1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm cho sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh theo tấm gương đạo đức và phong cách hồ chí minh

26 101 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 296,21 KB

Nội dung

Công tác rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm trong sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.. Thực trạng công tác rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm trong sinh viên tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯU MAI HOA

RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

MÃ SỐ: CS.2015.19.07

TP.HCM - 2016

Trang 2

Chương 2 Công tác rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm trong sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Thực

2.1 Thực trạng công tác rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm trong sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

13 2.1.1 Quá trình triển khai và thực hiện công tác tác rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm trong sinh viên 13

Trang 3

1

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG CÁCH SƯ

PHẠM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC VÀ

Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2015 đến tháng 09/2016

1 Mục tiêu: Góp phần định hướng rèn luyện đạo đức, phong cách

của người giáo viên tương lai, xứng đáng là chuẩn mực của xã hội

2 Nội dung chính: Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, tấm

gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; vận dụng vào công tác rèn luyện đạo đức, phong cách sư phạm trong sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

3 Kết quả đạt được:

- Bài báo khoa học

- Đĩa CD về các tư liệu khảo sát

- Bài báo khoa học

Trang 4

2

SUMMARY RESEACH ON SCIENCE AND TECHNOLOGY

AT UNIVERSITY LEVEL Project Title: TRAIN ETHICS VIOLATIONS AND STYLE

COUNSEL FOR STUDENTS HO CHI MINH CITY

PEDAGOGYCAL UNIVERCITY FORWARD HO CHI MINH’S ETHICS AND STYLE

Code Number: CS.2015.19.07

Coordinator: Master Luu Mai Hoa Tel: 0945.237.639 E-mail: maihoa9378@yahoo.com.vn

Implementing Institution:The Political Education Falculty, the Ho

Chi Minh Ciity University of Pedagogy

Duration: From September 2015 to September 2016

1 Objectives: Contributing to exercise moral orientation, style of

future teachers, deserve the social standards

2 Main contents: Essential Ho Chi Minh’s thought on ethics, his

morality and styles; working apply to ethics training, pedagogical styles in students of the Ho Chi Minh Ciity University of Pedagogy

3 Results obtained:

- Science report

- CD of the materials collected

- Journal article

Trang 5

3

M Ở ĐẦU

1 TÍNH C ẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đến nay đã trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, đã đào tạo ra biết bao thế

hệ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo cho mọi vùng miền đất nước Số lượng học sinh tập trung thi vào trường ngày một đông đảo Quy mô và chất lượng đào tạo của Trường ngày một vươn xa Trường đã nhận được nhiều danh hiệu và huân chương cao quý của Nhà nước và của ngành giáo dục Với bề dày thành tích của mình, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước trở thành trường Đại học Sư phạm trọng điểm khu vực phía Nam Hiện nay, Trường là một trong những đơn vị trực tiếp hỗ trợ Bộ Giáo dục

và Đào tạo thực hiện đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” Trong đó, trọng tâm là đổi mới cách dạy và học, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng sư phạm một cách chủ động, linh hoạt, tạo tác phong nhanh nhẹn, chững chạc khi đứng lớp Do đó, việc đổi mới trong hoạt động dạy, học cũng như hình thành tác phong sư phạm cho sinh viên ngay từ thời gian đầu nhập học để xứng với danh hiệu của Trường là việc làm cần thiết, quan trọng

Sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

là đội ngũ trí thức tương lai của đất nước Họ là những người gánh trên vai sứ mệnh đặc biệt mà xã hội giao phó Đó là sứ mệnh đào tạo, giáo dục để hình thành nên những lớp công dân có ích cho xã hội Họ được nhìn nhận, đánh giá như những con người đặc biệt, được xã hội tôn vinh và kính trọng Do đó, mỗi sinh viên sư phạm, ngay từ bây giờ, cần chủ động, tích cực xây dựng cho mình một lối sống mới văn minh tiến bộ, lối sống và tác phong của người sinh viên sư phạm chuẩn mực Vậy, thực trạng rèn luyện tác phong, phong cách sư phạm trong sinh viên ở Trường đang diễn ra như thế nào? Suy nghĩ của sinh viên về vấn đề này ra sao? Họ có quan tâm đến việc tự rèn

Trang 6

cách sư phạm cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” làm

đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường

2 M ỤC TIÊU ĐỀ TÀI

- Đánh giá đúng thực trạng rèn luyện tác phong, phong cách

sư phạm trong sinh viên ở Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 đến năm 2015

- Chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế và rút ra được một số kinh nghiệm của công tác này trong 10 năm (2005 - 2015)

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức và lối sống

- Việc rèn luyện tác phong, phong cách sư phạm của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Ph ạm vi nghiên cứu

- Không gian: Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

- Thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2015

4 CÁCH TI ẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 7

5

4.1 Cách ti ếp cận

Dựa trên phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, các quan điểm duy vật biện chứng về phong cách, lối sống của con người mới XHCN, quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức và lối sống

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Kết hợp các phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, điều tra, đánh giá…

1.1.1.1 Trung với nước, hiếu với dân:

“Trung” và “hiếu” là những khái niệm cũ trong tư tưởng

đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, phản ánh mối quan

hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất đoạ đức bao trùm nhất: “trung với vua, hiếu với cha mẹ”

Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm “trung, hiếu” trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và đưa vào đó một nội dung mới:

“Trung v ới nước, hiếu với dân” tạo nên một cuộc cách mạng trong

quan niệm về đạo đức Người nói: “Đạo đức cũ như người đầu

ngược xuống đất chân chổng lên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”

Hồ Chí Minh cho rằng, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân Vì nước là nước của dân, còn dân là chủ nhân của nước; bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều

vì dân, cán bộ là đầy tớ của dân chứ không phải là “quan cách mạng”

Trang 8

6

Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành tuyệt đối với con đường đi lên của đất nước; suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng Hiếu với dân thể

hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng Để làm được như vậy, phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, dựa vào dân và lấy dân làm gốc Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí

1.1.1.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:

Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, là đại cương cho đạo đức Hồ Chí Minh Người chỉ ra rằng, giai cấp phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ thực hiện mà lại bắt dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi của chúng Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo là để đem lại hạnh phúc cho dân Với ý nghĩa như vậy, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cũng là một biểu hiện cụ thể, một nội dung của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”

Cũng như khái niệm “trung, hiếu”, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cũng là những khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống dân tộc, được Hồ Chí Minh lọc bỏ những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng

1.1.1.3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa:

Yêu thương con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Người nói, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng Vì yêu thương dân dân, yêu thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no áo ấm và hạnh phúc cho mọi người

Trang 9

7

Yêu thương con người đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc Người cho rằng, nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

1.1.1.4 Tinh thần quốc tế trong sáng

Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa Nó bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt ra khỏi quốc gia dân tộc

Nội dung của chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản trên toàn thế giới, với tất cả các dân tộc

và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh và chủ nghĩa bành trướng bá quyền, Hồ Chí Minh chủ trương giúp bạn là tự giúp mình

1.1.2 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

1.1.2.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Hồ Chí Minh coi Nói đi đôi với làm là nguyên tắc quan trọng bật nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới Điều này được Hồ Chí Minh khẳng định từ giữa năm 20 của thế kỷ XX trong tác phẩm Đường cách mệnh Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời về nói đi đôi với làm Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức Hồ Chí Minh đã có lần chỉ rõ: “nói

Trang 10

8

chung thì các dân tộc phương Đông thì giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truy ền” Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã đào tạo các thế hệ cách

mạng Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng tiên phong, mà còn bằng chính tấm gương đạo đức cao cả của mình

Như vậy, một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một nền rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hàng ngày của toàn xã hội

1.1.2.2 Xây đi đôi với chống

Để xây dựng một nền đạo đức mới, phải cần kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng – sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức thường đan xen nhau, đối chọi nhau thông qua hành vi của những con người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người Chính vì vậy, việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức rõ ràng không đơn giản Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây

Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải đươc tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới Việc giáo dục đạo đức phải được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau; phải khơi dậy được ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người Hồ Chí Minh

đã chỉ ra rằng: “mỗi người đều có thiện và ác ở trong lòng Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và ph ần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”

Bản thân sự tự giác cũng là một phẩm chất đạo đức cao quý đối với mỗi người và mỗi tổ chức, trước hết là Đảng

Hồ Chí Minh đưa ra một lời khuyên rất dễ hiểu: “đạo đức

cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện

Trang 11

Như vậy, phong cách còn được hiểu theo nghĩa rộng tức là lề lối, cung cách, cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách

đã trở thành nền nếp ổn định của một người hoặc một lớp ngươi, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễm đạt… tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể Với cách hiểu này, có thể nói đến phong cách của bất cứ một người nào, từ một người bình thường đến một lãnh tụ, một

vĩ nhân

Nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh là nghiên cứu theo nghĩa rộng của khái niệm phong cách Phong cách Hồ Chí Minh chắc chắn không phải chỉ được thể hiện qua các tác phẩm văn thơ của Người, mà là sự tổng hợp của:

1 Phong cách tư duy,

2 Phong cách làm việc,

3 Phong cách diễn đạt,

4 Phong cách ứng xử,

5 Phong cách sinh hoạt

Năm mặt chủ yếu này tạo nên hệ thống phong cách Hồ Chí

Minh

Trang 12

10

1.2.1 Phong cách tư duy

Từ những năm 20 của thế kỷ XX, tư tưởng Hồ Chí Minh đã

là linh hồn của cuộc đấu tranh của cả dân tộc, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh đã đặt những dữ kiện tư tưởng của những người đi trước và đương thời trên mảnh đất thực tiễn sống động của phong trào cách mạng ở Việt Nam và trên thế giới

để từng bước xác lập một hệ thống tư tưởng, luận điểm có ý nghĩa quyết định vận mệnh của dân tộc và đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng thế giới

Nếu những dữ kiện, những căn cứ cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh đã có, thì phong cách tư duy của bản thân Hồ Chí Minh trong quán trình tư duy lại đóng vai trò trực tiếp dẫn đến việc xác lập tư tưởng ấy Nét đặc sắc nhất trong phong cách tư duy

Hồ Chí Minh là tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo Độc lập là không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước, không theo đuôi

Tự chủ là tự mình làm chủ suy nghĩ của mình, làm chủ bản thân và công việc của mình, tự mình thấy trách nhiệm trước đất nước và dân tộc Sáng tạo là sẵn sàng từ bỏ những cái cũ đã đúng trước kia nhưng đến nay không còn phù hợp, tìm tòi, đề xuất những cái mới có thể trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra

Nhiều người nước ngoài coi tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng của phong trào giải phóng dân tộc Nhiều người khẳng định có một chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh Tổ chức UNESCO đánh giá

tư tưởng của Người là “hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”

1.2.2 Phong cách làm việc

Ở cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, lãnh tụ tối cao của

cả dân tộc, Hồ Chí Minh có một phong cách làm việc mẫu mực để tiến hành công tác và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết

Trang 13

11

đúng đắn và thỏa đáng các mối quan hệ với quần chúng, với cấp dưới, với những người bạn chiến đấu gần gũi, với các vị phụ lão, nhân sĩ, trí thức, đại diện các tôn giáo, dân tộc,… Người không dựa vào quyền lực để buộc mọi người phục tùng, mà thuyết phục con người bằng một phong cách làm việc vừa mang tính nguyên tắc và khoa học cao, vừa có tình nhân ái bao la của một tấm lòng nhân hậu

1.2.3 Phong cách diễn đạt

Với những cương vị khác nhau và hoạt động ở nhiều nơi khác nhau, chm dùng nhiều thể loại phong phú (văn chính luận, báo chí, truyện ký, thơ ca,…) để nói và viết nhằm vào nhiều đối tượng bao gồm từ công nhân, nông dân, những người lao động bình thường

ít học hay mù chữ đến những trí thức, bác học, văn nghệ sĩ, chính khách, những người đứng đầu các Nhà nước, các đảng phái, các tôn giáo… Trong phong cách nói và viết của Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hòa cái dân gian và cái bác học, cái cổ điển và cái hiện đại, giữa phong cách phương Đông và phong cách phương Tây, từ đó tạo thành sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe, người đọc

1.2.4 Phong cách ứng xử

Trong cuộc đời hoạt động vô cùng phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc trong tất cả những

ai đã từng gặp Người Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh thực sự

là một phong cách ứng xử văn hóa, vì trong phong cách ứng xử của Người không có chỗ cho sự giả tạo, gượng ép Toàn thể con người

Hồ Chí Minh toát lên một phong thái bình dị và tế nhị rất tự nhiên

Đối với từng đối tượng khác nhau, Người có cách ứng xử khác nhau Đối với cán bộ và quần chúng nhân dân, Người cư xử vừa

ân cần, niềm nở, vừa thân ái, nhiệt tình, khi cần thì nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình nghiêm khắc, nhưng nghiêm khắc mà vẫn độ lượng, khoan dung để nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, vùi dập con người Đối với các đối thủ luôn tìm cách lật đổ chính

Ngày đăng: 03/01/2021, 12:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w