1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của giới luật phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên việt nam hiện nay

7 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 316,4 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay Hoàng Văn Nam Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Tôn giáo học; Mã số: 60 22 90 Người hướng dẫn: TS. Dương Văn Duyên Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Khái quát một số vấn đề lý luận chung về đạo đứcgiới thiệu những nội dung cơ bản về tư tưởng giáo dục trong giới luật Phật giáo. Trình bày thực trạng và những yêu cầu về đạo đức thanh niên ở nước ta hiện nay; phân tích một số ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay. Đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam. Keywords. Tôn giáo học; Phật giáo; Giới luật; Đạo đức thanh niên; Việt Nam Content 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Người sáng lập là thái tử Tất Đạt Đa (Sidahrtha), họ Gôtama (Gautama), con vua Tịnh Phạn (một vương quốc Bắc ấn Độ) Phật giáo với tư cách là một tôn giáo đặc biệt không đề cập đến thần sáng tạo ra thế giới và con người. Khác với các tôn giáo khác (Kitô giáo: thượng đế, Đạo Islam: Thánh Allah, Đạo giáo: Trời đại la sinh ra ba Thánh, Đạo Do Thái: yaroeh (tồn tại mãi), Đạo Bàlamôn: Brahman…). Sự xuất hiện Phật giáo là nhằm phủ nhận thế giới quan của đạo Bàlamôn, chống lại sự bất bình đẳng của tôn giáo này, nó đã thể hiện tính tiến bộ, nhân văn nhất định. Phật giáo đã chứa đựng sự kết hợp hai tư cách: tôn giáo và triết học. Với sự hoà quện cả hai tư cách tôn giáo và triết học, Phật giáo đã sớm được truyền bá rộng rãi và có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hoá các nước châu Á: Trung quốc, Nhật Bản, Triều Tiên… và Việt Nam. Hiện nay, Phật giáo còn được truyền bá và phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Phật giáo được truyền bá vào nước ta từ những năm đầu Công nguyên theo hai con đường là từ Ấn Độ và từ Trung Hoa. Phật giáo đã tồn tại ở nước ta hơn 18 thế kỷ, một chiều dài lịch sử khá đủ để dân tộc ta khẳng định và gạn lọc, khẳng định những gì tích cực và hay đẹp, gạn lọc những gì không hợp. Sự thật hiển nhiên, những tư tưởng nhân văn cao đẹp của Phật giáo trong kinh sách, nhất là trong giới luật đã ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống, đạo đức của nhân dân Việt Nam trong mấy nghìn năm từ rất nhiều thế hệ và thuộc mọi tầng lớp. Giới luật là một trong những nội dung quan trọng nhất trong giáocủa Phật giáo. Giới luật hàm chứa những nội dung tư tưởng giáo dục đạo đức, nhân cách cao đẹp không chỉ đối với người tu hành mà còn ảnh hưởng tốt đối với nhiều người trong xã hội. Đặc biệt, đối với nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, dưới sự tác động của kinh tế thị trường, những luồng tư tưởng văn hóa ngoại lai xâm nhập làm thay đổi đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ các tầng lớp trong xã hội cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Thanh niên là một tầng lớp quan trọng trong xã hội, là tương lai của đất nước, là những người đóng góp quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên cũng là thế hệ trẻ trung, năng động và dễ bị sức cuốn của những luồng tư tưởng văn hóa ngoại lại, dễ bị tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội như: lười lao động, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút… Vì vậy, việc giáo dục một lối sống có đạo đức cho thanh niên ngày nay là rất cần thiết cho toàn xã hội, để họ xứng đáng là những người sung sức trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở nước ta hiện nay không chỉ có ý nghĩa giáo dục truyền thống đạo đức, định hướng lý tưởng sống mà còn hướng tới một xã hội chân, thiện, mỹ, theo đúng tinh thần hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về Phật giáoGiới luật Phật giáo trong lịch sử và hiện tại ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình, có thể kể đến một số công trình điển hình sau đây: Các bộ phái Phật giáo tiểu thừa, tác giả André Bareau, Pháp Hiền dịch, Nxb.Tôn giáo, Hà Nội, năm 2003; Kimura Taiken với tác phẩm Nguyên Thủy Phật giáo tư tưởng luận, tác giả Thích Quảng Độ dịch, Nxb.Tôn giáo, năm 2007; Lưu Vô Tâm với tác phẩm Phật học khái lược, Nxb.Tôn giáo, Hà Nội, năm 2002; Thích Minh Chánh với Luật học toát yếu, Nxb. Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1986; Thích Thiện Chơn với Giới học, Nxb. Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009; Thích Tuệ Đăng với Giới luật học cương yếu, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000…. Nhìn chung các công trình kể trên đề cập đến các nội dung nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, nguồn gốc ra đời, giáocủa Phật giáo nguyên thủy, các vấn đề về giới luật trong Phật giáo dành cho người xuất gia cũng như người tại gia một cách rất cụ thể dưới góc độ tiếp cận của thần học và tôn giáo. Nghiên cứu về đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay có một số công trình tiêu biểu sau: Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp của tác giả Nguyễn Duy Quý chủ biên; Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên; Một số vấn đề lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội của tác giả Huỳnh Khái Vinh chủ biên; Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay của Đoàn Văn Khiêm; Giáo dục nhân cách cho tuổi trẻ của Phan Hà Sơn, Phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên Việt Nam hiện nay của Nguyễn Đức Tiến….Các công trình trên đã khái quát được những nội dung chính về tình hình, thực trạng cũng như xu hướng biến đổi của đạo đức thanh niên nước ta hiện nay. Những giá trị đạo đức thanh niên trong bối cảnh đổi mới của đất nước cũng như mặt hạn chế trong đạo đức thanh niên trước tác động của cơ chế thị trường, thông qua đó đề xuất các giải pháp khác nhau nhằm xây dựng và hoàn thiện đạo đức thanh niên trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Nghiên cứu về đạo đức Phật giáo có các công trình sau: “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” của Trần Văn Giàu, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993; Đặng Thị Lan với “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam”, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 2006; Tạ Chí Hồng với “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội, năm 2004; Hoàng Thị Lan với “Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội, năm 2004; Nguyễn Phan Quang với “Có một nền đạo lý ở Việt Nam”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996; … Trong đó tiêu biểu là công trình “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam”, của Đặng Thị Lan, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 2006. Công trình này về cơ bản hệ thống hóa được một phần nào đó những tư tưởng cơ bản của đạo đức Phật giáo: những giá trị, chuẩn mực đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống Việt Nam, đạo đức Phật giáo với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo. Có thể đánh giá đây là một công trình nghiên cứu công phu và có chất lượng, tác giả đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề dưới góc độ tiếp cận của triết học và tôn giáo học để chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của Phật giáo trong đời sống đạo đức con người Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đạo đức Phật giáo với đạo đức thanh niên Việt Nam và cụ thể hơn là ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo với giáo dục đạo đức thanh niên nước ta hiện nay mới chỉ được tác giả đề cập đến trong công trình của mình một cách khái quát nhất, chưa có sự phân tích theo hướng chuyên sâu. Ngoài ra, trên một số tạp chí nghiên cứu mà điển hình là Tạp chí Triết học, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Công tác tôn giáo, Tạp chí lý luận chính trị cũng có một số bài đề cập tới Phật giáo, Giới luật Phật giáođạo đức Phật giáo, đạo đức thanh niên Việt Nam. Đặng Thị Lan với Đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2 năm 2002; Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay, Tạp chí Giáo dục Lí luận, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội, số 11/ 2002; Tìm hiểu về tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1/ 2003; Phật giáo với đạo đức, tâm lí, lối sống người Việt, Tạp chí Giáo dục Lí luận, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội, số 5/2003; Từ bi - giá trị nhân bản của đạo Phật, Kỉ yếu Hội nghị Khoa học nữ lần thứ 8. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,… Điểm qua tình hình nghiên cứu như vậy đã cho thấy vấn đề “Ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay” là một chủ đề chưa được nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi hy vọng với đề tài này sẽ khai thác, bổ sung và khẳng định những giá trị giáo dục cao đẹp của Phật giáo, khẳng định vai trò Phật giáo trong lịch sử Việt Nam nói chung và trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận mác xít luận văn phân tích làm rõ những ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất: Luận văn khái quát một số vấn đề lý luận chung về đạo đức và phân tích những nội dung cơ bản về tư tưởng giáo dục trong Giới luật Phật giáo. Thứ hai: Trình bày thực trạng và những yêu cầu về đạo đức thanh niên ở nước ta hiện nay; phân tích một số ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Giới luật Phật giáođạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một số ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo (chủ yếu là Giới luật dành cho tín đồ Phật tử) trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay trên các lĩnh vực: giáo dục tư tưởng đạo đức; giáo dục niềm tin và lý tưởng đạo đức; giáo dục hành vi và nghĩa vụ đạo đức. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn đựơc thực hiện trên cơ sở vận dụng các quan điểm mác xít về tôn giáođạo đức. Luận văn cũng tiếp thu những kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về Giới luật Phật giáo, đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của Triết học và Tôn giáo học; phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu và so sánh. 6. Đóng góp của luận văn Phân tích, làm sáng tỏ một số ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên ở nước ta hiện nay. 7. Ý nghĩa của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu và phân tích được ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo một cách có hệ thống. Ý nghĩa thực tiễn: Vận dụng những tư tưởng giáo dục trong Giới luật Phật giáo vào giáo dục thanh niên nước ta hiện nay. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo nói chung và Phật giáo, đạo đức Phật giáo nói riêng, cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước . 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục; nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết. References 1. Ban Tôn giáo chính phủ (1993), Một số tôn giáoViệt Nam (lưu hành nội bộ), Phòng Thông tin tư liệu Ban tôn giáo Chính phủ. 2. Ban Tôn giáo Chính phủ (1999), “Tăng ni và Huynh trưởng gia đình Phật tử tại Huế với việc tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS”. Bản tin Tôn giáo số 10. 3. Ban tuyên giáo trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết hội nghị Trung ương bảy, khóa X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Thích Minh Chánh (1986), Luật học toát yếu, Nxb. Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. 5. Thích Minh Châu (1990 - dịch), Trung bộ kinh I, Nxb. Thành Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Thích Minh Châu (2001), Chính pháp và hạnh phúc, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội. 7. Thích Minh Châu (2009), Năm giới: Một nếp sống lành mạnh, an lạc, http://tuvien.com/gioi_luat/show.php?get=1&id=08namgioi 8. Tâm Chơn (2009), Khái lược về giới luật Phật giáo, http://www.buddhismtoday.com/viet/khailuoc_gioiluatPG.htm 9. Thích Thiện Chơn (2009), Giới học, http://tuvien.com/gioi_luat/get / gioihoc 10. Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương (2005), Đạo đức học, Nxb. Đại học sư phạm Hà Nội. 11. Lê Duẩn (1976), Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức thanh niên, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 12. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 13. Dương Tự Đam (2001), Văn hóa thanh niên với văn hóa dân tộc, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 14. Dương Tự Đam (2003), Thanh niên học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 15. Quang Đạm (1999), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V, BCHTW khóa VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ VII, BCHTW khóa IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Thích Tuệ Đăng (2000), Giới luật học cương yếu, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 20. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2000), Báo cáo ngày 15 tháng 10 năm 2000 của Ban Mặt trận Thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội 21. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2002), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ VIII, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 22. Gia đình Phật tử Việt Nam (1996), Tài liệu tu học bậc Kiên, Nxb. Đà Nẵng 23. Gia đình Phật tử Việt Nam (2001), Kỷ yếu Hội nghị Huynh trưởng cấp Tấn toàn quốc năm 2001, Nxb. Từ Đàm, Huế. 24. Giáo hội Phật giáo Việt Nam – tỉnh Thừa Thiên – Huế (2001), Ôn cố tri ân (Lưu hành nội bộ), Nxb Thừa Thiên Huế. 25. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (1992), Phật học phổ thông, Nxb. Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. 26. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (1992), Phật pháp, Nxb. Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. 27. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2000), Đại Tạng Kinh, Nxb. Tôn giáo. 28. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2000), Trường Bộ Kinh, Nxb. Tôn giáo. 29. Trần Văn Giàu (1993), Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 30. Trần Văn Giàu (1998), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Tuệ Hải –Thích Quảng Văn (2009), Giới luật: Tiếng nói từ tâm, http://phatgiaovnn.com/bz/showthread.php?p=2282 32. Thích Thiện Hoa (1990), Phật học phổ thông, Nxb. Thành hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh. 33. Thích Thiện Hoa (2004), Phật học phổ thông, quyển 1, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội. 34. Lữ Hồ (1964), Sứ mệnh Gia đình Phật tử, Nxb. Sài Gòn. 35. Nguyễn Công Huyên (2009), Phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo trong hoạt động từ thiện xã hội, Tạp chí Công tác tôn giáo, số 10. 36. Đỗ Quang Hưng (2007), “Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá”, Nguyệt san Giác Ngộ, số 130, trang 35-44. 37. Đoàn Văn Khiêm (2001), Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay, Tạp chí Triết học, số 2. 38. Vũ Khiêu (2006), “Triết học và nghệ thuật Việt Nam trong quá trình tiếp thu tư tưởng Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, trang 31-34. 39. Thích Thanh Kiểm (2001), Luật học đại cương, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội. 40. La Quốc Kiệt (2003), Tu dưỡng tư tưởng đạo đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (1990), Nxb. Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. 42. Kinh Kim Cương (1991), Nxb. Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. 43. Đặng Thị Lan (2006), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 44. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập 1, 2. Nxb Văn học. 45. Phan Huy Lê (1991), “Hồ Chủ Tịch với dòng văn hoá Phật giáo Việt Nam”, Nội san Nghiên cứu Phật học, số 1, trang 9. 46. Trần Hồng Liên (2002), “Đôi nét về đạo đức tôn giáoảnh hưởng của nó đối với cư dân TP.Hồ Chí Minh hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2. 47. Nguyễn Đức Lữ (2008), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáoViệt Nam, Nxb. Tôn giáo. 48. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 13, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 49. C.Mác – Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 20, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 50. C.Mác - Ph.Ăngghen (2004), Bàn về Thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 51. Hồ Chí Minh (1982), Về giáo dục Thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 52. Đỗ Mười (1995), Lý tưởng của Thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 53. Nghiên cứu Thanh niên. Lý luận và thực tiễn (1996), Nxb.Thanh niên. 54. Phạm Đình Nghiệp (2004), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 55. Thích Đức Nghiệp (1995), Đạo Phật Việt Nam, Nxb. Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. 56. Nhiều tác giả (1995), Phấn đấu vào Đảng để thực hiện lý tưởng cao đẹp của chúng ta, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 57. Nhiều tác giả (1998), Ngọn lửa tuổi trẻ, Nxb. Trẻ TP. Hồ Chí Minh 58. Nguyễn Văn Phúc (1996), Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 1. 59. Nguyễn Văn Phúc (2000), Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Tạp chí Triết học, số 7. 60. Nguyễn Văn Phúc (2008), Quan niệm của C.Mác về đạo đức và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng nền đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 9. 61. Thích Chân Quang (2006), Tâm lý đạo đức, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 62. Thích Thiện Siêu (2002), Cương yếu giới luật, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội. 63. Vladimir Soloviev, Karol Vojtyla, Albert Schweitzer (2004), Triết học đạo đức, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 64. Phan Hà Sơn (2006), Giáo dục nhân cách cho tuổi trẻ, Nxb. Hà Nội. 65. Thích Phước Sơn (2006), Một số vấn đề giới luật, Nxb Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh. 66. Đoàn Văn Thái (2004), Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 67. Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1(Từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế), Nxb Thuận hóa, Huế. 68. Thích Đức Thắng (2009), Ba học Giới – Định – Tuệ, http://tuvien.com/gioi_luat/ bahoc 69. Thiền uyển tập anh (1990), Nxb, Văn học, Hà Nội. 70. Thích Chí Thiện (2009), Nguồn Gốc Đạo Đức Phật Giáo, http://tuvien.com/gioi_luat/ daoduc-ct 71. Thích Chơn Thiện (1993), Phật học khái luận, Nxb. Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. 72. Thích Chơn Thiện (2009), Đạo đức Phật giáo, http://tuvien.com/gioi_luat/daoduc 73. Thơ văn Lý- Trần (1979), Tập 1, 2. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 74. Nguyễn Đăng Thục (1992), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1-6, Nxb.TP. Hồ Chí Minh. 75. Nguyễn Tài Thư (1996), Phật giáo Việt Nam những vấn đề hiện nay, Nxb. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 76. Nguyễn Tài Thư (chủ biên -1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 77. Nguyễn Tài Thư (chủ biên -1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 78. Mao Vu Thức (2007), Tiền cảnh đạo đức của người Trung Quốc, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 79. Nguyễn Đức Tiến (2005), Phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 80. Thích Trí Tịnh (1998), Kinh Phạm Võng, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 81. Trần Thái Tông (1974), Khoá hư lục, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 82. Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (2002), Nxb. Thanh niên. 83. Viên Trí (2004), Ý nghĩa giới luật, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội. 84. Thích Hành Trụ (1992), Sa Di Luật Giới, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 85. Thích Hành Trụ (1999), Luật tứ phần giới bổn, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 86. Trường Bộ Kinh (2000), Nxb. Tôn giáo. 87. Võ Minh Tuấn (2004), Tác động của toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay, Tạp chí Triết học, số 4. 88. Võ Minh Tuấn, Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên, www.home.vnn.vn 89. Thích Phổ Tuệ (1996), Bát Nhã Dư Âm, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 90. Văn Tùng (2002), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 91. Từ điển tiếng Việt (1997), Nxb. Đà Nẵng. 92. Kim Cương Tử (2001), Phật luật học, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 93. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáoViệt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 94. Viện Khoa học xã hội (2006), Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 95. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay, vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 96. Chu Xuân Việt (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược phát triển thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 97. Phan Thị Xê (1996): Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong lối sống người Huế hiện nay, Nxb. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 98. Web: tintuconline.com.vn, “Vô tư giải quyết hậu quả”, http://news.ndthuan.com/ao-trang/2010/08/11/174759-vo-tu-giai-quyet-hau-qua.shtml. 99. Tuệ Tĩnh đường Hải Đức: Phát học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, http://www.lieuquanhue.com.vn/index.php/43/3573.html 100. CLB.Đến Từ Trài Tim: Phát học bổng và tập sách năm học mới, http://dentutraitim.net/home/modules.php?name=News&op=viewst&sid . đề đạo đức Phật giáo với đạo đức thanh niên Việt Nam và cụ thể hơn là ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo với giáo dục đạo đức thanh niên nước ta hiện nay. bản của đạo đức Phật giáo: những giá trị, chuẩn mực đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống Việt Nam, đạo đức Phật

Ngày đăng: 14/01/2014, 22:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w