LỜI CẢM ƠNĐề tài “Quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non, trường Đại học Vinh” được thực hiện trong một thời gian ngắn, điều kiện không ít khó
Trang 1TRƯờNG ĐạI HọC VINH KHOA GIáO DụC TIểU HọC
-*** -QUY TRìNH RèN LUYệN Kỹ NĂNG GIAO TIếP SƯ PHạM
CHO SINH VIÊN NGàNH GIáO DụC MầM NON, TRƯờNG ĐạI HọC VINH
KHOá LUậN TốT NGHIệP đại học
CHUYÊN NGàNH: GIáO DụC MầM NON
Giáo viên hớng dẫn: PGS TS NGUYễN THị Mỹ TRINH Sinh viên thực hiện : NGUYễN ĐắC QUỳNH NGA
Lớp : 47A2 - Mầm non
Vinh - 2010
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên
ngành giáo dục mầm non, trường Đại học Vinh” được thực hiện trong một
thời gian ngắn, điều kiện không ít khó khăn Trong quá trình hoàn thành đề tài,ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình,bạn bè, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, các sinh viên khoá 47Mầm non, 48 Mầm non, 49 Mầm non, 50 Mầm non Đặc biệt, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn tận tình, chu đáo và khoa học của cô giáo hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thị Mỹ Trinh Nhân dịp này, tôi xin chân thành bày ỏ lòng biết ơn sâusắc tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh cùng toàn thể các thầy cô giáokhoa Giáo dục Tiểu học, các sinh viên khoá 47 Mầm non, 48 Mầm non, 49 Mầmnon, 50 Mầm non, cũng như gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thànhluận văn này
Là sinh viên bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học, chắcchắn không tránh khỏi sai sót Rất mong được thầy cô và bạn bè đóng góp ýkiến để đề tài này hoàn thiện hơn
Vinh, tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đắc Quỳnh Nga
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Cấu trúc của luận văn 3
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài 4
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
1.2 Một số khái niệm cơ bản 5
1.2.1 Khái niệm giao tiếp……….5
1.2.2 Khái niệm giao tiếp sư phạm 7
1.2.3 Khái niệm giao tiếp sư phạm trong lĩnh vực giáo dục mầm non………….7
1.2.4 Vai trò của giao tiếp sư phạm 8
1.2.5 Các giai đoạn của quá trình giao tiếp sư phạm 9
1.2.6 Khái niệm kỹ năng 12
1.2.7 Kỹ năng giao tiếp sư phạm 13
1.2.7.1 Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm………13
1.2.7.2 Các nhóm kỹ năng giao tiếp sư phạm và ý nghĩa của nó 14
1.2.8 Quy trình – quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm 16
1.3 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non 16
1.3.1 Vai trò của kỹ năng giao tiếp sư phạm đối với người giáo viên mầm non 16
1.3.2 Các kỹ năng giao tiếp sư phạm cần rèn luyện cho sinh viên ngành giáo dục Mầm non 17
1.3.2.1 Các kỹ năng giao tiếp sư phạm chung 17
1.3.2.2 Các kỹ năng giao tiếp sư phạm cụ thể 19
Trang 41.3.3 Mức độ kỹ năng giao tiếp sư phạm cần hình thành cho sinh viên ngành
giáo dục mầm non và biểu hiện của chúng 22
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non 25
Kết luận chương 1 27
Chương 2: Thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non, trường Đại học Vinh 28
2.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 28
2.2 Kết quả nghiên cứu 29
2.3.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành giáo dục mầm non về vai trò của giao tiếp sư phạm, vai trò của kỹ năng giao tiếp sư phạm 29
2.3.2 Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non 36
2.3.3 Thực trạng quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm đã sử dụng cho sinh viên ngành giáo dục mầm non, trường Đại học Vinh 41
Kết luận chương 2 44
Chương 3: Quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non, trường Đại học Vinh……….45
3.1 Nguyên tắc xây dựng quy trình……… …45
3.2 Quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường Đại học Vinh………45
3.2.1 Quy trình chung……….45
3.2.2 Quy trình cụ thể……… ….46
3.2.3 Dự kiến kế hoạch rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm………51
3.3 Một số tình huống giao tiếp sư phạm được thiết kế cho hoạt động rèn luyện của sinh viên……… …54
Kết luận, kiến nghị……… …61
Tài liệu tham khảo 66 Phụ lục
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Giao tiếp là một hoạt động đặc thù của con người, giúp con người sống,hoạt động, thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của mình Thông qua giaotiếp con người lĩnh hội được các kinh nghiệm lịch sử - xã hội biến chúng thànhkinh nghiệm của bản thân Đồng thời qua giao tiếp, con người có thể tự đánhgiá, tự điều khiển, điều chỉnh, tự giáo dục và tự hoàn thiện bản thân cho phù hợpvới chuẩn mực xã hội
Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tâm lýcon người Đối với nghề dạy học nhờ giao tiếp mà giáo viên thực hiện được vaitrò chủ đạo của mình, truyền thụ tri thức, đề ra nhiệm vụ và đánh giá kết quảhọc tập của học sinh Mặt khác giao tiếp giúp cho học sinh tiếp thu nền văn hóalịch sử và biến nó thành cái của riêng mình, tạo ra sự phát triển tâm lý nhâncách Vì thế, giao tiếp được thực hiện sẽ hướng hoạt động dạy của giáo viên vàhoạt động học của học sinh đạt được mục đích giáo dục
Giáo dục mầm non là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.Đây là bậc học đòi hỏi năng lực sư phạm của người giáo viên cao hơn nhiều sovới các bậc học khác, đặc biệt là năng lực giao tiếp sư phạm Các nghiên cứu đãkhẳng định rằng: “Để quá trình giáo dục đạt hiệu quả, người giáo viên phải biết
tổ chức đúng đắn quá trình giao tiếp với trẻ em, phụ huynh học sinh, đồngnghiệp…”
Nhưng trong thực tế thì kỹ năng giao tiếp sư phạm của các giáo viên mầmnon tương lai còn có nhiều hạn chế, đó là kỹ năng giao tiếp sư phạm của cô vàtrẻ, kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên với đồng nghiệp, kỹ năng giao tiếp
sư phạm của giáo viên với phụ huynh Mặc dù nhà trường đã tạo cơ hội và điềukiện cho sinh viên đi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm rất nhiều đợt trong quá trìnhđào tạo Vì sao lại có những hạn chế như vậy? Có rất nhiều nguyên nhân, tuynhiên theo chúng tôi nguyên nhân cơ bản đó là chưa có quy trình rèn luyện kỹnăng giao tiếp sư phạm khoa học, hợp lý
Trang 6Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Quy trình rèn luyện kỹ
năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non, trường Đại học Vinh”.
3.2 Đối tượng nghiên cứu.
Quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáodục Mầm non
4 Giả thuyết khoa học.
Nếu xây dựng được quy trình khoa học, hợp lý thì sẽ nâng cao được chấtlượng rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục Mầmnon, trường Đại học Vinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục Mầm non.
5.2 Nghiên cứu thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục Mầm non, trường Đại học Vinh.
5.3 Đề xuất quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục Mầm non, trường Đại học Vinh.
6 Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiêncứu cơ bản sau đây:
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phân tích – tổng hợp lý thuyết
- Hệ thống hóa các lý thuyết
Trang 7- Cụ thể hoá lý thuyết.
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra
Đây là phương pháp cơ bản nhằm khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ nănggiao tiếp của sinh viên ngành giáo dục Mầm non, trường Đại học Vinh
6.2.2 Phương pháp trò chuyện.
Trò chuyện với các sinh viên và các giáo viên giảng dạy các bộ môn ởtrường đại học và giáo viên chủ nhiệm nhóm lớp ở trường mầm non… nhằm tìmhiểu về các đối tượng giao tiếp của sinh viên giáo dục mầm non, trường Đại họcVinh
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức thống kê toán học để phân tích số liệu thuđược
7 Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận vănđược bố trí thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viênngành giáo dục mầm non, trường Đại học Vinh
Chương 3: Quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viênngành giáo dục mầm non, trường Đại học Vinh
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1 Những nghiên cứu về giao tiếp sư phạm.
Có thể khái quát các công trình nghiên cứu giao tiếp theo hai hướng cơbản:
- Hướng thứ nhất: nhấn mạnh khía cạnh thông tin trong giao tiếp Đại diệncho hướng thứ nhất gồm các nhà tâm lý học: M.A.Acgain, K.K.Platonov,A.L.Kolominxki, A.G.Xpirkin, G.G.Golubev… Tuy nhiên các tác giả theohướng nghiên cứu này chưa chỉ ra đặc điểm giao tiếp của con người được biểuhiện trong truyền thông, làm cho truyền thông trở nên tích cực, trở thành nộidung cơ bản của giao tiếp
- Hướng thứ hai: Nhìn nhận bản chất giao tiếp trong việc xác định vị trígiao tiếp trong hệ thống các khái niệm, phạm trù tâm lý học Đại diện cho hướngnày là ý kiến của hai nhà tâm lý học A.A.Leochiev và B.Phlomov khi bàn vềgiao tiếp và hoạt động
Ở trong nước vấn đề giao tiếp cũng như giao tiếp sư phạm được nghiêncứu tập trung từ những năm 1970 trở lại đây và thu hút được sự chú ý của nhiềutác giả như: Bùi Văn Huệ: “Bàn về phạm trù giao tiếp” (1981), Trần TrọngThủy: “Đặc điểm giao tiếp của sinh viên sư phạm” (1985), Nguyễn Thạc –Hoàng Anh “Luyện giao tiếp sư phạm” (1991), Hoàng Anh: “Khái niệm giaotiếp sư phạm của sinh viên” (1991), Nguyễn Thanh Bình: “Một số trở ngại trongtâm lý giao tiếp của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp” (1990),Nguyễn Bá Minh: “Tâm lý học lứa tuổi và giao tiếp sư phạm” (2005)…
Các tác giả đã khẳng định được bản chất tâm lý học của giao tiếp, vai tròcủa giao tiếp sư phạm, các nội dung, hiệu quả, phương tiện… của giao tiếp sưphạm
Trong những năm gần đây, vấn đề kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp sưphạm cũng được khá nhiều tác giả đề cập đến Tác giả: Nguyễn Văn Lê, NgôCông Hoàn, Hoàng Anh đã đề cập đến: những vấn đề như cơ sở khoa học của
Trang 9giao tiếp, giao tiếp sư phạm (hệ thống khái niệm, những chỉ dẫn về giao tiếp sưphạm, bài luận nghiên cứu về giao tiếp sư phạm) và giao tiếp sư phạm trongquản lý trường học.
1.1.2 Những nghiên cứu về vấn đề giao tiếp sư phạm ở ngành giáo dục Mầm non.
Vấn đề giao tiếp sư phạm trong lĩnh vực giáo dục Mầm non đã được cácnhà nghiên cứu quan tâm từ những năm thập niên 70 Nổi bật nhất về vấn đề nàyvẫn là các nhà nghiên cứu Liên Xô (cũ) như: A.V.Daporozet – M.I.Lixina: “Sựphát triển giao tiếp ở trẻ Mầm non” (1974), A.G.Ruzxkaia: “Hành vi của trẻmầm non trong điều kiện tác động ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của người lớn”(Kỷ yếu hội nghị Tâm lý học lần thứ 3 Liên Xô – NXB Giáo dục 1968)… Cáctác giả này đã nói lên được các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Mầm non và cáchgiao tiếp với trẻ như thế nào?
Ở trong nước vấn đề giao tiếp sư phạm trong ngành Mầm non mới chỉđược chú trọng những năm gần đây Các tác giả: PGS.TS Ngô Công Hoàn:
“Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ” (ĐHSPHN1, 1995); TS Lê XuânHồng: “Những kỹ năng sư phạm Mầm non” (NXBGD, 2000); TS Lê XuânHồng và Ths Vũ Thị Ngân biên dịch: “Những vấn đề về giao tiếp sư phạm Mầmnon” (CĐSPMGTƯ 3, 1994); TS Lê Xuân Hồng: “Một số vấn đề về giao tiếp vàgiao tiếp sư phạm trong hoạt động của giáo viên Mầm non” (NXBGD)…
Nhìn chung vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viênngành giáo dục mầm non chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ, đặc biệt trongđiều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và sự ra đời của chuẩnnghề nghiệp giáo dục mầm non
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm giao tiếp.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp Mỗi định nghĩa đều dựa trênmột quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó
Giao tiếp thường tham gia vào hoạt động thực tiễn của con người (laođộng, học tập, vui chơi tập thể…) đảm bảo việc định hướng cho sự tác động
Trang 10tham gia vào quá trình thực hiện và kiểm tra hoạt động của con người Giao tiếp
là nhu cầu của con người muốn tiếp xúc với con người
- Dưới góc độ ngôn ngữ học, Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc cho rằng:
“giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong một cộngđồng xã hội Loài động vật nào cũng có thể làm thành những xã hội vì chúngsống có giao tiếp với nhau, như xã hội loài ong, xã hội loài kiến”
- Trong tâm lý học, giao tiếp được coi như một loại hoạt động Hoạt độngnày diễn ra trong mối quan hệ người – người nhằm mục đích thiết lập sự hiểubiết lẫn nhau và làm thay đổi mối quan hệ lẫn nhau, nhằm tác động đến tri thức,tình cảm và toàn bộ nhân cách, đó là sự tác động trực tiếp người – người diễn ratrong mối quan hệ đó
+ A.A.Leonchiev coi: giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mụcđích, có động cơ bảo đảm cho sự tương tác giữa người này với người khác tronghoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý
và sử dụng phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ
+ Panighin – nhà tâm lý học người Nga định nghĩa: giao tiếp là một quátrình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa conngười với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và traođổi cảm xúc lẫn nhau
+ A.Ph.Lomov – nhà tâm lý học người Nga, trong cuốn “Những vấn đềgiao tiếp trong tâm lý học” coi giao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lý học hiệnđại, định nghĩa: giao tiếp là quan hệ tác động qua lại giữa con người với tư cách
là chủ thể
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau về giao tiếp nhưng nhìn chung có thểthống nhất quá trình giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người - người với cácđặc trưng sau:
- Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin Bất cứ quá trình giao tiếpnào cũng có sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm giữa người này với ngườikia
- Giao tiếp là một quá trình tương tác tâm lý hiểu biết lẫn nhau
Trang 11- Giao tiếp bao giờ cũng xảy ra trong một điều kiện không gian và thờigian nhất định.
- Giao tiếp được các cá nhân cụ thể tiến hành
1.2.2 Khái niệm giao tiếp sư phạm.
Giao tiếp sư phạm là thành phần cơ bản của hoạt động sư phạm, góp phầnlàm cho thế hệ sau tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ Nhờ giao tiếp
sư phạm người học với tư cách là chủ thể của hoạt động học có thể biến nhữngđiều đã học thành năng lực và phẩm chất của bản thân
Hoạt động sư phạm bao gồm một bên là động cơ, mục đích, điều kiện cụthể nơi diễn ra hoạt động, bên kia tương ứng là hoạt động, hành động và cácthao tác, các mối quan hệ qua lại giữa các thành tố ấy Đối tượng của hoạt độngnày là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ…hay là sự phát triển nhân cách của họcsinh Chủ thể của hoạt động này là giáo viên và học sinh Người học và hoạtđộng học tập tiếp nối hoạt động dạy của giáo viên nhằm chiếm lĩnh hệ thốngkhái niệm hình thành nhân cách của bản thân học sinh
Hoạt động sư phạm bao gồm hoạt động dạy học và giáo dục học sinh,trong đó giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, học sinh là chủ thể của hoạtđộng học Có nghĩa là cả giáo viên và học sinh đều là chủ thể của hoạt động dạyhọc Quá trình này diễn ra trong các mối quan hệ giao tiếp của giáo viên và học
sinh Như vậy, giao tiếp sư phạm diễn ra như điều kiện của hoạt động sư phạm.
Đó là sự tiếp xúc, trao đổi giữa người dạy và người học, bằng các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục có hiệu quả.
1.2.3 Khái niệm giao tiếp sư phạm trong lĩnh vực mầm non
Giao tiếp sư phạm trong lĩnh vực mầm non là sự tiếp xúc, sự tác động qualại giữa giáo viên và trẻ, giữa giáo viên và các đồng nghiệp, giữa giáo viên vàphụ huynh, bằng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiệnnhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ có hiệu quả
Trang 121.2.4 Vai trò giao tiếp sư phạm
Giao tiếp sư phạm có một vị trí cực kỳ quan trọng trong cấu trúc năng lực
sư phạm của một giáo viên Trong hoạt động sư phạm, giao tiếp sư phạm cónhiều vai trò, nó có thể là phương tiện phục vụ công việc giảng dạy, có thể làđiều kiện tâm lý – xã hội bảo đảm quá trình giáo dục, có thể là phương pháp tổchức các mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò Nếu coi hoạt động sư phạm phục
vụ ba mục đích: giảng dạy, giáo dục và phát triển thì có thể xem giao tiếp sưphạm phục vụ việc thực hiện các mục đích trên
- Trong việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giao tiếp bảo đảm cho sựtiếp xúc tâm lý với học sinh: hình thành động cơ học tập tích cực, tạo ra môitrường tâm lý kích thích học sinh nhận thức và cùng nhau suy nghĩ sáng tạo.Trong quá trình dạy học, nếu người giáo viên tổ chức quá trình giao tiếp tốt thì
sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu bài học
- Trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục: nhờ giao tiếp mà có thểgiải quyết êm thấm các mâu thuẫn trong giáo dục, thúc đẩy sự tiếp xúc tâm lýgiữa nhà giáo dục và học sinh, hình thành xu hướng nhận thức trong nhân cáchngười học, hình thành các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể học sinh
- Trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển: giao tiếp tạo ra các hoàncảnh tâm lý kích thích việc hoàn thiện bản thân và tự giáo dục nhân cách củahọc sinh
Như vậy, giao tiếp sư phạm có một tác động khá rộng rãi trong hoạt động
sư phạm Giao tiếp sư phạm giữ một vị trí hết sức quan trọng và nổi bật trongcấu trúc năng lực sư phạm, trong tay nghề dạy học và giáo dục
Giao tiếp sư phạm có những nguyên tắc, những biện pháp và kỹ xảo tácđộng lẫn nhau giữa giáo viên với tập thể học sinh mà nội dung cơ bản của nó làtrao đổi thông tin, là sự tác động về giáo dục và học tập, là việc tổ chức mốiquan hệ lẫn nhau và cũng là quá trình người giáo viên xây dựng và phát triểnnhân cách học sinh Giao tiếp sư phạm là một hệ thống phức tạp và là quá trìnhsáng tạo để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, học tập; là quá trình tổ chức mốiquan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh
Trang 13Vì vậy, trong chương trình đào tạo người giáo viên tương lai không thểthiếu nội dung giao tiếp sư phạm.
1.2.5 Các giai đoạn của quá trình giao tiếp sư phạm.
Giao tiếp sư phạm là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạnthực hiện những chức năng khác nhau
Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh (Giao tiếp sư phạm – NXB Giáo dục, 1999)chia quá trình này thành 03 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Mở đầu quá trình giao tiếp
- Giai đoạn 2: Diễn biến quá trình giao tiếp
- Giai đoạn 3: Kết thúc quá trình giao tiếp
Nguyễn Văn Lê (Giao tiếp sư phạm – NXB Đại học Sư phạm, 2006) lạichia quá trình giao tiếp sư phạm thành 04 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Định hướng trước khi tiếp xúc (tương ứng với giai đoạnchuẩn bị)
- Giai đoạn 2: Mở đầu quá trình giao tiếp
- Giai đoạn 3: Diễn biến quá trình giao tiếp
- Giai đoạn 4: Kết thúc quá trình giao tiếp
Theo chúng tôi quá trình giao tiếp sư phạm có thể chia thành 03 giai đoạnnhư sau:
a Giai đoạn 1: Lập kế hoạch giao tiếp
Theo từ điển Tiếng Việt: kế hoạch là sự lắp đặt, hoạch định có đường lối
rõ ràng theo phương tiện sẵn có trong những điều kiện nhất định
Như vậy, kế hoạch giao tiếp chính là sự sắp đặt, xác định phương pháp,hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm giao tiếp sư phạm theo những phương tiệnsẵn có phù hợp đối tượng, nội dung giao tiếp
Lập kế hoạch là một việc làm rất quan trọng để đảm bảo cho một cuộcgiao tiếp diễn ra đạt kết quả cao
Trong giai đoạn này, giáo viên cần làm được những công việc sau:
- Xác định được mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp
- Xác định được nội dung, hình thức giao tiếp
Trang 14- Xác định được địa điểm, thời gian giao tiếp.
- Tìm hiểu thông tin về đối tượng giao tiếp
Từ những thông tin thu thập được về vấn đề giao tiếp, người giáo viên sẽlập một kế hoạch giao tiếp cụ thể, chi tiết, chính xác trong một cuộc giao tiếp sưphạm
b Giai đoạn 2: Triển khai cuộc giao tiếp sư phạm
- Mở đầu quá trình giao tiếp sư phạm:
Chức năng cơ bản là nhận thức Vậy, mở đầu quá trình nhận thức diễn ranhư thế nào? Nhân dân ta có câu: “Quen nhau tin dạ, lạ tin quần áo”
Nhận thức cảm tính là hạt nhân của giai đoạn này, khi chưa quen biết,những thông tin ban đầu phần lớn nhận từ thị giác qua việc quan sát dáng vẻ bênngoài Vì vậy trong quản lý xã hội người ta quy định sắc phục cho một số nghềnghiệp (Quân đội, công an, hàng không…)
Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn định hướng, đối với người lạ lầnđầu tiên tiếp xúc, các giác quan của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp đều hoạtđộng tích cực để tiếp nhận thông tin về phía bên kia Mở đầu quá trình giao tiếp,
có sự tham gia của trực giác, ở đây còn là trực – cảm giác, nghĩa là khi nhìn,nghe, sờ, mó, nếm, ngửi một vật gì đó, tiếp xúc với người lạ biết ngay sự tốt,xấu, lành, dữ hoặc có một dự báo quan trọng để cuộc giao tiếp diễn biến theochiều hướng này Trực giác được hình thành bằng vốn kinh nghiệm lâu dài củagiáo viên khi tiếp xúc với học sinh, với đối tượng giao tiếp khác
Mở đầu quá trình giao tiếp thường diễn ra khi giáo viên nhận lớp, làmquen với trẻ, trò chuyện để biết về trẻ…
Mục đích của giai đoạn này phải tạo ra được sự thiện cảm và tình yêu vàotrẻ đối với giáo viên Muốn vậy, từ trang phục đến ánh mắt, nụ cười, về dáng điđứng, tư thế phong cách cần đĩnh đạc, đường hoàng, tự tin – tạo cảm giác antoàn cho trẻ tạo nơi các trẻ một sự gần gũi như kính trọng cô giáo
- Diễn biến quá trình giao tiếp sư phạm
Mọi mục đích giao tiếp được thực hiện ở giai đoạn này
Trang 15Trong giai đoạn này có sự bộc lộ bản chất của chủ thể giao tiếp đối vớiđối tượng giao tiếp Bản chất đích thực của giáo viên và trẻ được biểu hiện mộtcách sinh động và chân thực nhất Chúng ta đều thừa nhận rằng, mỗi thầy cô có
cá tính riêng, vấn đề thương yêu trẻ nhưng cách biểu hiện tình thương, lòngnhân ái của mỗi thầy cô lại biểu hiện bằng những thao tác, hành vi ứng xử khácnhau, có thầy (cô) rất tế nhị nhưng yêu cầu cao, có thầy (cô) lại ân cần săn sóc,
có thầy (cô) nhẹ nhàng vỗ về, có người lại nghiêm khắc…tùy thuộc vào đốitượng, tùy hoàn cảnh, tùy nhiệm vụ và nội dung giao tiếp…thậm chí cùng mộtđối tượng giao tiếp thì cách ứng xử khác nhau trong hoàn cảnh khác nhau Đó lànghệ thuật giao tiếp
Nội dung giao tiếp sư phạm trong nhà trường chủ yếu là những tri thứccần giáo dục cho người học Ngôn ngữ nói là phương tiện chủ yếu để chuyển tảinhững nội dung đó, sao cho người học dễ hiểu, dễ nhớ
Sự hiểu biết tâm lý trẻ em, sự hiểu biết ban đầu khi tiếp xúc với đối tượnggiao tiếp (trẻ) giúp cô giáo thiết kế, kế hoạch nội dung giao tiếp sao cho mỗi lờinói, các cử chỉ, thao tác, hành vi của mình thực hiện các chức năng minh họa,giải thích, khẳng định, phủ nhận, tiếp tục, cảm hóa, thậm chí cả nhắc nhở, rănđe…
Để thu hút sự chú ý của trẻ một cách không chủ định, giọng nói của giáoviên cần phải thay đổi lên bổng, xuống trầm, nhịp điệu tránh đơn điệu (dễ gâybuồn ngủ, chóng chán) kèm theo là cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, tư thế đứng – ngồisao cho hợp lý với thời gian cá nhân phù hợp với không gian, thời gian, tiết trời
Các bước tiến hành một tiết học nên theo một trình tự khoa học nghiệp vụ
sư phạm Ngoài lời nói, tư thế, tác phong, hành vi, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụcười, giáo viên cần sử dụng các phương tiện khác để giao tiếp sư phạm trên lớpvới các em như: Đồ dùng, đồ chơi, bài hát, câu đố phù hợp với nội dung bài dạy
c Giai đoạn 3: Kết thúc – đánh giá quá trình giao tiếp sư phạm
Có rất nhiều cách kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm, trong giai đoạnnày giáo viên cần làm được 02 việc:
Trang 16- Chốt lại những vấn đề chính của cuộc giao tiếp làm tăng hiệu quả giáodục.
- Đề ra biện pháp, việc làm cho các hoạt động tiếp theo nhằm phát huymặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đối tượng giao tiếp
Mục đích giai đoạn kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm phải được cả giáoviên và đối tượng giao tiếp nhận thức đã thực hiện được nội dung, nhiệm vụgiao tiếp; cả hai bên đều đồng ý, ý thức được điểm dừng tại đó (tri thức, sựkiện…) Mỗi cô có những tín hiệu riêng để kết thúc bài giảng, buổi giao tiếp.Không nên tạo ra sự hụt hẫng đột ngột, khi nội dung giao tiếp còn đang dang dởhoặc dừng mà mục đích giao tiếp chưa đạt được
Có thể dừng giao tiếp nhưng để lại ấn tượng tốt cho đối tượng giao tiếp.Nhà tâm lý học người Mỹ Luchin bằng kết quả nghiên cứu của mình đã nhậnxét: khi tri giác người quen thì thông tin cuối cùng lại có ý nghĩa hơn cả
Ở ba giai đoạn nói trên thường thì giai đoạn mở đầu cả hai bên có nhữnglúng túng nhất định, bởi lẽ chưa hiểu biết về nhau Khi đã quen được với nhauthì tiến hành giao tiếp thuận lợi hơn nhiều và kết thúc quá trình giao tiếp thườngnhẹ nhàng và đạt hiệu quả Ba giai đoạn này bao giờ cũng thống nhất với nhau,tác động qua lại lẫn nhau
1.2.6 Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng hành động là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong vàngoài nước quan tâm Các tác giả có những cách tiếp cận khác nhau về kỹ năng,nhưng đều xoay quanh hai khuynh hướng: Khuynh hướng xem xét kỹ năngnghiêng về mặt kỹ thuật của hành động; khuynh hướng thứ hai xem xét kỹ năngnhư một biểu hiện năng lực của con người
Những người theo khuynh hướng thứ nhất V.A.Cruchetxki,C.C.Tsebuseva, A.V.Petropxki… cho rằng, muốn thực hiện hành động conngười phải có tri thức về hành động Cụ thể là phải hiểu được mục đích, phươngpháp, phương tiện và điều kiện hành động Khi con người nắm được các tri thức
về hành động, thực hiện hành động theo các yêu cầu khác nhau của thực tiễn,tức là chúng ta có kỹ năng hành động Mức độ thành thạo của kỹ năng phụ thuộc
Trang 17vào mức độ nắm vững tri thức về hành động và sử dụng chung vào hoạt độngthực tiễn nhiều hay ít, đúng hay không, vì thế quá trình học tập và rèn luyệnđóng vai trò quan trọng việc hình thành kỹ năng.
Những người theo khuynh hướng thứ hai N.D.Lêvitov, X.I.Kixen Gof,K.K.Platolov… cho rằng, kỹ năng là khả năng thực hiện một hoạt động nào đó
Kỹ năng được biểu hiện ở khả năng vận dụng những tri thức đã thu nhận đượcvào một lĩnh vực hoạt động thực tế, đảm bảo cho hoạt động diễn ra đạt hiệu quả
Như vậy, những người theo khuynh hướng thứ hai quan niệm kỹ năngkhông đơn thuần là kỹ thuật hành động mà nó còn là một biểu hiện năng lực củacon người Kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo Nhờ có sự mềmdẻo mà con người có tính sáng tạo trong hoạt động thực tiễn
Từ những quan điểm trên đây, chúng tôi đi đến kết luận rằng:
- Kỹ năng là khả năng thực hiện thành thạo có kết quả một hành động haymột hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinhnghiệm và những cách thức hành động đúng đắn vào thực tiễn
- Người có kỹ năng hành động trong một lĩnh vực hoạt động nào đó đượcbiểu hiện ở những dấu hiệu sau đây:
+ Có tri thức về hành động: Nắm được mục đích hành động, nắm đượccách thức thực hiện hành động và các điều kiện thực hiện hành động
+ Thực hiện hành động đúng với các yêu cầu của nó
+ Đạt được kết quả của hành động theo mục đích đề ra
+ Có thể thực hiện hành động có kết quả trong những điều kiện đã thayđổi
1.2.7 Kỹ năng giao tiếp sư phạm.
1.2.7.1 Khái niệm
Kỹ năng giao tiếp sư phạm là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, điệu bộ,hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ) được phối hợp hài hòa, hợp lý của giáo viên,nhằm đảm bảo sự tiếp xúc với trẻ đạt kết quả cao trong hoạt động dạy học vàgiáo dục, với sự tiêu hao năng lượng tinh thần và cơ bắp ít nhất trong nhữngđiều kiện thay đổi
Trang 18Kỹ năng giao tiếp sư phạm thực chất là sự phối hợp phức tạp giữa nhữngchuẩn mực hành vi xã hội (con người, nghề nghiệp) nhưng lại rất cá nhân giữa
sự vận động của cơ mặt, ánh mắt, nụ cười (vận động môi, miệng), ngón tay, bàntay, cổ tay… đồng thời với ngôn ngữ nói, viết của giáo viên Sự phối hợp hàihòa, hợp lý giữa các vận động đều mang một nội dung tâm lý nhất định, phù hợpvới những mục đích, ngôn ngữ và nhiệm vụ giao tiếp cần đạt được mà giáo viên
là chủ thể
Kỹ năng giao tiếp sư phạm được hình thành qua những con đường:
- Do thói quen ứng xử được xây dựng từ gia đình, quan hệ xã hội
- Do vốn sống, kinh nghiệm cá nhân qua tiếp xúc với mọi người
- Rèn luyện trong môi trường sư phạm qua các lần thực hành, thực tập,giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm tiếp xúc với học sinh
Kỹ năng giao tiếp sư phạm bao gồm nhiều nhóm kỹ năng Hiện nay, cónhiều cách phân chia các nhóm kỹ năng theo các tiêu chí khác nhau
1.2.7.2 Các nhóm kỹ năng giao tiếp sư phạm và ý nghĩa của nó.
Trong quá trình nghiên cứu về giao tiếp sư phạm các nhà tâm lý, giáo dụcphân chia các loại kỹ năng giao tiếp theo các nhóm sau:
a V.P.Dakharov dựa vào trật tự các bước tiến hành của một pha giao tiếpcho rằng, để có năng lực giao tiếp cần có các kỹ năng sau:
- Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp
- Kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp
- Kỹ năng nghe và biết lắng nghe
- Kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi
- Kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp
- Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, gọn, mạch lạc
- Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp
- Kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp
- Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp
b Theo A.T.Kyrbanova Ph.M.Riakhmatilina một quá trình giao tiếp sưphạm bao gồm 03 phần lớn:
Trang 19- Nhóm các kỹ năng định hướng trước khi giao tiếp sư phạm.
- Nhóm các kỹ năng tiếp xúc xảy ra trong quá trình giao tiếp sư phạm
- Nhóm kỹ năng độc đáo, hướng quá trình giao tiếp sư phạm đến các địnhhướng giá trị khác nhau mà giáo viên cần hướng dẫn
Theo hai tác giả này thì các kỹ năng trong các thành phần trên bao gồm:nhìn thấy, nghe được các trạng thái của học sinh, kỹ năng tiếp xúc, hiểu biết lẫnnhau, tổ chức, điều khiển quá trình giao tiếp
c Trong tóm tắt luận án Phó Tiến Sỹ của Hoàng Thị Anh, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội I phân chia các kỹ năng giao tiếp sư phạm ở sinh viên và cán
bộ giảng dạy thành 03 nhóm:
- Nhóm kỹ năng định hướng, bao gồm:
+ Nhận biết sự thay đổi trạng thái tâm lý qua nét mặt
+ Phán đoán được trạng thái tâm lý qua lời nói
+ Lường được ý định của đối tượng giao tiếp
+ Chuyển hóa nhanh từ tri giác bên ngoài đến xác định tính độc đáo củanhân cách
+ Dự đoán nhanh thái độ của đối tượng giao tiếp với mình
- Nhóm kỹ năng điều khiển bản thân:
+ Biết chủ động đề xuất giao tiếp theo mục đích của mình
+ Biết tự kiềm chế
+ Biết thay đổi nét mặt, giọng nói khi cần
+ Kết thúc giao tiếp hợp lý
- Nhóm kỹ năng điều khiển đối phương, bao gồm:
+ Biết hướng đối phương theo ý mình để đạt được mục đích giao tiếp + Biết kích thích hứng thú học tập của trẻ trên lớp
+ Biết kích thích sáng tạo của trẻ
+ Biết làm giảm căng thẳng trong giao tiếp
Như vậy, tác giả quan tâm đến hai giai đoạn của quá trình giao tiếp Đó làgiai đoạn định hướng ban đầu khi tiếp xúc với trẻ và sự điều khiển bản thân vàtrẻ trong quá trình giao tiếp, chủ yếu trong quá trình dạy học
Trang 20d Dựa theo cách tiếp cận với đối tượng giao tiếp có thể chia kỹ năng giaotiếp sư phạm thành 3 nhóm chính:
- Kỹ năng giao tiếp sư phạm với học sinh
- Kỹ năng giao tiếp sư phạm với giáo viên (đồng nghiệp)
- Kỹ năng giao tiếp sư phạm với phụ huynh (cộng đồng)
1.2.9 Quy trình – quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm
Theo từ điển Tiếng Việt thì quy trình là trình tự các bước, các giai đoạnhành động phải tuân theo để tiến hành một công việc nhất định (Viện Ngôn Ngữ
- Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003)
Từ đó, quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm được hiểu là trình tựcác bước, các giai đoạn hành động với các nhiệm vụ cụ thể mà sinh viên phảithực hiện nhằm đảm bảo cho họ sau khi ra trường có thể thực hành giao tiếp sưphạm có hiệu quả
1.3 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục Mầm non.
1.3.1 Vai trò của kỹ năng giao tiếp sư phạm đối với người giáo viên mầm non.
Kỹ năng giao tiếp sư phạm đảm bảo cho sự tiếp xúc với đối tượng giaotiếp đạt kết quả cao trong hoạt động sư phạm với sự tiêu hao năng lượng cơ bắp,tinh thần ít nhất trong những điều kiện thay đổi
Kỹ năng giao tiếp sư phạm có một vai trò lớn đối với người giáo viênmầm non
- Trong hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non: nhờ có những kỹnăng giao tiếp sư phạm mà giáo viên có thể hiểu được đặc điểm tâm – sinh lý,các nhu cầu sở thích khác nhau… của trẻ, từ đó giáo viên có những tác động hợp
lý với từng trẻ, đảm bảo cho sự phát triển hài hoà, cân đối ở chúng
- Trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non: kỹ năng giao tiếp sư phạm đảmbảo cho sự tiếp xúc tâm lý giữa giáo viên và trẻ, hình thành nhu cầu hoạt độngtích cực ở trẻ, phát huy tính sáng tạo ở chúng… từ đó giáo viên mầm non có thểthực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ… giáo dục đã đề ra
Trang 21- Trong hoạt động giao tiếp sư phạm với phụ huynh và cộng đồng: Muốnchăm sóc – giáo dục trẻ tốt, cần có sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa giáo dụcgia đình và nhà trường Nhờ có kỹ năng giao tiếp sư phạm mà giáo viên tạođược mối quan hệ thân tình với phụ huynh, cùng họ giải quyết các tình huốngkhó khăn đối với từng trẻ, từ đó có thể chăm sóc – giáo dục trẻ thật tốt.
- Trong hoạt động giao tiếp sư phạm với đồng nghiệp: nhờ có kỹ nănggiao tiếp sư phạm mà giáo viên học hỏi được những kiến thức mới, những kinhnghiệm hay… ở đồng nghiệp, tạo được sự tin yêu, tín nhiệm ở đồng nghiệp cũngnhư các vị lãnh đạo các cấp, hình thành tập thể sư phạm tốt, môi trường giáo dụctích cực trong nhà trường, từ đó mỗi giáo viên có thể phát huy năng lực củamình một cách thuận lợi
1.3.2 Các kỹ năng giao tiếp sư phạm cần rèn luyện cho sinh viên ngành giáo dục mầm non.
1.3.2.1 Các kỹ năng giao tiếp sư phạm chung
Theo chúng tôi một quá trình giao tiếp sư phạm cần có các nhóm kỹ năng
cơ bản sau: Nhóm kỹ năng nhận thức; Nhóm kỹ năng thiết kế; Nhóm kỹ năng tổchức điều khiển; Nhóm kỹ năng đánh giá; Nhóm kỹ năng hỗ trợ
a Nhóm kỹ năng nhận thức:
Gồm những hành động có liên quan đến việc tích lũy những tri thức vềhoạt động giao tiếp Trong nhóm kỹ năng này gồm các kỹ năng sau:
- Kỹ năng xác định mục đích, yêu cầu cuộc giao tiếp
- Kỹ năng lựa chọn (hoặc xây dựng) phương pháp, hình thức tổ chức cuộcgiao tiếp sư phạm
- Kỹ năng xây dựng xác định nội dung, nhiệm vụ cuộc giao tiếp sư phạm
- Kỹ năng xác định thời gian, địa điểm giao tiếp sư phạm
- Kỹ năng tìm hiểu đối tượng giao tiếp sư phạm
b Nhóm kỹ năng thiết kế
Nhóm kỹ năng này bao gồm các kỹ năng sau:
- Kỹ năng xác định những điều kiện cần thiết để tổ chức cuộc giao tiếp sưphạm bằng hình thức phù hợp đạt hiệu quả
Trang 22- Kỹ năng lựa chọn phương tiện giao tiếp sư phạm: cách sử dụng phươngtiện ngôn ngữ - phi ngôn ngữ để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp sư phạm.
- Kỹ năng xây dựng tiến trình và cách thức tổ chức cuộc giao tiếp
- Kỹ năng thiết kế, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyếtcác tình huống đó trong quá trình giao tiếp sư phạm
- Dự kiến các mối quan hệ, liên hệ giữa chủ thể giao tiếp sư phạm và đốitượng giao tiếp sư phạm; giữa các đối tượng giao tiếp sư phạm với nhau và giữagiáo viên, đối tượng giao tiếp sư phạm với phương tiện giao tiếp sư phạm
c Nhóm kỹ năng tổ chức điều khiển quá trình giao tiếp
Bao gồm các kỹ năng sau:
- Kỹ năng tổ chức ổn định cuộc giao tiếp sư phạm
- Kỹ năng mở đầu cuộc giao tiếp sư phạm
- Kỹ năng duy trì, điều chỉnh cuộc giao tiếp sư phạm phù hợp với hoàncảnh cụ thể khi tiến hành cuộc giao tiếp sư phạm
- Kỹ năng kết thúc cuộc giao tiếp sư phạm
d Nhóm kỹ năng đánh giá
Để hình hành nhóm kỹ năng này cần phải có các kỹ năng sau:
- Kỹ năng đánh giá những điều kiện khách quan và chủ quan khi tổ chứccuộc giao tiếp sư phạm
- Đánh giá mức độ hứng thú của đối tượng giao tiếp sư phạm
- Đánh giá mức độ nắm vấn đề, nội dung cuộc giao tiếp sư phạm
- Đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế của bản thân (giáo viên)
- Điều chỉnh khắc phục những hạn chế của bản thân ở những buổi giaotiếp sư phạm sau
e Nhóm kỹ năng hỗ trợ
Nhóm kỹ năng này diễn ra trong tất cả các khâu của tiến trình giao tiếp sưphạm, gồm các kỹ năng sau:
- Kỹ năng tạo tâm thế cho đối tượng giao tiếp sư phạm
- Kỹ năng tạo mối quan hệ, liên hệ giữa các đối tượng giao tiếp sư phạm
Trang 23- Kỹ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ để điều khiểncuộc giao tiếp sư phạm.
- Kỹ năng giảng giải, giải quyết các vấn đề của cuộc giao tiếp sư phạm
- Kỹ năng động viên, khuyến khích đối tượng giao tiếp sư phạm
Năm nhóm kỹ năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trìnhgiao tiếp sư phạm Trong đó, nhóm kỹ năng nhận thức là cơ sở - định hướng chocác dự tính trong bản thiết kế giao tiếp sư phạm, tổ chức thực hiện kế hoạch,đánh giá cuộc giao tiếp sư phạm Quá trình tổ chức thực hiện được triển khaitrên bản thiết kế Nhờ đó kiểm tra, đánh giá, giáo viên linh hoạt hơn trong việctriển khai bản thiết kế Đồng thời rút kinh nghiệm để thiết kế cuộc giao tiếp sưphạm hợp lý hơn
1.3.2.2 Các kỹ năng giao tiếp sư phạm cụ thể cần rèn luyện cho sinh viên ngành giáo dục Mầm non.
Trong ngành giáo dục Mầm non, giao tiếp sư phạm được tiến hành trêncác đối tượng: trẻ mầm non, phụ huynh, đồng nghiệp
Theo ý kiến của chúng tôi thì giao tiếp sư phạm với bất kỳ đối tượng nàocũng cần đầy đủ năm nhóm kỹ năng trên: kỹ năng nhận thức, kỹ năng thiết kế,
kỹ năng tổ chức điều khiển, kỹ năng đánh giá kết thúc, kỹ năng hỗ trợ Tuynhiên, mỗi đối tượng có đặc điểm tâm – sinh lý khác nhau, nhận thức khácnhau… nên trong mỗi nhóm kỹ năng chúng ta cần có những phương pháp, sửdụng phương tiện, hình thức… khác nhau
a Đối với trẻ mầm non
- Nhóm kỹ năng nhận thức: Dựa vào đặc điểm phát triển tâm – sinh lý củatừng trẻ, nhóm trẻ, dựa vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể… người giáo viên nhậnthức đúng về đối tượng giao tiếp, lựa chọn phương pháp, hình thức giao tiếp phùhợp, lựa chọn phương tiện giao tiếp hiệu quả…
- Nhóm kỹ năng thiết kế: Từ những hiểu biết về đối tượng giao tiếp giáoviên dự kiến tiến trình của cuộc giao tiếp với trẻ mầm non Phân phối thời giancác bước cho phù hợp và dự kiến những tình huống bất ngờ có thể xảy ra
Trang 24Trẻ mầm non thường có những câu hỏi bất ngờ, ngây thơ và có khi rất hócbúa Giáo viên phải trả lời như thế nào để trẻ dễ hiểu nhất, qua đó có thể giáodục trẻ tốt nhất.
- Nhóm kỹ năng tổ chức điều khiển: Đây là giai đoạn giáo viên tiến hành
tổ chức những hành động giao tiếp nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ giao tiếp
sư phạm đã đề ra
Đối với trẻ mầm non nếu không có hứng thú thì trẻ sẽ không tham gia tíchcực vào cuộc giao tiếp sư phạm với giáo viên Vì thế giáo viên phải biết mở đầucuộc giao tiếp hấp dẫn, duy trì không khí vui vẻ, thoải mái, cởi mở với trẻ trongsuốt quá trình giao tiếp
- Nhóm kỹ năng đánh giá: Kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm, giáo viênluôn phải đánh giá xem trẻ có hứng thú không? Trẻ nắm được nội dung giáo dụchay không Xem bản thân mình đã làm được gì và chưa làm được gì… để rútkinh nghiệm cho cuộc giao tiếp sư phạm ở những lần sau
- Nhóm kỹ năng hỗ trợ: Trong quá trình tiến hành giao tiếp sư phạm vớitrẻ mầm non, ngoài việc tạo tâm thế tốt cho trẻ, tạo mối quan hệ tích cực giữa cô
và trẻ thì giáo viên phải sử dụng ngôn ngữ, điệu bộ, cử chỉ biểu cảm và phù hợp
Ngôn ngữ của giáo viên mầm non phải ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, dễhiểu Giọng nói phải nhẹ nhàng, truyền cảm, lên trầm, xuống bổng phù hợp vớinội dung giao tiếp… để thu hút trẻ chú ý Điều quan trọng là trong quá trình giaotiếp giáo viên luôn phải biết động viên, khích lệ trẻ
b Đối với phụ huynh
- Nhóm kỹ năng nhận thức: Giáo viên phải tìm hiểu về nhu cầu, khí chất,tính cách… của phụ huynh như thế nào? Những mong ước và cả tâm trạng củaphụ huynh tại thời điểm đó ra sao? Từ đó giáo viên xác định mục đích, yêu cầu,lựa chọn phương pháp, hình thức của cuộc giao tiếp sư phạm sao cho phù hợp,đạt được hiệu quả giáo dục
- Nhóm kỹ năng thiết kế: Giáo viên xác định những điều kiện cần thiếtcho cuộc giao tiếp có hiệu quả, xây dựng kế hoạch giao tiếp với những nội dung
cụ thể, phù hợp với đối tượng giao tiếp
Trang 25- Nhóm kỹ năng tổ chức điều khiển: Ở nhóm kỹ năng này giáo viên phảitạo được ở phụ huynh tâm thế sẵn sàng, yên tâm về cuộc giao tiếp Hầu hết mụcđích của cuộc giao tiếp sư phạm với phụ huynh là trao đổi về tình hình sức khoẻ,học tập, giáo dục của con cái họ và qua đó bàn bạc về việc phối hợp giữa giáodục gia đình và nhà trường… Vì vậy, phải có phương pháp để duy trì cuộc giaotiếp trong không khí thoải mái, trao đổi như vậy.
- Nhóm kỹ năng đánh giá: Kết thúc cuộc giao tiếp sư phạm, giáo viên phải
tự nhận thấy rằng mình đã mang lại cho phụ huynh được thông tin gì? Đã đápứng được mục đích giao tiếp vạch ra chưa? Từ đó rút ra những kinh nghiệm đểtiến hành cuộc giao tiếp khác thành công hơn
- Nhóm kỹ năng hỗ trợ: Ngôn ngữ của giáo viên phải có văn hoá rõ ràng,
dễ hiểu; giọng nói phải thuyết phục, trầm ấm… Phụ huynh là đối tượng đa dạng
về tuổi tác, về trình độ học vấn về vị trí xã hội… Vì vậy, giáo viên phải luôn cónhững thái độ, lời nói, cử chỉ đúng mực với các bậc phụ huynh để cuộc giao tiếp
có hiệu quả
c Đối với đồng nghiệp:
- Nhóm kỹ năng nhận thức: Giáo viên phải hiểu đối tượng mình sẽ giaotiếp là ai? Là những giáo viên đứng lớp như mình hay nhà quản lý các cấp Xácđịnh được đối tượng giao tiếp rồi, giáo viên lại phải tìm hiểu nhu cầu, khí chấttính cách của từng đối tượng đó Từ đó mới xác định đúng mục đích, yêu cầu,phương pháp, hình thức giao tiếp sư phạm đối với từng đối tượng khác nhau
- Nhóm kỹ năng thiết kế: Khi đã có những hiểu biểu biết về đối tượng, cómục đích, yêu cầu, phương pháp, hình thức giao tiếp thì giáo viên thiết kế mộtcuộc giao tiếp sư phạm nhằm tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên vàđồng nghiệp
- Nhóm kỹ năng tổ chức điều khiển: Giáo viên mầm non phải hứng thútiến hành cuộc giao tiếp Có sự hợp tác của đối tượng thì cuộc giao tiếp sẽ thànhcông hơn
Trang 26Đối với đồng nghiệp, ngôn ngữ sử dụng phải rõ ràng, mạch lạc, khiêmtốn, dứt khoát… Thái độ biểu cảm phải phù hợp để cho đối tượng giao tiếp cảmthấy sự đồng cảm, thiện chí, sự tôn trọng đối với họ.
- Nhóm kỹ năng đánh giá: Luôn luôn kết thúc một cuộc giao tiếp sư phạm
là sự đánh giá kết quả thu được, từ đó có những kinh nghiệm để tiến hành cuộcgiao tiếp sư phạm sau thành công hơn Người giáo viên mầm non phải luyện tậpthường xuyên thì khả năng giao tiếp, khả năng xử lý tình huống giao tiếp sưphạm… sẽ tốt hơn
- Nhóm kỹ năng hỗ trợ: Gồm những hành động liên quan đến việc hìnhthành, thiết lập mối quan hệ bền vững, chặt chẽ, thân tình hơn giữa giáo viên vàđồng nghiệp
Một điều chúng ta cần lưu ý khi giao tiếp với đồng nghiệp là: luôn phải cóchính kiến của mình, bảo vệ những ý kiến mình cho là đúng với thái độ khiêmtốn, cầu thị Chúng ta không nên bảo thủ hay trấn áp các đồng nghiệp
1.3.3 Mức độ kỹ năng giao tiếp sư phạm cần hình thành cho sinh viên
sư phạm và biểu hiện của chúng
Cũng như mọi kỹ năng trí tuệ, kỹ năng giao tiếp sư phạm được hình thànhbằng con đường luyện tập thông qua 3 giai đoạn:
a Giai đ oạn 1 : Hình thành kỹ năng ban đầu
Đây là giai đoạn những kỹ năng ban đầu được hình thành nhờ áp dụng môhình lý thuyết vào tình huống thực tế
* Bước 1: Định hướng về hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm
- Xác định được mục đích, ý nghĩa của việc hình thành kỹ năng giao tiếp
sư phạm về phía giáo viên và sinh viên
- Trang bị những tri thức cần thiết để hình thành kỹ năng (những hiểu biết
về giao tiếp sư phạm, ý nghĩa, vai trò của giao tiếp sư phạm đối với người giáoviên mầm non… Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm, phương pháp, hình thứcgiao tiếp sư phạm… đối với các đối tượng khác nhau…)
- Lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm
Trang 27* Bước 2: Hình thành kỹ năng ban đầu (mức độ 1) Áp dụng “mô hình lýthuyết” vào việc giải quyết các tình huống giả định trong thực tiễn (các ví dụcho sinh viên luyện tập).
- Đặc điểm của kỹ năng ở giai đoạn này: các thao tác hành động của sinhviên không chuẩn xác, tốn thời gian, vừa thiếu lại vừa thừa Sinh viên cảm thấykhông tự tin, cách giải quyết tình huống thường không hiệu quả hoặc sinh viênkhông giải thích được tại sao mình lại lựa chọn cách giải quyết tình huống này
- Yêu cầu đặt ra trong việc rèn luyện kỹ năng:
+ Giáo viên phải làm cho sinh viên có nhận thức đúng đắn về việc rènluyện kỹ năng giao tiếp sư phạm
+ Giáo viên phải cung cấp đầy đủ về “mô hình lý thuyết” cần thiết chosinh viên
+ Lựa chọn các “mẫu” tình huống giả định cơ bản, mang tính phổ quát + Việc giải quyết tình huống “mẫu” phải được giáo viên tiến hành cẩnthận, việc lựa chọn cách giải quyết tình huống phải khoa học, có căn cứ và phảiphân tích cho sinh viên hiểu nguyên tắc giải quyết tình huống
+ Mỗi sinh viên được tiếp xúc với một số tình huống giả định, tập giảiquyết dưới sự hướng dẫn của giáo viên
b Giai đ oạn 2: Củng cố kỹ năng giao tiếp sư phạm
* Bước 1: Luyện tập củng cố (Mức độ 2)
Mục đích: củng cố các kỹ năng giao tiếp sư phạm trong các tình huốnggiả định tương tự, ít thay đổi Lúc này giáo viên là người quan sát, hỗ trợ chosinh viên
* Bước 2: Luyện tập biến đổi (Mức độ 3)
Mục đích: củng cố các kỹ năng giao tiếp sư phạm trong các tình huốngphức tạp hơn Lúc này sinh viên có thể lựa chọn hoặc đề xuất cách giải quyếttình huống của mình, tuy nhiên, phải lý giải được cách lựa chọn của mình hợp
lý, khoa học Hoặc sinh viên có thể tự đưa ra tình huống, đề xuất cách giải quyết
và lý giải một cách hợp lý
- Đặc điểm của kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên:
Trang 28+ Giải quyết tình huống của sinh viên khá nhanh, lý giải tương đối phùhợp, tuy nhiên vẫn còn sai sót.
+ Sinh viên tự tin, tích cực hơn trong việc giải quyết tình huống
- Yêu cầu đối với việc rèn luyện:
+ Các tình huống giả định phải đa dạng, tính phức tạp của các tìnhhuống phải được nâng dần lên
+ Các hình thức luyện tập của sinh viên phải đa dạng: cá nhân, nhóm,tập thể
+ Giáo viên vẫn là người hướng dẫn cho sinh viên – là người trọng tài
tư vấn cho sinh viên cách giải quyết và lý giải về sự lựa chọn
+ Sinh viên chuyển từ vai trò thụ động sang vai trò chủ động
c Giai đoạn 3: Luyện tập nâng cao – tự luyện tập (Mức độ 4)
- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm trong các tình huốngthực tế đa dạng và phức tạp của cuộc sống và hoạt động trong lĩnh vực giáo dụcmầm non
- Đặc điểm kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên: Nhanh chóng, chínhxác và hiệu quả
- Yêu cầu đối với sinh viên, giáo viên mầm non:
+ Ý thức tự giác cao trong việc tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm + Tích cực giải quyết các tình huống giao tiếp sư phạm với trẻ, với đồngnghiệp, với phụ huynh, thường xuyên tự kiểm tra, tự đánh giá, đúc rút kinhnghiệm cho bản thân
+ Giúp đỡ, tư vấn cho đồng nghiệp trong việc rèn luyện kỹ năng giaotiếp sư phạm
Qua nghiên cứu lý luận, kết hợp với yêu cầu đánh giá kỹ năng sư phạmtrong chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chúng tôi nhận thấy:
Đối với sinh viên mầm non khi ra trường, để có thể thực hiện thành côngcác nhiệm vụ của người giáo viên thì kỹ năng giao tiếp sư phạm phải được hìnhthành ở các mức độ sau:
- Kỹ năng giao tiếp sư phạm đối với trẻ mầm non: Mức độ 3
Trang 29- Kỹ năng giao tiếp sư phạm đối với đồng nghiệp: Mức độ 2.
- Kỹ năng giao tiếp sư phạm đối với phụ huynh: Mức độ 2
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện kỹ năng giao sư phạm tiếp sư phạm cho sinh viên sư phạm
a Vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân: là những kiến thức có trongbản thân của mỗi cá nhân, được tích luỹ trong suốt quá trình sinh sống, học tậpthông qua việc tự trau dồi kiến thức của bản thân cũng như học tập từ nhữngngười xung quanh
Ở đây, chúng tôi đề cập đến vốn sống, vốn kinh nghiệm của sinh viên vềcác mặt: kiến thức, kỹ năng giao tiếp, khả năng hiểu biết về cách giải quyết cáctình huống giao tiếp…
Những kinh nghiệm này được sinh viên tích luỹ trong suốt quá trình sốngtrong xã hội và học tập trong nhà trường, thực hành ở trường mầm non học hỏi
từ thầy cô, bạn bè… Vì vậy, vốn sống, vốn kinh nghiệm của mỗi cá nhân khônggiống nhau
Vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân có vai trò rất cần thiết đối vớiviệc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm ở sinh viên Bởi vì, để tiến hành mộtcuộc giao tiếp có hiệu quả, sinh viên phải là chủ thể hoạt động Nếu vốn sống,vốn kinh nghiệm tốt thì sinh viên sẽ giải quyết các tình huống nhanh hơn, đúnghơn, khoa học hơn
b Nhận thức của sinh viên, giáo viên: là những hiểu biết về giao tiếp sưphạm, về kỹ năng giao tiếp sư phạm
Nhận thức đó được cung cấp trong quá trình đào tạo ở nhà trường, đượctích luỹ từ quá trình rèn luyện nghiệp vụ tại các trường mầm non, và một phầnđược tích luỹ trong cuộc sống hàng ngày với cộng đồng
Nếu sinh viên, giáo viên có nhận thức đúng đắn về kỹ năng giao tiếp sưphạm thì đứng trước bất kỳ một tình huống sư phạm nào cũng giải quyết đượcmột cách đúng đắn Nếu nhận thức của sinh viên, giáo viên sai lệch thì cách giảiquyết sẽ không hiệu quả
Trang 30c Chương trình rèn luyện – quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạmvới những nội dung cụ thể trong chương trình đào tạo: chương trình rèn luyện –quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm được các nhà giáo dục xây dựngnên nhằm hình thành, rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng giao tiếp sư phạmđầy đủ, đúng đắn.
Nếu như chương trình rèn luyện – quy trình rèn luyện được xây dựngđúng đắn, mang tính hệ thống, khoa học thì sinh viên sẽ có kỹ năng giao tiếp sưphạm rất tốt, hợp lý Ngược lại, nếu chương trình rèn luyện – quy trình rèn luyệnxây dựng bất hợp lý, không khoa học… thì sẽ tạo ra cho sinh viên những kỹnăng sai lệch hoặc không thể hình thành được kỹ năng giao tiếp sư phạm cầnthiết của người giáo viên mầm non
d Môi trường giao tiếp, môi trường rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm:Môi trường là nơi diễn ra quá trình giao tiếp sư phạm Đó là ở trường đại học –nơi sinh viên được cung cấp những kỹ năng đầu tiên của giao tiếp sư phạm Đó
là trường mầm non – nơi sinh viên được trải nghiệm, áp dụng những kỹ nănggiao tiếp đó vào thực tiễn
Môi trường giao tiếp có ảnh hưởng gián tiếp đến kỹ năng giao tiếp sưphạm của sinh viên Nếu sinh viên được tổ chức rèn luyện kỹ năng giao tiếp sưphạm trong một môi trường giàu tình huống giao tiếp sư phạm… thì kỹ nănggiao tiếp sư phạm sẽ hình thành hiệu quả hơn Ngược lại, môi trường giao tiếpnghèo tình huống sư phạm thì sinh viên sẽ khó hình thành kỹ năng giao tiếp sưphạm cần thiết
đ Tính tích cực giao tiếp của sinh viên: Tính tích cực giao tiếp được thểhiện ở tần suất giao tiếp và sự hứng thú tham gia giao tiếp của sinh viên Tronggiao tiếp, có sinh viên tham gia hoạt động nhiều, có sinh viên tham gia hoạtđộng ít – nó ảnh hưởng đến các kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên Chínhtính tích cực giao tiếp là điều kiện, là phương thức để nảy sinh giao tiếp sư phạm
và cũng là nơi giao tiếp sư phạm vận hành
Nếu sinh viên có tính tích cực sẽ có nhiều kinh nghiệm, kiến thức, kỹnăng về giao tiếp sư phạm thì sẽ tiến hành giao tiếp được tốt Ngược lại, sinh
Trang 31viên không có tính tích cực thì sẽ khó có kỹ năng giao tiếp sư phạm tốt và thànhthạo.
Như vậy để hình thành một cách hiệu quả kỹ năng giao tiếp sư phạm chosinh viên ngành giáo dục mầm non, các trường đào tạo cần phải tính đến và đảmbảo các yếu tố nói trên, đặc biệt là phải xây dựng được một quy trình rèn luyện
kỹ năng giao tiếp sư phạm có tính khoa học, hợp lý
KẾT LUẬN CH ƯƠ NG 1:
Kỹ năng giao tiếp sư phạm là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, điệu bô,hành vi được phối hợp hài hoà, hợp lý của giáo viên, nhằm đảm bảo sự tiếp xúcvới trẻ đạt kết quả cao trong hoạt động dạy học và giáo dục, với sự tiêu hao nănglượng tinh thần và cơ bắp ít nhất trong những điều kiện thay đổi
Kỹ năng giao tiếp sư phạm được hình thành bằng con đường luyện tậpthông qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Hình thành những kỹ năng ban đầu
- Giai đoạn 2: Củng cố kỹ năng giao tiếp sư phạm
- Giai đoạn 3: Luyện tập nâng cao - tự luyện tập
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp sưphạm cho sinh viên sư phạm Đó là: vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân;nhận thức của sinh viên, giáo viên; chương trình rèn luyện – quy trình rèn luyện
kỹ năng giao tiếp sư phạm với những nội dung cụ thể trong chương trình; môitrường giao tiếp, môi trường rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm; tính tích cựcgiao tiếp của sinh viên… trong đó việc xây dựng một quy trình rèn luyện kỹnăng giao tiếp sư phạm trong quá trình đào tạo mang tính khoa học, hợp lý làyếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả rèn luyện
kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ
PHẠM CỦA SINH VIÊN GIÁO DỤC MẦM NON,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
2.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng.
2.1.1 Mục đích nghiên cứu.
Làm rõ thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viênngành giáo dục mầm non, trường Đại học Vinh
2.1.2 Nội dung khảo sát
Căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn, vào giới hạn của đề tài, trongphần này chúng tôi tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản như sau:
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên ngành giáo dục Mầm non
về vai trò của giao tiếp sư phạm, kỹ năng giao tiếp sư phạm
- Tìm hiểu thực trạng mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm củasinh viên ngành giáo dục Mầm non
- Tìm hiểu thực trạng quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm củasinh viên ngành giáo dục Mầm non
2.1.3 Phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng.
- Phương pháp điều tra: Nhằm khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng giaotiếp của sinh viên ngành giáo dục Mầm non, trường Đại học Vinh
- Phương pháp trò chuyện: trò chuyện với các sinh viên và các giáo viêngiảng dạy các bộ môn và giáo viên chủ nhiệm… nhằm tìm hiểu về các đối tượnggiao tiếp của sinh viên ngành giáo dục mầm non, trường Đại học Vinh
2.1.4 Đối tượng khảo sát.
205 sinh viên khoá 47, 48, 49, 50 ngành giáo dục mầm non, trường Đạihọc Vinh
2.1.5 Địa bàn, thời gian khảo sát.
Chúng tôi tiến hành khảo sát tại trường Đại học Vinh từ ngày 9/5/2010đến ngày 12/5/2010
Trang 332.1.6 Tiêu chuẩn và thang đánh giá.
- Đánh giá mức độ hình thành kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viênđối với trẻ Chúng tôi xây dựng 5 tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viênvới trẻ mầm non (từ câu 7 đến câu 11) Mỗi tình huống sẽ có 5 phương án trảlời: 1 phương án sai, 1 phương án ở MĐ1 (hình thành kỹ năng), 1 phương án ởMĐ2 (củng cố kỹ năng), 1 phương án ở MĐ3 (ổn định kỹ năng), 1 phương án ởMĐ4 (sáng tạo)
- Đánh giá mức độ hình thành kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viênđối với đồng nghiệp Chúng tôi xây dựng 5 tình huống giao tiếp sư phạm giữagiáo viên với đồng nghiệp (từ câu 12 đến câu 16) Mỗi tình huống sẽ có 5phương án trả lời: 1 phương án sai, 1 phương án ở MĐ1 (hình thành kỹ năng), 1phương án ở MĐ2 (củng cố kỹ năng), 1 phương án ở MĐ3 (ổn định kỹ năng), 1phương án ở MĐ4 (sáng tạo)
- Đánh giá mức độ hình thành kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viênđối với phụ huynh Chúng tôi xây dựng 5 tình huống giao tiếp sư phạm giữagiáo viên với phụ huynh (từ câu 17 đến câu 21) Mỗi tình huống sẽ có 5 phương
án trả lời: 1 phương án sai, 1 phương án ở MĐ1 (hình thành kỹ năng), 1 phương
án ở MĐ2 (củng cố kỹ năng), 1 phương án ở MĐ3 (ổn định kỹ năng), 1 phương
án ở MĐ4 (sáng tạo)
- Đánh giá chung về mức độ hình thành kỹ năng giao tiếp sư phạm củasinh viên
2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng.
2.2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành giáo dục Mầm non về vai trò của giao tiếp sư phạm, của kỹ năng giao tiếp sư phạm.
a Quan niệm về giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non.
- Có 5,9% sinh viên ngành giáo dục Mầm non còn quan niệm chưa hoàntoàn đúng khi cho rằng giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc, trao đổi giữa giáo viên -
Trang 34học sinh, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ thực hiện nhiệm
vụ giảng dạy có hiệu quả Trong đó:
+ Sinh viên khoá 48 mầm non có 0, 5%
+ Sinh viên khoá 49 mầm non có 1,0 %
+ Sinh viên khoá 50 mầm non có 4,4%
- Có 11,7 % sinh viên ngành giáo dục Mầm non có quan niệm đúngnhưng chưa đầy đủ khi cho rằng giao tiếp sư phạm là sự tíêp xúc giữa giáo viên
- học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống kinhnghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàndiện của học sinh Trong đó:
+ Sinh viên khoá 47 mầm non có 1,0%
+ Sinh viên khoá 48 mầm non có 1,5%
+ Sinh viên khoá 49 mầm non có 3,9%
+ Sinh viên khoá 50 mầm non có 5,4%
- Có 82,4% sinh viên ngành giáo dục Mầm non có quan niệm đúng và kháđầy đủ khi cho rằng giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa giáoviên, học sinh và các đối tượng khác có liên quan trong quá trình dạy học vàgiáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây dựngkhông khí thuận lợi, cùng các quá trình tâm lý khác (chú ý, tư duy…) có thể tạo
ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò, nội bộ tập thể học sinh, giáo viên và tronghoạt động dạy cũng như hoạt động học Trong đó:
+ Sinh viên khoá 47 mầm non có 22,4%
+ Sinh viên khoá 48 mầm non có 20,9%
+ Sinh viên khoá 49 mầm non có 19,5%
+ Sinh viên khoá 50 mầm non có 19,5%
Như vậy, có thể thấy nhận thức của sinh viên ngành giáo dục Mầm non vềgiao tiếp sư phạm là tương đối đúng đắn Trong đó nhận thức của sinh viên nămthứ tư là đầy đủ nhất, tiếp đó là nhận thức của sinh viên năm thứ ba, và nhậnthức của sinh viên năm thứ hai, năm thứ nhất là thấp nhất
Trang 35b Nhận thức về vai trò của giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục Mầm non được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Nhận thức của sinh viên ngành giáo dục mầm non về vai trò
giao tiếp sư phạm
TT Nội dung trả lời Số ý kiến %
Kết quả bảng 1 cho thấy:
- Có 3,9% sinh viên ngành giáo dục Mầm non cho rằng giao tiếp sư phạmquan trọng trong hoạt động dạy học Trong đó chủ yếu là sinh viên khoá 49mầm non (1,0%) và sinh viên khoá 50 mầm non (2,9%)
- Có 96,1% sinh viên ngành giáo dục Mầm non cho rằng giao tiếp sưphạm rất quan trọng trong hoạt động dạy học
Như vậy, hầu như tất cả sinh viên các khoá đều nhận thấy vai trò rất quantrọng của giao tiếp sư phạm Điều này rất đáng mừng
c Nhận thức về khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non.
c1 Có 24,4% sinh viên có quan niệm chưa hoàn toàn đúng về kỹ nănggiao tiếp sư phạm Trong đó:
- Có 2,9% sinh viên ngành giáo dục mầm non quan niệm chưa đúng khicho rằng kỹ năng GTSP là khả năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp.Trong đó:
+ Sinh viên khoá 49 mầm non có 1,0%
+ Sinh viên khoá 50 mầm non có 1,9%
- Có 3,9% sinh viên ngành giáo dục mầm non cho rằng kỹ năng GTSP làkhả năng nghe và biết lắng nghe, khả năng tự chủ cảm xúc và hành vi Trong đó:
+ Sinh viên khoá 48 mầm non có 0,9%
+ Sinh viên khoá 49 mầm non có 1,5%
+ Sinh viên khoá 50 mầm non có 1,5%
Trang 36- Có 7,8% sinh viên ngành giáo dục mầm non cho rằng kỹ năng GTSP làkhả năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp, biết cân bằng nhu cầu của chủthể và đối tượng giao tiếp Trong đó:
+ Sinh viên khoá 48 mầm non có 1,0%
+ Sinh viên khoá 49 mầm non có 2,9%
+ Sinh viên khoá 50 mầm non có 3,9%
- Có 9,7% sinh viên ngành giáo dục mầm non cho rằng kỹ năng GTSP làkhả năng diễn đạt dễ hiểu, gọn, mạch lạc, thuyết phục trong giao tiếp với họcsinh Trong đó:
+ Sinh viên khoá 47 mầm non có 0,9%
+ Sinh viên khoá 48 mầm non có 1,5%
+ Sinh viên khoá 49 mầm non có 2,9%
+ Sinh viên khoá 50 mầm non có 4,4%
c2 Có 75,6% sinh viên ngành giáo dục mầm non cho rằng kỹ năng GTSP
là hệ thống những thao tác cử chỉ, điệu bộ, hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ)phối hợp hài hoà hợp lý của giáo viên nhằm bảo đảm cho sự tiếp xúc với họcsinh đạt kết quả cao trong hoạt động dạy học và giáo dục, với sự tiêu hao nănglượng tinh thần và cơ bắp ít nhất trong những điều kiện thay đổi Trong đó:
+ Sinh viên khoá 47 mầm non có 22,4%
+ Sinh viên khoá 48 mầm non có 19,5%
+ Sinh viên khoá 49 mầm non có 16,2%
+ Sinh viên khoá 50 mầm non có 17,5%
Nhìn chung, nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng giao tiếp sưphạm ngành giáo dục mầm non là tương đối đúng
e Nhận thức về vai trò của kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục Mầm non.
Với câu hỏi mở: Anh (chị) nhận thức như thế nào về vai trò của kỹ nănggiao tiếp sư phạm đối với người giáo viên Mầm non? Kết quả thu được là:
Chia làm 3 nhóm:
Trang 37e1 Có 18% sinh viên quan niệm sai hoặc chưa rõ ràng về vai trò của kỹnăng giao tiếp sư phạm Trong đó:
- 6,3% sinh viên (khoá 49) cho rằng giao tiếp sư phạm cần trong việcchăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
- 11,7% sinh viên (khoá 50) cho rằng kỹ năng giao tiếp sư phạm làm chogiáo viên mầm non có được những nhận thức đúng đắn về vai trò và nhiệm vụcủa mình
e2 Có 55,7% quan niệm tuy đúng nhưng chưa đầy đủ
- 22,0% sinh viên cho rằng kỹ năng giao tiếp sư phạm giúp giáo viên xử lýđược các tình huống sư phạm Trong đó:
+ Sinh viên khoá 49 mầm non có 10,7%
+ Sinh viên khoá 50 mầm non có 11,3%
- 9,3% sinh viên (khoá 47) cho rằng giao tiếp sư phạm giúp trẻ nhận thứcđúng và có đời sống tình cảm phong phú
- 3,9% sinh viên (khoá 50) cho rằng giao tiếp sư phạm tạo điều kiện thuậnlợi cho công việc, tạo mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh
- 2,4% sinh viên (khoá 50) cho rằng giao tiếp sư phạm tạo khả năng giáodục tốt
- 18,1% sinh viên cho rằng giao tiếp sư phạm là phương tiện quan trọngthể hiện mối quan hệ giáo viên - trẻ Trong đó:
+ Sinh viên khoá 48 mầm non có 11,2%
+ Sinh viên khoá 49 mầm non có 6,9%
e3 Có 26,3% sinh viên quan niệm tương đối đúng về vai trò của kỹ nănggiao tiếp sư phạm: giúp giáo viên dễ dàng truyền đạt, hướng dẫn giúp học sinhđược giáo dục tốt Trong đó:
- Sinh viên khoá 47 mầm non có 14,1%
- Sinh viên khoá 48 mầm non có 11,7%
- Sinh viên khoá 49 mầm non có 0,5%
Nhìn chung, nhận thức của sinh viên về vai trò của kỹ năng giao tiếp sưphạm đang còn mơ hồ
Trang 38g Nhận thức của sinh viên ngành giáo dục mầm non về các nhóm kỹ năng cần có để tiến hành một cuộc giao tiếp sư phạm.
Đây cũng là một câu hỏi mở để xem sinh viên hiểu về kỹ năng giao tiếp
sư phạm đến mức độ nào Kết quả thu dược như sau:
Bảng 2: Nhận thức của sinh viên ngành giáo dục mầm non
về các kỹ năng cần thiết cho một cuộc GTSP
TT NỘI DUNG TRẢ LỜI SỐ Ý KIẾN %
1
( K47)
- Kỹ năng điều tra
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng điều khiển
- Kỹ năng tiến hành giao tiếp
- Kỹ năng truyền đạt tri thức
- Kỹ năng phối hợp hài hoà giữa giáoviên và học sinh
- Kỹ năng dùng cử chỉ, điệu bộ hành viphối hợp hợp lý
- Khoá 50 mầm non, 49 mầm non thì chưa biết được một kỹ năng nào cần
có để tiến hành cuộc giao tiếp sư phạm Nghe, hiểu, cử chỉ, điệu bộ… có đượcgọi là kỹ năng không? Đó chỉ là những phương tiện, hình thức sử dụng tronggiao tiếp sư phạm mà thôi
- Khoá 48 thì xác định được đúng một kỹ năng đó là kỹ năng lập kếhoạch
Trang 39- Khoá 47 đã nắm được một số kỹ năng cần thiết cho một cuộc giao tiếp
sư phạm Tuy nhiên còn thiếu kỹ năng đánh giá
h Những nội dung cần làm trước khi tiến hành cuộc giao tiếp sư phạm.
Để tiến hành một cuộc giao tiếp có hiệu quả, người giáo viên cần chuẩn bịnhững nội dung công việc theo thứ tự như sau:
- Xác định thời gian, địa điểm giao tiếp
- Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp
- Xác định nội dung giao tiếp
- Tìm hiểu đối tượng giao tiếp
- Lập kế hoạch giao tiếp
Nhưng qua kết quả điều tra thì chưa có một sinh viên nào xác định đúngcác bước cần phải thực hiện
- Phần lớn sinh viên 47 mầm non cho rằng, thứ tự những nội dung cầnchuẩn bị để tiến hành cuộc giao tiếp sư phạm có hiệu quả là:
+ Tìm hiểu đối tượng giao tiếp
+ Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp sư phạm
+ Xác định nội dung giao tiếp sư phạm
+ Lập kế hoạch giao tiếp sư phạm
+ Xác định thời gian, địa điểm giao tiếp sư phạm
- Phần lớn sinh viên 48 mầm non cho rằng, thứ tự những nội dung cầnchuẩn bị để tiến hành cuộc giao tiếp sư phạm có hiệu quả là:
+ Lập kế hoạch giao tiếp sư phạm
+ Tìm hiểu đối tượng giao tiếp
+ Xác định thời gian, địa điểm giao tiếp sư phạm
+ Xác định nội dung giao tiếp sư phạm
+ Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp sư phạm
- Phần lớn sinh viên 49 mầm non cho rằng, thứ tự những nội dung cầnchuẩn bị để tiến hành cuộc giao tiếp sư phạm có hiệu quả là:
+ Lập kế hoạch giao tiếp sư phạm
+ Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp sư phạm
Trang 40+ Xác định nội dung giao tiếp sư phạm.
+ Tìm hiểu đối tượng giao tiếp
+ Xác định thời gian, địa điểm giao tiếp sư phạm
- Phần lớn sinh viên 50 mầm non cho rằng, thứ tự những nội dung cầnchuẩn bị để tiến hành cuộc giao tiếp sư phạm có hiệu quả là:
+ Tìm hiểu đối tượng giao tiếp
+ Lập kế hoạch giao tiếp sư phạm
+ Xác định nội dung giao tiếp sư phạm
+ Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp sư phạm
+ Xác định thời gian, địa điểm giao tiếp sư phạm
Như vậy có thể thấy kể cả sinh viên khoá 47 cũng chưa thật sự xác địnhđúng thứ tự những nội dung cần phải thực hiện để tiến hành giao tiếp sư phạm
có hiệu quả
2.2.2 Thực trạng mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non
2.2.2.1 Mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm với trẻ mầm non.
a Đánh giá chung về mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm với trẻmầm non
Bảng 3: Mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm với trẻ mầm non
của sinh viên ngành giáo dục mầm non
Câu trả lời sai Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4Câu 7
TB 11,4% 24,9% 38,8% 24,9% 0%
Chú thích: 100% = 205 sinh viênNhìn vào bảng 3 chúng ta thấy:
- Có 11,4% sinh viên trả lời sai
- Có 24,9% sinh viên trả lời ở mức độ 1