1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

9 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 359,48 KB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường ĐHSP TPHCM hiện nay.

Trang 1

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Trần Thị Tuyết Linh

(SV năm 3, Khoa Giáo dục Chính trị)

GVHD: TS Lương Văn Tám

1 Phần mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế thị trường đã mang đến cho đất nước ta rất nhiều cơ hội và cả những thách thức Trong điều kiện đó, các bạn trẻ dễ rơi vào trạng thái tinh thần, tâm lí tiêu cực, sống hời hợt với bản thân và xã hội, bị các phần tử xấu lôi kéo dụ dỗ, có những hành vi vi phạm pháp luật và sai trái với thuần phong mĩ tục đã xảy ra rất nhiều trong thực tế Đó thực sự là một hồi chuông báo động cho giới trẻ và xã hội hiện nay Giáo dục con người không chỉ hiểu bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn mà là phải giáo dục con người toàn diện, tức là phải đào tạo

ra những con người hội tụ cả “tài” và “đức” Mặt khác, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM) là một trong 2 trường sư phạm trọng điểm của cả nước, đảm nhận trên vai mình sứ mệnh giáo dục vô cùng nặng nề thì vấn đề trên nhấn định phải được quán triệt một cách thật sự nghiêm túc Cùng với đó là hiện nay cả nước đang ra sức hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh”, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức chắc chắn sẽ giúp các bạn sinh viên có một cái nhìn mới hơn về việc học tập và rèn luyện đạo đức, giúp ích cho

cuộc sống tương lai hơn Chính vì vậy mà tác giả chọn vấn đề “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho

mình

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1.2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường ĐHSP TPHCM hiện nay

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

Một là, phân tích vai trò đạo đức và giáo dục đạo đức, những phẩm chất đạo đức

cần giáo dục cho con người mới và nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ

Chí Minh Hai là, đánh giá thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên của Trường ĐHSP TPHCM hiện nay Ba là, đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao

Trang 2

hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường ĐHSP TPHCM trên cơ sở tư tưởng

Hồ Chí Minh

1.3 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử bao gồm phân tích –tổng hợp, lịch sử -lôgic, nghiên cứu tài liệu, so sánh và các phương pháp khác

 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát thực

tế thông qua phát phiếu khảo sát lấy ý kiến đối với giảng viên và sinh viên Trường ĐHSP TPHCM

1.4 Giới hạn đề tài

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu

Công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên của Trường ĐHSP TPHCM theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay

1.4.2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

đạo đức cho sinh viên

2 Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức

2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức

2.1.1 Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam

Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, khát khao tìm ra tri thức Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là đạo lí tôn sư trọng đạo

“kính Thầy mới được làm Thầy” Truyền thống hiếu học của dân tộc và của quê hương Nam Đàn đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức

2.1.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại

a Phương Đông

 Tư tưởng Nho giáo

Những mặt tích cực của Nho giáo đó là triết lí hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; đó là lí tưởng về mặt xã hội bình trị, tức là ước vọng về một xã hội an ninh, hòa mục, một “thế giới đại đồng”; là triết lí nhân sinh: tu thân dưỡng tính, chủ trương từ thiên tử đến thứ dân, ai cũng phải lấy tu thân làm gốc Mặt tích cực nữa của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học

 Tư tưởng Lão giáo

Tư tưởng vô vi cũng có những giá trị thiết thực trong việc nâng cao nhận thức cho mọi người về sự hòa hợp của con người với tự nhiên; giáo dục con người có tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống trước sự biến đổi ác nghiệt bởi hoàn cảnh

Trang 3

 Tư tưởng Phật giáo

Phật giáo giáo dục con người tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân, một tình yêu bao la đến cả chim muông, cây cỏ; giáo dục con người nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; giáo dục tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp Hồ Chí Minh đã kế thừa sáng tạo hết sức sâu sắc tư tưởng nhân văn của Phật giáo trong việc giáo dục con người, giải phóng con người một cách khoa học

b Phương Tây

Những tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” mà trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước mà Người được tiếp thu

2.1.3 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin

C Mác, Ph Ănghen và V I Lênin đều khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và sự tác động trở lại của phát triển kinh tế - xã hội đối với giáo dục và đào tạo, chỉ rõ ý nghĩa lớn lao và vai trò quyết định của giáo dục và đào tạo đối với việc phát triển con người Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách sáng tạo tư tưởng về giáo dục và đào tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó hình thành nên quan điểm về giáo dục đạo đức hết sức sâu sắc của mình

2.2 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức

2.2.1 Vai trò của đạo đức và giáo dục đạo đức

a Vai trò của đạo đức

Đạo đức góp phần quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội, nó có vai trò lớn lao trong việc giúp con người sáng tạo ra hạnh phúc và gìn giữ, bảo vệ cuộc sống lành mạnh của xã hội và phẩm giá của con người

b Vai trò của giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức không chỉ nâng cao trình độ nhận thức đạo đức, giữ gìn những giá trị, chuẩn mực đạo đức đã được các thế hệ trước tạo nên, nó còn góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới; xây dựng những quan điểm, phẩm chất đạo đức mới, quan niệm sống tích cực cho mỗi đối tượng giáo dục, đồng thời, giáo dục đạo đức cũng góp phần tích cực vào việc khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, chống lại các hiện tượng phi đạo đức đang đầu độc bầu không khí xã hội, tạo ra cơ chế phòng ngừa các phản giá trị đạo đức, phản giá trị văn hóa trong mỗi một nhân cách

2.2.2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản

a Trung với nước, hiếu với dân

Trang 4

Trung với nước, hiếu với dân là chuẩn mực lớn nhất, chung nhất, là nền tảng định hướng cho nhận thức, ý chí và những hành động thực tế của một con người trong cuộc sống Chúng ta phải phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng, phải cống hiến hết mình cho lợi ích chung, cho lợi ích tập thể, không được vị kỉ cho bản thân, phải “tuyệt đối trung thành với Đảng với nhân dân”, phải phấn đấu xây dựng nội bộ Đảng thật sự trong sạch, làm cho Đảng ngày càng phát triển bền vững, xứng đáng là “người đầy tớ trung thành của nhân dân”

b Yêu thương con người

Yêu thương con người là một phẩm chất không thể thiếu của người cán bộ, Đảng viên, nó đòi hỏi phải biết đấu tranh chống lại những gì sai trái, bè phái, phải biết góp ý, phê bình và tự phê bình bằng tình cảm đồng chí chân thành nhất, để giúp nhau cùng phát triển, làm cho Đảng ngày càng phát triển vững mạnh, xứng đáng là một đảng cầm quyền, với những con người phục vụ nhân dân hết lòng, có tình yêu thương con người

vô bờ bến

c Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng

là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Để thật sự xứng đáng với lòng tin tưởng của nhân dân giành cho mình thì Đảng phải coi đó là lẽ sống để luôn phấn đấu, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phục vụ nhân dân và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc

d Tinh thần quốc tế trong sáng, cao cả

Phương châm này thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với những người tiến bộ, những người cách mạng chân chính trên thế giới đấu tranh cho lí tưởng hòa bình, tự do và công lí trên toàn thế giới này

2.2.3 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

a Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Lời nói mà đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả tích cực cho bản thân mình và tạo ra những tác động tích cực đến người khác Lấy gương người tốt, việc tốt

để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các

tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới

b Xây đi đôi với chống

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “xây” là giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới qua đó khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh để mỗi người tự giác trau dồi, rèn luyện “Chống” là phê phán lên án loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức đang thường xuyên diễn ra trong cuộc sống Muốn thế phải sớm phát hiện để đấu tranh, lên

Trang 5

án cái xấu Nhưng quan trọng là cần phải biết dự báo để phòng, ngăn chặn, đưa mọi người trở lại đúng giá trị đạo đức cần phải có của bản thân mình

c Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong cuộc sống cá nhân lẫn trong công việc như sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu Trong mọi mối quan hệ xã hội của mình từ nhỏ nhất đến lớn nhất Chỉ

có rèn luyện công phu đến thế, con người mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và những phẩm chất đạo đức ấy ngày càng được củng cố, nâng cao, xây dựng nền móng vững chắc cho mình và cho cả người khác, tạo ra những lan tỏa tích cực đến người khác

d Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

Việc giáo dục, đào tạo nên những thế hệ tương lai, thế hệ người chủ đất nước, cần

có sự quan tâm và chung tay của toàn xã hội tức là phải kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

3 Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

3.1 Thực trạng giáo dục đạo đức sinh viên của Trường Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh trong thời gian qua

3.1.1 Khái quát về Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học ĐHSP TPHCM là 1 trong 2 trường đại học sư phạm lớn của cả nước, đóng vai trò nòng cốt, đầu đàn đối với hệ thống các trường sư phạm và phổ thông

ở phía Nam

3.1.2 Tình hình giáo dục đạo đức sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua

a Phân tích số liệu khảo sát

Trên cơ sở phát phiếu khảo sát lấy ý kiến trong 400 sinh viên, 50 giảng viên , kết quả như sau:

Ý kiến về sự cần thiết giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà Trường được thể hiện qua bảng sau:

Đánh giá về mức độ cần thiết Số ý kiến Tỉ lệ %

Có hay không cũng được 36 8%

Hoàn toàn không cần thiết 0 0%

(Nguồn do tác giả điều tra thống kê trong GV, SV Trường ĐHSP TPHCM năm 2016)

Trang 6

Từ số liệu trên cho thấy cả giảng viên và sinh viên đều ý thức việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết (91,1%) và nên đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới, tuy nhiên cần có sự thay đổi về nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp với điều kiện hiện nay

 Mặt đạt được trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên của Trường Nhiều năm qua Trường Đại học ĐHSP TPHCM đã có sự chú trọng hơn về nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đạo đức của sinh viên Tỉ lệ rèn luyện đạo đức xuất sắc, tốt của sinh viên chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng tăng qua các năm cụ thể là năm học

2015 – 2016, xuất sắc chiếm tới 24,24% và tốt chiếm 62,81%

 Mặt hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên của Trường

Phương thức, hình thức giáo dục đạo đức chưa đồng bộ (15%), chưa phù hợp cho từng nội dung, cho từng đối tượng sinh viên cụ thể (22%) Trong giáo dục đạo đức cho sinh viên nội dung vẫn còn mang tính lí thuyết, áp đặt, chưa thiết thực (27%) Trong nội dung giảng dạy có lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức chiếm 6% thật sự là quá ít

so với yêu cầu giáo dục đặt ra

b Nguyên nhân của những hạn chế trên

Thứ nhất, trong nhận thức, chưa thấy hết tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức (8,9%).Thứ hai, là do tác động tiêu cực từ sự phát triển của

xã hội (22%), mặt trái của cơ chế thị trường (20%) Thứ ba, về môi trường giáo dục

chưa có sự kết hợp tốt giữa gia đình – nhà trường – xã hội (16%), gia đình thiếu quan

tâm (29%) Thứ tư là sự chống phá của các thế lực thù địch

3.2 Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường ĐHSP TPHCM theo tư tưởng Hồ Chí Minh

3.2.1 Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên theo chuẩn mực và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Trong chương trình giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh cần lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phát động những cuộc thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho mỗi sinh viên đều là một chiến sĩ

trên mặt trận thi đua

3.2.2 Nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên, đoàn thể về giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên

Mục tiêu là nhằm tập trung mọi nguồn lực phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Mang lại hiệu quả cao cho công tác này trên cơ sở thống nhất về nội dung, cách thức, biện pháp, quy trình giáo dục, khuôn mẫu đánh giá cho công tác giáo dục đạo đức sinh viên Cụ thể: Thứ nhất là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, Chi bộ nhà Trường với công tác giáo dục đạo đức; Thứ hai là tăng cường vai trò giáo

Trang 7

dục của cán bộ quản lí; Thứ ba là tăng cường vai trò hoạt động giáo dục của Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên; Thứ tư là tăng cường vai trò giáo dục của người Thầy (giảng viên chuyên môn và cố vấn học tập)

3.2.3 Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua giảng dạy các môn Lí luận chính trị

Thông qua hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức chuyên môn, với nội dung phong phú đa dạng của từng môn học, với phương pháp truyền đạt tích cực của mỗi giảng viên có thể lồng ghép giáo dục những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, lối sống tiến bộ cho sinh viên một cách trực tiếp, phát huy tối đa công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên

3.2.4 Đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức Gắn giáo dục ý thức đạo đức với thực tiễn đạo đức thông qua các hình thức hoạt động chính trị - xã hội

Để gắn giáo dục ý thức đạo đức với thực tiễn đạo đức trong công tác giáo dục đạo

đức cho sinh viên, đòi hỏi chúng ta cần chú ý mấy điểm chính sau đây: Thứ nhất là, phải

cung cấp cho sinh viên có những hiểu biết nhất định về các nguyên tắc, phạm trù,

chuẩn mực, giá trị đạo đức mới; Thứ hai là, nêu những tấm gương đạo đức trong sáng

của các thế hệ đi trước và cả trong cuộc sống hiện tại, là một công việc hết sức cần

thiết trong giáo dục đạo đức cho các thế hệ sinh viên hôm nay; Thứ ba là, thường

xuyên tổ chức các phong trào hoạt động mang tính chất chính trị - thực tiễn, tham quan các di tích lịch sử văn hóa,…

3.2.5 Giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên thông qua các hình thức sinh hoạt mang ý nghĩa chính trị - xã hội - thực tiễn

Chúng ta phải biết kết hợp phương pháp thuyết giảng, phương pháp động não, phương pháp thảo luận nhóm… với phương pháp thực hành, phương pháp đi thực tế, phương pháp bài tập thực địa… để gắn giáo dục sinh viên thông qua các hình thức sinh

hoạt mang ý nghĩa chính trị - xã hội – thực tiễn

3.2.6 Tăng cường tính tự giáo dục đạo đức của sinh viên

Quá trình tự giáo dục của sinh viên chính là thể hiện tính độc lập của tư duy, tính công bằng, dân chủ trong lĩnh hội tri thức khoa học Là tiêu chuẩn để đánh giá rèn luyện đạo đức, năng lực của người sinh viên khách quan và hữu hiệu nhất Cần tăng cường năng lực tự học, tự rèn luyện, hoàn thiện phẩm chất đạo đức của sinh viên và bồi dưỡng năng lực tự quản cho ban cán sự, tập thể lớp

3.2.7 Xây dựng môi trường học đường lành mạnh thân thiện

Để xây dựng môi trường học đường lành mạnh cần thực hiện: Thứ nhất là bồi dưỡng kĩ năng sống lành mạnh cho sinh viên; Thứ hai là triển khai thực hiện tốt chỉ thị của Chính phủ về việc chống tiêu cực, khắc phục bệnh thành tích trong ngành giáo dục;

Trang 8

Thứ ba là tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội, đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học Đặc biệt phải xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về lượng, có phẩm chất và chuyên môn giỏi; Thứ tư là tổ chức giao lưu văn nghệ mang tính toàn trường; Thứ năm là thành lập những câu lạc bộ giao lưu kiến thức và kĩ năng cho sinh viên

3.2.8 Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên

 Vai trò của gia đình: Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ

cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa

vụ và trách nhiệm với nhau

 Vai trò của nhà trường: Nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ

chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng

trong xã hội

 Vai trò của xã hội: Xã hội vừa là nơi giáo dục, hoàn thiện, kiểm định đạo đức

cho con người; đồng thời cũng là nơi tác động tiêu cực, xói mòn đạo đức nếu như các

em không có kĩ năng sống, không đủ bản lĩnh, không có“kháng thể” từ mặt trái độc hại

của xã hội

Sự thống nhất của ba môi trường giáo dục tạo nên sức mạnh tổng hợp, tác động đồng bộ lên nhân cách của sinh viên

4 Kết luận

Ngày nay, nhân loại đang bước vào một nền văn minh trí tuệ, một nền kinh tế tri thức, một xã hội thông tin Thế giới đang trong cuộc chạy đua về tốc độ trong hệ thống kinh tế - xã hội Vì vậy, người ta nói, muốn biết tương lai một dân tộc ra sao hãy nhìn vào hiện tại xem dân tộc đó đang làm giáo dục như thế nào? Chỉ có đi bằng con đường phát triển giáo dục, phát triển năng lực trong mỗi con người, chúng ta mới có thể đi tắt, đón đầu không để bị thụt lùi so với các nước trên thế giới Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng chính là kim chỉ nam để Đảng và Nhà nước ta xây dựng đường lối giáo dục và đào tạo trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Chúng ta những người sinh viên sư phạm phải biết tiếp nối những truyền thống, những giá trị cao đẹp vẻ vang của dân tộc tự bao đời Phải cùng nhau xây dựng một thế hệ thanh niên “trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Tất cả chúng ta đều có quyền tự hào và vinh dự khi là một thành viên đứng trong hàng ngũ thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh Vì thế các thế hệ sinh viên ta phải biết kế tiếp nhau, nguyện “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, mới xứng đáng với tên gọi là người con đất Việt

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 C Mác – Ph Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

2 Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập

III, Nxb Sự thật, Hà Nội

3 Đặng Hữu Toàn (2002), Chủ nghĩa Mác – Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4 Giáo dục – Đào tạo Việt Nam thời hội nhập (2007), Nxb Lao Động

5 Hồ Chí Minh (1978), Về vai trò và nhiệm vụ của thanh niên, Nxb Sự thật, Hà Nội

6 Hồ Chí Minh (1995), Lênin và Cách mạng Tháng Mười, Nxb Sự thật, Hà Nội

7 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

8 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

9 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

10 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

11 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

12 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

13 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

14 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

15 Hồ Chí Minh (2010), Về đạo đức cách mạng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

16 Hồ Chí Minh, Bàn về thanh niên, Nxb Sự thật, Hà Nội

17 Lương Văn Tám (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Đề tài nghiên cứu khoa

học và công nghệ cấp trường, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

18 Nguyễn Ngọc Long (1987), “Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức trong

việc đổi mới tư duy”, Tạp chí Nghiên cứu

19 V I Lênin (1977), toàn tập, tập 36, Nxb Tiến Bộ, M

Ngày đăng: 02/11/2020, 05:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w