Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi Đoàn Thị Duyên Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội kh
Trang 1Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi
Đoàn Thị Duyên
Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Mã số : 602285
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Long
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Tìm hiểu về thư viện trường Đại học Hà Nội với quá trình triển khai ứng dụng
phần mềm Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol Khảo sát, phân tích thực trạng và kết quả triển khai ứng dụng Libol 6.0 tại Thư viện trường Đại học Hà Nội Đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất những giải pháp khắc phục nhược điểm nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện trường Đại học Hà Nội
Keywords Khoa học thư viện; Hệ quản trị thư viện; Quản trị; Phần mềm thư viện
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các
tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v… trên quy mô toàn cầu Đặc biệt
là toàn cầu hóa về kinh tế Một mặt, tạo cơ hội cho những tổ chức, cá nhân có năng lực phát huy được tiềm năng của mình, đem lại lợi ích cho cá nhân và cho cả xã hội Mặt khác, toàn cầu hóa kinh tế cũng đem đến tác động tiêu cực trong phát triển ổn định, bền vững nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam Đó là việc đặt mục tiêu kinh tế và lợi nhuận lên trên hết, làm giàu bất chính bằng bất cứ giá nào Điều đó, góp phần làm băng hoại nền đạo đức xã hội, làm cho quan hệ giữa người với người trở nên lạnh lùng, xa lạ, "không tình, không nghĩa" và đây thực sự là một nguy cơ của sự suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay Biểu hiện thông qua, lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực Lối sống đó đang phần nào tác động đến một bộ phận tầng lớp thanh niên, sinh viên
Chính vì thế, tại Đại hội IX, Đảng ta nhấn mạnh: “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng, sức sáng tạo, phát
Trang 21
huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đang là một yêu cầu cấp bách
Là một giảng viên của Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toánQuảng Ngãi, nhận thấy
sự cần thiết và tầm quan trọng của vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên khi còn đang
ngồi trên ghế nhà trường là lý do để tôi chọn đề tài “Giáo dục đạo đức cho sinh viên
trường Cao đẳng Tài chính Kế - toán Quảng Ngãi hiện nay”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể thấy rằng vấn đề về giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng từ rất lâu đã có sự quan tâm sâu sắc và chặt chẽ của các nhà nghiên cứu, các học giả, của Đảng, Nhà nước cũng như của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp khác nhau Song, xu thế phát triển của thời đại, của toàn cầu hoá đang đặt chúng ta đứng trước nguy cơ của sự suy thoái, băng hoại về đạo đức, lối sống, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Vì thế, việc nghiên cứu các giá trị đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên, cho thế hệ trẻ cách mạng của nước ta ngày hôm nay và mai sau không bao giờ là đủ Vậy nên, thông qua hàng loạt các bài viết, bài nói, các công trình nghiên cứu về đạo đức, các giá trị đạo đức, giáo dục đạo đức từ những vấn đề chung nhất đến những cái riêng, cái
cụ thể thì tác giả nhận thấy vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu, nhấn mạnh về vấn đề
“giáo dục đạo đức cho sinh viên Tài chính - Kế toán” Do đó, tác giả đi sâu nghiên cứu
đề tài luận văn của mình là: “Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường CĐTCKT Quảng
Ngãi hiện nay” với mong muốn sẽ làm rõ hơn và nổi bật lên vấn đề về giáo dục đạo đức,
đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tài chính - kế toán góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế nước nhà
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích
Luận văn làm sáng tỏ, vai trò, nội dung, thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường CĐTCKT Quảng Ngãi, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường CĐTCKT Quảng Ngãi
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên thì luận văn có nhiệm vụ làm rõ: Đạo đức và vai trò của giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường CĐTCKT Quảng Ngãi; Thực trạng, nội dung đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường CĐTCKT Quảng Ngãi; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường CĐTCKT Quảng Ngãi
Trang 32
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng:
Sinh viên đang học tập tại Trường CĐTCKT Quảng Ngãi
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường CĐTCKT Quảng Ngãi hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục và giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp một số phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh, phỏng vấn, điều tra xã hội học… để trình bày những vấn đề đặt ra trong luận văn
6 Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò, nội dung, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường CĐTCKT Quảng Ngãi hiện nay
- Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường CĐTCKT hiện nay
- Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu để giáo dục đạo đức cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết
Chương 1 ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO SINH VIÊN
1.1 Đạo đức và chức năng của đạo đức
1.1.1 Đạo đức
Trước C.Mác, các nhà triết học phương Tây, do duy tâm trong quan niệm về lịch sử, nên mặc dù có những tư tưởng hợp lý nhất định về đạo đức, nhưng nhìn chung, họ không giải quyết được một cách thật sự khoa học những vấn đề căn bản của đạo đức học
Trang 43
Với việc phát hiện chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác (1818-1883) không chỉ tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về sự phát triển xã hội nói chung mà còn đặt cơ
sở khoa học cho tất cả các lĩnh vực khoa học xã hội, trong đó có đạo đức học
Với tư cách là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nhằm để điều chỉnh hành vi con người, nhân loại bao giờ cũng cần đến đạo đức Từ cổ đại đến hiện đại, từ phương Đông đến phương Tây, không lúc nào vắng bóng hay thiếu sự hiện diện của đạo đức Khoa học
- kỹ thuật càng phát triển, xã hội càng tiến bộ nhân loại càng cần đến đạo đức Do vậy,
“Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan
hệ giữa con người và con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội.”
1.1.2 Chức năng của đạo đức trong đời sống xã hội
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội góp phần quan trọng xây dựng mối quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội Chức năng của đạo đức là giúp con người nhận thức, giáo dục và điều chỉnh suy nghĩ, hành động phù hợp với những yêu cầu xã hội Nhờ vậy con người tự giác tuân theo những quy tắc, chuẩn mực trong xã hội Đạo đức còn có vai trò to lớn giúp con người sáng tạo hạnh phúc và giữ gìn, bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của xã hội và phẩm giá con người Những giá trị đạo đức cao cả có sức rung cảm sâu sắc làm thức tỉnh những tình cảm cao đẹp và lâu bền trong tâm hồn con người Đạo đức xã hội chủ nghĩa chẳng những có ý nghĩa nâng cao lòng tin của con người vào cuộc sống, nâng cao tính tích cực của họ, mà bản thân nó cũng là sự biểu hiện lòng tin của con người và xã hội Vì vậy trong quản lý xã hội cần có sự quan tâm đúng mức của chức năng đạo đức: Chức năng giáo dục; Chức năng điều chỉnh hành vi; Chức năng nhận thức
1.2 Giáo dục đạo đức và vai trò của giáo dục đạo đức cho sinh viên
1.2.1 Giáo dục đạo đức
Theo C.Mác, giáo dục đạo đức, nghĩa rộng đó là sự hình thành đạo đức, không quy
giản chỉ về việc truyền đạt, dạy dỗ những nguyên tắc, những chuẩn mực xã hội, những cách thức ứng xử giữa người và người theo những yêu cầu nhất định C.Mác đặc biệt chú
ý đến việc tạo ra “hoàn cảnh có tính người”, “những điều kiện xứng đáng nhất, hợp với bản chất người nhất”, coi đó là cơ sở, đồng thời là một phương diện hữu cơ của giáo dục đạo đức, là điều kiện tối hậu quyết định sự phát triển đạo đức con người
1.2.2 Vai trò của giáo dục đạo đức
Thứ nhất, giáo dục đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng trong hình thành nhân
cách của mỗi một con người cụ thể, bởi thông qua giáo dục đạo đức nó thể hiện tập trung tính chất và phương hướng của “xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa.”
Trang 54
Thứ hai, giáo dục đạo đức có vai trò góp phần chuyển các quan niệm đạo đức từ tự
phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức các giá trị đạo đức cho mỗi người từ trình độ nhận thức thông thường lên trình độ nhận thức khoa học
Thứ ba, giáo dục đạo đức có vai trò không chỉ nâng cao trình độ nhận thức đạo đức,
giữ gìn những giá trị, chuẩn mực đạo đức đã được các thế hệ trước tạo nên, nó còn góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới
1.2.3 Giáo dục đạo đức cho sinh viên
1.2.3.1 Sinh viên và đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên
- Khái niệm sinh viên
Sinh viên là những người mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người và xã hội loài người Nhưng bên cạnh đó, họ còn mang những đặc điểm riêng: trẻ, có tri thức,
dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội, vì thế họ có mối quan hệ sinh hoạt cộng đồng khá gần gũi với những người cùng và khác thế hệ với họ Với những đặc điểm nêu trên họ có khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, vì thế theo tôi, trong khuôn khổ
luận văn thì Khái niệm sinh viên là: Sinh viên (chính quy) là những người trong độ tuổi
18 đến 25, đang theo học tập trung chuyên nghiệp tại các trường Đại học và Cao Đẳng trong phạm vi cả nước, có sự phát triển hoàn chỉnh về mặt sinh lý, và sự thành thục mang tính tương đối về mặt tâm lý
- Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên
Trước tiên là giai đoạn biến đổi sinh lý của sinh viên: Đây là giai đoạn phát triển
đỉnh cao của quá trình sinh trưởng và phát triển của con người nói chung, giai đoạn này rơi vào khoảng từ 17 đến 20 tuổi Đây là giai đoạn hình dạng cơ thể, cơ bắp, xương cốt đều biến đổi nhanh chóng Xét từ góc độ phát triển sinh lý, thì đây chính là giai đoạn phát triển mang tính ổn định của quá trình sinh trưởng từ hình dạng cơ thể đến các hệ thống các cơ quan nội tạng và cơ năng Vì thế sự phát triển sinh lý của sinh viên không chỉ đem lại cho họ tiền đề sinh lý tất yếu để họ sinh hoạt và học tập độc lập, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển tâm lý, khiến họ tăng cường cảm giác đã là người lớn, nên yêu cầu độc lập tự chủ rất mạnh mẽ, tinh thần hăng hái, muốn biểu thị năng lực của mình
Thứ hai là giai đoạn biến đổi tâm lý của sinh viên, trên cơ sở của sự phát triển sinh
lý thì sự biến đổi về mặt tâm lý của sinh viên cũng diễn ra hết sức nhanh chóng, họ có những nhận thức nhất định về xã hội và cuộc sống, họ đưa ra những nhận định rất “người lớn” về cuộc sống xung quanh họ và các mối quan hệ khác bên ngoài xã hội thông qua:
Trang 65
Sự phát triển về trí năng; Sự phát triển về tình cảm; Sự tự ý thức về bản thân; Ý thức giới tính phát triển
1.2.3.2 Vai trò của giáo dục đạo đức cho sinh viên
Giáo dục đạo đức cho sinh viên có vai trò tạo dựng sự ổn định trật tự lâu dài của xã hội Bảo đảm tính chất và định hướng của nhà trường xã hội chủ nghĩa Giáo dục đạo đức cho sinh viên có vị trí hàng đầu và chủ đạo trong giáo dục ở nhà trường bởi nó giữ vai trò định hướng cuộc sống, duy trì được các giá trị đạo đức mà những thế hệ trước đã tạo ra và lựa chọn các giá trị của thế hệ hôm nay Giáo dục đạo đức cho sinh viên có vai trò quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân
Chương 2 THỰC TRẠNG, NỘI DUNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
HIỆN NAY
2.1 Vài nét về Quảng Ngãi và Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toánQuảng Ngãi hiện nay
2.1.1 Vài nét về Quảng Ngãi
Quảng Ngãi nằm ở miền Trung Trung bộ, có nhiều núi đồi cao, gò, thung lũng và biển
cả chia làm các vùng miền riêng biệt Vùng miền núi chiếm gần bằng 2/3 diện tích Vùng miền đồng bằng: đất đai phần lớn là phù sa nhiều cát, đất xấu Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, đến phía Đông giáp biển Đông Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách Thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km
về phía Nam
2.1.2 Vài nét về Trường và sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán
Trường CĐTCKT được thành lập ngày 28/6/1976 với tên gọi Trường Trung học Tài chính - Kế toán 3 trực thuộc Bộ Tài chính Qua hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành,
Trường đã gặt hái được nhiều thành tựu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Ngày
29/12/1997 Trường được Thủ tướng Chính phủ nâng cấp thành trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán Đến nay, Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán lại được Thủ tướng chính phủ một lần nữa nâng cấp lên thành Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày
13/07/2011 đáp ứng nhu cầu mở rộng đào tạo nguồn nhân lực không chỉ chủ yếu cho khu vực Miền Trung và Tây Nguyên mà là đào tạo nguồn lực Tài chính - Kế toán trong phạm
vi toàn quốc Đây là cơ sở đào tạo Công lập thuộc Bộ Tài chính nằm trong hệ thống giáo
Trang 76
dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - tiền tệ, kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, tiếng Anh; thực hiện nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực kinh tế - tài chính - kế toán, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Trường CĐTCKT hiện có 4.542 sinh viên Sinh viên của Trường đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên Sinh viên Trường CĐTCKT được tuyển từ số học sinh đăng ký dự thi đại học có nguyện vọng học tại Trường từ các khối thi A và D, đa số có độ tuổi từ 18 đến 22, trẻ trung, năng động, nhiệt tình, chăm ngoan
2.2 Thực trạng và một số vấn đề đặt ra cho việc giáo dục đạo đức của sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toánhiện nay
2.2.1 Tình hình đạo đức của sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán
Được sự giúp đỡ của Thầy hướng dẫn và sự cho phép của Ban giám hiệu Trường CĐTCKT vào tháng 10 năm 2011 tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát 495 sinh viên thuộc khoá học 12 và 13 tại trường với 98 câu hỏi tập trung vào 5 vấn đề cơ bản liên quan trực tiếp đến đề tài của luận văn
2.2.1.1 Vấn đề về động cơ, thái độ học tập của sinh viên
Động cơ đầu tiên để các em đăng ký tuyển sinh vào trường là “vì uy tín và chất lượng
đầu ra của trường” chiếm 61,14%; Động cơ thứ hai, đây là loại nghề “dễ kiếm ra tiền” chiếm 36,01%; Động cơ thứ ba, đây là loại nghề “dễ xin được việc làm” chiếm 55,86%;
Động cơ thứ tư, “chọn theo nguyện vọng và nghề truyền thống của gia đình” chiếm
32,35%; Động cơ thứ năm, “chọn theo sở thích của bản thân” chiếm 65,54%
Tuy nhiên, động cơ và thái độ là hai kết quả không tương thích bởi khi vào Trường sinh viên phải đối mặt với những cái “rất mới” kể cả về không gian, thời gian, con người, nơi chốn và thậm chí là ngay cả tiếng mẹ đẻ cũng “mới”- do phát âm khác nhau… buộc mỗi sinh viên phải tìm cách thích nghi; mới và xa lạ đối với các môn học, các khái niệm,
các phạm trù Môi trường học tập mới là nơi “nhân tài hội tụ” trong khi một bộ phận
sinh viên vẫn còn tận hưởng cảm giác chiến thắng trong “cái ao sau nhà”; Không chịu thay đổi cái cũ, nắm bắt phương pháp học tập của giáo dục đại học nên rơi vào tình trạng
bị động và thất bại trong một số môn học;… Vì thế, khi xác định vào học tại Trường CĐTCKT thì yêu cầu thái độ học tập của sinh viên cũng phải có một sự thay đổi mới để phù hợp và theo kịp với chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường
Trang 87
2.2.1.2 Vấn đề quan niệm về nghề nghiệp
Tương đồng với “Động cơ và thái độ học tập” của sinh viên thì khi khảo sát đến
“Quan niệm về nghề nghiệp”, sinh viên Trường CĐTCKT cũng đã có một số quan niệm
ban đầu của mình về nghề nghiệp như sau:
Quan niệm “dễ kiếm ra tiền và dễ xin được việc làm” chiếm đại đa số 88,91% Quan niệm về nghề nghiệp của sinh viên thật đơn giản và cũng chính cái suy nghĩ quá ư là đơn giản của các em trong việc chọn lựa nghề nghiệp nó cũng đã phản ánh phần nào đời sống thực của xã hội đương đại, dường như tất cả mọi thành viên trong xã hội đều đang theo đuổi “đồng tiền” để làm bước đệm cho các mục đích và ước mơ riêng của từng cá nhân trong xã hội Ðiều này đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sự quyết
định con đường đi đến tương lai của sinh viên Nhiều sinh viên đã tâm sự “nghề nào học
xong kiếm tiền lo được cho mình và giúp đỡ được bố mẹ thì nên cố gắng thôi”, ước mơ
tưởng chừng như đơn giản nhưng để biến nó thành sự thật thì cuộc sống sinh viên phải trải qua không ít những gian nan
Ông cha ta đã từng dạy bảo con cháu “học ăn, học nói, học gói, học mở”, trong các trường học từ bậc tiểu học đến bậc phổ thông đều thường có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” ấy vậy mà khi học đến những bậc học cao hơn thì dường như sinh viên và các nhà quản lý giáo dục đã bỏ mất cái phần “lễ” chỉ quan tâm chú trọng vào phần “văn” - tức phần kiến thức chuyên ngành - cái mà có thể làm ra được cơm, áo, gạo, tiền phục vụ trực tiếp cho cuộc sống hiện tại của bản thân mỗi cá nhân, con người cụ thể
Do vậy, hơn 50% sinh viên có mong muốn được học về đạo đức và đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu Nhà trường cần phải có sự quan tâm thoả đáng cho vấn đề về đạo đức và giáo dục đạo đức trong nhà trường, mà đặc biệt là giáo dục đạo đức nghề nghiệp để sinh viên có cơ hội lĩnh hội được những điểm đến cao hơn trong sự nghiệp của mình
2.2.1.3 Vấn đề quan niệm về lối sống
Xã hội hiện đại với muôn vàn các yêu cầu về sự phát triển đã đòi hỏi con người sống trong xã hội đó luôn luôn phải vận động, vận động và vận động liên tục để phù hợp với
xu thế của thời đại, hay nói chính xác hơn là để phù hợp với chính những yêu cầu, những thay đổi quá ư là mau chóng của của bản thân cá nhân những con người hợp thành xã hội
đó Điều ấy buộc mỗi một con người cụ thể phải dốc toàn lực cho cuộc sống, cho nhu cầu của chính bản thân, gia đình và xã hội Và kết quả, mỗi một bước vinh hoa, mỗi một đỉnh vinh quang mà con người chinh phục được đã để lại phía sau nó không ít những tổn thất, đặc biệt là về các giá trị tinh thần mang đậm tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của người Á
Đông Với sinh viên Trường CĐTCKT trong “Quan niệm về lối sống” tác giả đi sâu
phân tích một số quan niệm sau đây:
Trang 98
Một là, quan niệm của sinh viên về tình yêu, tình dục
Các quan niệm về đạo đức trong tình bạn, tình yêu và tình dục đối với họ - những thứ thiêng liêng và bí ẩn của ngày xưa - giờ trở nên bình thường, thông dụng, phổ biến, hiển nhiên Chỉ hơn 7% sinh viên còn ngại, không dám tìm hiểu về “an toàn tình dục” vì sợ bị người khác hiểu nhầm, một con số quá là khiêm tốn so với cái nền văn hóa đồ sộ, cổ kính của Phương Đông vẫn còn đang ngự trị trên cả bề mặt lẫn chiều sâu của xã hội hiện đại
Hai là quan niệm về cách sống và xu hướng phát triển
Sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba là những người đang bước vào giai đoạn phát triển một cách toàn diện Đây là giai đoạn mà sinh viên biểu hiện một cách rõ nét nhất quan điểm, tư tưởng và chính kiến của bản thân đối với các vấn đề về nhận thức cũng như là về cuộc sống quanh họ: Tư tưởng về nghề nghiệp dần ổn định; Mục tiêu phấn đấu ngày càng rõ ràng; Suy nghĩ về cuộc đời sâu sắc hơn; Ý thức về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội
2.2.1.4 Vấn đề quan niệm về thầy cô, bạn bè
Thầy cô và bạn bè là hai mối quan hệ ràng buộc tự nhiên giữa người với người trong môi trường học đường, giữa những người cung cấp kiến thức và những người nhận kiến thức, giữa những người tiếp nhận kiến thức ấy với nhau họ dạy và học, hỏi han, trao đổi
và khảo nghiệm với nhau về tất cả những gì vướng vào cuộc sống của họ… tất cả những điều ấy để lại trong lòng lớp lớp học trò và thầy cô những kỷ niệm, những kỷ niệm không thể nào quên để mai này trên đường đời, gặp nhau, nhắc lại và cười…!
87,37% sinh viên cho rằng khi đứng trên bục giảng thầy cô là những người thật uyên bác về kiến thức, bài giảng sinh động, sôi nổi và gần gũi với sinh viên 12,63% còn lại do nhiều yếu tố kể cả khách quan và chủ quan từ phía người dạy lẫn người học có thể là do một số thầy cô quá nghiêm khắc hoặc do một số sinh viên quá lười hoặc không may hôm
đó “quên” học bài, hoặc vì thời tiết, hoặc vì chuyện gia đình…mà bị thầy cô quở phạt nên
không có thiện cảm mấy khi đánh giá về thầy cô của mình
54,10% giảng viên đứng lớp ngoài việc giảng bài, cung cấp cho sinh viên lượng tri thức cần và đủ cho môn học mình đảm nhận giảng dạy thì các thầy, các cô cũng đã thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống và sinh hoạt của sinh viên thông qua những lời hỏi thăm, những lời động viên, những lời khuyên, lắng nghe và giải đáp thắc mắc của sinh viên về nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực “thượng vàng hạ cám” , “đông tây kim cổ” miễn là vấn đề không quá phức tạp để đưa ra câu trả lời tại chỗ, còn những vấn đề khó và phức tạp ngoài phạm vi có thể giải đáp của mình thì thầy cô hẹn sẽ giải đáp lần sau hoặc giới thiệu người
có thể giải đáp được
Trang 109
Cùng với mối quan hệ giữa Thầy cô và Học trò thì trong môi trường học đường còn
có mối quan hệ không thể thiếu đó là quan hệ giữa những người học trò ấy với nhau mà
ta thường gọi đó là mối quan hệ “bạn bè”
Sinh viên cho rằng đã là bạn bè thì phải: Biết chia sẽ, lắng nghe; giúp đỡ, thấu hiểu; gắn bó, bảo bọc; đồng cảm quên mình Tình bạn là một tình cảm nảy sinh tất yếu thông qua nhu cầu kết giao của bản thân mỗi con người cụ thể với người khác và với cộng đồng Tình bạn là biểu hiện tốt đẹp trong quan hệ xã hội giữa người và người Trong cuộc sống, tình bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng nó cổ vũ con người tiến lên, thúc đẩy con người phát triển toàn diện nhân, trí, thể, mỹ
2.2.1.5 Vấn đề quan niệm về chính trị, pháp luật
Hiện nay, giáo dục chính trị, pháp luật tại Trường CĐTCKT được thực hiện bằng nhiều hình thức, nhưng hình thức chủ yếu nhất vẫn là: giáo dục chính trị, pháp luật thông qua các chương trình môn học có liên quan trực tiếp đến chính trị, pháp luật và thông qua các hình thức tuyên truyền như: Hội thi, hội diễn, diễn đàn giao lưu… bằng rất nhiều thể loại biểu hiện thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu, các phòng, ban chức năng, khoa, bộ môn trực thuộc Trường, Tỉnh Đoàn, các đơn vị, cơ sở đào tạo trong Tỉnh với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của Nhà trường và đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ
2.2.2 Tình hình giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - kế toán
2.2.2.1 Nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán
Thứ nhất, giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là việc áp dụng các nguyên tắc về hành vi ứng xử trong khi
hành nghề Giống như tư cách đạo đức của một công ty, hành động đạo đức của một nghề nghiệp là tập hợp tất cả các hành động của các cá nhân trong nghề đó Là thành viên của nghề kế toán, các kế toán viên có trách nhiệm không chỉ đối với chủ và khách hàng mà còn đối với xã hội là phải duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao quý nhất
Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản Những người hành nghề đều dựa vào đặc thù và những nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng quan trọng đến nghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh
Thứ hai, giáo dục lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo