1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học

74 699 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 180,57 KB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu: Bán định lượng. Mô hình ngoài việc dựa trên các nghiên cứu trước đây, còn dựa trên nghiên cứu chuyên gia bằng kỹ thuật Delphy. Sau đó, khảo sát, phân tích SPSS trên mô hình chính thức

Trang 1

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1

1.1 Ngoài nước 1

1.2 Trong nước 1

2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

4 KHUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

4.1 Khung nghiên cứu 4

4.2 Phương pháp nghiên cứu 4

4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: 5

4.2.2 Phương pháp phân tích 6

4.2.3 Một số phương pháp khác 7

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7

5.1 Đối tượng nghiên cứu 7

5.2 Phạm vi nghiên cứu 8

6 GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 8

B NỘI DUNG 11

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾNG ANH GIAO TIẾP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 11

1.1 Một số khái niệm 11

1.1.1 Kỹ năng 11

1.1.2 Giao tiếp 12

1.1.3 Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh 12

1.2 Tầm quan trọng của tiếng Anh ngày nay 12

1.2.1 Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ của thông tin 13

1.2.2 Sự thông dụng trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế 14

1.2.3 tiếng Anh hướng đến cộng đồng ASEAN 16

1.3 Sơ lược về thực trạng tiếng Anh giao tiếp của sinh viên đại học ngày nay 17

1.4 Mô hình học tiếng Anh trên thế giới và các trường đại học ở Việt Nam 19

1.4.1 Trên thế giới 19

1.4.2 Các trường đại học ở Việt Nam 21

Trang 2

1.5 Mô hình nghiên cứu 24

1.5.1 Ngoài nước 24

1.5.2 Trong nước 26

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - LUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG 28

2.1 Kết quả khảo sát chuyên gia 28

2.1.1 Khó khăn 28

2.1.2 Giải pháp 30

2.2 Kết quả khảo sát chính thức 31

2.2.1 Số lượng và cơ cấu phiếu điều tra 31

2.2.2 Trình độ về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh qua sự đánh giá của sinh viên 32

2.2.3 Trình độ tiếng Anh của sinh viên thông qua các kỳ thi, kiểm tra 34

2.2.4 Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Khoa Kinh tế - Luật Trường Đại học Tiền Giang 38

2.2.5 Đánh giá các giải pháp 48

Chương III GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - LUẬT 51

3.1 Nhóm giải pháp về Môi trường ngoài giờ học 51

3.2 Nhóm giải pháp về Cơ sở vật chất 53

3.3 Nhóm giải pháp về Môi trường bên trong giờ học 55

3.4 Nhóm giải pháp về Khả năng tự học của sinh viên 60

3.5 Nhóm giải pháp về Động lực và thái độ học tập 63

C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 65

1 KẾT LUẬN 65

2 KHUYÊN NGHỊ 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC 69

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thống kê khó khăn của sinh viên trong quá trình rèn luyệnkỹ năng giao tiếp tiếng Anh 28Bảng 2.2 Giải pháp đề xuất của sinh viên trong việc nâng cao kỹ

Bảng 2.3 Thống kê đặc điểm cá nhân của sinh viên được khảo sát 31Bảng 2.4 Đánh giá xếp loại về kỹ năng nghe trong tiếng Anh giaotiếp 32Bảng 2.5 Đánh giá xếp loại về kỹ năng nói trong tiếng Anh giaotiếp 33Bảng 2.6 Đánh giá xếp loại về kỹ năng đọc trong tiếng Anh giao

Bảng 2.7 Đánh giá xếp loại về kỹ năng viết trong tiếng Anh giaotiếp 34

Bảng 2.13 Thực trạng về các nhân tố động lực và thái độ học tập củasinh viên 38Bảng 2.14 Thực trạng về các nhân tố khả năng tự học của sinh viên 40Bảng 2.15 Thực trạng về các nhân tố môi trường trong giờ học chosinh viên 42Bảng 2.16 Thực trạng về các nhân tố môi trường ngoài giờ học chosinh viên 44Bảng 2.17 Thực trạng về các nhân tố cơ sở vật chất cho việc rèn

luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh 45Bảng 2.18 Thống kê đánh giá của sinh viên về tình khả tính của cácgiải pháp 48

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.2 Mô hình Lightbown, Patsy M và Nina Spada (2013) 25

Hình 1.3 Anh của sinh viên Sư phạm tiếng Anh, Trường Đại Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng năng lực tiếng

Trang 5

- Lightbown, Patsy M và Nina Spada (2013), với “How Languages Are Learned”.

Đề tài này được nghiên cứu với mục đích giới thiệu cho giáo viên, cả những người mới và

đã có kinh nghiệm, với một số các nghiên cứu về tiếp thu ngôn ngữ thứ hai có thể giúp họkhông chỉ đánh giá được các tài liệu và sách giáo khoa giảng dạy, mà còn giúp họ tiếp cậnmột cách phù hợp hơn đối với cách thức học ngôn ngữ Chương đầu tiên, nghiên cứu đãtrình bày các lý thuyết về tiếp thu ngôn ngữ đầu tiên ở trẻ nhỏ Chương 2, nêu các kiếnthức phát triển ngôn ngữ thứ hai và so sánh với phương thức tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ Vềchương 3, tác giả đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc họcngôn ngữ: sự thông minh (Intelligence), năng khiếu (Language learning aptitude), phongcách học tập (Learning styles), cá tính (Personality), thái độ và động lực (Attitudes andmotivation) và Tuổi (Ages) Trong các chương tiếp theo, nhà nghiên cứu đã quan sát, mô

tả thực tiễn giảng dạy, học tập ở các lớp học ngôn ngữ thứ hai và đưa ra sự so sánh củamôi trường tự nhiên và môi trường giảng dạy Ở chương cuối là những thảo luận vềnhững gì kết quả nghiên cứu cho thấy và đưa ra cách thức hiệu quả nhất để giảng dạy vàhọc ngôn ngữ thứ hai

1.2 Trong nước

- Các tác giả Nguyễn Văn Lợi, Chung Thị Thanh Hằng (2013) với đề tài: “Các yếu

tố ảnh hưởng năng lực tiếng Anh của sinh viên Sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học CầnThơ” đã chỉ ra rằng học ngoại ngữ là một quá trình phức tạp, trong đó sự phát triển khảnăng ngôn ngữ của người học chịu sự chi phối của nhiều yếu tố tác động Trong nghiêncứu này đề cập đến những yếu tố quan trọng được công nhận thông qua những nghiên cứukhoa học như: tự học, cơ hội tiếp xúc với ngữ liệu và sử dụng ngôn ngữ, động cơ và thái

độ học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá Tuy nhiên đề tài chưa cho thấy những nhân tố

đó tác động đến nhau như thế nào và còn giới hạn cho sinh viên nhóm ngành Sư phạmtiếng Anh

- Dương Thị Thu Hà (2015), trong nghiên cứu về “Tạo môi trường tiếng Anh tronggiao tiếp hằng ngày cho người học ngoại ngữ” đã đề cập đến việc tạo môi trường giao tiếptiếng Anh tự nhiên giúp người học ngoại ngữ có cơ hội được thường xuyên tiếp xúc với

Trang 6

vingôn ngữ đó, ít nhiều hiểu được những gì người bản ngữ nói mặc dù chưa thể tự hìnhthành những lời nói tương tự như vậy ngay lập tức Trong đó đề cập đến việc xây dựngmôi trường tiếng Anh trong giờ học, môi trường tiếng Anh ngoài giờ học, cơ sở vật chất

và tố chất của giáo viên Nghiên cứu đã phản ánh vấn đề cần phải xây dựng môi trườnghọc tiếng Anh cho sinh viên một cách tự nhiên nhất, tuy nhiên đó mới dừng lại ở một khíacạnh của các nhân tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên

- Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Ngoại ngữ 24 (2008) trang 22-37

“Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại họcQuốc gia Hà Nội” Đề tài được thực hiện tại Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội Phươngpháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là nghiên cứu định tính Dữ liệu được thu thậpbằng phương pháp điều tra thông qua công cụ phiếu câu hỏi, quan sát Nghiên cứu đưa racác yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại học QuốcGia Hà Nội là: 1) Chưa có đích và mục tiêu thống nhất cho môn học, chưa xác định trình

độ và kĩ năng người học phải đạt được cho từng giai đoạn học tập từ cử nhân đến tiến sĩ,2) Giáo trình tiếng Anh không chuyên ở Đại học Quốc gia Hà Nội chưa được biên soạnmột cách có hệ thống, 3) Lớp học không đạt chuẩn, số sinh viên trong một lớp học tiếngAnh đông, phương tiện hỗ trợ dạy học nghèo nàn, thiếu môi trường thực hành, 4) Giáoviên chưa được đào tạo để dạy tiếng Anh không chuyên và tiếng Anh chuyên ngành, 5)Chưa xử lí đúng mối quan hệ giữa mục đích, động cơ, nhu cầu và mong muốn học tiếngAnh của sinh viên, 6) Học tiếng Anh dường như không có nhiều liên hệ với phát triển vànâng cao kiến thức chuyên môn của người học, 7) Có những cách hiểu khác nhau về đánhgiá trình độ và kĩ năng giao tiếp tiếng Anh đầu ra và về môn tiếng Anh trong một chươngtrình, 8) Thiếu cơ chế khuyến khích dạy - học chuyên môn bằng tiếng Anh

- Trần Ngọc Minh (2015), với nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả học tiếngAnh cho sinh viên Khoa Kinh tế - Xã hội, Trường Đại học Tiền Giang” đã nêu lên thựctrạng về nhận thức và thái độ của sinh viên Khoa Kinh tế - Xã hội (hiện nay là Khoa Kinh

tế - Luật Trường Đại học Tiền Giang) cũng như chỉ ra nhưng hạn chế trong việc học tiếngAnh của sinh viên Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu những nhân tố tác động đến hiệuquả học tập của sinh viên Khoa Kinh tế - Xã hội, bao gồm 4 nhân tố: Chương trình đàotạo và năng lực giảng viên; Kỳ vọng của nhà trường, gia đình và cá nhân; Phương pháphọc tiếng Anh cá nhân; Phương pháp tương tác và năng khiếu Tuy nhiên nghiên cứu nàychưa cho thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tác động tới hiệu quả họctiếng Anh của sinh viên, cũng như chưa có sự phân tích sâu ở từng nhóm ngành học, từngkhóa học

2 Lý do chọn đề tài

Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh là một yếu tố quan trọng và được xem như một kỹnăng thiết yếu trong một xã hội đang hội nhập như Việt Nam hiện nay Tiếng Anh được

Trang 7

viixem là ngôn ngữ giao dịch chính thức trong hầu hết các lĩnh vực như kinh doanh, thươngmại, công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới Việc nâng cao kỹ năng giao tiếptiếng Anh giúp sinh viên có khả năng giao tiếp với người nước ngoài một cách lưu loát,tạo cơ hội việc làm và nâng cao tầm vóc của nguồn nhân lực Việt Nam trong mắt cácdoanh nghiệp quốc tế.

Bên cạnh đó, rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh còn giúp sinh viên nâng cao vốnkiến thức, tiếp cận với kho tàng thông tin rộng lớn mà khi có sự kết hợp giữa trình độtiếng Anh sẽ là một phương tiện hữu ích cho bản thân sinh viên không chỉ trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu mà cả trong công việc tương lai Khi đi xin việc, phần lớn các nhàtuyển dụng đều đòi hỏi nhân sự mới phải có trình độ về tiếng Anh, do đó có được khảnăng về tiếng Anh sẽ là lợi thế mang tính quyết định đặc biệt đối với những sinh viên khi

ra trường và sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các chức vụ cao trong công ty, doanhnghiệp trong nước và ngoài nước

Tuy nhiên, sinh viên Khoa Kinh tế - Luật Trường Đại học Tiền Giang hiện nay chưađược thị trường tuyển dụng đánh giá cao bởi nhiều khuyết điểm về trình độ tiếng Anhchưa thể đáp ứng được yêu cầu công việc trong thị trường hội nhập hiện nay Môi trườnglao động trong khu vực vận động theo hướng tự do lưu chuyển cho nên kỹ năng tiếng Anhlưu loát là một điểm thuận lợi để giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ và tạo cơ hội chobản thân khi hội nhập Vì vậy, ngoài kiến thức chuyên môn, mọi sinh viên cần trang bịcho mình kỹ năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh để tiếp cận cơ hội việc làm trong môitrường toàn cầu Nhưng thực tế cho thấy, đa phần sinh viên Khoa Kinh tế - Luật chưa chủđộng và chưa có phương pháp rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh hiệu quả,các hoạt động của nhà trường chưa thỏa mãn được nhu cầu cải thiện kỹ năng giao tiếptiếng Anh cho sinh viên

Từ những lý do khách quan lẫn chủ quan trên, nhóm tác giả chọn đề tài nghiên cứu:

“Giải pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên Khoa Kinh tế - Luật Trường Đại học Tiền Giang”.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất giải pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên Khoa Kinh tế

- Luật Trường Đại học Tiền Giang

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống cơ sở lý thuyết về phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anhcho sinh viên; các nhân tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp và các mô hìnhrèn luyện tiếng Anh cho sinh viên ở các trường đại học tại Việt Nam

Phân tích thực trạng về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Khoa Kinh tế Luật Trường Đại học Tiền Giang

Trang 8

4 Khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Khung nghiên cứu

Hình 1.1 Quá trình nghiên cứu

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng 2 phương pháp cơ bản: Phương pháp thu thập số liệu và phương phápphân tích

4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

a/ Số liệu thứ cấp

Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết

Mô hình nghiên cứu lý

thuyết Khảo sát sơ bộ

Điều chỉnh thang đo

Thang đo và bảng câu hỏi chính thức Phiếu khảo chính thức

Thống kê, phân tích và thảo luận

Kiểm tra thang đo

Chưa phù hợp

Giải pháp và Kết luận

Khảo sát lần 2

Trang 9

ixThu thập số liệu thứ cấp thông qua các nghiên cứu trước đây về việc học tiếng Anhcũng như kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, thông qua các bài báo, tạp chí khoa học về kỹ nănggiao tiếp tiếng Anh, báo cáo từ văn phòng khoa Kinh tế- Luật, Trường Đại học TiềnGiang.

b/ Số liệu sơ cấp

Phiếu điều tra

Phương pháp thu thập dữ liệu bằng phiếu điều tra được nhóm tác giả sử dụng nhằmmục đích:

+ Tìm ra thực trạng về trình độ tiếng Anh, phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếpbằng tiếng Anh của sinh viên thông qua bảng câu hỏi khảo sát về trình độ và cách thứcrèn luyện tiếng Anh giao tiếp của sinh viên Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học TiềnGiang

+ Minh chứng tính cấp thiết của vấn đề khó khăn thực tế cần giải quyết mà sinh viêngặp phải trong rèn luyện tiếng Anh giao tiếp, tạo tiền đề đề xuất một số giải pháp rènluyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh để khắc phục vấn đề tồn tại, đồng thời phát huy cácmặt tích cực đã và đang được thực hiện Việc này sẽ được đề cập ở chương III của nghiêncứu

+ Tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh từnhững khó khăn thực tế và giải pháp để giải quyết của sinh viên Khoa Kinh tế - Luậtthông qua việc sử dụng công cụ bán định lượng kỹ thuật Delphi, thu thập thông tin mộtcách đầy đủ, khách quan tạo cơ sở đề xuất phương pháp rèn luyện tiếng Anh giao tiếp phùhợp với sinh viên Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tiền Giang Vấn đề này sẽ đượcthể hiện chi tiết ở chương III của nghiên cứu

Phương pháp tiến hành:

+ Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên phân tầng

+ Trong cuộc điều tra về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Khoa Kinh tế Luật, nhóm tác giả dự kiến phân chia như sau: Theo ngành học (ngành Quản trị kinhdoanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Pháp lý…) và theo năm học (năm 1, năm 2, năm 3,năm 4) Sau đó tiến hành phát phiếu khảo sát ngẫu nhiên theo từng lớp ứng với từngngành và từng năm học Để đảm bảo tính khách quan, nhóm tác giả sẽ chia mẫu điều tradựa trên tỷ lệ sinh viên theo từng ngành trong từng năm học

-+ Mẫu điều tra: 200 sinh viên thuộc đối tượng nghiên cứu

Phương pháp Delphi

Trang 10

Từ kỹ thuật Delphi qua việc phỏng vấn 100 sinh viên để tổng hợp thành bộ câu hỏicho phiếu khảo sát Dựa trên kết quả thống kê từ kỹ thuật Delphi tạo cơ sở cho việc:+ Thu thập thông tin về thực trạng trình độ giao tiếp tiếng Anh và cách thức rènluyện tiếng Anh giao tiếp của đáp viên nhằm tìm ra vấn đề cần giải quyết

+ Tìm ra những khó khăn gặp phải từ đó thống kê những nhân tố chính ảnh hưởngđến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và bước đầu đề xuất giải pháp

+ Đánh giá thực trạng của sinh viên khoa Kinh tế-Luật, nhà trường, giảng viên ứngvới từng nhân tố ảnh hưởng nhằm đánh giá và tìm ra vấn đề và mức độ khả thi của cácgiải pháp được đề xuất

Phương pháp tiến hành:

Để đảm bảo yêu cầu về mẫu nghiên cứu, tiết kiệm thời gian và mang tính trung thực,khách quan, nhóm tác giả đã phối hợp với Liên chi Hội Sinh viên Khoa Kinh tế - Luật tổchức buổi tọa đàm “tiếng Anh hướng đến cộng đồng ASEAN” vào ngày 05/12/2016 với

sự tham dự của đại diện Ban thư ký Hội Sinh viên, đại diện Đoàn Khoa Kinh tế - Luật,BCH Liên Chi Hội Sinh Viên Khoa Kinh tế - Luật và chuyên viên phòng Quản lý Khoahọc Công nghệ và Hợp tác quốc tế để tiến hành phát phiếu thu thập thông tin về trình độgiao tiếp tiếng Anh và cách thức rèn luyện tiếng Anh giao tiếp

Đồng thời, phát phiếu câu hỏi Delphi gồm câu hỏi về khó khăn và giải pháp trongviệc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh Các câu trả lời được tổng hợp và gửi kết quảđến mỗi đáp viên Sau khi xem xét lại kết quả những đáp viên được yêu cầu cho các giảipháp với những khó khăn mới Nhưng kết quả đòi hỏi giải pháp mới hay những sửa chữacho giải pháp ban đầu

4.2.2 Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp phân tích mô tả: Phương pháp thống kê tần số, giá trị trungbình để mô tả các thuộc tính của nhóm khảo sát Thống kê mô tả được sử dụng để mô tảnhững thuộc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm thông quacác cách thức khác nhau Thống kê mô tả và thống kê suy luận cung cấp những tóm tắtđơn giản về mẫu và các thước đo Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắncần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu

Phương pháp thống kê mô tả dựa trên phiếu khảo sát để đánh giá thực trạng thựchiện của sinh viên khoa Kinh tế-Luật, nhà trường, giảng viên ứng với từng nhân tố ảnhhưởng nhằm đánh giá và tìm ra vấn đề cốt yếu mang tính cấp thiết và mức độ khả thi củacác giải pháp được đề xuất

4.2.3 Một số phương pháp khác

Trang 11

Phỏng vấn

Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi giúp nhóm tác giả có một cái nhìn kháiquát về thực trạng nghiên cứu Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ

về đối tượng trả lời phiếu điều tra và phụ thuộc nhiều vào thái độ của người trả lời phiếu

có nghiêm túc và có hợp tác hay không và thực tế thì vấn đề này phiếu câu hỏi không thểđảm bảo hoàn toàn được

Hơn nữa, đối tượng được điều tra ở phương pháp phiếu điều tra chỉ có sinh viên, tức

là ý kiến đưa ra có thể bị thiên lệch và mang tính chủ quan một phía Bởi vậy, chúng tôitiến hành phương pháp phỏng vấn đối với nhiều đối tượng khác nhau để kiểm chứng độchính xác và đảm bảo độ khách quan cho kết quả thu được từ phương pháp phiếu điều tra,đồng thời có cái nhìn cụ thể và chuyên sâu hơn về thực trạng cần nghiên cứu

Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn 2 giảng viên đang giữ chức vụ là bí thư ĐoànKhoa Kinh tế - Luật và Chủ tịch Hội Sinh Viên Trường Đại học Tiền Giang, 1 sinh viên

là Liên Chi Hội trưởng Liên Chi Hội Sinh Viên Khoa Kinh tế - Luật những câu hỏi xoayquanh về vấn đề thực trạng kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Khoa Kinh tế -Luật, Trường Đại học Tiền Giang Cùng 4 sinh viên có thành tích học tiếng Anh tốt vàtrung bình của các khóa 2013 và 2014, những câu hỏi phỏng vấn đề cập đến khó khăn vàphương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên Khoa Kinh

tế - Luật Trường Đại học Tiền Giang

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 12

6 Giả thuyết nghiên cứu

Thông qua quá trình lược khảo các tài liệu có liên quan, tác giả đề xuất mô hình vàgiả thuyết nghiên cứu của đề tài

- H1: Động lực và thái độ học tập của sinh viên có tương quan dương (+) với kết quảrèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên

- H2: Khả năng tự học của sinh viên có tương quan dương (+) với kết quả rèn luyện

kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên

- H3: Môi trường trong giờ học có tương quan dương (+) với kết quả rèn luyện kỹnăng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên

- H4: Môi trường ngoài giờ học có tương quan dương (+) với kết quả rèn luyện kỹnăng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên

- H5: Cơ sở vật chất có tương quan dương (+) với kết quả rèn luyện kỹ năng giaotiếp tiếng Anh của sinh viên

STT Biến quan sát Tiêu chí đánh giá Nguồn tài liệu

1 Động lực và thái

độ học tập của

sinh viên

- Lý do và mục đích học tiếng Anh

- Quan niệm nhận thức về bản thân

- Quan điểm thái độ đối với việc họctiếng Anh

Môi trường trong giờ học

Môi trường ngoài giờ học

Cơ sở vật chất

Trang 13

- Mục đích và kỳ vọng của ngườihọc vào việc học tiếng Anh

- Cảm xúc của người học

- Khả năng lý giải nguyên nhân thấtbại hay thành công của học tập

- Ảnh hưởng của giáo viên

- Ảnh hưởng của cha mẹ và bạn bè

- Biết quản lý thời gian học tập hợplý

- Biết điều chỉnh phương pháp

- Hedge (2000)

- Hedge (2000)

- Gradman và Hanania (1991)

- Giáo viên cần tăng cường quan hệgiao tiếp bằng cách tăng cường cáchoạt động giao tiếp trong lớp học

- Nội dung dạy học trên lớp nên chútrọng vào ý nghĩa giao tiếp hơn làhình thức của ngôn ngữ

- Tạo ra môi trường tiếng Anh thôngqua các phương tiện nghe nhìn,phương tiện thông tin đại chúng và

- Dương Thị Thu Hà (2015)

- Dương Thị Thu Hà (2015)

- Dương Thị Thu Hà (2015)

- Dương Thị Thu Hà

Trang 14

xivmạng internet.

- Xây dựng môi trường giao tiếptiếng Anh có sự kết hợp giữa ngônngữ trong bài học với ngôn ngữ phục

vụ cho giao tiếp

(2015)

- Dương Thị Thu Hà (2015)

4

Môi trường ngoài

giờ học

- Tổ chức các nhóm hoạt động vuichơi bằng ngoại ngữ: tranh luận, tập

ca hát, thuyết trình

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóalớn như: dạ hội, thi hùng biện toànkhối, thi viết các tác phẩm bằngngoại ngữ

- Dương Thị Thu Hà (2015)

- Dương Thị Thu Hà (2015)

5

Cơ sở vật chất - Xây dựng các thư viện có đầy đủ

các loại sách báo, tạp chí, tài liệungoại ngữ

- Mua sắm trang thiết bị hiện đại đểngười học có điều kiện tiếp xúc vớingôn ngữ bản địa

- Thiết kế phòng học phù hợp vớiviệc học ngoại ngữ, ghế ngồi không

cố định, dễ xoay chuyển

- Dương Thị Thu Hà (2015)

- Dương Thị Thu Hà (2015)

- Trần Thị Phỉ (2015)

B NỘI DUNG CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾNG ANH GIAO TIẾP VÀ

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trang 15

Để giải thích nguồn gốc hình thành kỹ năng có lẽ không có cơ sở lý thuyết nào tốt hơnhai lý thuyết về phản xạ có điều kiện (được hình thành trong thực tế cuộc sống của cá nhân) vàphản xạ không điều kiện (là những phản xạ bẩm sinh mà cá nhân sinh ra đã sẵn có) Trong đó,

kỹ năng của cá nhân gần như thuộc về cái gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là kỹ năng đượchình thành từ khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống[3].Bất cứ một kỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻođều phụ thuộc vào sự đam mê, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của cá nhân, cách luyện tập,tính phức tạp của chính kỹ năng đó Dù hình thành nhanh hay chậm thì kỹ năng cũng đềutrải qua những bước sau đây:

- Hình thành mục đích: trả lời câu hỏi “Tại sao tôi phải sở hữu kỹ năng đó?”; “Sởhữu kỹ năng đó mang lại lợi ích gì cho tôi?”…

- Lên kế hoạch để có kỹ năng đó: có thể là những kế hoạch chi tiết và cũng có những

kế hoạch đơn giản như là “ngày mai tôi sẽ bắt đầu luyện kỹ năng đó”

- Cập nhật kiến thức, lý thuyết liên quan đến kỹ năng đã lên kế hoạch Có thể thựchiện bước này thông qua việc tìm hiểu và sưu tầm và tóm lược những thông tin cần thiết

từ tài liệu, báo chí hoặc buổi thuyết trình nào đó có liên quan đến kỹ năng cần rèn luyện.Phần lớn thì những kiến thức này chúng ta được chia sẻ và học hỏi từ trường lớp hay bạn

bè của mình hay thậm chí là trên các trang chia sẻ thông tin trực tuyến

- Luyện tập kỹ năng: bạn có thể luyện tập ngay khi đi học hay trong công việc, luyệntập cùng thầy cô, bạn bè hoặc tự mình luyện tập

- Ứng dụng và điều chỉnh cho phù hợp Để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng taphải ứng dụng nó trong cuộc sống và công việc và trong những tình huống phù hợp.Công việc và cuộc sống thì biến động không ngừng nên việc hiệu chỉnh là quá trìnhdiễn ra thường xuyên nhằm hướng tới việc hoàn thiện kỹ năng của chúng ta Một khi bạnhoàn thiện kỹ năng thì cũng có nghĩa là bạn đang hoàn thiện bản thân mình

Trang 16

xvinghiên cứu ở mỗi thời điểm lịch sử khác nhau có cách hiểu riêng về hiện tượng này Đứng ởnhiều góc độ khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau để đưa ra quan niệm riêng của mình,

ở nghiên cứu này, nhóm tác giả giải thích khái niệm giao tiếp theo như Từ điển Bách khoa toànthư mở WIKIPEDIA: Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói vàngười nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạngthái: Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý; Hiểu biết lẫn nhau; Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.Trong khi đó kỹ năng giao tiếp lại là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọngtrong thế kỷ 21 Đó là tập những quy tắc, nghệ thuật ứng xử, kinh nghiệm thực tiễn thông quaviệc trao đổi thông tin hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả hơn, thuyết phục hơn khi

áp dụng tốt kỹ năng giao tiếp Có thể nói giao tiếp không dừng lại ở mức kỹ năng mà đã thật sựtrở thành một nghệ thuật với nhiều kỹ năng nhỏ như: kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, sử dụngngôn ngữ cơ thể, âm điệu,… Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người học phải thườngxuyên luyện tập, trau dồi, áp dụng trong mọi hoàn cảnh, từ đó mới dần cải thiện kỹ năng này

1.1.3 Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh

Qua các khái niệm về kỹ năng, giao tiếp và tiếng Anh, nhóm tác giả tổng kết và đưa raquan điểm về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh như sau: kỹ năng giao tiếp tiếng Anh là tập nhữngquy tắc, nghệ thuật ứng xử, kinh nghiệm thực tiễn khi sử dụng tiếng Anh trong quá trình hoạtđộng trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó.Chính vì thế tiếng Anh không chỉ là nghe và nói mà còn là sự thấu hiểu và phản hồi thông tin

từ hai bên chủ thể, có sự chủ động tương tác như vậy một cách thường xuyên và kiên trì thìchắc chắn rằng giao tiếp tiếng Anh không còn là vấn đề nan giải đối với người học nữa

1.2 Tầm quan trọng của tiếng Anh ngày nay

Theo thống kê của tổ chức Ethnologue (nơi các nhà biên tập nghiên cứu các vấn đềliên quan đến các ngôn ngữ trên thế giới), trên thế giới có khoảng hơn 106 quốc gia khácnhau sử dụng tiếng Anh (theo thống kê của Ethnologue) Tiếng Anh tuy chỉ xếp sau tiếngTrung về tổng số người sử dụng (nguyên nhân do dân số Trung Quốc lên đến gần 1,4 tỷngười) nhưng tiếng Anh là ngôn ngữ được hơn 600 triệu người sử dụng làm ngôn ngữ thứhai và đứng đầu bảng xếp hạng Không những vậy, tiếng Anh còn là ngôn ngữ được nhiềungười học nhất trên thế giới với khoảng hơn 1,5 tỷ người đang theo học ngôn ngữ này(Theo Ulrich Ammon, University of Dũsseldorf), cũng vì vậy mà số lượng người dùngtiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp sẽ càng tăng trong tương lai

1.2.1 Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ của thông tin.

Các bạn trẻ nếu có khả năng đọc - hiểu tiếng Anh thì đồng nghĩa với việc các bạn sẽđược tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin và tài liệu tham khảo khác nhau trên thế giới.Hầu như tất cả các trang web phổ biến trong mọi lĩnh vực đều có phiên bản tiếng Anh, từcác trang thông tin và truyền thông hàng đầu thế giới như CNN, BBC, ABC… đến cáctrang nghiên cứu khoa học như Nature, Science Daily, Discovery… hoặc các trang về

Trang 17

xviibuôn bán hay giải trí như Amazon, Ebay, Google… Các trang thông tin truyền thông đó

là những trang web đòi hỏi các nhà báo, người biên tập có trình độ chuyên môn và phântích cao, bảo đảm tính khách quan cho người đọc, là những trang web cập nhật thông tincủa toàn thế giới có độ tin cậy cao Thế giới luôn luôn thay đổi và thay đổi rất nhanh, nếukhông cập nhật liên tục và kịp thời, chúng ta sẽ trở nên lạc hậu Trong số các trang webcung cấp thông tin thế giới cần thiết và uy tín đó rất hiếm trang web nào có phiên bảnngôn ngữ tiếng Việt Chỉ có một số thông tin nóng được dịch ra và đăng tải tại các trangtiếng Việt và việc chọn đăng bài nào là do người biên tập nên người đọc rõ ràng tiếp xúcvới thông tin bị hạn chế hơn rất nhiều, chưa kể việc phiên dịch không đúng so với bảngốc, khiến người đọc chưa hiểu hoặc nắm chưa rõ nội dung là gì Bên cạnh các nguồnthông tin đó, khi có nền tảng tiếng Anh vững chắc, bạn có thể tiếp cận dễ dàng hơn vớicác tài liệu sử dụng tiếng Anh, bổ sung kiến thức liên quan đến lĩnh vực học tập và làmviệc cho bản thân Có rất nhiều nguồn tri thức nhân loại mà nếu thiếu tiếng Anh sẽ rất khó

để tiếp cận và khai thác như các bài báo khoa học, các bài giảng đẳng cấp thế giới Cácbài báo cáo khoa học trên thế giới và cả ở Việt Nam cũng đều phải có phiên bản tiếngAnh Đặc biệt, các nguồn tài liệu chuyên ngành đòi hỏi người đọc phải am hiểu tiếng Anhlĩnh vực đó, chứ không thể phiên dịch bằng các công cụ thông thường như google đểphiên dịch được Thậm chí tiếng Anh còn là ngôn ngữ thứ hai mà các cơ quan ngôn luậncủa Chính phủ hay của các tổ chức cũng luôn phải được hỗ trợ

Từ những điều trên cho ta thấy, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ của ngoại giao,ngôn ngữ của khoa học, ngôn ngữ của thế giới và một người thông thạo tiếng Anh chắcchắn sẽ có cơ hội được khám phá nhiều thông tin đa chiều và cập nhật hơn rất nhiều

1.2.2 Sự thông dụng trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế

tiếng Anh không chỉ quan trọng trong việc cập nhật thông tin mới, mà còn hết sứccần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam giao thương ra thị trường nước khác Trong giaiđoạn hội nhập, Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như nguy cơ rủi ro trongthương mại buôn bán với các đối tác khác nhau trên toàn cầu Rõ ràng khi các doanhnghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với bài toán cạnh tranh để dành được khách hàngkhông chỉ trong nước như trước đây mà phải mở rộng thị trường ra nhiều nước khác.Không chỉ đơn giản là báo giá và vận chuyển hàng; ngày nay, doanh nghiệp Việt Namcần phải chú trọng cả các khâu trước, trong, và sau khi bán hàng (pre-sales, sales, after-sales), bao gồm từ việc chào hàng, giao tiếp để tạo độ tin tưởng, đến bán hàng, phục vụkhách hàng và bảo hành sản phẩm… vì thế, doanh nghiệp cần phải có trình độ tiếng Anh

đủ tốt để giao thương với các đối tác nước ngoài Ngoài ra, song hành với cơ hội cũng là

sự rủi ro nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình giao thương Để tìm được khách hàng vàgiao dịch, các công ty Việt Nam bắt buộc phải biết đến tiếng Anh bởi đây được coi làngôn ngữ chuẩn mực trong thương mại Khi có bất cứ vấn đề tranh chấp xảy ra giữa haibên, bản hợp đồng bằng tiếng Anh sẽ được sử dụng làm văn bản pháp lý để quyết địnhđúng sai Rất nhiều lúc thiệt hại thuộc về phía Việt Nam do những sơ xuất trong việc soạn

Trang 18

xviiihợp đồng bằng tiếng Anh, sử dụng ngôn từ sai hoặc thiếu trong hợp đồng, hoặc do đưa ranhững hướng dẫn không rõ ràng… chính vì liên quan đến luật pháp quốc tế, các doanhnghiệp cần phải nắm rõ tiếng Anh trong lĩnh vực mình kinh doanh.

Chính vì những vấn đề kể trên đã dẫn đến một thực tế là sự ưu tiên mang tính gầnnhư bắt buộc của tiếng Anh trong hoạt động tuyển dụng Hầu hết các nhà tuyển dụng đềuđòi hỏi người tìm việc phải có trình độ tiếng Anh giao tiếp tốt Chính vì thực tế này màchúng ta thấy các bạn du học sinh sau khi kết thúc quá trình du học trở về Việt Nam, vớingoại ngữ là thế mạnh cùng với vốn kiến thức vững vàng dễ dàng tìm được công việc tốttại các công ty nước ngoài với mức thu nhập cao Chưa nói đến những ngành liên quanđến xuất nhập khẩu, luật thương mại… người tuyển dụng chắc chắn sẽ đòi hỏi trình độtiếng Anh chuyên môn khắt khe hơn rất nhiều Chỉ cần lướt qua trang tìm việc lớn nhất tạiViệt Nam hiện nay vietnamworks.com, hoặc tư vấn tìm hiểu các vị trí “hot” nhất với mứclương tính theo vài nghìn đô la mỹ một tháng, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng tiếngAnh không còn là lợi thế như trước đây mà ngày nay đã trở thành điều kiện bắt buộc đểđược lọt vào danh sách ứng viên phỏng vấn Một số người thuộc thế hệ trước vẫn nói rằng

“Tôi có chuyên môn, không có thể làm xếp và thuê một người phiên dịch” Tuy nhiên,thực tế không phải dế dàng như vậy Với các vị trí trưởng phòng (manager), hầu hết cáccông ty đều yêu cầu biết tiếng Anh Đơn giản vì không một công ty nào tại Việt Nam lạikhông muốn tìm cơ hội mở rộng thị trường ra các nước khác Nếu chỉ quanh quẩn cạnhtranh trong nước, trước sau các công ty này cũng sẽ bị tụt hậu và xoá sổ khỏi cuộc chiếnthương mại Còn nếu bạn đạt đến mức độ tổng giám đốc quản lý, bạn hoàn toàn có thểthuê người khác biết tiếng Anh khi cần đàm phán, giao tiếp gặp gỡ… Tuy nhiên, liệu bạn

có thể tin cậy hoàn toàn khi giao phó tất cả những hợp đồng quan trọng khi vấn đề giữchân nhân sự đang trở thành một bài toán khó cho hầu hết các doanh nghiệp? Rõ ràngviệc kinh doanh sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều nếu bản thân bạn có thể sử dụng thànhthạo tiếng Anh

Ở những quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức, một thực tế đó

là hoạt động kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn khi khả năng sử dụng tiếng Anh tốt hơn.Hiện nay, nhiều công ty trên khắp thế giới đang tiến hành ngày càng nhiều thương vụkinh doanh thông qua việc sử dụng tiếng Anh Số lượng các công ty ngày càng gia tăngnày đang dùng tiếng Anh như ngôn ngữ chung của công ty Những công ty không sử dụngtiếng Anh sẽ bị tụt lại phía sau những đối thủ cạnh tranh của họ, trở nên lạc hậu, bị động

và yếu thế khi cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành

Toàn cầu hoá đang thúc đẩy một lượng lớn các công ty mở rộng kinh doanh ra bênngoài lãnh thổ quốc gia của mình và trở thành các công ty quốc tế Một kết quả nghiêncứu của JPMorgan Chase cho thấy 61% các công ty có thị trường trung bình đang tích cựchoạt động trong các thị trường quốc tế năm 2013, so với 58% vào năm 2012 và 43% vàonăm 2011 Việc nhân viên và các công ty giao dịch với các khách hàng, đồng nghiệp, nhàcung cấp và đối tác ở nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến hơn Những công ty đang

Trang 19

xixphát triển mạnh trong điều kiện kinh doanh này là những công ty sở hữu đội ngũ nhânviên được đào tạo để giao dịch hiệu quả trên phạm vi thế giới.

Trong một cuộc khảo sát của cơ quan Tình báo Kinh tế (Economic IntelligenceUnit) với 572 giám đốc điều hành từ các công ty đa quốc gia trên toàn thế giới, một nửatrong số đó thừa nhận rằng những hiểu lầm trong giao tiếp đã cản trở nhiều thương vụkinh doanh quốc tế quan trọng, gây ra những tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp Tỉ lệ nàykhá cao đối với các công ty của Bra-xin và Trung Quốc, lần lượt là 74% và 61% đã từngchịu những tổn thất như vậy

Có thể đi đến kết luận: sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá là các rào cản cho thànhcông trong kinh doanh trên phạm vi quốc tế Theo nghiên cứu, 64% lãnh đạo doanhnghiệp cho biết sự khác biệt trong ngôn ngữ và văn hoá khiến họ gặp khó khăn trong việcghi dấu ấn tại các thị trường nước ngoài cũng như cản trở các kế hoạch mở rộng kinhdoanh ra thế giới Hơn nữa, 70% cho biết đôi khi họ đối mặt với những khó khăn khi giaotiếp với các đối tác kinh doanh

Gần 90% trong số 572 Giám đốc điều hành cho biết: nếu nhân viên của họ cải thiện

kỹ năng giao tiếp thì lợi nhuận, doanh thu, thị phần sẽ tăng trưởng đáng kể cùng với các

cơ hội mở rộng kinh doanh tốt hơn và giảm thiểu thiệt hại Một nghiên cứu độc lập đượcIlluminas thực hiện vào năm 2014 cho thấy: trên phạm vi toàn cầu, 79% những ngườiđứng đầu trong các doanh nghiệp đầu tư vào việc đào tạo tiếng Anh cho nhân viên đềuthu được doanh số bán hàng cao hơn Các lợi ích kinh doanh khác bao gồm: cải thiện khảnăng giao tiếp và hiệu suất làm việc của nhân viên cũng như sự hài lòng của khách hàng

1.2.3 Tiếng Anh hướng đến cộng đồng ASEAN

Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt là AEC) là mộtkhối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên ASEAN Cộng đồng chính thức đượcthành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 khi bản tuyên bố thành lập chính thức có hiệulực

Sự kiện Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN mang đến những tácđộng lớn đến thị trường lao động và xu hướng chuyển dịch lao động trong nước và cả cácnước trong khối Điều này có nghĩa rằng Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam

Á sẽ liên kết với nhau tạo thành một thị trường chung và cũng có nghĩa rằng thị trườnglao động của toàn bộ các nước trong khu vực sẽ hợp lại làm một Hàng hóa, sản phẩm củaViệt Nam có thể được tiêu thụ ở các nước trong khu vực, và ngược lại, các doanh nghiệpcác nước ASEAN sẽ có cơ hội đầu tư vào Việt Nam Lúc này, người lao động ở bất kỳnước nào thuộc ASEAN cũng đều có thể tự do lao động tại quốc gia khác cùng khối mộtcách đơn giản nhất, góp phần giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm,…Điều này

đã và đang đặt ra cho người lao động Việt Nam đặc biệt là sinh viên nhiều cơ hội việc làm

lý tưởng, nhưng đồng thời cũng đi kèm với nhiều thách thức về năng lực và khả năngcạnh tranh với nguồn lao động chất lượng từ các quốc gia khác

Trang 20

xxTheo các thông tin chính thức, tám ngành nghề bao gồm kế toán, kiến trúc sư, nha

sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, du lịch, điều tra viên sẽ được tự do di chuyến thông qua các thỏathuận công nhận tay nghề tương đương trong khối ASEAN Và rất có khả năng trongtương lai gần, danh sách trên sẽ còn tiếp tục kéo dài

Mặc dù các quốc gia trong khối ASEAN đều là những nước dồi dào về nguồn lựclao động, song vẫn tồn tại khoảng chênh lệch lớn về chất lượng nhân sự và khả năng sẵnsàng hội nhập của người lao động giữa các quốc gia với nhau Một số nước nhưSingapore, Malaysia, và Philippines nắm lợi thế trong tiến trình hội nhập, bởi vì họ đãxem tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai từ khá sớm cũng như phần lớn người dân có khả năng

sử dụng tiếng Anh mà đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp trong kinh doanh, du lịch và một sốlĩnh vực khác rất tốt Thực tế tại Việt Nam, một số ngành nghề có hàm lượng tri thức caođang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng bởi làn sóng nguồn lao động chất lượng đến từ cácquốc gia này Vì thế, để cạnh tranh trên thị trường lao động trong thời gian tới, ngoài trình

độ chuyên môn, nguồn lao động trẻ Việt Nam cần nâng cao khả năng Anh ngữ mà đặcbiệt là kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình

Trong một cuộc khảo sát gần đây của Navigos Search, 41% đại diện doanh nghiệpFDI cho biết trong 12 tháng qua, họ không tìm đủ nhân sự cấp trung - cao người Việt để

bổ sung vào các vị trí còn trống do không đáp ứng đầy đủ một trong các tiêu chí tuyểndụng là tiếng Anh

Khi các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đưa tiếng Anh vào một trong nhữngtiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc tuyển dụng nhân sự ở cấp quản lý thì đối với laođộng người Việt đây vẫn là một điểm yếu lớn nhất, đến nỗi nguồn nhân lực chất lượngViệt Nam ngày càng trở nên khan hiếm vì dù có giỏi chuyên môn đến đâu đi nữa, họ vẫnkhông đủ điều kiện để được tuyển dụng

Thực tế đã cho thấy, ngay tại chính thị trường lao động nội địa, một quản lý cấptrung giỏi tiếng Anh, không phân biệt tuổi tác hay giới tính, sẽ dễ dàng được các công tysăn đầu người ra giá từ 2.500 đến 4.000 USD/tháng trong khi cũng cùng trình độ này nếuyếu ngoại ngữ, sẽ chỉ quanh quẩn ở mức thu nhập 15-20 triệu VND Gần như cùng lúc vớiAEC, TPP (hiệp ước đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) cũng hứa hẹn mang lạimuôn ngàn cơ may cho lao động Việt, nhưng vấn đề là có bao nhiêu nhân sự có đủ trình

độ tiếng Anh hay ít nhất đủ tự tin trong việc tiến hành công việc với phương tiện là tiếngAnh

Hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên, duyệt qua các hồ sơ và phỏngvấn về kiến thức kỹ năng chuyên môn, đa số các ứng viên đều có hiểu biết sâu sắc về thiết

bị, đều nhiệt huyết và trẻ trung nhưng đến phần phỏng vấn tiếng Anh thì gần như 75% làlúng túng và bế tắc Ứng viên giỏi nhất thì nói được 2 phút “giới thiệu về bản thân và giađình” hoặc dịch được 30% nội dung của một trang tài liệu chuyên môn đơn giản Khi nhàtuyển dụng hỏi lý do kém tiếng Anh, người thì bảo do đánh giá tiếng Anh không quan

Trang 21

xxitrọng nên không tập trung học, người thì nói do bận lo bài vở các môn khác hoặc họctiếng Anh chỉ nhằm lấy TOEIC, B1 để “hợp chuẩn” tốt nghiệp nên kém kỹ năng nghenói Đây chính là những “chướng ngại” trên con đường tìm kiếm công việc ưng ý củangười lao động Việt nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng.

Trong xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay khi các rào cảnbiên giới đang dần được xóa nhòa và tiếng Anh trở thành một chỉ số cạnh tranh cấp quốcgia, không khó hiểu vì sao các trung tâm Anh ngữ ngày càng làm ăn phát đạt, mặc dùchuyện thịnh vượng trong kinh doanh giảng dạy ngoại ngữ không liên quan mấy đến việccải thiện nền tảng Anh ngữ cho người lao động Việt Nam Điều quan trọng nhất là sự tự ýthức của mỗi cá nhân người lao động về giá trị lớn lao của ngoại ngữ và phương pháp lĩnhhội nó trong ngắn hạn, để qua đó, xây dựng sự nghiệp, tương lai của riêng mình cũng nhưlàm gia tăng sức canh tranh trên thị trường lao động của nguồn nhân lực trẻ Việt Namtrước các vận mệnh có thể đưa đất nước thực sự bước vào kỷ nguyên giàu mạnh

1.3 Sơ lược về thực trạng tiếng Anh giao tiếp của sinh viên đại học ngày nay

Theo kết quả của cuộc khảo sát EPI (English Proficiency Index) thường niên do EF - mộtcông ty đào tạo ngôn ngữ đa quốc gia thực hiện, phỏng vấn trên 910.000 người lớn tại 70 nước

và vùng lãnh thổ không sử dụng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ Theo đó, Việt Nam thuộc nhómtrung bình (Moderate), với mức điểm được đánh giá là 53,81 trên thang điểm 100

Nhận xét kỹ hơn, khảo sát cho biết số điểm TOEFL iBT trung bình của người Việt đạt78/120 và IELTS 5,9/9 Hai thành phố có trình độ cao nhất là TP HCM và Hà Nội Đồng bằngsông Cửu Long giỏi tiếng Anh hơn khu vực đồng bằng sông Hồng và thấp nhất là Nam Trung

Bộ Xét về giới, nữ đạt số điểm cao hơn nam Nhóm tuổi có trình độ cao nhất là từ 18 đến 20

và càng về sau càng giảm Tình hình giảng dạy tiếng Anh trong các trường không chuyên ngữ

ở Việt Nam có những điểm như sau:

- Thời lượng đào tạo tiếng Anh không đủ để đào tạo những sinh viên của trường khi ratrường có trình độ mà các nhà tuyển dụng yêu cầu Các giảng viên và sinh viên ở các trườngđều không có đủ thời gian để đào tạo và tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn Theo ý kiến của

bà Trần Thị Hà, vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, cho biết tại hội thảo “Đào tạo tiếng Anh trongcác trường ĐH không chuyên ngữ” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Viện Khảo thí giáo dục Hoa

Kỳ tổ chức: “Chỉ có 10,5% số trường Đại học đã thực hiện khảo sát đánh giá khả năng đáp ứngyêu cầu công việc về kỹ năng sử dụng tiếng Anh của SV tốt nghiệp Kết quả cho thấy khoảng49,3% SV đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, 18,9% SV không đáp ứng được và 31,8%

SV cần đào tạo thêm” Bà Hà cho biết kết quả khảo sát trên được Vụ Giáo dục ĐH thống kê từbáo cáo về tình hình giảng dạy tiếng Anh của 59 trường ĐH không chuyên ngữ trong cả nước.Theo số liệu khảo sát của Đại học Thương Mại cho thấy điểm bình quân sinh viên năm nhấtdao động ở mức 220-245/990 điểm TOEIC, và với mức điểm này sinh viên cần khoảng 360giờ đào tạo (480 tiết) để đạt được 450-500 điểm TOEIC - mức điểm mà rất nhiều doanh nghiệpđang coi là mức tối thiểu để họ chấp nhận hồ sơ

Trang 22

- Đào tạo tiếng Anh ở các khối không chuyên thường có xu hướng tập trung quá nhiềuvào tiếng Anh chuyên ngành chứ không phải là rèn luyện kỹ năng tiếng Anh Do đó, các bạnsinh viên không chuyên ngành khó có thể nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anhtrong giao tiếp Rất nhiều trường đại học tập trung nhiều vào xây dựng chương trình và thờigian đào tạo tiếng Anh chuyên ngành, không chú trọng đến khả năng sử dụng tiếng Anh giaotiếp của sinh viên

Số lượng trường triển khai áp dụng các chuẩn đánh giá quốc tế cho sinh viên ra trườngnhư TOEFL và TOEIC còn hạn chế (Số liệu năm 2008: có 14,4% số trường đã áp dụng chuẩnTOEIC) (số liệu quá cũ) Hiện nay có các trường như ĐH học ngân hàng tpHCM, ĐH hàng hảiViệt Nam, ĐH Bình Dương, ĐH Nguyễn Tất Thành,… Trong khi đó, hiện nay rất nhiềudoanh nghiệp và tổ chức đặt chuẩn ngoại ngữ theo TOEIC quốc tế hoặc TOEFL quốc tế làmtiêu chuẩn tuyển dụng Điều này dẫn đến tình trạng có khá nhiều sinh viên ra trường nộp hồ sơxin việc mà chưa có chứng chỉ TOEIC quốc tế hoặc TOEFL quốc tế Do thời hạn nộp hồ sơngắn nên các sinh viên này rất bị động trong việc chuẩn bị cho kỳ thi, về cả thời gian lẫnchuyên môn

Theo chia sẻ về thực trạng giao tiếp của sinh viên hiện nay, ông Bùi Phi Hùng – Giámđốc Tổ chức Giáo dục đào tạo Hi! Language School cho biết: “Việc học ngôn ngữ nên cần pháttriển đồng đều cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết Đặc thù sinh viên Việt Nam là khi cònngồi trên ghế nhà trường là các bạn được đào tạo về ngữ pháp rất tốt, tuy nhiên vì không cónhiều cơ hội thực hành nên kỹ năng nghe – nói bị yếu mới dẫn đến tình trạng “hẫng” khi ápdụng ngoài đời thường Việc này sẽ thể hiện rõ nhất khi các bạn gặp các tình huống cần giaotiếp với người nước ngoài Chính vì vậy các bạn trẻ cần phải chú trọng tới kỹ năng nghe nói vàdành thời gian thực hành nhiều hơn để việc học ngoại ngữ được hiệu quả” Các sinh viên khốikhông chuyên ngữ học tiếng Anh nhưng khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực

tế rất hạn chế và có thể nói rằng phần lớn không sử dụng được Như vậy tình hình chung là khảnăng sử dụng được tiếng Anh trong môi trường làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp đạihọc là rất hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu của đại đa số các đơn vị sử dụng lao động.Ngoài việc được đào tạo ở trường, sinh viên còn có điều kiện để có được kỹ năng giaotiếp tiếng Anh từ các trung tâm Hiện nay trên địa bàn thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) cókhoảng 6 trung tâm đào tạo tiếng Anh cho nhiều đối tượng từ học sinh, sinh viên đếnnhân viên, công chức như: Trung tâm Anh ngữ New World, Trung tâm tin học ngoại ngữ,Trung tâm ngoại ngữ Anh - Việt,…chính vì sự đa dạng về đối tượng học viên nên nănglực tiếp nhận kiến thức và trình độ tiếng Anh cũng rất khác nhau dẫn đến giáo viên gặpkhông ít khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy như thế nào để đạt hiệuquả tối ưu Cùng với đó là sự hạn chế về thời gian học tập tại các trung tâm chỉ khoảng 2-

3 buổi trong tuần, và thời gian thường được ưu tiên cho việc luyện ngữ pháp, nghe và viếtcâu hơn là việc thực hành giao tiếp tiếng Anh Một yếu tố khác là trình độ và năng lựcgiảng dạy của giáo viên tại các trung tâm thì khó mà kiểm soát được, thậm chí là giảngviên còn yếu kém trong giao tiếp tiếng Anh và thường sử dụng chủ yếu là tiếng Việt trong

Trang 23

xxiiigiờ học, đồng thời việc chú trọng thái quá vào khoản học phí mà học viên chi trả nên dẫnđến nhiệt huyết trong khi giảng dạy và sự đầu tư cho các phương pháp dạy học hiện đạicũng khó mà đảm bảo như là việc: dạy chiếu lệ, đối phó, phân biệt đối xử, cách dạy nhàmchán, Một số trung tâm lại còn tình trạng thu học phí cao lấy danh nghĩa là liên kết quốc

tế trong khi chất lượng giáo dục lại chỉ ở mức trung bình dẫn đến tình trạng mất dần sự tintưởng vào các trung tâm ngoại ngữ Việc tìm được một trung tâm ngoại ngữ thực sự cóchất lượng Chính vì lẽ ấy, hiệu quả khi học tại các trung tâm còn là một vấn đề đáng đểchúng ta cân nhắc

1.4 Mô hình học tiếng Anh trên thế giới và các trường đại học ở Việt Nam 1.4.1 Trên thế giới

Mô hình học đa tương tác – Trải nghiệm “ du học tại chỗ”

Khác với các phương pháp học tiếng Anh truyền thống, mô hình học đa tương tác –

“Multi – interaction” được xây dựng nhằm giúp học viên phát triển kĩ năng nghe nói mộtcách toàn diện và xử lý tình huống giao tiếp linh hoạt, đúng ngữ cảnh Qua đó, học viên

sẽ được tiếp cận môi trường 100% tiếng Anh, trải nghiệm 1001 tình huống hàng ngày từthông dụng cho tới nâng cao với sự hướng dẫn thường trực của các giảng viên có chuyênmôn Tất cả kĩ năng trọng điểm như nghe, nói, phát âm, viết, ngữ pháp, từ vựng… đềuđược xây dựng lồng ghép tối ưu vào các topic để giúp học viên không chỉ được trang bịtoàn diện về tiếng Anh mà còn cải thiện kĩ năng giao tiếp, tăng cường kiến thức văn hóa,

xã hội, chính trị của các nước

Khi tham dự vào một khóa học tiếng Anh đa tương tác, học viên sẽ có những trảinghiệm thú vị với những tình huống giao tiếp “chân thực” nhất tại các phòng học khácnhau như:

- Multimedia room: nơi để học viên chuẩn bị tài liệu nghiên cứu trước buổi học

- Main class: nơi học viên thảo luận các thông tin tự học dưới sự hướng dẫn củagiảng viên nước ngoài

- Practical room: phòng luyện tập được xây dựng như một xã hội thu nhỏ nơi họcviên được thực hành và trải nghiệm những tình huống thực tế nhất

- Studio room: phòng để ghi lại suy nghĩ, quan điểm cá nhân của mình về bài họcdưới dạng Vlog hoặc tham dự tại khu vực Coffee Talk và Speakup để liên tục nghe vàthực hành lại tất cả các chủ đề đã được học, đồng thời tiếp nhận bị động nguồn kiến thức

từ các bạn khác qua các chủ đề khác nhau, giúp bạn có tư duy tiếng Anh tốt hơn

Đặc biệt, với một khóa học theo mô hình đa tương tác, các bạn học viên được thamgia vào các buổi picnic ngoài trời cùng đội ngũ trợ giảng và bạn bè quốc tế để giao lưu,học hỏi, kết bạn, bổ sung kĩ năng giao tiếp tiếng Anh thực tế và xây dựng các kĩ năng

Trang 24

xxivteambuilding làm việc nhóm Đồng thời, đây cũng là khoảng thời gian các bạn được thưgiãn, nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng sau những giờ học và làm việc mệt mỏi.

Mô hình SPARTA

Mô hình SPARTA độc đáo trong quá trình dạy và học, giúp học sinh đạt được kếtquả tốt trong thời gian ngắn

Đây là mô hình mà có thể hiểu một cách đơn giản là học tập và sinh hoạt theo

kiểu “Quân đội” hoặc còn được gọi là “như những chiến binh La Mã”.

Đặc điểm của mô hình này là:

- Bắt buộc học viên phải học trên lớp với thời lượng trung bình là 9 tiếng/ngày từthứ 2 đến thứ 6 Thứ 7 học viên sẽ được yêu cầu làm bài kiểm tra để tổng hợp và đánh giá

ưu – khuyết điểm cũng như sự tiến bộ của học viên

- Học viên sẽ lần lượt tham gia vào 3 kiểu lớp học khác nhau: lớp học 1:1(1 giáoviên: 1 học sinh), lớp học 1:4(1 giáo viên: 4 học sinh) (hoặc 1:6) và lớp học 1:8 (1 giáoviên: 8 học sinh) (hoặc 1:10) Ngoài ra còn có các lớp nghe tin tức CNN

- Sau giờ học chính thức trên lớp, học viên sẽ được giao bài tập về nhà và viết nhật

kí hàng ngày theo chủ đề mà giáo viên đã giao trên lớp

- Học viên sẽ sinh hoạt hoàn toàn trong khuôn viên kí túc xá của trường với sự antoàn cao Phân chia khu vực riêng biệt cho nam và nữ, có camera giám sát, quản lí ra-vàobằng vân tay, thực hiện giờ giới nghiêm một cách nghiêm ngặt

- Tất cả học viên bắt buộc nói tiếng Anh trong lớp học và trong khuôn viên của nhàtrường

- Mọi vi phạm sẽ bị nhắc nhở, vi phạm nhiều lần sẽ bị kiểm điểm và phạt tiền

Với phương pháp học như trên, mô hình SPARTA có đang bộc lộ rất nhiều điểm ưuviệt:

- Giúp học viên tập trung cao độ vào việc học tiếng Anh để có thể nâng cao trình độtrong thời gian ngắn nhất

- Học viên sẽ được trải nghiệm nhiều mô hình lớp học khác nhau Các lớp này đều

có số lượng học viên cực kì giới hạn, vẫn đảm bảo học viên có sự giao tiếp của bạn bèđồng thời giáo viên sẽ chăm sóc lớp học tốt hơn

- Bài kiểm tra hàng tuần giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh lớp học vào tuần tiếptheo, giúp học viên phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình

- Cùng lúc học viên sẽ được hoàn thiện tất cả các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết,thuyết trình, từ vựng phong phú, ngữ pháp vững chắc, phát âm chuẩn như người bản địa

Trang 25

1.4.2 Các trường đại học ở Việt Nam

Trường Đại học Cần Thơ với hai mô hình học tiếng Anh dành cho sinh viên

Nhận thấy được tính cấp thiết của tiếng Anh, hiện nay trường Đại học Cần Thơ đangphổ biến 2 mô hình học tiếng Anh

- Mô hình câu lạc bộ tiếng Anh trực thuộc nhà trường: Câu lạc bộ này hoạt động chủyếu trong các phòng học, vào các buổi tối bên trong nhà trường Giúp sinh viên có sânchơi tiếng Anh lành mạnh, ngoài ra còn nâng cao trình độ tiếng Anh và phát triển khảnăng giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên trường

- Thứ 2 là mô hình CLB tiếng Anh bên ngoài trường: Mô hình này được khá nhiềusinh viên biết đến, do những sinh viên đam mê ngoại ngữ, muốn nâng cao trình độ củamình cũng như được tiếp xúc thực tế với người bản xứ thành lập nên Thông thường CLB

tổ chức tại các quán cafe hay những nơi đông khách du lịch như bến Ninh Kiều để có thểgiao lưu với người nước ngoài thông qua việc chỉ đường, trò chuyện…ngoài ra sinh viêntrường còn tổ chức các buổi dạy tiếng Anh miễn phí, từ đó giúp sinh viên năng động hơn,

tự tin hơn khi giao tiếp tiếng Anh

Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh với hai mô hình dành cho cả giảng viên và sinh viên

Theo thực tế, phần lớn số lượng sinh viên trong trường Đại học Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh thuộc các ngành không chuyên ngữ với trình độ tiếng Anh khác nhau Do

đó, trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng chú trọng đến việc phát triểnnhững hoạt động tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ và tạo môi trường thựchành cho sinh viên

Hiện tại, trường đang có hai mô hình CLB hoạt động ngoại khóa khá lớn đã đi vàohoạt động thường xuyên

Một là CLB tiếng Anh dành cho viên chức của trường với tên gọi (HECS) CLBđược thành lập nhằm tạo sân chơi cho các cán bộ viên chức trong trường có cơ hội traođổi, rèn luyện và phát triển thêm kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, làm việc,nghiên cứu và giảng dạy

CLB thứ hai là CLB tiếng Anh hợp tác quốc tế của sinh viên, gọi tắt là IEC Thôngqua các hoạt động như tham gia trại hè quốc tế, tiếp đón sinh viên nước ngoài, tham giacông tác hậu cần cho các hội thảo, tọa đàm quốc tế CLB đã giúp cho sinh viên có cơ hộithực hành khả năng ngoại ngữ sát với chuyên ngành mình được đào tạo

Trang 26

xxviBên cạnh đó, một hoạt động được duy trì hàng năm chính là hoạt động Mặt trận Phổcập Ngoại ngữ trong chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh với các hoạt động ngoại khóadạy học, phổ cập ngoại ngữ cho học sinh tiểu học tại các quận, huyện ở TPHCM và cáctỉnh thành khác.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng với mô hình không gian Anh ngữ - TDT English Zone

Không gian Anh ngữ - TDT English Zone chính thức hoạt động vào ngày15/4/2014 Đến nay, TDT English Zone đã trở thành không gian tự học tiếng Anh bổ íchdành cho sinh viên của Tôn Đức Thắng với phương châm “Let’s talk! Don’t be shy!”(Hãy nói! Đừng ngại) TDT English Zone được trường thiết kế dành riêng 1 sảnh lầu đểtạo không gian thư giãn và giao tiếp tiếng Anh sinh viên trường với nhiều hoạt động như:giao tiếp theo chủ đề; đọc sách; xem phim; thi hát karaoke; tham gia các trò chơi luyện từ;các buổi nói chuyện với các Thầy, Cô nước ngoài Thông qua các hoạt động, sinh viên

có thể nâng cao trình độ tiếng Anh một cách tự nhiên và hoàn thiện nhiều kỹ năng mềmgiúp ích cho công việc và đời sống Theo thông tin được biết, những bạn sinh viên thamgia vào TDT English Zone thường xuyên giao tiếp tiếng Anh với các Thầy, Cô nướcngoài, học hỏi từ các anh chị và các bạn nên cải thiện được vốn từ vựng và cách phát âm,khả năng phản xạ của các bạn cũng ngày càng tiến bộ

Bên cạnh đó, nhà trường còn có các CLB tiếng Anh, ngoài ra còn tổ chức cho sinhviên các buổi hội thảo, các cuộc thi như hùng biện tiếng Anh để sinh viên có thể trao dồithêm nhiều kỹ năng, học tập, nâng cao trình độ tiếng Anh của bản thân

Trường Đại học Vinh với mô hình Không gian giao tiếp Anh ngữ (English Speaking Zone)

Mô hình CLB tiếng Anh của trường Đại học Vinh đã được hình thành từ 20 năm nayvới sự hỗ trợ chuyên môn của giáo viên và sự điều hành của Liên chi đoàn khoa Sư phạmNgoại ngữ CLB cũng nhận được sự tài trợ của Đại sứ quán Hoa Kỳ về một số thiết bị cơbản, tranh ảnh, tài liệu để tổ chức các hoạt động

CLB đã đi vào nề nếp với buổi sinh hoạt định kỳ theo chủ đề và kế hoạch thực hiệnđược lập theo học kỳ của sinh viên CLB đã tạo gây dấu ấn cho sinh viên như chiếu phimtiếng Anh, đố vui, sinh hoạt văn nghệ tiếng Anh Đặc biệt hoạt động chiếu phim nhậnđược khá nhiều sinh viên yêu thích tham gia, giúp sinh viên không những được thưởngthức những bộ phim kinh điển mà còn được thảo luận nội dung phim, những cảnh phimliên quan tới ngôn ngữ văn hóa của quốc gia Từ đó CLB đã thu hút được đông đảo sinhviên tham gia, nâng cao khả năng nghe, phản xạ tiếng Anh của sinh viên

Bên cạnh đó, những hoạt động như Thi hùng biện tiếng Anh, thi phiên dịch tiếngAnh, diễn đàn phương pháp học ngoại ngữ hay các hoạt động tham quan dã ngoại cũngđược tổ chức dưới các hình thức khác nhau thu hút nhiều sinh viên tham gia

Trang 27

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với các mô hình về CLB tại trường

Là một trong những trường đại học với quy mô lớn trên cả nước, nên việc nâng caonăng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là một trong những mục tiêu giáo dục hàng đầucủa nhà trường Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều mô hình CLB tiếng Anh đang hoạtđộng như CLB tiếng Anh của Viện kinh tế quản lý (SEMEC), của Viện đào tạo quốc tế(SIE), của Viện ngoại ngữ (PEC),…Các CLB này hướng tới là thảo luận nhóm, giao tiếp,diễn đạt bằng tiếng Anh nhằm nâng cao tư duy và kỹ năng Nói cho sinh viên Khôngnhững vậy, các CLB còn thường xuyên tổ chức các buổi học phát âm, rèn luyện phản xạtiếng Anh cùng với phương pháp học tập thú vị như Effortless English hay Crazy English,các buổi sinh hoạt theo chủ đề thông qua các thành viên được chia nhóm để làm việc vàđược tạo cơ hội rèn luyện phản xạ Nghe-Nói trong thời gian thảo luận Bên cạnh đó, đểcác sinh viên không lạ lẫm cũng như được tiếp xúc với người nước ngoài và các hoạtđộng trở nên sinh động hơn, nhà trường thường mời giáo viên người nước ngoài hiện làtình nguyện viên để tham gia các câu lạc bộ

Trường Đại học Hà Nội với Câu lạc bộ tiếng Anh VOH

CLB “Voice Of HANU” (VOH) là câu lạc bộ tiếng Anh chính thức của trường đạihọc Hà Nội, được thành lập vào tháng 9 năm 2005 nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên rènluyện, trau dồi kĩ năng giao tiếp tiếng Anh CLB cũng tổ chức các hoạt động ngoài trời, tổchức sự kiện vào những ngày lễ như Haloween, giáng sinh, năm mới để khuyến khích cácbạn sinh viên tìm hiểu văn hóa và trau dồi thêm tiếng Anh

CLB cũng thiết lập được mối quan hệ với các CLB tiếng Anh các trường đại họckhác như Học viện Ngân hàng, Học viện Ngoại giao, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại họcBách khoa, Đại học Mở, Học viện Tài chính cũng như tổ chức tình nguyện nhưHanoikids, tạo sự giao lưu giữa các CLB với nhau, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, kỹnăng, giúp các bạn sinh viên tự tin dạn dĩ hơn CLB đã tổ chức thành công cuộc thi nóitiếng Anh dành cho sinh viên năm nhất của trường Đại học Hà Nội "Voice of New Bees"trong 5 năm, từ 2008 đến 2012 Sau đó, cuộc thi đã được mở rộng với quy mô lớn hơn racác trường đại học, trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội mang tên " Echoes" Giúpcho việc nói tiếng Anh được dễ dàng và mang tính rộng rãi CLB “Voice Of HANU” đãgóp phần trong việc khuyến khích sinh viên học tiếng Anh, giao tiếp tiếng Anh và tạo sânchơi lành mạnh cho người học giao lưu, thực hành ngôn ngữ này Sau hơn 9 năm hoạtđộng, CLB đã thực sự là cầu nối hơn 3000 thành viên qua các năm và các buổi sinh hoạthàng tuần với 50 thành viên thường xuyên

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội: Mô hình Không gian Anhngữ (English Space)

Được đi vào hoạt động từ năm 2013, English Space đã tổ chức được nhiều hoạtđộng phục vụ phát triển cộng đồng học tập, giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ trongtrường Hiện nay, đang tiến hành các hoạt động dựa trên 6 nhóm hình thức chính bao

Trang 28

xxviiigồm: Các buổi giới thiệu và hướng dẫn về công tác nghiên cứu, các hội thảo về phươngpháp dạy học tiếng Anh, các buổi thảo luận về chuyên môn của giáo viên và sinh viên,các chương trình diễn giả về các chủ đề khác nhau, các buổi thảo luận phim và hoạt độngđọc sách định kỳ.

English Space được thành lập với mục tiêu cung cấp các tư liệu tham khảo phục vụcho các hoạt động học tập và giảng dạy bằng tiếng Anh cho sinh viên và cán bộ trongtrường; đồng thời tổ chức các tọa đàm theo chuyên đề, các hoạt động giao lưu và hội thảochia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu về tiếng Anh và các nước nói tiếng Anh

Các hoạt động của English Space đều được triển khai theo hướng mở và được giớithiệu, quảng bá qua cả hai hình thức offline (giới thiệu trên lớp) và online (qua các kênhnhư Facebook, email, website) Những cá nhân quan tâm có thể đăng ký trực tuyến đểtham gia các hoạt động của English Space

1.5 Mô hình nghiên cứu

1.5.1 Ngoài nước

- Lightbown, Patsy M và Nina Spada (2013), với “How Languages Are Learned”

Đề tài này được nghiên cứu với mục đích giới thiệu cho giáo viên, cả những người mới vànhững người đã có kinh nghiệm, với một số các nghiên cứu về tiếp thu ngôn ngữ thứ hai

có thể giúp họ không chỉ đánh giá được các tài liệu và sách giáo khoa giảng dạy, mà còngiúp họ tiếp cận một cách phù hợp hơn đối với cách thức học ngôn ngữ Chương đầu tiên,nghiên cứu đã trình bày các lý thuyết về tiếp thu ngôn ngữ đầu tiên ở trẻ nhỏ Chương 2,nêu các kiến thức phát triển ngôn ngữ thứ hai và so sánh với phương thức tiếp thu ngônngữ mẹ đẻ Về chương 3, tác giả đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thànhcông của việc học ngôn ngữ: sự thông minh (Intelligence), năng khiếu (Language learningaptitude), phong cách học tập (Learning styles), cá tính (Personality), thái độ và động lực(Attitudes and motivation) và Tuổi (Ages)

Hình 1.2 Mô hình Lightbown, Patsy M và Nina Spada (2013)

Sự thành công của việc học ngôn ngữ

Năng khiếu (Language learning aptitude)

Cá tính (Personality) Phong cách học tập

(Learning styles) Tuổi (Ages)

Thái độ và động lực (Attitudes and motivation)

Thông minh (intelligence)

Trang 29

xxixTrong các chương tiếp theo, nhà nghiên cứu đã quan sát, mô tả thực tiễn giảng dạy,học tập ở các lớp học ngôn ngữ thứ hai và đưa ra sự so sánh của môi trường tự nhiên vàmôi trường giảng dạy Ở chương cuối là những thảo luận về những gì kết quả nghiên cứucho thấy và đưa ra cách thức hiệu quả nhất để giảng dạy và học ngôn ngữ thứ hai.

- Chou, Chin-Ting E (2007), với đề tài “Factors affecting language proficiency ofEnglish language learners at language institutes in the United States”, đã đề cập đến tầmquan trọng của 5 yếu tố đối với người học tiếng Anh: Môi trường học tập, chiến lược họctập, động cơ, niềm tin và khoảng cách ngôn ngữ liên quan đến việc học tiếng Anh và xácđịnh mối quan hệ giữa các yếu tố này với việc học ngôn ngữ của người học tiếng Anh vàtrình độ thông thạo ngôn ngữ của họ Kết quả nghiên cứu cho thấy người học nhận thứcđược rằng niềm tin về việc học ngôn ngữ là yếu tố quan trọng góp phần vào việc họcngôn ngữ của họ, tiếp theo là môi trường học tập, chiến lược học tập, động cơ, và khoảngcách ngôn ngữ Ngoài ra, mối quan hệ giữa năm yếu tố và khả năng ngôn ngữ của ngườihọc cho thấy, hai trong số năm yếu tố (chiến lược học tập và khoảng cách ngôn ngữ) đónggóp đáng kể vào việc dự đoán sự thành thạo ngôn ngữ của người học tiếng Anh và từ đóđưa ra những giải pháp giúp cho người học dễ dàng học tiếng Anh hơn

1.5.2 Trong nước

- Các tác giả Nguyễn Văn Lợi, Chung Thị Thanh Hằng (2013) với đề tài: “Các yếu

tố ảnh hưởng năng lực tiếng Anh của sinh viên Sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Cần

Thơ” đã chỉ ra rằng học ngoại ngữ là một quá trình phức tạp, trong đó sự phát triển khảnăng ngôn ngữ của người học chịu sự chi phối của nhiều yếu tố tác động Trong nghiêncứu này đề cập đến những yếu tố quan trọng được công nhận thông qua những nghiên cứukhoa học như: tự học, cơ hội tiếp xúc với ngữ liệu và sử dụng ngôn ngữ, động cơ và thái

độ học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá Tuy nhiên đề tài chưa cho thấy những nhân tố

đó tác động đến nhau như thế nào và còn giới hạn cho sinh viên nhóm ngành Sư phạmtiếng Anh

Hình 1.3 Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng năng lực tiếng Anh của sinh viên Sư

phạm tiếng Anh, Trường Đại học Cần Thơ

Năng lực tiếng Anh

Tự học

Cơ hội tiếp xúc với ngữ liệu và sử dụng ngôn ngữ

Động cơ và thái độ học tập Phương pháp kiểm tra đánh giá

Trang 30

- Dương Thị Thu Hà (2015), trong nghiên cứu về “Tạo môi trường tiếng Anh tronggiao tiếp hằng ngày cho người học ngoại ngữ” đã đề cập đến việc tạo môi trường giao tiếptiếng Anh tự nhiên giúp người học ngoại ngữ có cơ hội được thường xuyên tiếp xúc vớingôn ngữ đó, ít nhiều hiểu được những gì người bản ngữ nói mặc dù chưa thể tự hìnhthành những lời nói tương tự như vậy ngay lập tức Trong đó đề cập đến việc xây dựngmôi trường tiếng Anh trong giờ học, môi trường tiếng Anh ngoài giờ học, cơ sở vật chất

và tố chất của giáo viên Nghiên cứu đã phản ánh vấn đề cần phải xây dựng môi trườnghọc tiếng Anh cho sinh viên một cách tự nhiên nhất, tuy nhiên đó mới dừng lại ở một khíacạnh của các nhân tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên

- Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Ngoại ngữ 24 (2008) “Những yếu tốảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại học Quốc gia Hà Nội”

Đề tài được thực hiện tại Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội Phương pháp nghiên cứuđược sử dụng trong đề tài là nghiên cứu định tính Dữ liệu được thu thập bằng phươngpháp điều tra thông qua công cụ phiếu câu hỏi, quan sát Nghiên cứu đưa ra các yếu tốảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại học Quốc Gia Hà Nộilà: 1) Chưa có đích và mục tiêu thống nhất cho môn học, chưa xác định trình độ và kĩnăng người học phải đạt được cho từng giai đoạn học tập từ cử nhân đến tiến sĩ, 2) Giáotrình tiếng Anh không chuyên ở Đại học Quốc gia Hà Nội chưa được biên soạn một cách

có hệ thống, 3) Lớp học không đạt chuẩn, số sinh viên trong một lớp học tiếng Anh đông,phương tiện hỗ trợ dạy học nghèo nàn, thiếu môi trường thực hành, 4) Giáo viên chưađược đào tạo để dạy tiếng Anh không chuyên và tiếng Anh chuyên ngành, 5) Chưa xử líđúng mối quan hệ giữa mục đích, động cơ, nhu cầu và mong muốn học tiếng Anh củasinh viên, 6) Học tiếng Anh dường như không có nhiều liên hệ với phát triển và nâng caokiến thức chuyên môn của người học, 7) Có những cách hiểu khác nhau về đánh giá trình

độ và kĩ năng giao tiếp tiếng Anh đầu ra và về môn tiếng Anh trong một chương trình, 8)Thiếu cơ chế khuyến khích dạy - học chuyên môn bằng tiếng Anh

- Trong nghiên cứu của Đinh Thị Phương Hoa (2015) “Một số giải pháp tăng cườngcác kỹ năng thực hành tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ Trường Đại học Sưphạm Nghệ thuật Trung ương” tác giả nghiên cứu thực hành bốn kỹ năng cơ bản cho sinhviên (nghe, nói, đọc, viết), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành tiếng Anh củasinh viên, nêu lên thực trạng về năng lực học tiếng Anh cũng như học các kỹ năng thựchành tiếng Anh của sinh viên, thông qua việc điều tra khảo sát, từ đó đưa ra kết luận rằng

sự thành công trong học tập tiếng Anh của sinh viên phụ thuộc vào 3 yếu tố quan trọng:Động lực học tập, thái độ học tập và chiến lược học Dựa trên cơ sở đó, tác giả đề xuấtmột số giải pháp giúp người học dễ dàng học tiếng Anh một cách hiệu quả nhất Tuynhiên, đề tài chưa nêu rõ yếu tố quan trọng cần thiết nhất đối với sinh viên khi học tiếngAnh, cũng như việc học kỹ năng thực hành tiếng Anh của sinh viên chưa đề cập nhiều,trong đó kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên là rất cần thiết

Trang 31

xxxiNhìn chung các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước khá phổ biến, nội dung đadạng Tuy nhiên, điểm hạn chế của các đề tài là chưa nghiên cứu về việc giao tiếp tiếngAnh, mà chỉ xoay quanh các vấn đề học tiếng Anh của sinh viên Một số đề tài nghiên cứu

về thực trạng, hạn chế trong quá trình học tiếng Anh, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đếnnăng lực học tiếng Anh của sinh viên Vì vậy, để mở rộng đề tài nghiên cứu nhóm tác giảquyết định chọn đề tài nghiên cứu về việc giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Bên cạnh đó,nhóm tác giả thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đây để góp phần hoàn thiện đề tàiđược tốt hơn

Tóm tắt chương i

Ở chương đầu tiên, nhóm tác giả đã nghiên cứu, lược khảo các tài liệu có liên quanđến kỹ năng giao tiếp tiếng Anh nhằm làm nền tảng về lý luận cho đề tài nghiên cứu.Trong đó, chương này trình bày về các khái niệm có liên quan về kỹ năng giao tiếp tiếngAnh

Đồng thời, minh chứng tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp tiếng Anh đối vớingười lao động nói chung và sinh viên ngày nay nói riêng Chỉ ra sự thông dụng của tiếngAnh trong tất cả các lĩnh vực mà quan trọng hơn hết là trong việc trao đổi thông tin vớithế giới, trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế Bên cạnh đó là thực trạng chung về tiếng Anhgiao tiếp của sinh viên giữa môi trường hiện tại và đòi hỏi cần có giải pháp để cải thiệntình trạng này

Vì đây là một vấn đề đã được nghiên cứu ở các phạm vi và khách thể khác nên tácgiả đã lược khảo các tài liệu nhằm kế thừa các phương pháp học tiếng Anh trên thế giới,các mô hình học tiếng Anh của các trường đại học tại Việt Nam làm cơ sở hình thành giảipháp cho đề tài, cũng như là kế thừa các nghiên cứu khoa học thích hợp, làm cơ sở từ đóphát triển cho mô hình của đề tài nghiên cứu này nhằm tăng tính khoa học và sự phù hợpcủa mô hình

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - LUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG 2.1 Kết quả khảo sát chuyên gia

Thông qua kỹ thuật Delphi, những ý kiến về thực trạng, khó khăn cũng như các giảipháp mà chính sinh viên đưa ra được tổng hợp ở bên dưới Kết quả của nội dung nàyđược nhóm tác giả nghiên cứu sử dụng nhằm đánh giá sơ bộ về thực trạng rèn luyện kỹnăng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên, hoàn thiện mô hình nghiên cứu lý thuyết để phùhợp hơn với môi trường Khoa Kinh tế - Luật Trường Đại học Tiền Giang, cũng như làm

cơ sở đề xuất các giải pháp

Trang 32

2.1.1 Khó khăn

Sau khi ứng dụng kỹ thuật Delphi, nhóm tác giả đã thu thập được gần 250 ý kiến vềkhó khăn của sinh viên trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tại KhoaKinh tế - Luật Những ý kiến giống và gần giống nhau hoặc là những ý kiến nói về cùngmột vấn đề được gom thành từng nhóm Tổng hợp được 8 nhóm khó khăn của sinh viêntrong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh như sau:

Bảng 2.1 Thống kê khó khăn của sinh viên trong quá trình rèn luyện kỹ năng

giao tiếp tiếng Anh

Hạn chế vốn từ vựng

Sinh viên gặp khó khăn vốn từ vựng không đủ để

có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản 21Khó sử dụng từ vựng phù hợp với tình huống và

Không thể vận dụng từ vựng một cách lưu loát

tiếng Anh, giảng viên dành quá ít thời gian để cácsinh viên luyện nói và nghe

28

Mất căn bản về tiếng Anh Mất căn bản về ngữ pháp từ lúc phổ thông 11

Không xác định được cách phát âm chuẩn 17

Phương pháp giảng dạy

Giảng viên chưa cân đối phần ngữ pháp và các

Chưa ứng dụng nhiều hình ảnh, video vào tiết

Chưa tạo nhiều cơ hội thực hành cho sinh viên 17

cơ sở vật chất Hệ thống âm thanh bị rè, nhỏ và chập chờn 20

Chưa có phòng học riêng như tiếng Nhật 13

Tiếp xúc với người bản xứ

Chưa có giảng viên người bản xứ thực hiện việc

Chưa có các hoạt động để sinh viên có cơ hội tiếpxúc va chạm tình huống thực tế với người bản xứ 5

Trang 33

Không có người cùng tương tác thực hành kỹ

Các câu lạc bộ ở hiện tại và quá khứ không đủđiều kiện để nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếngAnh

13

(Nguồn: Kết quả nhóm tác giả tổng hợp vào tháng 12/2016)Trên đây là những khó khăn mà sinh viên gặp phải, có sự ảnh hưởng quan trọng đếnquá trình và kết quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trong đó ta cóthể thấy rõ một số khó khăn được nhiều sinh viên kể đến hơn hết đó là về thời gian đểsinh viên dành cho việc học tiếng Anh, hạn chế về vốn từ vựng, hạn chế về các trang thiết

bị phòng học, mất căn bản về tiếng Anh, thiếu môi trường va chạm tiếp xúc thường xuyênvới tiếng Anh bản xứ, mà cần phải có giải pháp khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi chosinh viên trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của bản thân Với các khókhăn do sinh viên cung cấp trên kết hợp với giả thuyết nghiên cứu ban đầu, nhóm tác giả

sẽ tiến hành đánh giá lại lần 2 thông qua khảo sát đại trà các sinh viên của Khoa Kinh tế Luật Trường Đại học Tiền Giang để tìm ra thực trạng cũng như nguyên nhân phát sinhvấn đề, từ đó có hướng giải pháp phù hợp, tối ưu

-2.1.2 Giải pháp

Cũng thông qua kỹ thuật Delphi, các khó khăn ở mục 2.1.1 chương này được yêucầu các sinh viên cho giải pháp khắc phục Kết quả được tổng hợp và trình bày ở bảngtheo thứ tự tần số từ cao đến thấp

Bảng 2.2 Giải pháp đề xuất của sinh viên trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp

bằng tiếng Anh

Mở thêm nhiều câu lạc bộ, lớp rèn luyện tiếng Anh 51

Giảng viên nên tạo điều kiện hoặc khuyến khích sinh viên giao tiếp 38Đầu tư trang thiết bị phòng học chuyên cho học tiếng Anh 34Thành lập các nhóm học tiếng Anh ngoài giờ: học trên Thư viện, Trà

Nên có những Giảng viên người bản xứ trực tiếp đứng lớp 32

Trang 34

xxxivCần có vài tiết cho nói chuyện trực tiếp với người nước ngoài 23Xin nhà trường 1 tiết dạy trong giờ Anh văn để các bạn có thể giao

Mở Trung tâm dạy tiếng Anh cho sinh viên đã mất căn bản ở phổ

Giảng viên nhiệt tình hơn và thay đổi phương pháp dạy để sinh viên dễ

Mở các lớp tiếng Anh để sinh viên nâng cao vốn hiểu biết tương tự các

Luyện nghe, học từ vựng mỗi ngày bằng việc thường xuyên xem

Mở câu lạc bộ tiếng Anh chia theo chuyên ngành 10Cải thiện khả năng nghe, nói cần thường xuyên nghe nói tiếng Anh 7

(Nguồn: Kết quả nhóm tác giả tổng hợp vào tháng 12/2016)

Từ kết quả thống kê trên, ta thấy các giải pháp về xây dựng câu lạc bộ tiếng Anh, tạomôi trường để sinh viên rèn luyện và phát huy khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh củamình, các yêu cầu về trang thiết bị là những vấn đề mà được nhiều sinh viên quan tâmgiải quyết nhất Những giải pháp này được nhóm tác giả hoàn thiện, tiến hành khảo sátlần 2 đề đánh giá tính khả thi một cách khách quan hơn nữa, từ đó đề xuất ra những giảipháp tối ưu, phù hợp với nhu cầu của sinh viên

2.2 Kết quả khảo sát chính thức

2.2.1 Số lượng và cơ cấu phiếu điều tra

Năm học 2016 - 2017, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tiền Giang có tổng số1.417 sinh viên (Nguồn: Văn phòng Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tiền Giang.Tổng số phiếu điều tra phát đi là 200 phiếu được gửi trực tiếp đến từng đáp viên Tổng sốbảng câu hỏi nhận được là 200 phiếu, sai số chuẩn là 6,5% (dựa trên công thức N

1+ N e2 ,

N = 1417)

Bảng 2.3 Thống kê đặc điểm cá nhân của sinh viên được khảo sát

Trang 35

(Nguồn : Kết quả khảo sát của nhóm tác giả vào tháng 3/2017)

Nhận xét: Từ bảng số liệu trên, cho thấy tổng số sinh viên khảo sát là 200, trong đó

sinh viên hệ cao đẳng là 44/200 sinh viên (chiếm 22%), đại học là 156/200 sinh viên(chiếm 78%)

Số lượng sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 và năm 4 không có sự chênh lệch nhiều, cụthể sinh viên năm 1 (khóa 2016) có 50/200 sinh viên (chiếm 25%), sinh viên năm 2 (khóa2015) có 64/200 sinh viên (chiếm 32%), sinh viên năm 3 (khóa 2014) có 42/200 sinh viên(chiếm 21%) và sinh viên năm 4 (khóa 2013) có 44/200 sinh viên (chiếm 22%)

Sinh viên mỗi ngành được phân bổ dựa trên cơ sở tỷ trọng sinh viên từng ngành củaKhoa Kinh tế - Luật Đa số là sinh viên thuộc ngành Kế toán có 108/200 sinh viên (chiếm54%), ngành Quản trị kinh doanh có 66/200 sinh viên (chiếm 33%) còn lại là ngành Dịch

vụ pháp lý có 20/200 sinh viên (chiếm 10%) và ngành Tài chính ngân hàng có 6/200 sinhviên (chiếm 3%)

2.2.2 Trình độ về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh qua sự đánh giá của sinh viên

Bảng 2.4 Đánh giá xếp loại về kỹ năng nghe trong tiếng Anh giao tiếp

Trang 36

xxxvigiá loại trung bình (chiếm 32,5%), 15 sinh viên đánh giá loại khá (chiếm 7,5%) và không

có sinh viên nào đánh giá kỹ năng nghe của bản thân đạt loại tốt Và nếu quy đổi về thang

đo 5 mức độ 1,2,3,4,5 tương ứng với xếp loại từ kém đến tốt thì trung bình chung về kỹnăng nghe chỉ đạt 2,195 điểm, dưới mức trung bình

Bảng 2.5 Đánh giá xếp loại về kỹ năng nói trong tiếng Anh giao tiếp

về kỹ năng nói chỉ đạt 2,47 điểm, dưới mức trung bình

Bảng 2.6 Đánh giá xếp loại về kỹ năng đọc trong tiếng Anh giao tiếp

Trang 37

xxxvii(Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát tháng 3/2017)Kết quả thống kê trên cho thấy, có 14 sinh viên đánh giá kỹ năng đọc của bản thânđạt loại kém (chiếm 7 %), 38 sinh viên đánh giá loại yếu (chiếm 19%), 95 sinh viên đánhgiá loại trung bình (chiếm 47,5%), số sinh viên đánh giá loại khá là 45 (chiếm 22,5%) và

có 8 sinh viên đánh giá kỹ năng đọc của bản thân đạt loại tốt (chiếm 4%) Và nếu quy đổi

về thang đo 5 mức độ 1,2,3,4,5 tương ứng với xếp loại từ kém đến tốt thì trung bìnhchung về kỹ năng đọc đạt 2,975 điểm, chỉ ở mức trung bình

Bảng 2.7 Đánh giá xếp loại về kỹ năng viết trong tiếng Anh giao tiếp

về kỹ năng viết đạt 2,87 điểm, chỉ ở mức trung bình

2.2.3 Trình độ tiếng Anh của sinh viên thông qua các kỳ thi, kiểm tra

Bảng 2.8 Thống kê điểm thi Toeic

Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy

Ngày đăng: 19/03/2018, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w