Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện việc chi trả, thanh toán các khoản chiNSNN khi có đủ các điều kiện sau:

- Đã có trong dự toán chi NSNN được giao, trừ các trường hợp sau:

+ Tạm cấp kinh phí

+ Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán NSNN được giao và từ nguồn dựphòng NSNN để khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn… Các khoản chi độtxuẩt ngoài dự toán được duyệt, nhưng không thể trì hoãn được

+ Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao

+ Chi ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định

- Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặcngười được uỷ quyền quyết định chi

- Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán

Nội dung kiểm soát các khoản chi thường xuyên cụ thể cho từng nội dungchi như sau:

1.2.5.1 Kiểm soát chi đối với khoản chi thanh toán cá nhân:

- Bao gồm: chi tiền lương, học bổng, sinh hoạt phí, các khoản đóng góp, chi cho cán bộ xã thôn, bản đương chức, Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ,

Trang 28

công chức, viên chức của cơ quan hành chính, thanh toán cho cá nhân thuêngoài và các khoản thanh toán khác cho cá nhân

- Hồ sơ kiểm soát chi:

+ Giấy rút dự toán (thanh toán); 1 bảng kê thanh toán ghi chi tiết từng nộidung chi, hệ số, số tiền

+ Đối với các khoản chi tiền lương, học bổng, sinh hoạt phí, các khoảnđóng góp, chi cho cán bộ xã thôn, bản đương chức: danh sách những ngườihưởng lương, học bổng, sinh hoạt phí; danh sách những người hưởng tiền cônglao động thường xuyên theo hợp đồng; danh sách cán bộ xã, thôn bản đươngchức (gửi lần đầu và gửi khi có bổ sung, điều chỉnh)

+ Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của cơquan hành chính thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, đơn vị sự nghiệpthực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ: thực hiện theo Thông tư

số 18/2006/TT-BTC ngày 13/03/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểmsoát chi đối với cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm

về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; Thông tư số BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối vớicác đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềthực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

81/2006/TT-+ Các khoản thanh toán khác cho cá nhân: danh sách theo từng lần thanh toán.+ Đối với thanh toán cá nhân thuê ngoài: hợp đồng thuê khoán, thanh lýhợp đồng (nếu có);

- Quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi:

Trang 29

Hình 1.1 Quy trình kiểm soát chi NSNN tại KBNN

Ghi chú:

Hướng đi của hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi Hướng đi của chứng từ thanh toán

* Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ, Kiểm tra và xử lý

- Khi có nhu cầu thanh toán, các đơn vị sử dụng NSNN gửi Tổ Kế toáncác hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liên quan theo chế độ quy định

- KTV có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ:+ Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, bảo đảm cáckhoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, số dư tàikhoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi

+ Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theoquy định đối với từng khoản chi.Về hình thức hồ sơ: Các tài liệu là chứng từ kếtoán phải đảm bảo đúng mẫu, đầy đủ số liên theo quy định, có dấu, chữ ký trựctiếp trên các liên chứng từ

+ Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Đối với cáckhoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, KBNN căn cứ vào

dự toán NSNN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát

- Xử lý hồ sơ:

Trang 30

+ Trường hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện chi theo quy định, KTV tiếpnhận và làm thủ tục chi trả, thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc phải hoàn chỉnh, bổ sung: KTV trả lạicho đơn vị sử dụng ngân sách và yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ

Giải quyết trong 01 ngày làm việc đối với khoản chi có hồ sơ đơn giản 02ngày làm việc đối với khoản chi có hồ sơ phức tạp

* Bước 2: Kiểm soát chi

- KTV kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và sự chính xác của hồ sơ chứng từ,đối chiếu với dự toán NSNN được duyệt, kiểm tra mẫu dấu chữ ký và các điềukiện thanh toán, chi trả đối với từng nội dung chi Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủđiều kiện chi NSNN theo quy định, KTV thực hiện hạch toán kế toán, ký chứng

từ và chuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ cho KTT (hoặc người được uỷ quyền) theoquy định

- Nếu khoản chi không đủ điều kiện chi NSNN theo quy định (sai chế độ,tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng đối tượng, mục đích theo dự toán đượcduyệt; hồ sơ còn thiếu hoặc phải hoàn chỉnh, bổ sung), KTV lập thông báo từchối thanh toán trình lãnh đạo KBNN ký gửi cho đơn vị sử dụng ngân sách

Giải quyết trong 01 ngày làm việc đối với khoản chi có hồ sơ đơn giản 02ngày làm việc đối với khoản chi có hồ sơ phức tạp

* Bước 3: Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) xem xét, Ký duyệt

- KTV trình KTT (hoặc người được uỷ quyền) hồ sơ, chứng từ được kiểmsoát đã đảm bảo đủ điều kiện tạm ứng hay thanh toán kinh phí NSNN

- KTT (hoặc người được uỷ quyền) kiểm tra nếu đủ điều kiện tạm ứng haythanh toán sẽ ký (trên giấy, trên máy) và chuyển hồ sơ, chứng từ cho KTV đểtrình Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền)

Giải quyết trong 01 ngày làm việc đối với khoản chi có hồ sơ đơn giản 02ngày làm việc đối với khoản chi có hồ sơ phức tạp

* Bước 4: Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) ký

Trang 31

- Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) xem xét Nếu đủ điều kiện thì kýchứng từ giấy và chuyển cho KTV Trường hợp Giám đốc (hoặc người được uỷquyền) không đồng ý tạm ứng hay thanh toán, thì chuyển trả hồ sơ, chứng từ choKTV KTV KBNN lập thông báo từ chối thanh toán trình lãnh đạo KBNN kýgửi cho đơn vị sử dụng ngân sách

Giải quyết trong 01 ngày làm việc đối với khoản chi có hồ sơ đơn giản 02ngày làm việc đối với khoản chi có hồ sơ phức tạp

* Bước 5:Thực hiện thanh toán

Trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản: KTV thực hiện tách hồ sơ,chứng từ KSC và chuyển chứng từ cho TTV:

+ Đối với thanh toán bù trừ điện tử LNH: KTV LNH nhận lệnh thanhtoán được giao diện từ chương trình TABMIS đã được chuyển hoá các chứng từgiấy sang chứng từ điện tử (LTT) chuyển cho TTV hoàn thiện hai yếu tố củaLTT trình giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) ký duyệt trên giấy (đối vớiLTT GTT) sau đó chuyển toàn bộ chứng từ cho KTT(hoặc người ủy quyền) phêduyệt các LTT trên chương trình TTLNH Đối với LTT GTC KTV LNH nhậnLTT đã được chuyển hóa sang chứng từ điện tử chuyển KTT hoàn thiện 2 yếu tốtrình giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) ký duyệt trên giấy và trên chươngtrình TTLNH

+ Đối với thanh toán qua TGNH: TTV lập bảng kê thanh toán (theo mẫuquy định của NHNN); trình KTT (hoặc người được uỷ quyền) ký kiểm soátbảng kê; trình Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) ký bảng kê giao cho KTV

đi giao nhận chứng từ với NHNN

- Đối với trường hợp thanh toán điện tử trong hệ thống Kho bạc: Căn cứchứng từ được lãnh đạo phê duyệt do KTV chuyển sang, TTV kiểm tra lại thôngtin trên hệ thống thanh toán; chuyển chứng từ trên máy và chứng từ gốc choKTT (hoặc người được uỷ quyền) KTT (hoặc người được uỷ quyền) kiểm soát,

Trang 32

ký chứng từ điện tử Trường hợp lệnh thanh toán có giá trị cao, Giám đốc (hoặcngười được uỷ quyền) kiểm soát thanh toán và ký chứng từ điện tử.

- Đối với trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, KTV đóng dấu kế toán lêncác liên chứng từ; chuyển các liên chứng từ chi tiền cho thủ quỹ theo đường nội bộ

Giải quyết trong 01 ngày làm việc đối với khoản chi có hồ sơ đơn giản 02ngày làm việc đối với khoản chi có hồ sơ phức tạp

+ Chi tiền mặt tại quỹ

- Thủ quỹ nhận và kiểm soát chứng từ chi tiền mặt (ngày, tháng chứng từ;

họ tên, địa chỉ người lĩnh tiền, đối chiếu thông tin trên giấy CMND; số tiền bằng

số và bằng chữ)

- Lập bảng kê chi tiền; nhập sổ quỹ trên máy; chi tiền cho khách hàng vàyêu cầu khách hàng ký vào bảng kê chi và chứng từ chi; thủ quỹ ký vào chứcdanh “thủ quỹ” và đóng dấu “đã chi tiền” lên bảng kê và liên chứng từ chi; sau

đó trả 01 liên chứng từ chi cho khách hàng

- Thủ quỹ trả các liên chứng từ còn lại cho kế toán theo đường nội bộ

Giải quyết trong ngày làm việc

* Bước 6: Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng và lưu hồ sơ, chứng từ

- KTV tiến hành lưu hồ sơ, chứng từ theo quy định, bao gồm : liên chứng

từ kế toán lưu theo quy định; dự toán chi NSNN; danh sách những người hưởnglương, học bổng, sinh hoạt phí; Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầucủa cấp có thẩm quyền; hợp đồng, thanh lý hợp đồng; bảng kê chứng từ thanhtoán Tất cả các hồ sơ lưu tại KBNN phải là bản gốc hoặc bản chính

- KTV trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng khi thực hiện xong thủ tụcthanh toán: Các tài liệu, chứng từ trả lại khách hàng bao gồm chứng từ báo nợcho khách hàng, các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan

- Đối với chứng từ chi tiền mặt, thủ quỹ trả báo nợ trực tiếp cho thủ quỹnhận tiền của đơn vị giao dịch

Trang 33

Lưu ý: Đối với các chứng từ khách hàng chuyển đến bộ phận kế toán hếtgiờ giao dịch thanh toán LNH, LKB theo quy định của NHNN và KBNN thìđược phòng kế toán xử lý vào ngày làm việc kế tiếp.

1.2.5.2 Kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn

Bao gồm: chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi mua vật tư văn phòng,

chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc, chi hội nghị, công tác phí

Hồ sơ kiểm soát chi

• Chi thanh toán dịch vụ công cộng; thông tin, tuyên truyền liên lạc: Bảng

kê chứng từ thanh toán

• Chi mua vật tư văn phòng: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với nhữngkhoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối vớinhững khoản chi có hợp đồng)

• Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việc khoán phương tiệntheo chế độ, khoán văn phòng phẩm, khoán điện thoại: văn bản quy định về mứcchi, danh sách những người hưởng chế độ khoán (gửi một lần vào đầu năm vàgửi khi có phát sinh thay đổi)

+ Chi hội nghị: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chikhông có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với nhữngkhoản chi có hợp đồng)

+ Chi công tác phí: Bảng kê chứng từ thanh toán

+ Chi phí thuê mướn: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoảnchi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với nhữngkhoản chi có hợp đồng)

+ Chi đoàn ra, đoàn vào: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoảnchi không có hợp đồng), hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với nhữngkhoản chi có hợp đồng)

Trang 34

 Quy trình kiểm soát chi:

Như quy trình kiểm soát các khoản chi thanh toán cho cá nhân

1.2.5.3 Kiểm soát chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa tài sản cố định và xây dựng nhỏ

* Bao gồm: kiểm soát các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định(vô hình hoặc hữu hình) như bằng sáng chế, phần mềm máy tính, ô tô, tàuthuyền, máy tính, máy phô tô, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng có giá trị từ 5triệu đồng trở lên, các khoản chi xây dựng nhỏ như: trụ sở, văn phòng, đườngđiện, cấp thoát nước…

 Hồ sơ chứng từ bao gồm:

+ Chi mua sắm tài sản: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với nhữngkhoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối vớinhững khoản chi có hợp đồng) Để cải cách thủ tục hành chính, tăng trách nhiệmcủa Thủ trưởng đơn vị và tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sáchnhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng giảm thiểu hồ sơ thanh toán đối vớimột số khoản chi mua sắm sau:

• Trường hợp mua sắm chi thường xuyên hoặc gói thầu mua sắm chithường xuyên có giá trị dưới 20.000.000 đồng (Hai mươi triệu đồng): đơn vị lập

và gửi KBNN bảng kê chứng từ thanh toán (không phải gửi hợp đồng, hóa đơn,chứng từ liên quan đến khoản mua sắm cho KBNN) Kho bạc Nhà nước thựchiện chi theo đề nghị của đơn vị sử dụng NSNN; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sửdụng NSNN chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xác của các nộidung chi trên bảng kê chứng từ gửi KBNN

• Đối với các khoản mua sắm Thanh toán bằng hình thức thẻ “tín dụng muahàng” : đơn vị lập 2 liên bảng kê chứng từ thanh toán kèm theo giấy rút dự toánngân sách nhà nước gửi tới Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục kiểm soát chi ngânsách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính Đơn vị giao dịch không phải gửi

Trang 35

các hóa đơn mua hàng được in tại các điểm POS đến Kho bạc Nhà nước; đồngthời, đơn vị giao dịch phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung cáckhoản chi ghi trên bảng kê chứng từ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước.

+ Chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảodưỡng các công trình cơ sở hạ tầng; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từngngành: hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn Đối với các khoản chi phải lựachọn nhà thầu, đơn vị phải gửi Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầucủa cấp có thẩm quyền

* Quy trình kiểm soát chi: như thanh toán chi nghiệp vụ chuyên môn

1.2.5.4 Kiểm soát các khoản chi khác:

Nhóm mục chi khác trong dự toán được giao của đơn vị sử dụng ngânsách bao gồm các mục của mục lục NSNN không nằm trong 3 nhóm mục chithanh toán cho cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa

Hồ sơ gửi tới Kho bạc bao gồm: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối vớinhững khoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn(đối với những khoản chi có hợp đồng)

Quy trình nghiệp vụ: Như thanh toán chi nghiệp vụ chuyên môn

* Thời hạn xử lý hồ sơ: thời hạn xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm cán bộkiểm soát chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước nhận đầy đủ hồ sơ,chứng từ kiểm soát chi theo quy định đến khi xử lý thanh toán xong cho kháchhàng, được quy định cụ thể như sau:

a) Đối với các khoản tạm ứng: thời hạn xử lý trong một ngày làm việc.b) Trường hợp thanh toán các khoản chi có hồ sơ đơn giản: thời hạn xử lýtrong một ngày làm việc

c) Trường hợp thanh toán khoản chi có hồ sơ phức tạp: thời hạn xử lý là

02 ngày làm việc

Trang 36

d) Trường hợp thanh toán tạm ứng: thời hạn xử lý tối đa là 03 ngày làm việc.

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước

Do nhận thức được tầm quan trọng của NSNN và chi tiêu NSNN trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên ngay từ đầu vấn đề quản lý và điều hànhNSNN luôn luôn được đặt ra như một nhiệm vụ cơ bản nhưng có ý nghĩa chiếnlược vô cùng quan trọng của Chính phủ Nhằm thực hiện thật tốt nhiệm vụ nàyphải cân nhắc và xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kiểm soátchi NSNN

1.3.1 Nhân tố khách quan

1.3.1.1 Cơ chế quản lý, cơ sở pháp lý

Luật Ngân sách Nhà nước luôn quy định rõ vai trò và trách nhiệm củaKBNN trong các nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, kiểm soát thu – chi và kế toánNSNN Luật NSNN là yếu tố pháp lý tạo nền tảng cho việc phát triển các nghiệp

vụ kiểm soát chi NSNN

1.3.1.2 Những tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước

- Dự toán ngân sách Nhà nước

Dự toán NSNN là một trong những căn cứ quan trọng nhất để Kho bạcNhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN Vì vậy, dự toán NSNN phảiđảm bảo kịp thời, chính xác về nội dung chi, mức chi phải phù hợp thực tế, phảiđầy đủ, bao quát hết các nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong năm ngân sách vàphải chi tiết, dự toán NSNN càng chi tiết thì việc kiểm soát chi của KBNN càngthuận lợi và chặt chẽ Dự toán NSNN làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soátquá trình chi tiêu của đơn vị

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN

Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọngtrong việc xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN Vì vậy, nó phải đảm bảotính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế, tính thống nhất giữa các ngành,

Trang 37

các địa phương, đơn vị thụ hưởng NSNN và tính đầy đủ, bao quát tất cả các nộidung chi phát sinh trong thực tế.

- Các chính sách, chế độ tài chính

Các chính sách, chế độ tài chính – kế toán liên quan đến kiểm soát chiNSNN như: Kế toán Nhà nước, Mục lục NSNN, định mức phân bổ NSNN, địnhmức chi NSNN, dự toán chi NSNN, hợp đồng mua bán tài sản công, công cụthanh toán, kế toán NSNN

1.3.1.3 Sự phối hợp, hỗ trợ giữa các ngành, các cấp

Theo tinh thần của Luật NSNN 2002, việc quản lý chặt chẽ và có hiệu quảcác khoản chi NSNN là trách nhiệm của tất cả các nghành, các cấp, các cơ quan,đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thuộcNSNN Công tác kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi NSNN của KBNN làcông đoạn cuối cùng để hoàn thành qui trình kiểm soát chi NSNN Đây là khâuchủ yếu có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho tiền vốn chi ra của NSNN được sửdụng vào các mục tiêu đã định một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất

1.3.2 Nhân tố chủ quan

1.3.2.1 Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN

Cần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử dụngkinh phí NSNN để họ thấy rõ kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, cáccấp, các đơn vị và cá nhân liên quan đến quỹ NSNN chứ không phải đó chỉ làcông việc của ngành Tài chính, Kho bạc Nhà nước Các ngành, các cấp cần nhậnthấy vai trò của mình trong quá trình quản lý quỹ chi NSNN từ khâu lập dự toán,phân bổ dự toán, thông báo hạn mức kinh phí cấp phát thanh toán, kế toán vàquyết toán các khoản chi NSNN

1.3.2.2 Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi

Trong những năm qua, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộmáy, cơ chế chính sách liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, hệ thống KBNNluôn chú trọng thực hiện việc phát triển đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC), mở

Trang 38

rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng, hiện tại cơ bản đã đáp ứng được yêucầu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao Hệ thống KBNN đang thực hiệnkiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quảphù hợp với định hướng, lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt độngKBNN Làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực đảm bảo số lượng, chấtlượng, cơ cấu hợp lý, có đầy đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đápứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới là yêu cầu hết sức cần thiết, quantrọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra, việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN muốn đạt kết quả caocũng cần đòi hỏi tới một số điều kiện khác như hiện đại hóa công nghệ KBNN,hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN, hiện đại hóa công nghệ thanhtoán của KBNN và của cả nền kinh tế…

1.4 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN của một số nước trên thế giới và một số địa phương, bài học kinh nghiệm

1.4.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên thế giới

Kinh nghiệm ở Hàn Quốc: Tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí là nguyên

tắc cơ bản trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN của nhiều nước trên thếgiới Tại Hàn Quốc từ năm 1961, Luật Quản lý tài chính đã có những quy định

để điều chỉnh vấn đề này Đến nay, Luật Quản lý tài chính của Hàn Quốc đãđược sửa đổi, bổ sung 25 lần nhằm cụ thể hóa các quy định, đảm bảo tính côngkhai, minh bạch, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát củacác cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật

Để đạt được mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả trong chi NSNN, Hàn Quốc đã

có các giải pháp cụ thể như sau:

- Đưa tiết kiệm thành chế định pháp lý để đảm bảo tính hiệu quả trongthực hiện Tuy nhiên, trong thời kỳ cụ thể sẽ căn cứ vào tình hình KT-XH đểđưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm khác nhau

Trang 39

- Bộ Tài chính Hàn Quốc phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng hệthống định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại Luật Quản lý ngân sách và cáckhoản trợ cấp.

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm các hoạt động của cơ quanNhà nước, theo đó hàng năm sẽ đánh giá, chấm điểm đối với từng chương trình,

dự án để xem sét tính hiệu quả và việc chi tiêu kinh phí NSNN cho các hoạt động

- Xây dựng hệ thống kế toán ngân sách thực hiện trên máy tính (DBAS)cho phép theo dõi quá trình chi tiêu ngân sách của tất cả các đơn vị sử dụngngân sách từ trung ương tới địa phương theo thời gian

- Xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng NSNN lãng phí.Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đặc biệt là trách nhiệmcủa người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra vi phạm

Kinh nghiệm ở Nhật Bản: chính phủ Nhật Bản kiểm soát chi NSNN áp

dụng cơ chế phân cấp ngân sách linh hoạt để điều hòa nguồn lực giữa các cấpngân sách được công bằng Phân định rõ nhiệm vụ chi rất cụ thể cho từng cấpngân sách

Nhật bản, bộ máy chính quyền nhà nước chia thành: cấp trung ương, cấptỉnh, cấp thành phố, thị xã và cấp xã, trong đó cấp tình, thành phố, thị xã và cấp

xã là cấp địa phương

Kiểm soát chi NSNN chú trọng đến hiệu quả của chi ngân sách, có tácđộng gì đến việc khai thác nguồn thu và kích thích các đơn vị thụ hưởng ngânsách chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo chức năng và nhiệm vụ của đơn vị

Nhật bản chuyển từ hệ thống phê chuẩn sang hệ thống tư vấn, thông qua

hệ thống này, chính quyền địa phương đó có thể thực hiện vay nợ mà không cần

có sự chấp thuận của Hội đồng địa phương

1.4 2 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên của một số địa phương

- Kinh nghiệm của huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Yên Lạc là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nằm cách thủ đô Hà Nộikhoảng 30km, phía Bắc giáp huyện Tam Dương, phía Đông giáp huyện Bình

Trang 40

Xuyên và huyện Mê Linh (Hà Nội), phía Tây giáp huyện Vĩnh Tường, phíaNam là sông Hồng Huyện có 8 xã và 1 thị trấn, có số thu điều tiết khá lớn sovới các huyện trong toàn tỉnh do làm tốt việc khai thác nguồn thu từ đấu giáquyền sử dụng đất và huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư trên địa bàn.

UBND huyện Yên Lạc đã triển khai công tác kiểm soát chi ngân sáchhuyện có hiệu quả, ngoài việc đảm bảo nhu cầu chi cho hoạt động của các cơquan, đơn vị chính quyền của huyện, Yên Lạc còn ưu tiên bố trí hợp lý cáckhoản chi đầu tư xây dựng hạ tầng, giao thông nông thôn, các thiết chế văn hóa,công trình trường học, y tế…Do đó, tạo điều kiện phát triển KT-XH trên địa bànhuyện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện

Đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên, dự toán chi ngân sách đượcgiao và phân bổ và giao trực tiếp tới các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện(trừ khối giáo dục giao dự toán qua phòng GD&ĐT) theo đúng cơ chế tự chủ tàichính Nhờ đó đơn vị dự toán đã chủ động trong việc sử dụng kinh phí đượcgiao, chủ động sắp xếp bộ máy, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhậpcho cán bộ, công chức

- Kinh nghiệm của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng

Huyện có 13 đơn vị hành chính (12 xã, 01 thị trấn), có địa giới hành chínhliền với huyện An Lão, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xá hội cónhiều điểm tương đồng với An Lão Với cùng cơ chế phân cấp và điều hànhngân sách do UBND thành phố Hải Phòng ban hành, công tác kiểm soát chithường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Tiên Lãng lại có cách quản lý khác sovới các huyện khác, đó là UBND huyện thực hiện triệt để việc phân cấp giao dựtoán, giao cho xã hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng ngân sách Tuy nhiênviệc phân cấp quá mạnh và giao cho xã hoàn toàn chỉ động trong việc phê duyệtchi thường xuyên, trong khi nguồn thu của xã rất hạn chế, chủ yếu trông chờ vàongân sách huyện hỗ trợ sẽ dẫn tới việc đầu tư dàn trải., nên không thể tránh khỏiviệc gây lãng phí và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả sử dụngngân sách nhà nước

Ngày đăng: 02/03/2016, 06:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 củaBộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXBTài chính
Năm: 2003
[2] Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 củaBộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với cơ quan nhà nướcthực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinhphí quản lý hành chính
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2003
[3] Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/5/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/5/2006 củaChính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệpcông lập
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2006
[4] Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 củaBộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sựnghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thựchiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2006
[5] Bộ Tài chính (2011), Thông tư 164/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 17/11/2011 quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 164/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày17/11/2011 quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Khobạc Nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2011
[6] Bộ Tài chính (2012), Thông tư 161/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán khoản chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 161/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán khoản chi Ngân sáchnhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2012
[7] Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống Thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 vềviệc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống Thôngtin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2013
[8] Chính phủ (200), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, và kinh phí quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 củachính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biênchế, và kinh phí quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính
Nhà XB: NXB Tàichính
[9] Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 củachính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhànước
Tác giả: Chính phủ
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2003
[10] Chính phủ (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 củachính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biênchế, và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước
Tác giả: Chính phủ
Nhà XB: NXBTài chính
Năm: 2005
[11] Chính phủ (2007), Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 củaChính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởnglương từ NSNN
Tác giả: Chính phủ
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2007
[13] Lê Văn Giang (2015), Phối hợp nội bộ trong hoạt động thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước, Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 160, NXB Kho bạc Nhà nước Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phối hợp nội bộ trong hoạt động thanh trachuyên ngành Kho bạc Nhà nước
Tác giả: Lê Văn Giang
Nhà XB: NXB Kho bạc Nhà nước Việt Nam
Năm: 2015
[14] Nguyễn Thị Thanh Hà (2008), Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua Khobạc Nhà nước Thanh Hoá
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hà
Năm: 2008
[15] Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án tiến sĩ, Đại học Ngân hàng, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Gianggiai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020
Tác giả: Tô Thiện Hiền
Năm: 2012
[16] Hàm Hoàng (2008), Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dự toán NSNN, Tạp chí kế toán số 10, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chấtlượng dự toán NSNN
Tác giả: Hàm Hoàng
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2008
[17] Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình quản lý kinh tế, NXB Chính trị-Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình quản lý kinh tế
Tác giả: Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị-Hành chính
Năm: 2010
[18] Học viện Tài chính (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý tài chính công
Tác giả: Học viện Tài chính
Nhà XB: NXB Tàichính
Năm: 2007
[19] Kho bạc Nhà nước (2006), Hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) và những vấn đề có liên quan, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc(TABMIS) và những vấn đề có liên quan
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2006
[20] Kho bạc Nhà nước (2014), Quyết định số 888/QĐ/KBNN ngày 24/10/2014 Về việc ban hành Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 888/QĐ/KBNN ngày24/10/2014 Về việc ban hành Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán tronghệ thống Kho bạc Nhà nước
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2014
[21] Kho bạc Nhà nước (2015), Quyết định số 695/QĐ/KBNN ngày 16/7/2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, KBNN, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 695/QĐ/KBNN ngày16/7/2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ởhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, KBNN
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w