1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh

104 838 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trên con đường thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trong quá trình đó con người là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại, như Nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển và là nhân tố quyết định mọi thắng lợi”. “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề trọng tâm, then chốt trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục…của đất nước. Giáo dục Đại học nước ta hiện nay được Đảng và Nhà nước rất chú trọng và quan tâm. Một mặt cung ứng nguồn lực cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, một mặt thúc đẩy tiến trình tiến tới văn hóa tri thức của nhân loại. Nâng cao và chuẩn hóa đào tạo quốc tế hóa trình độ đại học là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó coi trọng công tác giáo dục phát triển toàn diện cho sinh viên. Hiện nay, đào tạo kỹ năng mềm cho thế hệ trẻ được rất nhiều cơ sở giáo dục, các trường Đại học, Cao đẳng ... chú trọng. Trong xu thế của một đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam thì vai trò của kỹ năng mềm càng trở thành vấn đề thiết yếu. Trong đó, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc. Kỹ năng giao tiếp góp phần nâng cao chất lượng học tập nói riêng và hiệu quả công việc nói chung. SV trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh Hưng Yên có những đặc trưng riêng biệt với đặc thù của từng chuyên ngành đào tạo. Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng rất quan trọng, thiết yếu cần thiết để bổ sung thêm vào hệ thống các kỹ năng mà nhà trường đào tao cho sinh viên hiện nay. Chính từ nhận thức trên, với cương vị là giảng viên, ban chấp hành đoàn trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh nên tôi đã chọn vấn đề: “Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh” làm đề tài nghiên cứu cho mình với mong muốn góp phần nâng cao khả năng thích ứng với cuộc sống của sinh viên nhà trường nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, đáp ứng phần nào nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn mới.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

Hội đồng khoa học, Hội đồng đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý giáodục thuộc Học viện Quản lý giáo dục

Các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, tham gia quản lý trong suốt quá trìnhhọc tập và làm luận văn thạc sỹ

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Quốc Bảo –

người đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình luận văn Thầy đãcho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa học quản lý giáo dục cũng như giúp tôi rènluyện kỹ năng nghiên cứu khoa học

Đảng ủy, Ban giám hiệu, tập thể cán bộ giảng viên, cán bộ các Phòng, Khoacủa trường cao đẳng TC – QTKD đã tạo điều kiện về mọi mặt giúp tôi học tập vàlàm luận văn, đồng thời đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2

MỤC LỤC 3

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

5 Giả thuyết khoa học 2

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Cấu trúc của luận văn 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG 4

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 4

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 5

1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài 7

1.2.1 Quản lý 7

1.2.2 Quản lý giáo dục 9

1.2.3 Tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục 10

1.2.4 Quản lý nhà trường 11

1.2.5 Giao tiếp 12

1.2.6 Kỹ năng giao tiếp 20

1.2.7 Nguyên tắc giao tiếp 24

1.2.8 Phong cách giao tiếp 24

1.2.9 Sinh viên trường cao đẳng 25

1.3 Đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên 25

1.3.1 Đặc điểm tâm lý của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng 25

1.3.2 Đặc điểm tâm lý chung của sinh viên trường cao đẳng khối kinh tế 27

1.4 Hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 29

1.4.1 Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 29

1.4.2 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp và các lực lượng tham gia quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 30

1.4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường cao đẳng 34

Tiểu kết chương 1 37

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH – QUẢN TRỊ KINH DOANH 38

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh 38

2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục chung của trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh 39

Trang 4

2.2.1 Quy mô và ngành nghề đào tạo của trường từ năm 2003 đến năm

2010 39

2.2.2 Chất lượng đào tạo 40

2.2.3 Tổ chức bộ máy hành chính của nhà trường 40

2.2.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong trường liên quan đến công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 42

2.3 Thực trạng công tác quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp tại trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh 43

2.3.1 Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh 43

2.3.2 Thực trạng về giáo dục kỹ năng giao tiếp của sinh viên và nhận thức của CBQL, GV, SV trường cao đẳng TC – QTKD về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng giao tiếp 44

2.3.3 Thực trạng hoạt động GDKNGT cho SV ở trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh 45

2.4 Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp tại trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh 59

2.4.1 Ưu điểm 59

2.4.2 Hạn chế và những nguyên nhân 60

Tiểu kết chương 2 60

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH–QUẢN TRỊ KINH DOANH 61

3.1 Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp 61

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển 61

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 61

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 61

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 62

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 62

3.2 Những biện pháp quản lý chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp 62

3.2.1 Nâng cao nhận thức của sinh viên, đội ngũ cán bộ giảng viên, các tổ chức đoàn thể nhà trường về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp 62

3.2.2 Chọn lọc nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 64

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp 67

3.2.4 Tăng cường đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 68

3.2.5 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp, kịp thời biểu dương và chấn chỉnh các cán bộ, các bộ phận, tổ chức trong trường chưa thực hiện tốt nhiệm vụ 70

Bước 2: Xác định quy trình 73

Bước 3: Chuẩn bị phương tiện/Kĩ thuật kiểm tra đánh giá 73

Bước 4: Tổ chức thực hiện 73

Trang 5

a) SV tự đánh giá kết quả tham gia hoạt động của bản thân 73

b) Nhóm đánh giá và GVCN đánh giá xếp loại 73

3.2.6 Phối hợp các đoàn thể, lực lượng trong trường thực hiên tốt công tác quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 75

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 78

3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 80

3.4.1 Mục đích 80

3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin 80

3.4.3 Đối tượng thăm dò ý kiến 80

3.4.4 Cách thức tiến hành 80

3.4.5 Nội dung khảo nghiệm 81

3.4.6 Xử lý và phân tích thông tin 85

Tiểu kết chương 3 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

1 Kết luận 87

2 Kiến nghị 88

2.1 Đối với cơ quan cấp trên 88

2.2 Đối với Ban giám hiệu trường cao đẳng TC - QTKD 88

2.3 Đối với Đoàn thanh niên trường cao đẳng TC - QTKD 89

2.4 Đối với sinh viên trường cao đẳng TC – QTKD 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 93

PHỤ LỤC 1: 94

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước Đây là nhiệm vụquan trọng hàng đầu trên con đường thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng dân chủ văn minh Trong quá trình đó con người là yếu tố quyết định

sự thành công hay thất bại, như Nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xácđịnh: “Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển và là nhân tốquyết định mọi thắng lợi”

“Giáo dục là quốc sách hàng đầu” là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta

trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đềtrọng tâm, then chốt trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục…của đất nước

Giáo dục Đại học nước ta hiện nay được Đảng và Nhà nước rất chú trọng vàquan tâm Một mặt cung ứng nguồn lực cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội, một mặt thúc đẩy tiến trình tiến tới văn hóa tri thức của nhân loại Nâng cao vàchuẩn hóa đào tạo quốc tế hóa trình độ đại học là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó coitrọng công tác giáo dục phát triển toàn diện cho sinh viên

Hiện nay, đào tạo kỹ năng mềm cho thế hệ trẻ được rất nhiều cơ sở giáo dục,các trường Đại học, Cao đẳng chú trọng Trong xu thế của một đất nước đangtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam thì vai trò của kỹ năng mềmcàng trở thành vấn đề thiết yếu Trong đó, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹnăng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc Kỹ năng giao tiếp góp phầnnâng cao chất lượng học tập nói riêng và hiệu quả công việc nói chung

SV trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh Hưng Yên có nhữngđặc trưng riêng biệt với đặc thù của từng chuyên ngành đào tạo Kỹ năng giao tiếp

là một trong những kỹ năng rất quan trọng, thiết yếu cần thiết để bổ sung thêm vào

hệ thống các kỹ năng mà nhà trường đào tao cho sinh viên hiện nay Chính từ nhậnthức trên, với cương vị là giảng viên, ban chấp hành đoàn trường Cao đẳng Tài

chính – Quản trị kinh doanh nên tôi đã chọn vấn đề: “Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh” làm

Trang 7

đề tài nghiên cứu cho mình với mong muốn góp phần nâng cao khả năng thích ứng

với cuộc sống của sinh viên nhà trường nói riêng và chất lượng đào tạo của nhàtrường nói chung, đáp ứng phần nào nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng caotrong giai đoạn mới

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các biện pháp pháp tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục kỹnăng giao tiếp cho sinh viên tại trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanhnhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách sinh viên đáp ứng yêu cầuphát triển của xã hội

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài, có thamkhảo mô hình, kinh nghiệm một số nước và trong nước về tổ chức và quản lý hoạtđộng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính – Quản trịkinh doanh

3.2 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức vàquản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên tạitrường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh

3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếpnhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho sinh viên trường cao đẳng Tài chính–Quản trị kinh doanh

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu:

Hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên khối kinh tế

4.2 Đối tượng nghiên cứu:

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Caođẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh

5 Giả thuyết khoa học

Ở trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh các hoạt động giáo dục

kỹ năng giao tiếp chưa được chú trọng đúng mức, điều này ảnh hưởng đến sự pháttriển toàn diện nhân cách sinh viên Nếu trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh

Trang 8

doanh chú trọng đến việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp thì nhâncách của sinh viên sẽ được cải thiện và hoàn thiện nhân cách toàn diện cho sinhviên đáp ứng nhu cầu của xã hội

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

6.1.1 Nghiên cứu những chuyên đề lý luận chuyên nghành, các tài liệu thamkhảo liên quan để làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu để vạch ra được quy luậtphát triển nghiên cứu

6.1.2 Nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị, chính sách của Đảng, các văn bảnluật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, điều lệ trường… để làm cơ sở pháp lýcủa đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

6.2.1 Phương pháp quan sát

6.2.2 Phương pháp điều tra

6.2.3 Phương pháp chuyên gia

6.2.4 Phương pháp phân tích và tổng kết thực tiễn

6.2.5 Đàm thoại

Ngoài ra còn bổ trợ bằng phương pháp thống kê toán học

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị và tài liệu tham khảo nội dungluận văn gồm 3 chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho

sinh viên tại trường cao đẳng

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao

tiếp cho sinh viên tại trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh

Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

trường cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp (GDKNGT) cho giới trẻ nói chung và chođối tượng Sinh viên nói riêng đang là vấn đề vô cùng cấp thiết Nghiên cứu vềGDKNGT đã có nhiều công trình cả trong nước và nước ngoài

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Ở các nước phương Tây, kỹ năng giao tiếp (KNGT) đã được quan tâm từ rấtlâu Mô hình giáo dục của Pháp thế kỷ XXI theo đề xuất của Edgard Morin là phảigiảng dạy về hoàn cảnh con người (hiểu rõ con người là gì, con người sống và hoạtđộng như thế nào trong điều kiện nào, con người xử lý bằng cách nào) và học cáchsống Triết lý giáo dục Mỹ đầu thế kỷ XXI cũng cho rằng: Cần nâng cao kỹ nănggiao lưu qua nói, viết, đọc, nghe, cần phát triển khả năng suy ngẫm Người Nhật đivào thế kỷ XXI với mô hình không đánh giá học sinh (HS), sinh viên (SV) qua nănglực hiểu các môn học mà đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề của đời sống thựctiễn, khả năng làm chủ bản thân trong tự nhiên và xã hội

Về giáo dục KNGT ở khu vực Asean đã được nghiên cứu và triển khai ởnhiều nước Ở Lào, GDKNGT được lồng ghép vào chương trình đào tạo chính quy,không chính quy và trường sư phạm đào tạo giáo viên từ năm 1997 Tại Campuchia,chương trình giáo dục chính quy đã thực hiện việc tích hợp dạy KNGT vào bài họccủa các môn cơ bản từ lớp 1 đến lớp 12 Tại Malaysia, Bộ giáo dục coi KNGT làmôn kỹ năng của cuộc sống Quan niệm về GDKNGT ở Bangladesh cho rằng nộidung giáo dục KNGT phụ thuộc vào từng nhóm đối tượng và lứa tuổi, giới tính mànội dung giáo dục thay đổi theo thời gian, các KNGT có thể ở các cấp độ, mức độkhác nhau Những lĩnh vực cơ bản trong GDKNGT ở Bangladesh là các kỹ năng xãhội (kỹ năng tồn tại, kỹ năng kinh tế, kỹ năng ngôn ngữ, ), các kỹ năng phát triển,các kỹ năng chuẩn bị cho tương lai và ứng phó với các tình huống bất thường

Tháng 12/2003, tại Bali – Indonesia đã diễn ra hội thảo về GDKNGT tronggiáo dục không chính quy với sự tham gia của 15 nước Qua báo cáo ở các nước

Trang 10

cho thấy có nhiều điểm chung nhưng cũng có nhiều điểm riêng trong quan niệm vềGDKNGT của các nước Mục tiêu của GDKNGT trong giáo dục không chính quy ởHội thảo Bali là nhằm “Nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng

và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu sự thay đổi các tình huống của cuộc sống hàngngày đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống”

Quan niệm và nội dung GDKNGT ở các nước không giống nhau và nội hàmcủa KNGT được mở rộng hơn nhiều nội hàm chỉ gồm những khả năng tâm lý, xãhội Có sự khác nhau về nội dung GDKNGT cả trong lĩnh vực giáo dục chính quy

và không chính quy ở trong các quốc gia Trong giáo dục không chính quy những

kỹ năng cơ bản như: đọc, viết, nghe, nói được coi là những KNGT cơ sở và chútrọng đến kỹ năng kiếm sống Trong ý thức toàn cầu khái niệm KNGT bao hàm cả

kỹ năng nghề nghiệp

Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản lý giáodục hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp trên thế giới là khá phong phú Theo tổngthuật của UNESCO, có thể khái quát những nét chính trong các nghiên cứu này như

sau: Nghiên cứu xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống (Trong đó có nghiên cứu

và xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp); Nghiên cứu xác định chương trình và hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp Các chương trình và tài liệu về giáo

dục kỹ năng giao tiếp được thiết kế cho giáo dục không chính quy là phổ biến và rất

đa dạng về hình thức

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về KNGT nói chung và quản lý hoạt giáo dụcKNGT nói riêng vẫn còn rất ít, thậm chí không nói là còn hời hợt Tuy nhiên, trongmấy năm trở lại đây cũng đã có một số nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực này

Có thể kể tên ra đây một số nghiên cứu tiêu biểu sau:

Theo nghiên cứu khảo sát của bà Đỗ Thị Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên

cứu môi trường và các vấn đề xã hội: “Khảo sát ở hơn 1000 học sinh sinh viên thuộc 10 trường Đại học, cao đẳng và phổ thông cho thấy trên 95% chưa nhận thức đúng về kĩ năng giao tiếp; 77.7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kĩ năng giao tiếp; 76.4% cho biết rất cần được tập huấn kiến thức về kĩ năng giao tiếp”

Trang 11

Tác giả Giang Thị Khuyên với nghiên cứu: “Thực trạng quản lý hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học miền núi huyện Mai Sơn - Sơn La”, đã

khẳng định vai trò quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp(HĐGDNGLL) đối với việc nâng cao chất lượng trường Tiểu học miền núi như: bồidưỡng nhận thức, năng lực cho đội ngũ GV; cải tiến công tác quản lý, hướng dẫnHĐGDNGLL; phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục…sẽ là các tác động tích cực

để thúc đẩy HĐGDNGLL trong trường Tiểu học miền núi, nhằm xây dựng hình thành

ở HS những năng lực, phẩm chất tốt nhất của người cán bộ dân tộc trong tương lai

Nguyễn Như Ý với nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây trong giai đoạn hiện nay”, đã khẳng định HĐGDNGLL với nội dung, hình thức phong phú sẽ là phương thức để thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng “Học đi đôi với hành” Nghiên cứu đã chỉ ra được một số biện pháp như: thành lập ban chỉ đạo,

kế hoạch hoá HĐGDNGLL, quy định tiêu chuẩn thi đua đối với việc tham gia tổchức hoạt động của giáo viên, chỉ đạo tổ chuyên môn, khối chủ nhiệm tham gia tổchức HĐGDNGLL sẽ góp phần làm cho công tác quản lý chỉ đạo HĐGDNGLLcủa Hiệu trưởng được hoàn thiện hơn

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ở nước ta cũng đã xuất hiện một số nhànghiên cứu quan tâm, đi sâu vào khai thác đề tài trong lĩnh vực KNGT này Đặc biệt phải

kể đến những Luận án Tiến sỹ, Luận văn Thạc sỹ, Đề tài khoa học Chẳng hạn như:

“Kỹ năng sống của học sinh THCS TP.HCM” (Có nhấn mạnh đến kỹ năng

giao tiếp của học sinh THCS TP.HCM) là một trong những công trình nghiên cứukhoa học đầu tiên hiếm hoi về lĩnh vực này Đây là luận văn thạc sĩ của giảng viêntâm lý học Nguyễn Hữu Long

Đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp” (Trong đề tài này có làm rõ giáo dục kỹ

năng giao tiếp) của Tiến sỹ Phan Thanh Vân trường Đại học Thái Nguyên vừa mớihoàn thành và bảo vệ năm 2010

Như vậy, đã có không ít tác giả nghiên cứu về vấn đề giáo dục KNGT, song

về góc độ hoạt động quản lý, nhất là quan tâm tới những biện pháp quản lý của nhà

Trang 12

trường để hoạt động GDKNGT cho SV một cách hiệu quả là chưa được đề cập mộtcách có hệ thống, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này tại trườngCao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh ở Hưng Yên.

1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ chính bản chất xã hộicủa lao động Theo nghĩa rộng quản lý là hoạt động có mục đích của con người.Cho đến nay, về cơ bản mọi người đều cho rằng: quản lý chính là các hoạt động domột hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu đượchiệu quả nếu một người làm đơn độc thì không thể thu được

Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộngtrong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệmquản lí càng trở nên rõ rệt Quản lý theo định nghĩa của các trường phái quản lýhọc Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong vàngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Cho đến nay, vẫnchưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý Đặc biệt là kể từ thế kỷ XXI, cácquan niệm về quản lý lại càng phong phú Các trường phái quản lý học đã đưa ranhững định nghĩa về quản lý như sau:

Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”.

Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.

Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”.

Peter F Druker: “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích”.

Trang 13

Quản lý đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận

của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi cácnguồn tài nguyên

Đầu thế kỷ XX nhà văn quản lý Mary Parker Follett định nghĩa quản lý là

“nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác”.

Theo từ điển tiếng việt thông dụng (NXB Giáo Dục, 1998): “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”.

Theo Marry Parker Follet: “Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người khác”.

Theo PGS.TS Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan”

Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung”.

Các định nghĩa trên đều thống nhất về các thành tố của quản lý là: Chủ thểquản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, công cụ quản lý, phương pháp quản

lý Các thành tố đó có mối quan hệ với nhau theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các thành tố quản lý

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu một cách khái

quát: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể

Chủ thể quản lý Mục tiêu quản lý Đối tượng quản lý

Phương pháp quản

Công cụ quản lý

Trang 14

quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra”.

1.2.2 Quản lý giáo dục

Về nội dung khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách diễn đạt:

Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là sự điều hành, điều chỉnh, phối hợpcác lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu pháttriển xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên trong xã hội,công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy nhiên trọngtâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành,điều chỉnh hoạt động của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dụctrong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện nhân cách công dân

Khi đề cập đến nội dung của quản lý giáo dục đó là hoạt động chăm sóc, giữgìn, sửa sang, sắp xếp, phối hợp và đổi mới để ổn định và phát triển giáo dục, một

bộ phận quan trọng của kinh tế - xã hội Hệ thống giáo dục, mạng lưới nhà trường là

bộ phận kết cấu hạ tầng xã hội, do vậy quản lý giáo dục là quản lý một loại quátrình kinh tế xã hội nhằm thực hiện đồng bộ, hài hòa sự phân hóa xã hội để tái sảnxuất sức lao động có kỹ thuật phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Theo cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, vấn đề cốt lõi của nhà trường, quản lýgiáo dục là tổ chức hoạt động dạy học, có tổ chức được các hoạt động dạy học, thựchiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội Chủ nghĩa, mớiquản lý được giáo dục; tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảngvà biến đườnglối đó thành hiện thực, đáng ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước

Có thể đưa ra khái niệm quản lý giáo dục theo 2 cấp độ: Cấp độ hệ thống vàcấp độ trường học

Ở cấp hệ thống có thể hiểu: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống,

có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng về cả số lượng cũng như chất lượng.

Trang 15

Hay: Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám sát một cách có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Một cách khác: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có chủ đích, có

kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.

1.2.3 Tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục

Tổ chức là xác định một cơ cấu chủ định về vai trò nhiệm vụ hay chức vụđược hợp thức hóa

Cơ cấu chủ định về vai trò nhiệm vụ là những người làm việc với nhau phảithực hiện những vai trò nhất định Vai trò đó được xây dựng một cách có chủ đích

để đảm bảo các hoạt động phù hợp với nhau sao cho mỗi người có thể làm việc trôichảy, có hiệu quả cao trong nhóm, nó là sự kết hợp, liên kết những bộ phận riêng rẽthành một hệ thống, hoạt động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất

Sự phát triển của xã hội đã chứng minh rằng tổ chức là một nhu cầu khôngthể thiếu được trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội Khi những hoạt động kinh tế-

xã hội ngày càng rộng lớn và phức tạp thì vai trò của nó ngày càng tăng Nó lànguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới thành công hay thất bại trong hoạt độngcủa một hệ thống và giữ một vai trò to lớn trong quản lý vì:

Thứ nhất, tổ chức làm cho các chức năng khác của hoạt động quản lý thựchiện có hiệu quả

Thứ hai, từ khối lượng công việc quản lý mà xác định biên chế, sắp xếp conngười

Thứ ba, tạo điều kiện cho việc hoạt động tự giác và sáng tạo của các thànhviên trong tổ chức, tạo nên sự phối hợp ăn khớp nhịp nhàng trong cơ quan quản lý

và đối tượng quản lý

Thứ tư, dễ dàng cho việc kiểm tra đánh giá

Trang 16

Mục đích của tổ chức là làm cho những mục tiêu trở nên có ý nghĩa và gópphần tăng thêm tính hiệu quả về mặt tổ chức.

Một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý khi nó tuân thủ nguyên tắc thốngnhất trong mục tiêu, mỗi cá nhân đều góp phần công sức vào các mục tiêuchung của hệ thống

Một tổ chức cũng được coi là hiệu quả khi nó được áp dụng để thực hiện cácmục tiêu của hệ thống với mức tối thiểu về chi phí cho bộ máy

1.2.4 Quản lý nhà trường

Với hai cấp độ về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường cũng được nhìn nhận

từ hai góc độ:

Thứ nhất: Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của các cơ

quan quản lý giáo dục như Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT), Sở GD & ĐT,Phòng GD & ĐT và các cấp chính quyền (đơn vị hành chính từ Trung ương đến địaphương) đối với một cơ sở giáo dục (nhà trường) cụ thể nào đó

Thứ hai: Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của chủ thể

quản lý (CTQL) một cơ sở giáo dục (Hiệu trưởng hoặc người có chức vụ tươngđương như hiệu trưởng) đối với các hoạt động của cơ sở giáo dục mà họ được giaotrách nhiệm trực tiếp quản lý

Như vậy, “Quản lý nhà trường là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của CTQL nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, nhân viên và người học ) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.”

Công tác quản lý nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động diễn ra trongnhà trường và sự tác động qua lại giữa nhà trường với các hoạt động ngoài xã hội.Quản lý nhà trường là quản lý một hệ thống bao gồm các thành tố sau:

+ Thành tố tinh thần: mục đích, nội dung, các kế hoạch, biện pháp giáo dục.+ Thành tố con người: cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh

+ Cơ sở vật chất, tài chính, các trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy

và học tập

Trang 17

Trọng tâm trong quản lý ở trường cao đẳng là quản lý các hoạt động giáo dụcdiễn ra trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà trường với xã hội trên những nộidung sau đây:

+ Quản lý hoạt động dạy học

+ Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho SV

+ Quản lý hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động của các tổ chức,đoàn thể

+ Quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên

+ Quản lý hoạt động giáo dục đào tạo

+ Quản lý học sinh, sinh viên

+ Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính

Việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp của sinh viên có trong tất

cả các nội dung trên của quản lý nhà trường

1.2.5 Giao tiếp

1.2.5.1 Cách hiểu tổng quát

Giao tiếp là một hoạt động rất phong phú, đa dạng và phức tạp của conngười Nên khái niệm giao tiếp được giải thích cũng rất đa dạng và có nhiều bàn cãitrong khái niệm này

T.Chuc Com (Mỹ): “Giao tiếp là sự tác động qua lại trực tiếp lên nhân cách dẫn đến việc hình thành những ý nghĩa biểu tượng, chuẩn mực và mục đích hành động Quan niệm này cụ thể hơn, đề cập đến các yếu tố tham gia trong giao tiếp nhưng chưa nêu lên được bản chất của giao tiếp”.

L.X Vưgôtxki (Liên Xô): “Giao tiếp xem như là sự thông báo hoặc quan hệ qua lại thuần túy giữa con người, như là sự trao đổi quan điểm và cảm xúc”.

T.Stéc Sen (Pháp) đặc biệt chú ý đến sự thay đổi ý nghĩa, tình cảm và xúccảm giữa con người với con người và khi đó ông coi sự trao đổi này là quá trình haimặt của sự thông báo thiết lập, sự tiếp xúc và trao đổi thông tin

Ngày nay cùng với việc xây dựng một cách tích cực và khoa học hệ phươngpháp nghiên cứu giao tiếp thì bản chất, hiện tượng giao tiếp cũng được lý giải ngày

càng đầy đủ và rõ ràng Ở một khái niệm chung nhất chúng ta có thể hiểu: “Giao

Trang 18

tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con người, mà trong quá trình của nó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý, được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự ảnh hưởng lẫn nhau, sự rung cảm lẫn nhau, sự hiểu biết lẫn nhau, và cuối cùng là những quan hệ qua lại giữa con người với con người được thực hiện, được thể hiện và được hình thành”.

1.2.5.2 Vai trò của giao tiếp

Giao tiếp là điều kiện quan trọng nhất của sự hình thành bản thân con ngườinhư là con người xã hội, đồng thời là điều kiện tất yếu của sự tồn tại con người.Chính vì vậy mà nhiều nhà bác học thuộc lĩnh vực tâm lý học cũng quan tâm đếnvấn đề giao tiếp Chẳng hạn nhà bác học Đức R.Noibe đã nói: “Giao tiếp là nhu cầuquan trọng của con người, con người sẽ bị mất mát nhiều nếu họ không thể so sánhmình với người khác, không thể trao đổi được với người khác về các ý nghĩ, khôngthể định hướng được vào người khác” Hơn nữa, trong quá trình giao tiếp với nhaucon người trao đổi quan niệm với nhau Trong quan niệm của họ thể hiện thái độđánh giá về mặt trí tuệ của họ đối với những mặt khác nhau của đời sống thực tế,của đời sống vật chất và tinh thần Những quan niệm này có thể giống nhau và nhưthế thì củng cố lẫn nhau và trở thành cơ sở cho hoạt động chung và cho cách xử sựcủa con người Những quan niệm giống nhau sẽ củng cố thái độ đạo đức nảy sinhmột cách tự phát Còn trong trường hợp có những quan niệm khác nhau thì sẽ nảysinh ra sự đấu tranh quan niệm dẫn đến việc hình thành những quan điểm chung

Trong quá trình giao tiếp người ta cũng trao đổi kiến thức cho nhau và chínhnhư thế là nâng cao trình độ văn hóa chung của tập thể cũng như mỗi thành viêntrong đó Điều quan trọng không phải là bản thân các kiến thức được truyền đạt mà

là thái độ tích cực đối với các kiến thức đó Điều đó giải thích tại sao lại có sự lựachọn thiên lệch đối với một số nghề nghiệp, sách báo phổ biến, khoa học, tác phẩmnghệ thuật nào đó Và trong quá trình giao tiếp người ta cũng trao đổi cho nhau cáckinh nghiệm riêng về cuộc sống và lao động, tác động vào ý chí và tình cảm củanhau nhằm mục đích tạo nên sự thống nhất rộng lớn để giải quyết các vấn đề xã hộimột cách có kết quả

Có thể nói rằng con người hiểu biết mình và nhận thức mình như là một nhâncách quan quá trình giao tiếp Nhận thức được sứ mạnh tinh thần và thể lực của

Trang 19

mình trong sự thống nhất với người khác, từ đó có được tình đồng chí, bè bạn và sựgiúp đỡ lẫn nhau, lòng tin tưởng ở chính mình, thủ tiêu sự cô lập Đặc biệt trong quátrình giao tiếp, con người có được ấn tượng mới và thông tin mới, truyền thụ chonhau những kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm sống, tạo nên sự phong phú thật sự

về mặt tinh thần ở mỗi cá nhân

1.2.5.3 Chức năng của giao tiếp

* Chức năng xã hội

Trong nhóm chức năng xã hội, trước hết chúng ta phải nhắc đến chức năngthông tin của giao tiếp Chức năng thông tin được biểu hiện ở khía cạnh truyềnthông (trao đổi thông tin) của giao tiếp: Qua giao tiếp, con người trao đổi cho nhaunhững thông tin nhất định Những thông tin này sẽ có ý nghĩa về nhiều mặt nhưkiến thức, tâm lý, cảm xúc Sự thiếu thông tin sẽ làm cho con người cảm thấy lạclõng và cô đơn, mất đi tính cộng đồng vốn có

Trong xã hội, con người hay hoạt động trong một hay nhiều tổ chức nhất định

Đó có thể là gia đình, lớp học, trường học, công ty và trong một tổ chức, một côngviệc thường do nhiều bộ phận, nhiều người cùng thực hiện Để có thể hoàn thànhcông việc một cách tốt đẹp, những bộ phận, những con người này phải thống nhấtvới nhau, tức là phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng Muốn vậy họ phải tiếp xúcvới nhau để trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người,phổ biến quy trình, cách thức thực hiện công việc và trong quá trình thực hiện cũngphải có những “tín hiệu” để mọi người hành động một cách thống nhất Đây chính

là chức năng tổ chức phối hợp hành động của giao tiếp

Chức năng điều khiển được thể hiện ở khía cạnh tác động ảnh hưởng qua lạicủa giao tiếp Trong giao tiếp chúng ta ảnh hưởng, tác động đến người khác vàngược lại, người khác cũng tác động, ảnh hưởng đến chúng ta bằng nhiều hình thứckhác nhau như: thuyết phục, ám thị, bắt chước Đây là một chức năng rất quan trọngcủa giao tiếp

Trong xã hội, mỗi con người chúng ta là một chiếc gương Giao tiếp với họchính là chúng ta soi mình trong chiếc gương đó Từ đó chúng ta thấy được những

ưu điểm, những thiếu sót của mình và tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân Chức năng

Trang 20

phê bình và tự phê bình có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển toàn diện củacon người, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới hiện nay của xã hội.

Giao tiếp không chỉ là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa con người vớicon người, mà còn là cách thức để con người thiết lập các mối quan hệ mới, pháttriển và củng cố các mối quan hệ đã có Tiếp xúc, gặp gỡ nhau – Đó là khởi đầu củacác mối quan hệ Nhưng các mối quan hệ này có tiếp tục phát triển hay không, có trở nênbền chặt hay không, điều này phụ thuộc nhiều vào quá trình giao tiếp sau đó

Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có những cảm xúc cần được bộc lộ.Những niềm vui hay nỗi buồn, sung sướng hay đau khổ, lạc quan hay bi quan chúng ta muốn được người khác cùng chia sẻ Chỉ có trong giao tiếp chúng ta mớitìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình

Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thứcđược các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội, tức là nhữngnguyên tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì không đẹp; cái gìnên làm, cái gì cần làm, cái gì không nên làm và từ đó thể hiện thái độ, hành độngcho phù hợp Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ýthức nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác Đó chính là quá trìnhhình thành, phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi chúng ta

Như vậy giao tiếp có nhiều chức năng quan trọng Trong cuộc sống của mỗichúng ta, khi các quan hệ giao tiếp cơ bản không thực hiện được đầy đủ các chứcnăng này thì điều đó không những sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và hoạt

Trang 21

động, mà còn để lại những dấu ấn tiêu cực trong sự phát triển tâm lý nhân cách củamỗi chúng ta.

1.2.5.4 Các kênh giao tiếp

Trong quá trình giao tiếp chúng ta sử dụng những phương tiện giao tiếp khácnhau Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể mộtcuộc giao tiếp

Phương tiện giao tiếp hết sức phong phú và đa dạng nhưng chúng ta có thểchia chúng thành hai nhóm chính: Ngôn ngữ và phi ngôn ngữ Giao tiếp ngôn ngữ

và giao tiếp phi ngôn ngữ ít tách rời nhau, mà thường bổ sung cho nhau Trong cácmối quan hệ tương đối gần gũi, thân thiết, giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm ưu thế hơn, còntrong các mối quan hệ ít nhất có tính xã giao thì nó làm nền cho giao tiếp ngôn ngữ

* Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người Bằng ngôn ngữ,con người có thể truyền đi bất cứ một thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu

tả sự vật Ở phương tiện này, sự giao tiếp thường dựa vào những yếu tố sau đây:

 Nội dung ngôn ngữ:

Tức là ý nghĩa của lời nói, của từ Ở đây chúng ta cần lưu ý đến vai trò của ý

cá nhân của ngôn ngữ trong giao tiếp Mọi từ hay một tập hợp từ đều có một hay vàicái ý nhất định Ý nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức tồn tại: Khách quan và chủquan Khách quan bởi nó không phụ thuộc vào sở thích, ý muốn của mỗi cá nhânnào Chẳng hạn, không ai dùng từ “cái túi” để chỉ “cái cây” và ngược lại Đây chính

là ý kiến cá nhân của ngôn ngữ Ví dụ: từ “ma túy” đối với người nghiện ma túy thìkhông gợi lên cảm giác tiêu cực như ở những người bình thường

Ngay trong một nhóm người, đôi khi có những quy định riêng cho một số tậphợp từ Tiếng “lóng” là một ví dụ Mỗi cá nhân, mỗi nhóm người từ cộng đồng địaphương đến đẳng cấp dân tộc đều có những sắc thái riêng trong cách sử dụng ngônngữ Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên đồng điệu trong giao tiếp, còn được gọi

là sự đồng cảm

 Tính chất của ngôn ngữ:

Trong giao tiếp, tính chất của ngôn ngữ như nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu cũng đóng vai trò quan trọng Có người trông vẻ bề ngoài hình thức khá hoàn hảo

Trang 22

khiến mọi người thích thú, nhưng khi họ thốt ra những tiếng chát chúa hay the thélàm cho ta cảm thấy thất vọng ngay Cũng có người nhờ tiếng nói ấm áp, dịu dàng,quyến rũ làm cho người nghe cảm tình ngay, mặc dù dung mạo không lấy gì làmkhả ái.

Trong khi nói chúng ta cần chú ý tới giọng điệu, ngữ điệu Lời nói có được

rõ ràng, khúc triết hay không, phụ thuộc nhiều vào cách nhấn giọng Nhờ cách nhấngiọng người nói có thể làm cho người nghe chú ý đến những lời nói của mình.Muốn nhấn giọng cho đúng phải hiểu rõ mình nói những gì và suy nghĩ, đắn đotừng lời một Biết nhấn mạnh những lời quan trọng và để những lời nói phụ lướtnhẹ đi

Hai yếu tố khác có thể thay đổi ý nghĩa của lời nói là cách uốn giọng và ngữđiệu Trong lúc nói phải có lúc lên giọng, xuống giọng, lúc trầm, lúc bổng, lúc nóinhẹ, lúc gằn từng tiếng nói mới nổi bật lên Trước và sau khi nói ra những lời quantrọng phải ngừng một lúc, để cho người nghe chú ý

 Điệu bộ khi nói:

Điệu bộ là những cử chỉ của tay chân và vẻ mặt Có khi vừa nói vừa chỉ, vừanói vừa nhìn chằm chằm, vừa nói vừa liếc, vừa nói vừa vuốt ve, âu yếm Thườngđiệu bộ phụ họa theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó Tuy nhiên, việc sử dụngđiệu bộ khi nói cũng phải phù hợp với phong tục, tập quán, nền văn hóa Nhữngđiệu bộ, cử chỉ tự nhiên là đáng yêu nhất, đừng gò ép mình bằng cách bắt chướcđiệu bộ của người này hay người khác

* Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Trong giao tiếp, chỉ một tỷ lệ những điều hiểu nhau mà chúng ta có được lànhờ nghe qua lời nói Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong giao tiếp tác động của

từ ngữ chỉ chiếm từ 30% - 40%, phần còn lại là do cách diễn đạt bằng cơ thể, hoặcgiao tiếp không qua lời vẻ mặt, động tác, dáng điệu và các tín hiệu khác Việcnghiên cứu phương tiện phi ngôn ngữ là hết sức quan trọng, giúp chúng ta trở nênnhạy cảm hơn trong giao tiếp

 Nét mặt:

Trong giao tiếp nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người Các côngtrình nghiên cứu thống nhất rằng nét mặt của con người biểu lộ sáu cảm xúc: Vui

Trang 23

mừng, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và ghê tởm Ngoài tính biểu cảm, nét mặtcòn cho ta biết ít nhiều về cá tính con người Người có nét mặt căng thẳng thường làngười dứt khoát, trực tính; người có nét mặt mềm mại ở vùng miệng thì hòa nhã,thân mật, biết vui đùa và dễ thích nghi trong giao tiếp.

Nhướn mày thường là dấu hiệu cho biết người ta không hiểu và muốn lặp lạithông tin Đôi khi nó chỉ sự không tin tưởng mấy Nhăn trán, cau mày là dấu hiệuphổ biến của sự lúng túng và sự lo lắng, và đôi khi là biểu hiện của sự giận dữ

 Nụ cười:

Trong giao tiếp, người ta có thể dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm, thái độ củamình Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu tính cách Có cái cười tươitắn, hồn nhiên, đôn hậu, có cái cười chua chát, miễn cưỡng, đanh ác, có cái cườiđồng tình, thông cảm nhưng cũng có cái cười chế giễu, cười kinh bỉ Mỗi điệu cườibiểu hiện một thái độ nào đó, cho nên trong giao tiếp, chúng ta phải tính nhạy cảmquan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp để biết được lòng dạ của họ

 Ánh mắt:

Dân gian có câu nói: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” bởi lẽ cặp mắt là điểmkhởi đầu cho tất cả mọi nghiên cứu quan sát, tìm hiểu qua ánh mắt con người có thểnói lên nhiều thứ Ánh mắt phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng

và ước nguyện của con người ra bên ngoài

Trong giao tiếp, ánh mắt còn đóng vai trò “đồng bộ hóa” câu chuyện, biểuhiện sự chú ý, tôn trọng, sự đồng tình hoặc là phản đối Ánh mắt trong giao tiếpcũng phụ thuộc vào vị trí xã hội của mỗi bên Người có địa vị xã hội cao hơn (hoặc

tự cho mình là người có vai trò cao hơn) thường nhìn vào mắt của người kia nhiềuhơn, kể cả khi nói, lẫn khi nghe

Ánh mắt của người còn phản ánh cá tính của người đó: Người có óc thực tếthường có cái nhìn lạnh lùng, người ngay thẳng nhân hậu có cái nhìn thẳng và trựcdiện, người nham hiểm đa nghi có cái nhìn soi mói, lục lọi

 Các cử chỉ:

Các cử chỉ gồm các chuyển động của đầu (gật đầu, lắc đầu, ), của bàn tay(vẫy, chào, khua tay), của cánh tay Vận động của chúng ta có ý nghĩa nhất định

Trang 24

trong giao tiếp Thật vậy, chuyển động của đầu có thể là “đồng ý” hay “không đồngý”, của bàn tay là lời mời, sự từ chối, chống đối hay van xin

Người ta cũng có thể dùng cử chỉ để điều khiển cuộc giao tiếp, chẳng hạnnhư một số vận động của tay và đầu có ý nhắc người đối thoại nói nhanh, chậm,dừng lại hay giải thích thêm

Mũi cũng là phương tiện truyền thông, bởi vì khi nhìn người khác với cái vẻcoi khinh người ta thường nhìn xuống mũi của mình Khi động tác này đi kèm vớimột cái hít vào khinh khỉnh thì thái độ phủ nhận lại càng được gia tăng Ngoài ra,lưỡi, cằm, cử chỉ của bàn tay, vị trí của đôi chân, cũng nói lên nhiều điều

 Tư thế:

Tư thế cũng là một trong các phương tiện giao tiếp Nó có liên quan mật thiếtvới vai trò, vị trí xã hội của cá nhân Thường thường, một cách vô thức, nó bộc lộcương vị xã hội mà cá nhân đang cảm nhận Ví dụ, tư thế ngồi thoải mái, đầu hơingả ra phía sau là tư thế của bề trên, của lãnh đạo Tư thế ngồi hơi cúi đầu về phíatrước, tựa hồ lắng nghe là tư thế của người cấp dưới

Tư thế có vai trò biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tinh thầnthoải mái và căng thẳng Những tư thế để “mở” tay và chân tựa như tạo điều kiện đểtiếp cận gần gũi cho người đối thoại, phản ánh một thái độ cởi mở, hòa hợp

 Diện mạo

Là những đặc điểm tự nhiên, ít thay đổi được như tạng người (cao hay thấp,mập hay ốm, mặt vuông hay dài, môi mỏng hay dày ), sắc da (trắng hay đen, xanhxao, vàng vọt hay “ngăm ngăm” ) và những đặc điểm thay đổi được như tóc, râu,trang điểm, trang sức, trang phục

Diện mạo có thể gây ấn tượng rất mạnh, nhất là lần đầu tiên Cách trang sức,cách ăn mặc cũng nói lên nhiều cá tính, văn hóa, nghề nghiệp, địa vị, lứa tuổi củamỗi cá nhân

 Những hành vi giao tiếp đặc biệt

Đó là động tác ôm hôn, vỗ vai, xoa đầu, khoác tay, bắt tay Những phươngtiện này gọi là đặc biệt vì trong mỗi quan hệ đặc biệt ta mới sử dụng chúng Chẳng

Trang 25

hạn, không phải ai ta cũng có thể ôm hôn được; hoặc là nước ta người lớn xoa đầutrẻ con chứ không được phép ngược lại.

Những cái bắt tay cũng nói lên cá tính và thái độ của hai người đối với nhau.Bắt tay mạnh mẽ, khô ráo chứng tỏ con người có cá tính mạnh và nhân cách đángtin; còn cái bắt tay ẻo lả, ướt át thuộc về con người yếu đuối và đáng ngờ

1.2.6 Kỹ năng giao tiếp

1.2.6.1 Cách hiểu tổng quát

Trong cuốn Tâm lý học xuất bản năm 1980 A.V.Kruteski cho rằng: “Kỹ năng là các phương thức thực hiện hoạt động – những cái mà con người đã nắm vững” Theo ông chỉ cần nắm vững phương thức hành động là con người đã có kỹ

năng không cần đến kết quả của hành động

A.G.Côvalôv trong cuốn “Tâm lý học cá nhân” thì nhấn mạnh “kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động”.

Khi bàn về kỹ năng, tác giả Trần Trọng Thủy cũng cho rằng, kỹ năng là mặt

kỹ thuật của hành động con người nắm được cách thức hành động tức là kỹ thuậthành động có kỹ năng

N.D.Lêvitôv quan niệm, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào

đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thứcđúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định

Như vậy, về kỹ năng có rất nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra những quanđiểm khác nhau

Tóm lại, có hai quan niệm về kỹ năng như sau:

Quan niệm thứ nhất: kỹ năng được xem xét nghiêng về mặt kỹ thuật của thaotác hay hành động hoạt động Đó là tác giả V.X.Rudin, V.A.Kruteski,A.G.Côvaliov, Trần Trọng Thủy

Quan niệm thứ hai: Kỹ năng được xem xét nghiêng về mặt năng lực của conngười Theo quan niệm này, kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, tínhlinh hoạt, sáng tạo và vừa có tính mục đích Đại diện cho quan niệm này có tác giả:

Trang 26

N.Đ.Lêvitov, K.K.Platonov, Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh,Nguyễn Thạc, Trần Quốc Thành

Từ việc phân tích những quan niệm trên, K.K.Platonov định nghĩa như sau

“Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay cách hành động trên cơ sở kinh nghiệm cũ”.

Kỹ năng giao tiếp thực chất là sự phối hợp phức tạp giữa những chuẩn mựchành vi xã hội cá nhân với sự vận động của cơ mặt, ánh mắt, nụ cười (vận độngmôi, miệng), tư thế đầu, cổ, vai, tay, chân, đồng thời với những ngôn ngữ nói, viếtcủa con người Sự phối hợp hài hòa, hợp lý giữa các vận động mang một nội dungtâm lý nhất định, phù hợp với mục đích, ngôn ngữ và nhiệm vụ giao tiếp cần đạtđược mà giáo viên, người cán bộ quản lý là chủ thể

Kỹ năng giao tiếp được hình thành qua các con đường:

- Những thói quen ứng xử được xây dựng trong gia đình;

- Do vốn sống kinh nghiệm cá nhân qua tiếp xúc với mọi người trong cácquan hệ xã hội;

- Rèn luyện trong các môi trường sư phạm;

- Kỹ năng giao tiếp bao gồm nhiều nhóm kỹ năng

1.2.6.2 Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

Giao tiếp vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật Muốn thành công tronggiao tiếp, chúng ta không chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản trong lĩnh vựcnày mà còn phải biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn hoạt động giao tiếpcủa mình Tức là nắm vững kỹ năng và không ngừng trau dồi, rèn luyện để đạt đếnmức nghệ thuật Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản trong giao tiếp:

* Kỹ năng lắng nghe

Trong quá trình giao tiếp chúng ta vừa phải tác động lại vừa phải quan sátlắng nghe “đối phương” Việc lắng nghe người khác nắm bắt thông hiểu các thôngtin để có thái độ, hành vi tương xứng là điều rất có ý nghĩa trong giao tiếp Có nhànghiên cứu nhận xét rằng, trong cuộc sống mỗi ngày làm việc, ít ra là chúng ta phảidùng nửa thời gian để lắng nghe và xử lý thông tin trên cơ sở đó mà chúng ta cónhững tác động phản hồi đối với mọi người

Trang 27

Nếu như một nhà quản lý biết lắng nghe tốt các thông tin và xử lý nhanhchóng các thông tin đó sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho việc quản lý Thông tinngược là một trong những nguồn thông tin vô cùng quan trọng trong việc xử lý cáctình huống diễn ra trong một nhà trường Thông tin đa dạng, nhiều chiều và trênnhiều phương diện nên việc nắm bắt để thu thập và xử lý các nguồn thông tin là rấtcần thiết cho công việc.

* Kỹ năng đặt câu hỏi

Thu thập thông tin từ người khác là một kỹ năng khá quan trọng trong giaotiếp Có nhiều thông tin chúng ta cần được chứa đựng trong não bộ của người khác

Có lúc chính họ tự nguyện, tự giác cho ta tin tức, nhưng đa số trường hợp chúng taphải khai thác nó bằng các câu hỏi khác nhau Muốn khai thác thông tin có hiệu quảchúng ta cần thực hiện nó một cách có bài bản

Muốn khuyến khích người cung cấp tin, bạn phải làm sao cho việc ấy trởthành niềm vui đối với người khác Hãy sử dụng nghệ thuật lắng nghe để tạo hứngthú ở đối tượng cung cấp thông tin

Muốn khai thác thông tin, bạn hãy bắt đầu bằng một câu hỏi dễ Những câuhỏi dễ sẽ giúp người khác có cơ hội trả lời đúng một cách dễ dàng Chúng làm chođối tượng thoải mái, bớt căng thẳng và tự tin hơn Nói chung, trước hết cần phải làmnóng cuộc nói chuyện để khi người đối thoại thấy được sức cuốn hút thì người ta sẽsay sưa trút bầu tâm sự

Sau khi đã làm cho người khác cảm thấy thoải mái, bạn cần biết đặt nhữngcâu hỏi để có được những thông tin đầy đủ và chính xác Có rất nhiều loại câu hỏi

để bạn sử dụng, tùy vào từng hoàn cảnh và dụng ý sử dụng Cụ thể như các loại câuhỏi sau đây:

- Câu hỏi hẹp

- Câu hỏi trực tiếp

- Câu hỏi gián tiếp

- Câu hỏi gợi mở

- Câu hỏi để suy nghĩ

Trang 28

* Kỹ năng thuyết phục

Để giải quyết tốt một công việc nào đó, chúng ta thường cần sự giúp đỡ, hợptác của người khác Điều này đòi hỏi giữa chúng ta và họ phải có sự thống nhất vềquan điểm, lập trường, về cách giải quyết công việc Tuy nhiên trên thực tế chúng

ta thường gặp trường hợp trong đó người ta không cùng chung ý kiến, quan điểmvới mình Trong trường hợp này, chúng ta có đạt được mục đích hay không phụthuộc vào khả năng thuyết phục của chính bản thân Thuyết phục chính là đưa ratình tiết, sự kiện, phân tích, giải thích làm cho người khác thấy đúng, thấy hay vàtin theo, mà làm theo

* Kỹ năng thuyết trình

Trong cuộc sống, có những khi đối tượng chúng ta cần trình bày quan điểm,suy nghĩ về vấn đề nào đó, không chỉ là một hay hai người mà có thể là nhiềungười Đó chính là lúc chúng ta thực hiện một bài thuyết trình Thuyết trình hay còngọi là diễn thuyết, là nói chuyện trước nhiều người về một vấn đề nào đó một cách

có hệ thống

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọngtác động trực tiếp tới hoạt động học tập của SV SV có khả năng thuyết trình tốt, cótài diễn thuyết sẽ mang lại hiệu quả học tập rất cao

* Kỹ năng đọc và tóm tắt văn bản

Đọc là một hoạt động nhận thức có từ lâu đời, nó xuất hiện từ nhiều thế kỷtrước công nguyên Đọc là một kỹ năng Để đọc có hiệu quả, chúng ta cần được dạycách đọc và không ngừng rèn luyện để biến kỹ năng thành kỹ xảo

Tóm tắt văn bản là trình bày nội dung của văn bản, có loại bỏ những thôngtin không cần thiết theo mục đích đã định Như vậy, văn bản tóm tắt bao giờ cũngngắn gọn hơn văn bản gốc Trong tóm tắt văn bản, việc lựa chọn thông tin nào đểđưa vào văn bản tóm tắt phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của người tóm tắt

Khi tóm tắt văn bản cần loại bỏ hết những thông tin không cần thiết đối vớimục đích tóm tắt, diễn đạt lại nội dung văn bản bằng cách vắn tắt và súc tích nhấtnhưng vẫn phải phản ánh trung thực nội dung văn bản gốc Điều khác biệt giữa vănbản tóm tắt và văn bản gốc là người tóm tắt phải biết diễn đạt lại văn bản gốc

Trang 29

theo ý của mình, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng lại các câu, các đoạncủa văn bản gốc.

1.2.7 Nguyên tắc giao tiếp

Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướng thái

độ hành vi ứng xử, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương tiệngiao tiếp của cá nhân

Một số nguyên tắc giao tiếp cơ bản:

* Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp

Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp tức là tôn trọng nhân cách củanhau Điều đó cũng có nghĩa là tôn trọng phẩm giá, tâm tư nguyện vọng của nhau,đừng ép buộc nhau bằng cường quyền, uy lực

Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp, tức là phải coi họ là một conngười, có đầy đủ các quyền của con người (học tập, lao động ), được bình đẳng vớimọi người trong các quan hệ xã hội

* Có thiện chí trong giao tiếp

Thiện chí trong giao tiếp là thể hiện đạo đức của người tham gia giao tiếp.Đây chính là cái “tâm”, lòng thiện, tính thiện, sự nhân hậu Đó cũng chính là phẩmchất đạo đức của con người trong quan hệ với người khác

* Đồng cảm trong giao tiếp

Đồng cảm trong giao tiếp là biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượnggiao tiếp, biết sống trong niềm vui và nỗi buồn của họ để cùng rung cảm, cùng suynghĩ với đối tượng giao tiếp nhằm tạo ra sự “đồng điệu” với nhau trong giao tiếp

1.2.8 Phong cách giao tiếp

Phong cách giao tiếp là toàn bộ hệ thống những phương pháp, những thủthuật tiếp nhận, những phản ứng hành động và bền vững của chủ thể và đối tượnggiao tiếp trong quá trình tiếp xúc với nhau và với mọi người, đảm bảo sự tồn tại vàphát triển của họ

Phong cách giao tiếp của con người rất đa dạng, phong phú như sự phongphú đa dạng của nội dung và phương tiện giao tiếp Tuy nhiên, để tạo điều kiện

Trang 30

thuận lợi cho việc nhận thức nó nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học đã chia phongcách giao tiếp thành 3 loại:

* Phong cách giao tiếp dân chủ

Thực chất của phong cách giao tiếp dân chủ là luôn luôn tôn trọng nhau giữachủ thể và đối tượng giao tiếp Nhờ đó tạo ra bầu không khí tâm lý thân mật, gầngũi, cởi mở và quý trọng nhau, giải phóng được tư tưởng làm cho con người thoảimái, đồng thời phát huy tính độc lập, sáng tạo của con người

* Phong cách giao tiếp độc đoán

Đặc trưng của loại phong cách này là thiếu sự tôn trọng lẫn nhau Vì thế luôntạo ra những khoảng cách tâm lý giữa những người cùng tham gia giao tiếp Tronggiao tiếp, chủ thể giao tiếp xem thường các đặc điểm riêng về cá tính, nhận thức,hứng thú của đối tượng giao tiếp, xác định mục đích giao tiếp thường xuất phát

từ những công việc và giới hạn thời gian thực hiện một cách cứng nhắc, luôn cónhững đòi hòi xa lạ mà những đòi hỏi đó không thể thực hiện được trong thực tiễn

* Phong cách giao tiếp tự do

Bản chất của phong cách giao tiếp này rất linh hoạt, cơ động, mềm dẻo, dễthay đổi theo đối tượng và và hoàn cảnh giao tiếp Vì vậy người ta thường dùngthuật ngữ “giao tiếp tự phát” để chỉ phong cách giao tiếp tự do

1.2.9 Sinh viên trường cao đẳng

Có thể hiểu SV trường cao đẳng là những người tham gia các khóa học tạitrường từ 2 đến 3 năm và được cấp bằng, có thể là trường công lập hoặc trường tư thục.Hình thức đào tạo này được nhà nước quy định rõ ràng trong điều lệ trường cao đẳng

SV trường cao đẳng là những người tham gia học tập trong một thời gian cốđịnh và sẽ được cấp phát văn bằng của cơ quan có thẩm quyền SV trường cao đẳng

sẽ hoàn thiện khóa học trước so với sinh viên trường đại học

1.3 Đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên

1.3.1 Đặc điểm tâm lý của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng

Có một thực tế là sau những năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để giànhđược một chiếc ghế lên giảng đường Cao đẳng, Đại học thì không ít SV đã vội vàng

Trang 31

tự mãn, xem trường Cao đẳng, Đại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơiđua đòi cùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của mình họ sẽ khôngngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân Một trong những lý do

là khả năng tiếp cận thông tin của SV năm thứ nhất còn kém Khi còn học phổthông, đặc biệt là cấp III, các bạn học sinh đã phải mang trên vai gánh nặng tâm lý

từ gia đình, người thân là phải vào Đại học Nhưng bản thân những HS chưa hoặckhông nhận thức được vào Đại học để làm gì Và chuyên ngành mình chọn có phùhợp với mục tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bản thân hay không Chính vì thế

mà SV chưa có những định hướng, dự định cụ thể cho tương lai

Một lý do khác nữa là SV năm thứ nhất thường chịu ảnh hưởng nhiều từ “sựhướng dẫn” của các anh chị đi trước Các bạn đang thỏa mãn với chính mình, 12năm đèn sách rồi, chọi bao nhiêu đối thủ mới trở thành SV Đại học, thỏa mãn mongước của bố mẹ, thầy cô, bè bạn Càng nghĩ các bạn càng tự hào và hài lòng về bảnthân mình Rồi các bạn HS cảm thấy cái lý lẽ “nghỉ xả hơi” rất có tình, có lý Bêncạnh đó một số ít SV năm thứ nhất đã có những đặc điểm tâm lý hứng khởi, hamthích với việc học ĐH

Vì vậy, có thể nhìn nhận thấy rằng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất cáctrường ĐH, CĐ nói chung và trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh nóiriêng là còn ham chơi, không có “chí tiến thủ” và chưa rèn luyện được phương pháphọc ĐH, CĐ đúng theo nghĩa “tự học”, chỉ có một số ít SV có tâm lý hứng thú, yêuthích và cố gắng học tập ngay từ đầu Tâm lý bốc đồng, ham chơi và thích khámphá là những đặc điểm tâm lý chung nhất có thể nhận dạng được sinh viên nămnhất TS Trần Thị Minh Hằng (Trưởng khoa Giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục)

đã nhận định rằng: “SV trong 4 năm Đại học được chia thành các bậc thang tâm lý

cổ - linh – tinh – quái” - Ở đây có thể hiểu được rằng tâm lý của SV phụ thuộc rấtnhiều vào môi trường xã hội tác động tới Chỉ một số ít SV năm thứ nhất có tâm lý hứngthú để học tập và luôn phấn đấu hết mình vì ngành nghề mà bản thân SV đã chọn

Trang 32

1.3.2 Đặc điểm tâm lý chung của sinh viên trường cao đẳng khối kinh tế

SV là một nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ trithức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội Họ sẽ là nguồn dự trữchủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấutrúc của tầng lớp tri thức trong xã hội SV là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệtđang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội, ở họ gầnnhư có sự trưởng thành về mặt sinh lý cũng như tâm lý đã phát triển khả năng tựđánh giá bản thân và có những định hướng giá trị nhất định trong cuộc sống

Ở đây, tác giả quan tâm đến SV, những người có hoạt động chủ đạo là họctập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở các trường cao đẳng, đạihọc Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinhviên là sự phát triển tự ý thức Nhờ có tự ý thức phát triển, SV có những hiểu biết,thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bảnthân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội Chẳng hạn SV đang học ở các trườngcao đẳng, đại học ngành sư phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩmchất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghềnghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằnghành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoahọc Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà SV có thể nhìn nhận, xem xét năng lựchọc tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vàophương pháp học tập của họ

Ở SV đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đềcuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày SV là những trí thức tương lai, ở các emsớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt Học tập ở cao đẳng, đại học là cơ hội tốt

để SV được trải nghiệm bản thân, vì thế, SV rất thích khám phá, tìm tòi cái mới,đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bịvốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình

Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của SV,trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập mộtcách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn

Trang 33

SV là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người Họ là lớp ngườigiàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão Tuy nhiên, do quy luật phát triển khôngđồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dụckhác nhau, không phải bất cứ SV nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồitrong suy nghĩ và hành động còn hạn chế Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tínhtích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mựccủa gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưuđiểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV.

Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những người có trình độnhất định, SV không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên Đó là

sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏinhững cái mới Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiệnphát triển công nghệ thông tin, nền văn hoá của chúng ta có nhiều điều kiện giaolưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hoá phương Đông vàphương Tây Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoákhác là cần thiết Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạkết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, SV dễ dàng tiếpnhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thốngtốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ

Lứa tuổi SV có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so vớicác lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tìnhcảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhucầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thửthách Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, SV cũng có hạn chế trong việc chọnlọc, tiếp thu cái mới Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động họctập, rèn luyện và phấn đấu của SV Và với nhà quản lý giáo dục, việc nắm vữngđược những đặc điểm này của SV, sẽ là điều kiện quan trọng để họ đưa ra nhữnggiải pháp quản lý sao cho việc thực hiện quản lý hoạt động giao tiếp cho SV đạthiệu quả tốt nhất

Trang 34

1.4 Hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

1.4.1 Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

HS, SV Việt Nam vốn rất nổi tiếng ở tinh thần tự chủ trong học tập Hàngnăm, chúng ta luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi trí tuệ trên thế giới(toán, vật lý, cờ vua, robocon…) Thế nhưng, năng lực lao động của Việt Nam lạiđứng ở một vị trí khiêm nhường và chưa được đánh giá cao bởi hạn chế từ những

kỹ năng nghề nghiệp

Trong khi đó, các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ lẫn châu Á luônđặt nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho sinh viên và công dân lên hàng đầu Tất cả đềunhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao, đồng thờigiúp công dân có mức thu nhập cao và thành đạt

Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ Skills Based Economy Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh:Kiến thức, kỹ năng và thái độ Các nhà khoa học trên thế giới thì cho rằng: Để thànhđạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng(trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%

năng-Tại Việt Nam, trong nhiều năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã nhiều lần lên tiếng đềcập đến kỹ năng mềm” cũng như tầm quan trọng của kỹ năng này Có được kỹ năngmềm vững không những giúp con đường học tập của các bạn trẻ trở nên suôn sẻ, thuậnlợi, tạo bước đà cho sự nghiệp thành công mà nó còn đem lại hạnh phúc trong cuộcsống

Nhận định đúng tầm quan trọng của “kỹ năng mềm” trong đó coi trọng kỹnăng giao tiếp, thế hệ HS, SV cần lưu tâm hơn nữa trong việc trau dồi kỹ năng giaotiếp cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Bởi kiến thức không phải làtất cả và để giải quyết công việc thì không chỉ có kiến thức Trong khi hiện nay đa

số các trường vẫn chưa thật sự lưu tâm đến việc đào tạo kỹ năng giao tiếp cho SV,thì việc tự trau dồi hoặc đăng ký các khóa học bồi dưỡng là điều nên làm ngay từbây giờ của mỗi chúng ta

Trang 35

Kỹ năng giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục vàđào tạo của nhà trường Đối với SV trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinhdoanh thì công tác bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cần được chú trọng hơn nữa Bồidưỡng kỹ năng giao tiếp phù hợp với từng ngành nghề đào tạo của nhà trường sẽgóp phần nâng cao chất lượng học tập của SV trên ghế nhà trường và tạo điều kiệnthuận lợi cho công việc sau này của SV.

Vì vậy, có thể thấy rằng: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho SV trường Caođẳng khối kinh tế sẽ góp phần vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục – đào tạonguồn nhân lực cho xã hội Giáo dục kỹ năng giao tiếp hợp lý và phù hợp sẽ manglại hiệu quả tối ưu cho hoạt động học tập cũng như công việc sau này cho SV

1.4.2 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp và các lực lượng tham gia quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

Quá trình dạy học ngoài việc truyền đạt cho SV những tri thức khoa học cơbản và có hệ thống ở các nhóm ngành khoa học khác nhau, còn phải đảm bảo việcmang lại hiệu quả giáo dục nhân cách, KNGT cho SV Đó chính là việc hình thànhcho sinh viên ý thức, niềm tin và thái độ ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giaotiếp hàng ngày, các chuẩn mực hành vi và các kỹ năng hoạt động, các giá trị sống

cơ bản cho SV

Quản lý hoạt động GDKNGT trong trường là quá trình tác động qua lại giữaCTQL đến GV và SV được tiến hành theo chương trình kế hoạch, nhằm đạt đượcmục tiêu giáo dục SV một cách toàn diện Quản lý hoạt động GDKNGT cho SVtrường Cao đẳng không thể tách khỏi các chức năng của quản lý, quản lý nhàtrường và quản lý giáo dục Nó là một hoạt động nhằm tiến hành khai thác, lựachọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của nhà quản lý, của tập thể

sư phạm, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch chủđộng và chương trình giáo dục nhằm thay đổi nhận thức hay tạo ra hiệu quả giáodục cần thiết

Việc quản lý hoạt động GDKNGT cho SV nói chung và cho SV các trườngCao đẳng nói riêng bao gồm những hoạt động quản lý sau:

* Quản lý về kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục KNGT

Trang 36

Kế hoạch là sự sắp xếp công việc cụ thể cho một thời gian nhất định: tuần,tháng, học kỳ, năm học Kế hoạch HĐGDKNGT là trình tự những nội dung hoạtđộng, các hình thức tổ chức hoạt động được bố trí, sắp xếp theo thứ tự thời gian củanăm học.

Quản lý về kế hoạch hoạt động GDKNGT bao gồm: quản lý việc xây dựng kếhoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡngđội ngũ GV, Giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập cộng tác viên giáo dục kỹ năngsống, kế hoạch đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện, kếhoạch phối hợp các lực lượng giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt độngGDKNGT

* Quản lý về nội dung chương trình giáo dục KNGT

Nội dung là vấn đề quan trọng trong GDKNGT cho SV, bởi nó là yếu tốquyết định đến chất lượng của hoạt động này Việc quản lý nội dung chương trìnhGDKNGT bao gồm quản lý từ việc chỉ đạo đội ngũ xây dựng nội dung chương trìnhcho đến việc tổ chức thực hiện những nội dung đó và kiểm tra kết quả đạt được nhưthế nào Hiện nay, hầu hết các trường cao đẳng, đại học ở nước ta chưa có mộtchương trình GDKNGT thống nhất cho SV mà mỗi trường tùy theo mục tiêu giáodục, điều kiện của trường mình mà “định hướng” đưa ra một khung về nội dungchương trình GDKNGT riêng cho mình

* Quản lý về đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục KNGT

Nhiệm vụ giáo dục KNGT trong trường Cao đẳng là trách nhiệm của toànthể cán bộ giảng viên, nhân viên, cộng tác viên trong nhà trường, song đặc biệt làđội ngũ cán bộ Đoàn Thanh Niên, Hội SV mà chủ chốt trong đó là chính là Chủ tịchhội sinh viên, Bí thư Đoàn trường, là đội ngũ cán bộ các Chi đoàn, chi hội và cộngtác viên về GDKNGT của trường họ chính là những cán bộ, GV, SV trẻ, giàu nhiệthuyết, có sức khỏe, có trình độ sẵn sàng đem kinh nghiệm và tri thức của mình đểgiúp cho SV hoàn thiện và vững vàng hơn trong cuộc sống

* Quản lý đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội thực hiện HĐGDKNGT

Đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội chính là những cán bộ, giảng viên và một số SVcủa trường mà họ chính là những người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thựchiện các chuyên đề văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các chương trình về họcthuật và trang bị các kỹ năng cần thiết cho SV Đồng thời, với chức năng của ḿình

Trang 37

tổ chức Đoàn Thanh niên- Hội sinh viên còn là đơn vị chỉ đạo và thực hiện việckiểm tra đánh giá việc thực hiện các chương trình giáo dục kỹ năng sống của Đoànviên, SV Phối hợp với Phòng công tác sinh viên, giáo viên chủ nhiệm để tổ chứchọp xét, phân loại SV và xếp loại rèn luyện cho SV theo quy chế về rèn luyện của

Bộ GD&ĐT

Việc quản lý HĐGDKNGT trong nhà trường được thể hiện ở những nộidung: Quản lý việc xây dựng kế hoạch, việc triển khai kế hoạch, việc tổ chức thựchiện, việc phối hợp các lực lượng giáo dục, việc bồi dưỡng GV - cộng tác viên, việckiểm tra đánh giá, xếp loại

* Quản lý đội ngũ GV thực hiện HĐGDKNGT

GV chủ nhiệm là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động thườngxuyên tại lớp mình và là người chỉ đạo, tổ chức cho SV tham gia các hoạt động theochủ điểm và dạy các môn học Vì vậy, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung:Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên của giáo viên như: Soạn,giảng bài có nội dung giáo dục KNGT, xây dựng nội dung cho các tiết sinh hoạtlớp, sinh hoạt tập thể (hoạt động diễn ra ở lớp như thế nào? vai trò của giáo viên chủnhiệm ra sao? thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng quy định không? ýthức tự quản ra sao? ); Quản lý việc chuẩn bị hoạt động theo chủ điểm (lớp cótham gia hay không? mức độ tham gia thế nào? kết quả ra sao? ); Quản lý việcphối hợp các lực lượng khác như: cán bộ Đoàn – Hội, các tổ chức xã hội trong việc

tổ chức HĐGDKNGT cho SV; Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt độngcủa SV

* Quản lý về việc phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt động GDKNGT

Hoạt động GDKNGT diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lựclượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đoàn thể, tổ chức chính trị -

xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, phụ huynh, GV, CBQL và SV

Đối với SV Cao đẳng, lứa tuổi mà có sự phát triển gần hoàn thiện về cả thểchất lẫn tinh thần, trong đó đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của lứa tuổi này là sựphát triển tự ý thức Nhờ có tự ý thức phát triển, SV Cao đẳng có những hiểu biết,thái độ, khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân

Trang 38

theo hướng phù hợp với xu thế xã hội Vì thế, hoạt động chủ đạo của họ lúc này làhọc tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở trường để sau này ápdụng vào công việc, cuộc sống tự lập Do đó việc GDKNGT cho họ cần được tiếnhành một cách tích cực, GV cần tôn trọng những suy nghĩ độc lập của SV, khôngnên gò ép SV theo một khuôn mẫu nhất định hay thể hiện sự máy móc trong giảngdạy bởi vì điều đó dễ tạo nên sự nhàm chán, mất hứng thú học tập, tiếp thu ở SV.

Việc giáo dục cho SV không chỉ có nhà trường và gia đình mà phải có sự kếthợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội Các lựclượng tham gia phối hợp bao gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên ViệtNam, GVCN, GV chuyên môn, Cố vấn học tập, nhân viên, Phòng công tác sinhviên, các tổ chức xã hội: Đoàn cơ sở, Công an, Phụ nữ, các đơn vị kết nghĩa Mỗilực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động GDKNGT chính

là thực hiện XHH giáo dục, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho SV, không chỉ cótác dụng giúp SV phát triển toàn diện mà còn giúp SV vượt qua các khó khăn của tựnhiên và xã hội

* Quản lý về việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNGT

Cách đánh giá chất lượng giáo dục đúng đắn, đầy đủ sẽ giúp nâng cao chấtlượng giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục thực tiễn Như vậy sản phẩm giáo dụccon người phải được đánh giá trên các mặt: chất lượng kiến thức (văn hoá), chấtlượng kỹ năng (kỹ năng sống), chất lượng thái độ (đạo đức) Hình thức đánh giáđược đổi mới như: đổi mới nội dung và phương pháp thi cử, đổi mới xếp loại hạnhkiểm…với việc đổi mới cách đánh giá chất lượng giáo dục sẽ làm cho hoạt độngGDKNGT càng có vị trí quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêugiáo dục hiện nay

Kết quả giáo dục cuối cùng được đánh giá qua hành vi, kỹ năng của SV Nếu chỉqua việc học tập các môn học ở trên lớp thì việc hình thành hành vi, rèn luyện các kỹnăng sẽ gặp nhiều khó khăn Bởi vì với thời gian quy định của một tiết học, SV khó cókhả năng thể nghiệm những tri thức thu nhận được qua các bài học Vì vậy, việc tổ chức

Trang 39

các hoạt động giáo dục khác nhau là điều kiện quan trọng để rèn luyện hành vi, kỹ năngcho SV.

Việc đánh giá SV qua hoạt động GDKNGT sẽ góp phần đánh giá chất lượnggiáo dục nói chung, đặc biệt là hạnh kiểm

Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của SV và giúp GV

tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình

Đối với các cấp quản lý, việc đánh giá SV qua hoạt động GDKNGT là biệnpháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện Quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạtđộng GDKNGT là quản lý nội dung, các mức đánh giá, hình thức đánh giá, quytrình đánh giá của hoạt động này

1.4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức và quản lý hoạt

động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường cao đẳng

a) Mục tiêu giáo dục Cao đẳng, Đại học và yêu cầu GDKNGT

Đây chính là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho công tác GD rèn luyệnKNGT cho SV ở các nhà trường Cao đẳng, Đại học Nếu không bám sát mục tiêu

GD ở bậc Cao đẳng, Đại học và không xác định được yêu cầu của việc GDKNGTcho SV thì công tác tổ chức các hoạt động GDKNGT sẽ không đạt hiệu quả trongviệc GD rèn luyện các KNGT cho SV

Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm

2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đảng ta xác định,đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho SV Vì thế, giáo dục đại học phải hướng tới đổimới toàn diện, sâu sắc hơn, quy mô hơn Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư cho giáodục ở các trường Đại học, Cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của

SV để khi tốt nghiệp SV sẽ trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, những tri thức trẻgóp phần tích cực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước

Đại hội IX cuả Đảng khẳng định: “Đối với thể hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồidưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, vănhóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng, sức sáng tạo,phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [vktn, t30]

Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 Đảng ta đã xác định mụctiêu giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học: “Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực

Trang 40

trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế Tăng cường năng lượng thích ứng với việc làm trong xã hội, nănglực tự sáng tạo việc làm cho mình và cho người những người khác” [vktn, t30]

Từ những căn cứ trên, các biện pháp GDKNGT cho SV nhằm thực hiện mục

tiêu của GD ở bậc Cao đẳng, Đại học, đó là: “Giúp SV phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản về nghề nghiệp, nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho SV tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

b) Nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí và GDKNGT cho SV

Nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí và GDKNGT cho SV trongnhà trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh được đánh giá bởi các vấn đềnhư : Nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết phải GDKNGT cho SV; hiểu thếnào là KNGT ; ý nghĩa vai trò của GDKNGT cho SV trong giai đoạn hiện nay, nhất

là trước sự phát triển và hội nhập của đất nước; vai trò chức năng nhiệm vụ và mốiquan hệ giữa ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, CBQL, GVCN, vai trò trách nhiệmcủa gia đình và các tổ chức ngoài xã hội trong việc GDKNGT cho SV; mối quan hệgiữa nhà trường – gia đình – các tổ chức ngoài xã hội đối với việc GDKNGT của

SV ở các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay

Tuy nhiên trình độ nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí vàGDKNGT cho SV không đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lượng trong cáchoạt động GD sẽ khác nhau Vì vậy đòi hỏi nhà quản lí tổ chức các hoạt động GDcần có sự tuyên truyền vận động, cùng với động viên khuyến khích kịp thời tới cáclực lượng tham gia quản lí GD thì công tác GDKNGT cho SV mới được nâng tầm

và hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu GD ở bậc Cao đẳng, Đại học

c) Trình độ của đội ngũ giảng viên

Trong giai đoạn hiện nay đội ngũ GV giảng dạy của trường Cao đẳng Tàichính – Quản trị kinh doanh, đều có trình độ tốt nghiệp từ đại học trở lên Một số

GV trong có trình độ thạc sĩ, tiến sỹ Phần lớn GV của trường tuy không tốt nghiệp

Ngày đăng: 31/07/2015, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo dục đại học Việt Nam ,NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đại học Việt Nam
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
[2]. Ban khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, chủ trương, thực hiện, đánh giá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổimới, chủ trương, thực hiện, đánh giá
Tác giả: Ban khoa giáo Trung ương
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
[3]. Ban khoa giáo trung ương (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam
Tác giả: Ban khoa giáo trung ương
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
[5]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lượcphát triển giáo dục 2001 – 2010
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
[7]. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Sự phạm (2003), Giáo dục đại học, (Tài liệu bồi dưỡng dùng cho các lớp Giáo dục học đại học và nghiệp vụ sư phạm đại học), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đại học
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Sự phạm
Năm: 2003
[8]. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,VIII, IX
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
[10]. Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB chính trịquốc gia
[11]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1998), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trịQuốc gia
Năm: 1998
[12]. Các Mác và Ănghen toàn tập (tập 23) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Mác và Ănghen toàn tập
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
[14]. Đặng Quốc Bảo, Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học Sư phạm Hà Nội
[15]. PGS.TS Nguyễn Phúc Châu, Quản lý nhà trường, Tài liệu giảng dạy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
[16]. Nguyễn Đức Chính (2002), Đánh giá giảng viên (tài liệu giảng dạy lớp cao học QLGD khóa 2) Khoa Sự Phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá giảng viên
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2002
[17]. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
[18]. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng Tiếng Việt , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tường giải và liên tưởng Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
[19]. PGS.TS Nguyễn Công Giáp, Giáo dục VN trong thời kỳ hội nhập, tài liệu giảng dạy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục VN trong thời kỳ hội nhập
[20]. GS.TS Vũ Ngọc Hải, Chính sách và kế hoạch phát triển giáo dục, Tài liệu giảng dạy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và kế hoạch phát triển giáo dục
[21]. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷXXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
[22]. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trịQuốc gia
Năm: 2002
[23]. Phạm Minh Hạc (chủ biên ) (2001), Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển toàn diện con người trong thờikỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Minh Hạc (chủ biên )
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
[24]. Đặng Xuân Hải (2003), Giáo dục trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội (tài liệu giảng dạy lớp cao học Quản lý giáo dục), Khoa Sư Phạm, Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội
Tác giả: Đặng Xuân Hải
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w