Sự thật hiển nhiên, những tư tưởng nhân văn cao đẹp của Phật giáo trong kinh sách, nhất là trong giới luật đã ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống, đạo đức của nhân dân Việt Nam trong mấy ng
Trang 1VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội - 2010
Trang 2VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Giáo viên hướng dẫn:
TS Dương Văn Duyên
Hà Nội - 2010
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Ý nghĩa của luận văn 6
8 Kết cấu của luận văn 6
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC, TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO 7
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về đạo đức 7
1.2 Tư tưởng giáo dục đạo đức trong Giới luật Phật giáo 19
1.2.1 Khái quát một số nét chung về Giới luật Phật giáo 19
1.2.2 Nội dung tư tưởng giáo dục đạo đức trong Giới luật Phật giáo 24 1.2.3 Ý nghĩa của Giới luật trong giáo dục đạo đức con người 38
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 48
2.1 Thực trạng và những yêu cầu về đạo đức đối với thanh niên Việt Nam hiện nay 48
2.2.1 Thực trạng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay 48
2.1.2 Yêu cầu đạo đức đối với thanh niên Việt Nam giai đoạn hiện nay 62
2.2 Một số ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay 67
Trang 42.2.1 Ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo tới giáo dục tư tưởng đạo đức thanh niên 67 2.2.2 Ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục niềm tin và
lý tưởng đạo đức cho thanh niên 73 2.2.3 Ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục nghĩa vụ và hành vi đạo đức thanh niên 82
2.3 Một số khuyến nghị nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay 90 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên Người sáng lập là thái tử Tất Đạt Đa (Sidahrtha), họ Gôtama (Gautama), con vua Tịnh Phạn (một vương quốc Bắc ấn Độ) Phật giáo với
tư cách là một tôn giáo đặc biệt không đề cập đến thần sáng tạo ra thế giới
và con người Khác với các tôn giáo khác (Kitô giáo: thượng đế, Đạo Islam: Thánh Allah, Đạo giáo: Trời đại la sinh ra ba Thánh, Đạo Do Thái: yaroeh (tồn tại mãi), Đạo Bàlamôn: Brahman…) Sự xuất hiện Phật giáo là nhằm phủ nhận thế giới quan của đạo Bàlamôn, chống lại sự bất bình đẳng của tôn giáo này, nó đã thể hiện tính tiến bộ, nhân văn nhất định Phật giáo
đã chứa đựng sự kết hợp hai tư cách: tôn giáo và triết học Với sự hoà quện
cả hai tư cách tôn giáo và triết học, Phật giáo đã sớm được truyền bá rộng rãi và có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hoá các nước châu Á: Trung quốc, Nhật Bản, Triều Tiên… và Việt Nam Hiện nay, Phật giáo còn được truyền bá và
phát triển trên phạm vi toàn thế giới
Phật giáo được truyền bá vào nước ta từ những năm đầu Công nguyên
theo hai con đường là từ Ấn Độ và từ Trung Hoa Phật giáo đã tồn tại ở nước ta hơn 18 thế kỷ, một chiều dài lịch sử khá đủ để dân tộc ta khẳng định và gạn lọc, khẳng định những gì tích cực và hay đẹp, gạn lọc những gì không hợp Sự thật hiển nhiên, những tư tưởng nhân văn cao đẹp của Phật giáo trong kinh sách, nhất là trong giới luật đã ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống, đạo đức của nhân dân Việt Nam trong mấy nghìn năm từ rất nhiều thế hệ và thuộc mọi tầng lớp
Giới luật là một trong những nội dung quan trọng nhất trong giáo lý của Phật giáo Giới luật hàm chứa những nội dung tư tưởng giáo dục đạo đức, nhân cách cao đẹp không chỉ đối với người tu hành mà còn ảnh hưởng
Trang 6tốt đối với nhiều người trong xã hội Đặc biệt, đối với nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, dưới sự tác động của kinh tế thị trường, những luồng tư tưởng văn hóa ngoại lai xâm nhập làm thay đổi đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ các tầng lớp trong xã hội cả theo hướng tích cực và tiêu cực Thanh niên là một tầng lớp quan trọng trong xã hội, là tương lai của đất nước, là những người đóng góp quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thanh niên cũng là thế hệ trẻ trung, năng động và dễ bị sức cuốn của những luồng tư tưởng văn hóa ngoại lại, dễ bị tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội như: lười lao động, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút… Vì vậy, việc giáo dục một lối sống có đạo đức cho thanh niên ngày nay là rất cần thiết cho toàn xã hội, để
họ xứng đáng là những người sung sức trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở nước ta hiện nay không chỉ có ý nghĩa giáo dục truyền thống đạo đức, định hướng lý tưởng sống mà còn hướng tới một xã hội chân, thiện, mỹ, theo đúng tinh thần hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
“Phật giáo đồng hành cùng dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”
2 Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về Phật giáo và Giới luật Phật giáo trong lịch sử và hiện tại ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình, có thể kể đến một số công trình
điển hình sau đây: Các bộ phái Phật giáo tiểu thừa, tác giả André Bareau,
Pháp Hiền dịch, Nxb.Tôn giáo, Hà Nội, năm 2003; Kimura Taiken với tác
phẩm Nguyên Thủy Phật giáo tư tưởng luận, tác giả Thích Quảng Độ dịch, Nxb.Tôn giáo, năm 2007; Lưu Vô Tâm với tác phẩm Phật học khái lược, Nxb.Tôn giáo, Hà Nội, năm 2002; Thích Minh Chánh với Luật học toát
yếu, Nxb Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1986; Thích
Thiện Chơn với Giới học, Nxb Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009; Thích Tuệ Đăng với Giới luật học cương yếu, Nxb
Trang 7Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000… Nhìn chung các công trình kể trên
đề cập đến các nội dung nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, nguồn gốc ra đời, giáo lý của Phật giáo nguyên thủy, các vấn đề về giới luật trong Phật giáo dành cho người xuất gia cũng như người tại gia một cách rất cụ thể dưới góc độ tiếp cận của thần học và tôn giáo
Nghiên cứu về đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay có một số công
trình tiêu biểu sau: Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp của tác giả Nguyễn Duy Quý chủ biên; Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và
Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên; Một số vấn đề lối sống, đạo đức, chuẩn
giá trị xã hội của tác giả Huỳnh Khái Vinh chủ biên; Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay của
Đoàn Văn Khiêm; Giáo dục nhân cách cho tuổi trẻ của Phan Hà Sơn, Phát
triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên Việt Nam hiện nay của
Nguyễn Đức Tiến….Các công trình trên đã khái quát được những nội dung chính về tình hình, thực trạng cũng như xu hướng biến đổi của đạo đức thanh niên nước ta hiện nay Những giá trị đạo đức thanh niên trong bối cảnh đổi mới của đất nước cũng như mặt hạn chế trong đạo đức thanh niên trước tác động của cơ chế thị trường, thông qua đó đề xuất các giải pháp khác nhau nhằm xây dựng và hoàn thiện đạo đức thanh niên trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
Nghiên cứu về đạo đức Phật giáo có các công trình sau: “Đạo đức
Phật giáo trong thời hiện đại” của Trần Văn Giàu, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 1993; Đặng Thị Lan với “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con
người Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 2006; Tạ Chí Hồng
với “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội
Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội, năm 2004; Hoàng
Thị Lan với “Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội
Trang 8Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội, năm 2004; Nguyễn
Phan Quang với “Có một nền đạo lý ở Việt Nam”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996; … Trong đó tiêu biểu là công trình “Đạo đức Phật giáo
với đạo đức con người Việt Nam”, của Đặng Thị Lan, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội, năm 2006 Công trình này về cơ bản hệ thống hóa được một phần nào đó những tư tưởng cơ bản của đạo đức Phật giáo: những giá trị, chuẩn mực đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống Việt Nam, đạo đức Phật giáo với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một
số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo Có thể đánh giá đây là một công trình nghiên cứu công phu và có chất lượng, tác giả đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề dưới góc độ tiếp cận của triết học và tôn giáo học để chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của Phật giáo trong đời sống đạo đức con người Việt Nam Tuy nhiên, vấn đề đạo đức Phật giáo với đạo đức thanh niên Việt Nam và cụ thể hơn là ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo với giáo dục đạo đức thanh niên nước ta hiện nay mới chỉ được tác giả đề cập đến trong công trình của mình một cách khái quát nhất, chưa có sự phân tích theo hướng chuyên sâu
Ngoài ra, trên một số tạp chí nghiên cứu mà điển hình là Tạp chí Triết
học, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Công tác tôn giáo, Tạp chí lý
và đạo đức Phật giáo, đạo đức thanh niên Việt Nam Đặng Thị Lan với Đạo
đức Phật giáo với đạo đức truyền thống Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội, số 2 năm 2002; Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo
đến việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay, Tạp chí Giáo dục
Lí luận, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội, số
Trang 911/ 2002; Tìm hiểu về tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam, Tạp chí
Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1/ 2003; Phật giáo với đạo đức,
tâm lí, lối sống người Việt, Tạp chí Giáo dục Lí luận, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội, số 5/2003; Từ bi - giá trị nhân
bản của đạo Phật, Kỉ yếu Hội nghị Khoa học nữ lần thứ 8 Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội,…
Điểm qua tình hình nghiên cứu như vậy đã cho thấy vấn đề “Ảnh
hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay” là một chủ đề chưa được nghiên cứu Vì vậy, chúng tôi hy
vọng với đề tài này sẽ khai thác, bổ sung và khẳng định những giá trị giáo dục cao đẹp của Phật giáo, khẳng định vai trò Phật giáo trong lịch sử Việt Nam nói chung và trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận mác xít luận văn phân
tích làm rõ những ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có
nhiệm vụ:
Thứ nhất: Luận văn khái quát một số vấn đề lý luận chung về đạo đức
và phân tích những nội dung cơ bản về tư tưởng giáo dục trong Giới luật Phật giáo
Thứ hai: Trình bày thực trạng và những yêu cầu về đạo đức thanh niên
ở nước ta hiện nay; phân tích một số ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Giới luật Phật giáo và đạo đức thanh niên
Việt Nam hiện nay
Trang 104.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một số ảnh hưởng của
Giới luật Phật giáo (chủ yếu là Giới luật dành cho tín đồ Phật tử) trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay trên các lĩnh vực: giáo dục tư tưởng đạo đức; giáo dục niềm tin và lý tưởng đạo đức; giáo dục hành vi và nghĩa vụ đạo đức
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn đựơc thực hiện trên cơ sở vận dụng các
quan điểm mác xít về tôn giáo và đạo đức
Luận văn cũng tiếp thu những kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về Giới luật Phật giáo, đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay
5.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu của Triết học và Tôn giáo học; phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu và so sánh
6 Đóng góp của luận văn
Phân tích, làm sáng tỏ một số ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên ở nước ta hiện nay
7 Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu và phân tích
được ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo một cách có hệ thống
Ý nghĩa thực tiễn: Vận dụng những tư tưởng giáo dục trong Giới luật
Phật giáo vào giáo dục thanh niên nước ta hiện nay Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo nói chung
và Phật giáo, đạo đức Phật giáo nói riêng, cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục;
nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết
Trang 11Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC,
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về đạo đức
Thuật ngữ đạo đức (moral) được hình thành rất sớm trong xã hội chiếm hữu nô lệ, khoảng thế kỷ thứ IV trước công nguyên, gắn liền với tên tuổi của nhà tư tưởng vĩ đại Aristot (384-322 trước công nguyên) Thời kỳ
xa xôi người ta quan niệm đạo đức là những chuẩn mực chung nhằm điều chỉnh hành vi con người, sao cho tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa con người với nhau, giữa con người với xã hội
Theo tiếng Hy Lạp cổ Ethos là luân lý; là thói quen; là phong tục tập quán, thông qua đó mà điều chỉnh hành vi con người Ngoài ra Ethos còn
có nghĩa là nơi cư ngụ, là quê hương, nguồn gốc, lai lịch, họ hàng
Trong Nho giáo, đạo đức được lý giải ở cương thường, hay mở rộng
ra là luân thường
Đạo là chỉ những mối quan hệ nhằm duy trì một trật tự từ gia đình tới xã hội Đó là mối quan hệ vua, tôi; cha mẹ, con cái; chồng, vợ; anh em; bạn bè Trong 5 mối quan hệ trên, 3 mối quan hệ đầu là phục tùng, tạo thành tam cương: bầy tôi phải trung thành với vua, con cái phải phục tùng cha mẹ, vợ phải phục tùng chồng Ta có thể hiểu “Đạo chính là đường đi lối lại của nề nếp, có phép tắc rõ ràng Theo nghĩa đen và nghĩa bóng của
từ, đạo là con đường đúng đắn từ nơi đi cho đến nơi tới Đạo là hệ thống những nguyên lý, những phép tắc, những quy luật cơ bản của sự vận động”[15;109]
Đức là những quy định, những yêu cầu phải thực hiện cho đúng trách nhiệm của mỗi giới, mỗi người Ví dụ như đối với nữ giới yêu cầu thực hiện tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh Đối với nam giới: Nhân, Lễ, Nghĩa,
Trang 12Trí, Tín, Dũng, Liêm Tất nhiên ở những nước khác nhau, sự ảnh hưởng của Nho giáo có khác nhau
Ở Trung Quốc thứ tự những phẩm chất được con người đề cao: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; Ở Nhật Bản lại đề cao: Trung, Lễ, Dũng, Tín, Kiệm Còn ở Triều Tiên đề cao: Trung, Hiếu, Tín, Nhân, Dũng
Theo Nho giáo, đạo đức là sự hướng dẫn, là sự định hướng để con người vươn tới những điều tốt đẹp
Đức là sự biểu hiện của đạo, là kết quả vận động của đạo Đạo mà không đúng, đức cũng không có “Đạo là cái vật phải theo, đức là vật có được do theo đạo”[15;121]
Đạo theo Nho giáo còn được hiểu là quy luật Do vậy, trời có đạo của trời, đất có đạo của đất, người có đạo của người
Có thể nói, đạo đức là phép ứng xử có nhân phẩm giữa người này với người khác Đạo đức luôn là mối quan hệ hai chiều, đòi hỏi mỗi người phải thực hiện theo đúng vị trí của mình trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hay ngoài xã hội Đạo đức là phương thức xác lập mối quan
hệ giữa cá nhân và xã hội, là phương thức điều chỉnh quan hệ giữa cá nhân
và xã hội
C.Mác cho rằng, đạo đức chính là lực lượng bản chất của con người trong sự phát triển của nó theo hướng ngày càng đạt tới giá trị đích thực của cái thiện
Đạo đức được đề cập trong Từ điển tiếng Việt là “những tiêu chuẩn, những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan
hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”[84;280]
Qua các ý kiến khác nhau, chúng tôi có thể khẳng định đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và thông qua dư luận xã hội
Trang 13Đạo đức là một hiện tượng lịch sử, là sự phản ánh những mối quan hệ
xã hội Có đạo đức thời kỳ cộng sản nguyên thủy, đạo đức thời kỳ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Đạo đức có tính chất kế thừa Một chế độ xã hội mất đi, thay thế bằng một chế độ khác, đạo đức xã hội cũ không mất đi ngay mà trong chế độ xã hội mới, đạo đức của nó kế thừa những giá trị đạo đức của xã hội cũ Đạo đức xã hội có đạo đức thế tục, đạo đức tôn giáo
Đạo đức được cấu thành từ một số phương diện sau:
Thứ nhất: Ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức
Đạo đức là sự thống nhất biện chứng giữa ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức (trong đó có hành vi đạo đức)
Ý thức đạo đức là ý thức về hệ thống các quy tắc, các chuẩn mực hành
vi đạo đức phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại trong xã hội, bao gồm cảm xúc và tình cảm đạo đức của con người Từ tình cảm, xúc cảm đạo đức hình thành niềm tin của con người vào những điều tốt đẹp, thông qua đó mà hướng dẫn hành động của mỗi người sao cho phù hợp với những yêu cầu chung của xã hội
Nói về ý thức đạo đức trong "Giáo trình triết học Mác - Lênin" khẳng định: Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện ác, tốt xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc và những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội
Ý thức đạo đức bao gồm:
Bộ phận đầu tiên là: những vấn đề nhận thức luận Cơ sở triết học của đạo đức, chức năng, các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức Bộ phận này bao gồm những vấn đề mang tính chất lý luận
Trang 14Bộ phận thứ hai: Tập hợp những chuẩn mực như thói quen, phong tục, tập quán, nếp sống v.v Những chuẩn mực này tồn tại trong xã hội, truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác
Để có ý thức đạo đức con người phải có tri thức đạo đức Tri thức đạo đức là những hiểu biết về phương diện đạo đức của con người Tri thức đạo đức có được thông qua việc nghiên cứu lý luận đạo đức như các phạm trù, các quy luật hình thành đạo đức Những kiến thức này được hình thành trong nhà trường, thông qua nghiên cứu sách vở Bộ phận thứ hai là những tri thức đạo đức thông thường, được hình thành do tiếp xúc trong xã hội, hay do cha mẹ, ông bà, thầy cô dạy bảo Bộ phận này còn được hình thành thông qua thực tiễn đạo đức Từ thực tiễn cuộc sống đạo đức hàng ngày mà con người hình thành những tri thức, những hiểu biết đạo đức của mình
Từ những tri thức đạo đức, xã hội và mỗi con người hình thành lý tưởng đạo đức của mình Lý tưởng là mục đích cao nhất, tốt nhất, khát vọng lớn nhất về đạo đức mà con người mong muốn đạt được Lý tưởng đạo đức là cái cần và mong muốn đạt được một cách hoàn mỹ về mặt đạo đức
Mỗi chế độ xã hội có sự phát triển kinh tế - xã hội khác nhau Trong
xã hội có đối kháng và sự khác biệt về giai cấp thì cũng có nhiều lý tưởng đạo đức, nhưng lý tưởng đạo đức của giai cấp thống trị về kinh tế sẽ giữ vai trò thống trị trong xã hội
Lý tưởng đạo đức của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là xóa
bỏ mọi tình trạng bất công, áp bức bóc lột, là xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh, xây dựng một xã hội đầy tình người trong mọi quan hệ xã hội, con người tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau
Lý tưởng đạo đức không phải là cái cao xa, không thể với tới, mà là cái phản ánh nguyện vọng của con người, do vậy nó từng bước được thực hiện trong cuộc sống
Trang 15Lý tưởng đạo đức có loại khẳng định, có loại phủ định Cái khẳng định
là những cái con người mong muốn như mọi người làm việc thiện, làm việc tốt, con người được sống yên vui, hạnh phúc
Lý tưởng phủ định là những điều mà con người không mong muốn như: bất công, trộm cắp, bạo lực tàn bạo…v.v Những điều đó, người lương thiện không ai muốn có ở trong xã hội
Muốn cho hành vi đạo đức đúng đắn chúng ta phải có lý tưởng đạo đức đúng đắn Muốn cho lý tưởng đạo đức đi vào trong cuộc sống biến thành hành vi đạo đức trong xã hội đòi hỏi chúng ta phải bồi dưỡng, xây dựng tình cảm đạo đức tốt đẹp ở trong mỗi con người
Tình cảm đạo đức là tình cảm bậc cao của con người, là thái độ, cảm xúc của con người trước những vấn đề đạo đức trong xã hội Con người có
sự đồng cảm với những khó khăn bất hạnh trong cuộc sống của những người khác, lúc đó họ sẽ suy nghĩ những biện pháp, cách thức giúp đỡ người đó
Con người có thái độ lên án, căm ghét những việc làm ác, những sự bất công trong xã hội, lúc đó mới dẫn dắt họ tới thái độ và hành động phản kháng tình trạng đó ở trong xã hội
Tình cảm đạo đức có một sức mạnh to lớn trong việc huy động mọi khả năng, mọi tiềm lực để vượt qua những khó khăn thách thức để làm việc thiện, tránh những việc làm ác ở trong xã hội Tình cảm đạo đức vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan
Những hiện tượng đạo đức trong xã hội mang tính chất khách quan Ví
dụ như ăn trộm, ăn cắp, giết người vô tội đều bị coi là việc ác; giúp đỡ người khác, thương những người nghèo khổ đều được coi là việc thiện Song tính chủ quan là quan niệm về những hiện tượng đó ở trong xã hội, tác động của nó gây ra lại mang tính chất chủ quan, phụ thuộc vào tri thức và lợi ích của mỗi người
Trang 16Muốn có tình cảm đạo đức đúng đắn ở mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải giáo dục, phải có sự trải nghiệm trong cuộc sống Làm thế nào cho mỗi người chúng ta đều có một tấm lòng cảm động trước những việc làm tốt, việc làm đúng, những tấm gương hy sinh dũng cảm của đồng bào chiến
sỹ trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù, căm phẫn trước những việc làm ác, những kẻ tàn bạo, những hành động trộm cắp, cướp giật
Để thực hiện lý tưởng đạo đức trong xã hội, cần phải xây dựng những chuẩn mực đạo đức cho phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia dân tộc, của mỗi địa phương, mỗi ngành nghề, mỗi công việc
Chuẩn mực đạo đức là những quy tắc xác định mẫu hành vi đạo đức cần phải theo, dựa trên lợi ích của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại Chuẩn mực đạo đức trong thời đại ngày nay là yêu hòa bình, yêu tự do, tôn trọng con người, căm thù trước những hành vi trộm cắp dù là dân tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau, giai cấp khác nhau đều tuân theo những chuẩn mực đạo đức chung đó
Tính dân tộc của những chuẩn mực đạo đức luôn là một trong những yếu tố tạo nên bản sắc đặc thù của dân tộc đó Các dân tộc khác nhau có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, có chế độ chính trị khác nhau,
có nền văn hóa khác nhau nên có những chuẩn mực đạo đức khác nhau, thậm chí còn trái ngược nhau Những chuẩn mực đạo đức của dân tộc Việt Nam hiện nay là tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, tinh thần cộng đồng và tính nhân văn Những chuẩn mực này được hình thành do điều kiện sản xuất lúa nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của người dân Việt Nam
Tính giai cấp của chuẩn mực đạo đức phụ thuộc vào lợi ích của các giai cấp Yêu nước trong thời kỳ phong kiến theo lập trường của giai cấp phong kiến Yêu nước Việt Nam hiện nay là phải gắn với xây dựng và bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Yêu nước trong thời đại ngày nay
Trang 17phải thể hiện trong lao động sản xuất, trong học tập để xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Yêu nước hiện nay phải thể hiện trong đấu tranh bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ
sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta
Trong một xã hội có nhiều công việc khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau, ở mỗi một ngành nghề, một công việc đó lại có những biểu hiện
về chuẩn mực đạo đức khác nhau Xã hội cần xây dựng những chuẩn mực đạo đức để làm cơ sở cho mọi người lấy đó làm tiêu chuẩn rèn luyện phấn đấu, lấy đó làm cơ sở để đánh giá mỗi con người Ví dụ cùng là tinh thần yêu nước nhưng người công nhân phải thể hiện trong sản phẩm lao động của mình, phải lao động có trách nhiệm với năng suất cao, chất lượng tốt, phải thích ứng được cơ chế thị trường Người cán bộ công chức nhà nước phải thể hiện trong trách nhiệm trước công việc của mình, phải hoàn thành những trách nhiệm công việc mà xã hội giao cho, phải xem xét giải quyết những công việc cho nhân dân như giải quyết công việc của chính mình Tinh thần yêu nước của người bác sỹ phải thể hiện trong công việc hàng ngày, phải hết lòng chăm sóc bệnh nhân, phải thực hiện "lương y như từ mẫu", không được gây phiền hà, khó dễ cho bệnh nhân Tinh thần yêu nước của lực lượng vũ trang, công an, quân đội phải thể hiện trong công việc bảo
vệ an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia Tinh thần yêu nước của học sinh, sinh viên phải thể hiện trong ý thức học tập, tinh thần vượt khó để nắm vững kiến thức khoa học, không ngừng sáng tạo để có một kiến thức vững vàng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này
Trên cơ sở ý thức đạo đức, con người ta hành động thể hiện ra bên ngoài, tạo thành hành vi đạo đức Thực tiễn đạo đức (hành vi đạo đức) là hành động của con người do ảnh hưởng niềm tin, của ý thức đạo đức, là
Trang 18quá trình hiện thực hóa niềm tin, lý tưởng đạo đức thành hiện thực trong đời sống xã hội Ý thức đạo đức và hành vi đạo đức có quan hệ gắn bó với nhau Có ý thức đạo đức đúng đắn, mới có hành vi đạo đức đúng Ngược lại, hành vi đạo đức lại tác động trở lại ý thức đạo đức
Những hành vi đạo đức đúng đắn được xã hội thừa nhận, khen thưởng động viên, sẽ làm tăng nhiệt tình trách nhiệm của chủ thể đạo đức Ngược lại, những hành vi đạo đức đúng đắn không được xã hội cổ vũ động viên, những việc làm sai trái không bị phê phán, lên án sẽ làm thui chột nhiệt tình, ý thức trách nhiệm của chủ thể đạo đức trong xã hội
Ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức có quan hệ biện chứng và bổ sung cho nhau
Trên cơ sở những giá trị đạo đức như: Phong tục tập quán, những chuẩn mực đạo đức trong xã hội, mỗi cá nhân hình thành quan niệm về cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai, về hạnh phúc và bất hạnh Từ đó mà hình thành những hành vi đạo đức như tôn sư, trọng đạo, kính trọng cha mẹ, vâng lời thầy cô, thương yêu đồng loại, thành những hành động nghĩa hiệp như giúp đỡ bạn bè trong lúc gặp hoạn nạn, khó khăn…
Từ những tình cảm, những nhận thức về trách nhiệm trước quê hương, đất nước mà mỗi người thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm như: nghĩa vụ lao động, bảo vệ Tổ quốc… Tất nhiên, những nghĩa vụ này vừa là nghĩa vụ công dân, đồng thời là nghĩa vụ đạo đức của mỗi người trong xã hội Nếu không có ý thức đạo đức đúng đắn sẽ không thể thực hiện hành vi đạo đức đúng đắn
Ngược lại, qua thực tiễn đạo đức mỗi người có thể củng cố ý thức đạo đức, tăng cường niềm tin vào những điều tốt đẹp hoặc có sự bổ sung, sửa đổi những nhận thức không phù hợp Ví dụ qua những hành động nghĩa hiệp giúp đỡ những người còn khó khăn, tình bạn, tình người được phát
Trang 19triển từ đó sẽ củng cố niềm tin của con người vào những việc làm từ thiện trong xã hội
Thứ hai: Quan hệ đạo đức
Quan hệ đạo đức là hệ thống xác định mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội trên phương diện đạo đức
Quan hệ giữa con người với con người như quan hệ giữa cha mẹ với con cái; vợ chồng, anh em, bạn bè…
Quan hệ giữa cá nhân và xã hội như quan hệ giữa cá nhân mỗi người với tập thể, quan hệ giữa mỗi người với làng, xã, quan hệ giữa mỗi công dân với đất nước Những quan hệ này đều là quan hệ hai chiều Một mặt cá nhân phải có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội như trách nhiệm tôn trọng những quy định chung của tập thể, của làng xã, trách nhiệm của mỗi công dân với đất nước Mặt khác, tập thể, cộng đồng, xã hội phải bảo vệ lợi ích chính đáng cho mỗi người
Những quan hệ đạo đức do điều kiện kinh tế - xã hội quy định Do vậy, một khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì trước sau những quan hệ đạo đức trong xã hội sẽ thay đổi theo Ví dụ trước đây trong quan hệ vợ chồng, người vợ phải tuyệt đối phục tùng chồng “phu xướng, phụ tùy” thì nay là bình đẳng, tôn trọng nhau
Hiện nay, Việt Nam đang phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, do vậy quan hệ đạo đức trong xã hội và trong gia đình có những thay đổi trên nhiều phương diện Trong quan hệ gia đình, cha mẹ và con cái, vợ và chồng ngày càng bình đẳng hơn Cha mẹ tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của con cái Vợ chồng tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của nhau, cùng nhau giải quyết mọi việc trong gia đình Tuy nhiên, do tác động của
cơ chế thị trường, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có xu hướng lỏng lẻo hơn, “Thiếu trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong quan hệ vợ
Trang 20chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái và ngược lại”[95;204] “Hôn nhân dựa trên tính toán vị kỷ, trên cơ sở đồng tiền, địa vị xã hội có xu hướng gia tăng”[95;202-203]
Trong xã hội, tính tích cực xã hội, tính năng động sáng tạo, ý thức, trách nhiệm trong công việc ngày càng được nâng cao, tư tưởng ỷ nại trong thời kỳ bao cấp ngày càng được khắc phục Điều đó được thể hiện ngày càng nhiều người Việt Nam đã dần dần thích ứng được với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế Nhiều người vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật, quá trình sản xuất, kinh doanh Những phong trào nở rộ trong xã hội như: đền ơn, đáp nghĩa, xây nhà tình nghĩa, xây nhà tình thương, trái tim cho em, tết cho người nghèo.v.v…Thật cảm động, không ít người giúp đỡ người khác hàng chục triệu đồng nhưng lại không muốn người khác biết danh tính của mình “Sự nảy nở và xuất hiện những tấm gương người tốt ở khắp mọi nơi, những gương mặt ưu tú, điển hình trong thanh niên, sinh viên, học sinh, những người lao động giỏi trong nông dân, công nhân, trí thức, những cán bộ, nhân viên trong các cơ quan hành chính…những tấm gương sáng và những biểu hiện tốt đẹp đó vẫn là đường nét chủ đạo trong bức tranh đạo đức xã hội ta”[95;259-260]
Bên cạnh những tiến bộ đạo đức xã hội nêu trên, trong xã hội không ít những tiêu cực, quan hệ đạo đức xã hội bị xuống cấp “Đạo đức của cán bộ, đảng viên và công chức không được coi trọng đúng mức, giáo dục và tự giáo dục đạo đức bị xem nhẹ, việc rèn luyện và đánh giá đạo đức đối với cán bộ trong công sở, cơ quan bị xem nhẹ
Đạo đức học đường, quan hệ thầy trò và môi trường giáo dục đạo đức, nhân cách trong gia đình – nhà trường và xã hội bị tổn thương bởi thương mại hóa giáo dục không được ngăn chặn và đẩy lùi”[95;260-261]
Thứ ba: Đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân
Trang 21Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội trong một cộng đồng người nhất định, là phương thức điều chỉnh hành vi đạo đức của mỗi cá nhân trong cộng đồng, nhằm hình thành, phát triển và không ngừng hoàn thiện tồn tại xã hội
Đạo đức xã hội được hình thành trên cơ sở cộng đồng lợi ích giữa các thành viên trong cộng đồng đó Nó tồn tại trong kinh nghiệm, phong tục tập quán, trong tôn giáo và mang tính phổ quát của cộng đồng đó
Dựa trên cơ sở những lợi ích chung mà người ta xây dựng những chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnh hành vi đạo đức của các thành viên trong xã hội sao cho phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội, đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển
Đạo đức cá nhân là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ, trong cộng đồng, khẳng định sự tồn tại của các cá nhân với những nét riêng biệt, thể hiện cá nhân ấy là một cá thể độc lập trong cộng đồng
Đạo đức cá nhân trong cộng đồng là đa dạng, phong phú bao gồm những nét chung của thời đại, của dân tộc, những nét đặc thù của từng vùng
cá nhân sinh sống, giai cấp, tầng lớp xã hội cá nhân đó tồn tại và mang cả những nét của dòng họ, gia đình mà đặc biệt là nét riêng của cá nhân đó Mỗi thời kỳ lịch sử đạo đức xã hội có những thay đổi, đòi hỏi mỗi cá nhân phải thường xuyên học tập, nghiên cứu và không ngừng bổ sung, hoàn thiện những phẩm chất đạo đức của cá nhân mình sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội
Đạo đức cá nhân là đa dạng, phong phú Cùng một phẩm chất đạo đức nhưng mỗi người lại có cách biểu hiện mang những nét riêng, song dù có
đa dạng phong phú tới đâu, sự biểu hiện đó phải tuân thủ theo những chuẩn mực chung của xã hội
Trang 22Quan hệ giữa đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Đạo đức xã hội là cái chung mang tính khái quát Đạo đức cá nhân là cái riêng, do vậy vô cùng đa dạng và phong phú
Đạo đức cá nhân là đa dạng, phong phú, nhưng không bao giờ bao hàm hết những chuẩn mực chung của đạo đức xã hội Trên cơ sở những chuẩn mực chung đạo đức xã hội, mỗi cá nhân từ cách nhìn nhận, đánh giá riêng của mình, từ đó mà tiếp nhận những phẩm chất chung đó
Sự tiếp nhận những phẩm chất đạo đức chung của xã hội ở mỗi cá nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, từng trải của cá nhân đó Một người hiểu biết nhiều, nhìn chung sẽ tiếp nhận được những giá trị chung của đạo đức
xã hội và sự thể hiện đạo đức xã hội ấy trong cá nhân đó cũng đa dạng, phong phú
Đạo đức xã hội không phải là con số cộng mà là sự tổng hợp, sự khái quát những phẩm chất đạo đức cá nhân Khi đã trở thành đạo đức xã hội, nó
sẽ được giữ gìn, phổ biến bằng phong tục tập quán, thành dư luận xã hội, được quy định thành thang giá trị đạo đức
Để phát huy vai trò của đạo đức xã hội trong hình thành phát triển đạo đức cá nhân, chúng ta cần quan tâm tới xây dựng đạo đức xã hội cho phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, do vậy trong xã hội cũng tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau, có lợi ích khác nhau, có nhiều quan niệm đạo đức khác nhau Trong xã hội ta hiện nay giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo, cho nên đạo đức của giai cấp công nhân giữ vai trò thống trị trong xã hội Đạo đức của giai cấp công nhân gắn với cuộc đấu tranh chống lại mọi bất công,
áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội kỷ cương, nề nếp, không ngừng nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng một xã hội đầy
Trang 23tình người Con người tôn trọng những quy ước của cộng đồng Cộng đồng quan tâm tới từng con người, xây dựng một lối sống “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” Các dân tộc sống trong quan hệ hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau Chỉ có xây dựng được một quan hệ đạo đức
xã hội tốt đẹp mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đạo đức mỗi thành viên Ông cha ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Mỗi đứa trẻ ngay từ khi mới sinh ra được sống trong một quan hệ xã hội tốt sẽ có điều kiện hình thành nhân cách tốt
Muốn xã hội tốt, quan hệ đạo đức xã hội lành mạnh đòi hỏi từng con người phải có những phẩm chất đạo đức tốt Không thể có một xã hội tốt, khi từng thành viên trong xã hội thiếu đạo đức, thiếu văn minh
Mỗi gia đình cần phải quan tâm tới giáo dục đạo đức, từng con người phải quan tâm tới giáo dục đạo đức, từng người hàng ngày, hàng giờ phải quan tâm rèn luyện, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, hiểu được những nghĩa vụ đạo đức, thực hiện theo những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức trong xã hội chúng ta mới có được một xã hội lành mạnh
Để có được điều đó, một mặt xã hội phải quan tâm xây dựng những chuẩn mực đạo đức phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử, với yêu cầu mỗi công việc, phải tuyên truyền phổ biến để mọi người hiểu và làm theo, mặt khác phải tạo ra dư luận xã hội cổ vũ, động viên những việc làm đúng, những tấm gương sáng Mặt khác phải phê phán những kẻ làm sai, những hành vi tội ác
1.2 Tư tưởng giáo dục đạo đức trong Giới luật Phật giáo
1.2.1 Khái quát một số nét chung về Giới luật Phật giáo
Giới luật là một trong những nội dung quan trọng trong giáo lý của Phật giáo Giới luật có vai trò không chỉ làm cơ sở để ổn định tổ chức của giáo hội, tăng, ni, chức sắc tôn giáo mà còn là những điều răn dạy đối với các tín đồ Phật tử và là nền tảng của đạo đức Phật giáo
Trang 24Giới luật được hiểu theo tiếng Phạn như sau:
Hiểu theo nghĩa chung, Giới luật được phiên âm từ chữ Pàtimokkha
Từ Pàtimokkha được ghép từ Pàti có nghĩa là hướng về, theo chiều hướng;
và Mokkha có nghĩa là giải thoát Theo đó Pàtimokkha có nghĩa là hướng đến sự giải thoát Theo tiếng Hán cổ dịch Pàtimokkha là những hành vi giới hạnh, học tập và tu dưỡng đưa đến sự giải thoát
Nếu hiểu theo nghĩa riêng, tách biệt giữa giới và luật thì Giới luật được hiểu như sau:
Giới theo tiếng Phạn là Sila, phiên âm thành từ Thi- la, Trung Hoa dịch là thanh lương, có nghĩa là những điều ngăn cấm, phòng ngừa, ngăn cấm sự sai trái của bản thân
Luật theo tiếng Phạn là Vinaya, phiên âm thành Tỳ Nại Da, Trung Hoa dịch là điều phục, cách giải thoát và cũng được hiểu là những quy định không được vi phạm, tránh những điều phạm lỗi của bản thân Luật được chia làm hai loại: Luật đại thừa và luật tiểu thừa
Như vậy, Giới luật được hiểu là những nguyên tắc mang tính tập thể, tính xã hội nhằm qui định những hành vi mà người tu sĩ, người Phật tử phải tuân theo để giữ được đạo hạnh của mình
Giới luật được soạn riêng đối với người tu sĩ và tín đồ Tuy nhiên, trong luận văn này chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh nội dung Giới luật dành cho tín đồ Phật tử Khai thác những nội dung có giá trị ứng dụng nhằm phát huy ảnh hưởng của chúng trong việc giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay
Nói về Giới luật dưới hình thức đơn giản và tổng quát có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống một cách tự nhiên trên cơ sở hộ trì các căn Trong “Trung
Bộ Kinh”, Thích Minh Châu có viết: “Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng, những nguyên nhân gì đó mà các căn không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các bất thiện pháp khởi
Trang 25lên, vị ấy chế ngự các nguyên nhân ấy, sống hộ trì các căn, thực hành sự hộ trì các căn”[5;180] Nghĩa là trong cuộc sống không vì tham, sân, si và vi phạm vào các căn, không vì sắc mà mất đi bản tính của mình Không vì sắc mà khiến cho bản thân mình phải phiền não, sầu, khổ…Giới luật Phật giáo bao gồm cả những nội dung trong Bát chính đạo
Với quan niệm nhân sinh Phật giáo “đời là bể khổ” và “luân hồi, nghiệp báo” thì con người cũng như các sự vật mất đi ở chỗ này nhưng lại sinh thành ở chỗ khác Quá trình thác sinh luân hồi đều do “nghiệp” chi phối theo luật nhân duyên Để được giải thoát khỏi kiếp sống trần luân khổ đau, và tạo được “nghiệp tốt”, chúng sinh phải tuân theo Giới luật, những điều mà đức Phật răn dạy Đây chính là cơ sở để Phật giáo đưa ra Giới luật của mình buộc mọi người phải tuân theo
Tại sao phải đưa ra Giới luật? Theo quan niệm của Phật giáo căn nguyên những đau khổ của con người đó là “Tứ diệu đế” (Catvari-arya-satya) “Tứ diệu đế” bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế
“Khổ đế” (Dukkha-satya) là định đề đầu tiên nói về những nỗi khổ của con người Theo Phật giáo có tám cái khổ (bát khổ) reo rắc trong đời sống con người Ngoài bốn nỗi khổ do sinh, lão, bệnh, tử gây ra con người ta còn khổ vì yêu thương nhau mà phải xa nhau (thụ biệt ly) Khổ vì oán ghét nhau mà phải sống, hội tụ với nhau (oán tăng hội) Khổ vì muốn mà không được (sở cầu bất đắc) và khổ vì sự cảm thụ, sự tụ hội của ngũ uẩn (thụ ngũ uẩn) Con người ở đâu, làm gì cũng khổ Đời là bể khổ
“Tập đế” (Samarudays-satya) đề cập đến nguyên nhân tạo ra những nỗi khổ của con người Phật giáo cho rằng nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nỗi khổ đau của con người là do lòng tham, sân, si vô độ Con người muốn trường tồn mãi mãi, nhưng thực tại luôn thay đổi, biến hóa trong vòng sinh, lão, bệnh, tử Không có cái gì thực là ta, của ta nhưng vì lòng tham, sân, si
vô độ mà lầm tuởng là có ta, của ta và do ta, nên con người cứ khát ái, tham
Trang 26dục, hành động để chiếm đoạt, nhằm thỏa mãn những ham muốn, dục vọng
đó Chính những hành động chiếm đoạt ấy đã dẫn đến sự khổ ải, reo rắc nỗi đau thương cho con người, gây nên nghiệp báo trong đời người và đẩy con người vào trong bể khổ triền miên của cuộc đời Giải thích cụ thể cái căn nguyên ấy, đức Phật nêu ra thuyết “Thập nhị nhân duyên”:
1 Vô minh (avidya): là không sáng suốt, ngu tối nên thế giới là ảo,
là giả mà lại cho là thực
2 Hành (Samskara): là ý muốn thúc đẩy hành động tạo tác
3 Thức (Vijnana): là nhận thức, ý thức phân biệt cái tâm trong sáng cân bằng với cái tâm ô nhiễm, mất cân bằng
4 Danh-sắc (Nàmarupa): là sự thống nhất, kết hợp cái vật chất (Sắc) với cái tinh thần (Danh) Đối với các loại hữu hình thì sự phối hợp của Danh
và Sắc sẽ sinh ra 6 cơ quan cảm giác (lục căn) là mắt (nhãn căn), tai (nhĩ căn), mũi (tỵ căn), lưỡi (thiệt căn), thân thể (thân căn), và ý thức (ý căn)
5 Lục nhập (Sadayatana) là quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh của các lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) vào các giác quan
6 Xúc (Sparsa): là sự tiếp xúc, phối hợp giữa lục căn với lục trần hay giữa các giác quan với thế giới bên ngoài
7 Thụ (Vedana): là sự cảm thụ, sự nhận thức trước sự tác động của thế giới bên ngoài
8 Ái (Trsna): là sự yêu thích mà nảy sinh ham muốn dục vọng do cảm thụ thế giới bên ngoài
9 Thủ (Upadana): là giữ lấy và chiếm đoạt cái mà mình ham muốn, yêu thích
10 Hữu (Bhava): là sự tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được
11 Sinh (Jati): là sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại
12 Lão tử (Jaramarana): là già và chết vì có sự sinh thành
Trang 27Đó là mười hai nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng luẩn quẩn của nỗi khổ đau nhân loại
Diệt đế (Nirodsha-satya): Phật giáo khẳng định “cái khổ có thể tiêu diệt được, vòng luân hồi có thể chấm dứt được” Chúng sinh có thể thoát khỏi nghiệp chướng, luân hồi đạt tới cảnh trí Niết bàn
Đạo đế (Marya-Sataya): trình bày con đường mà chúng sinh phải tuân theo để diệt khổ và “giải thoát” Con đường đó là trọng đạo mà đức Phật đã vạch ra để phá vỡ sự mê muội, dứt bỏ cái vô minh, tăm tối để đạt sự sáng
tỏ, nhận ra chân bản của vạn vật, muôn loài Con đường đó là tu luyện, suy
tư, chiêm nghiệm nội tâm, thực nghiệm tâm linh theo tám phương hướng chủ yếu (Bát chính đạo) sau đây:
1 Chính kiến (Samyak- Dristi): là hiểu biết đúng đắn tứ diệu đế
2 Chính tư duy (Samyak –Samkapla): là suy nghĩ đúng đắn
3 Chính ngữ (Samyaka–Vaca): là nói năng phải đúng đắn
4 Chính nghiệp (Samyak-Karmata): Giữ nghiệp một cách đúng đắn, không làm việc xấu, độc ác
5 Chính mệnh (Samyak-Ajiva): Giữ ngăn dục vọng đúng đắn
6 Chính tinh tiến (Samayak-Vyayama): là cố gắng nỗ lực đúng hướng, không biết mệt mỏi
7 Chính niệm (Samayak-Suritisati): là luôn tâm niệm tin tưởng vững chắc vào sự giải thoát
8 Chính định (Samayak-Samadhi): là kiên định, tập trung tư tưởng cao độ vào một chỗ
Trong tám con đường giải thoát đó thì Chính kiến và Chính tư duy thuộc về Tuệ (Panna), gọi tắt là Tuệ Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh thuộc về Giới (Sila), gọi tắt là Giới Còn Chính tịnh tiến, Chính niệm, Chính định thuộc về Định (Samadhi), gọi tắt là Định
Trang 28Giới, Định, Tuệ là những con đường tiêu diệt khổ, giải thoát chúng sinh khỏi cảnh trầm luân sinh tử, để đạt tới siêu phàm, thanh tĩnh mà ở đó con người không còn ham muốn dục vọng, chẳng còn phiền não và khổ đau.v.v…đó là Niết bàn (Nivrana)
1.2.2 Nội dung tư tưởng giáo dục đạo đức trong Giới luật Phật giáo
Trên cơ sở quan niệm của mình, Phật giáo cho rằng để được giải thóat, con người không chỉ phải tuân theo Bát chính đạo mà còn phải tuân theo một hệ thống Giới luật, phải thực hành Giới luật, luôn giữ được phẩm hạnh, đạo đức của mình
Ngoài tám con đường chính để diệt khổ, giải thoát trên, đức Phật còn
đề ra một số biện pháp rất cụ thể đó là thực hiện năm điều răn (ngũ giới), mười điều thiện (thập thiện) và bốn đức lớn (tứ ân)
Ngũ giới là năm điều luật Phật chế để khuyên răn và ngăn ngừa những hành động không thiện, nói năng không lành mạnh, hành động bất chính
“Năm giới là cấp bậc đầu tiên của con người trong con đường hướng thiện Muốn bảo tồn nhân cách, duy trì đức hạnh để xứng đáng với danh nghĩa làm người, phải vâng giữ năm giới”[26;179]
Năm điều răn đó là: Không được giết hại (không sát sinh); Không được trộm cướp; Không được tà dâm; Không được nói dối; Không được uống rượu Thực hiện năm điều này nhằm mang lại tâm từ bi, bình đẳng trên phương diện dứt trừ tội lỗi cá nhân và đem lại trật tự, an vui cho xã hội Đức Phật không bắt chúng ta phải triệt để tuân theo và cũng không hăm dọa nếu chúng ta không tuân theo thì bị trừng phạt Sự giữ giới hay không giữ giới là hoàn toàn do mỗi cá nhân tự ý thức, tự thực hiện Nội dung của năm giới đó cụ thể như sau:
Một là, không được giết hại
Trang 29Không cắt đứt mạng sống của những động vật có trí giác cảm thụ, khác với thực vật và khoáng vật Nghĩa là không cố ý giết hại sinh vật, dù nhỏ nhen như côn trùng
- Sát sinh dưới các hình thức sau đều bị coi là phạm giới:
- Tự mình giết: Chủ tâm và tự ý giết hại chứ không phải vô ý giết lầm
- Bảo người giết: Dùng uy lực lời nói sai bảo, khuyến khích người khác giết
- Thấy giết mà không cản: Thấy người khác giết hại mà tán đồng, không can ngăn
Sở dĩ Phật giáo đưa ra tư tưởng không sát sinh vì những lý do sau: Tôn trọng sự công bằng, tôn trọng sự sống: “Sinh vật dù hình thể khác nhau, nhưng sự sống chỉ một nên không được sát hại”[26;180] Con người chúng ta coi sinh mệnh của mình là quý, là một của báu tuyệt đối Nếu ai mưu hại, bản thân mỗi người đều phản ứng chống trả quyết liệt để bảo vệ sinh mệnh mình Mình biết quý trọng thân mình thì tại sao lại muốn chà đạp, cướp đi sinh mạng người khác? Suy rộng ra các loài vật cũng biết quý trọng mạng sống của chúng “Khi một con bò hay một con heo sắp bị đập đầu, thọc huyết, ta thấy sự phản kháng mãnh liệt, sự đau thương cùng cực của chúng, bằng những tiếng kêu gào, những cái giẫy thoát chết! Theo lẽ công bằng, điều ta không muốn ai làm cho ta thì ta cũng đừng làm cho người khác hay loài khác”[25;84] Phật dạy: “Ai cũng sợ gươm đao, ai ai cũng sợ sự chết Vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết, chớ bảo giết”
Mặt khác, chúng sinh mỗi loài tuy thân hình khác nhau nhưng đều ham sống, sợ chết, đều chung một bản thể, chung một Phật tính như nhau Phật tính đã bình đẳng thì không một lý do gì để nói rằng giai cấp này, màu
da này có giá trị hơn giai cấp khác, màu da khác, loài vật này có giá trị sống hơn loài vật khác Vì vậy, sát hại một sinh vật là sát hại phật tính
Trang 30Không sát sinh để nuôi dưỡng lòng từ bi Đức Phật xem mọi loài như con, nên Phật phản đối việc sát sinh trong bất cứ trường hợp nào Bởi “đem tâm giết hại sinh mệnh là lòng độc ác đã cực thịnh, tâm từ bi bị bóp chết, Nhẫn tâm, vô cớ giết một con vật, tính bạo ác không kém giết một con người Nhẫn tâm làm cho kẻ khác hay vật khác phải giẫy giụa, rên siết, quằn quại trong máu đào, trong lệ nóng trước khi trút hơi thở cuối cùng, là
tự giết lòng từ bi của mình, là bóp chết cái mầm thương yêu rất quý báu trong tâm hồn chúng ta”[25;85] Ngay cả trong Nho giáo Khổng Tử cũng dạy: “Văn kỳ thanh bất nhẫn kiến kỳ thực, kiến ký sinh bất nhẫn kiến kỳ tử” (Nghe tiếng kêu la của con vật, không nỡ ăn thịt nó; thấy nó sống, không đành thấy nó chết) Như vậy, người có tâm từ bi đều không nỡ sát hại người hay vật
Thực hiện Giới luật không sát sinh sẽ tránh được nghiệp nhân quả, báo ứng, tránh được oán thù “Khi ta giết một người khác hay một con vật thì sự oán hận của họ tràn trề, khó dập tắt được Họ vì cô thế, sức yếu nên
bị ta giết hại Trong khi ấy, họ ôm lòng căm hận, chờ dịp báo thù, hay con cái, thân nhân của họ sẽ báo thù lại Cứ thế, mỗi ngày ta đều gieo căm hờn cho người và vật, tích lũy lâu ngày, khối oan gia ấy to hơn sức ta, chừng ta
sẽ bị nó sát hại lại Càng tạo nghiệp sát sinh, càng lao mình vào vòng đau khổ”.[25;86] Trong “Kinh Lăng già”, Phật dạy: “Người thường sinh tâm sát hại, càng tăng thêm nghiệp khổ, mãi xoay vần trong sinh tử, không có ngày ra khỏi”
Hai là, không được trộm cướp
Tất cả mọi vật trong thế gian này dù quý báu như vàng ngọc, hay nhỏ nhen như cây kim, ngọn cỏ, không được sinh tâm lấy dùng khi chủ nhân chưa bằng lòng hay vắng mặt “Ai cũng biết trộm cướp là lấy những vật thuộc quyền sở hữu của người, mà không có sự ưng thuận, hay cưỡng
ép người ta ưng thuận bằng võ lực hay quyền hành Những vật quý giá như
Trang 31nhà cửa, ruộng vườn, tiền bạc, ngọc ngà…cho đến vật hèn mọn như lá trầu, trái ớt, v.v người ta không cho mà mình cố lấy đều là trộm cướp”[25;88] Giới luật Phật giáo qui định cụ thể không chấp nhận bất kỳ hành vi trộm cắp nào, nếu phạm phải các hành vi đó đều là vi phạm Giới luật, vi phạm đạo đức Trộm cắp có nhiều hình thức: Ỷ mạnh bè đảng, giật ngang của người là ăn cướp; cậy thế ỷ quyền, làm tiền kẻ yếu là ăn cướp; bắt chẹt người ta trong lúc túng thiếu để cho vay nặng lời, cầm bán với giá rẻ mạt là
ăn cướp; tích trữ, đầu cơ để bán giá chợ đen là ăn cướp Dùng mưu mẹo rình rập, lén lút lấy của người là ăn cướp; cân non, đong thiếu, trốn thuế, được của người ta mà không tìm cách trả cũng là ăn trộm Tóm lại, bất cứ hình thức nào do lòng gian tham lấy của người bất chính đều là trộm cướp cả Nếu vì nghèo nàn, túng thiếu, vợ ốm, con đau, thiếu gạo, thiếu thuốc, nên buộc lòng phải gian xảo, thì tội còn được xem xét Nếu giàu có, sung sướng mà lừa gạt người lấy của, cướp công, để sống một cách vương giả trên mồ hôi nước mắt của kẻ nghèo đói thì đó là tội ác nặng nề
Giới luật Phật giáo đưa ra các lý do cấm trộm cướp như sau:
Bản thân mỗi chúng ta, không ai muốn ai lấy của mình, tại sao mình lại chăm chăm muốn đoạt của người? Quyền sở hữu cá nhân của ta, ta biết tôn trọng thì tại sao ta lại chà đạp lên quyền sở hữu của người? Làm như thế sẽ trái với lẽ công bằng Tham là sợi dây giữ chặt con người trong khổ đau, muốn thoát ly cần phải diệt trừ tham Của cải tư hữu là vật không nên xâm phạm của người khác, không được tự tiện lấy dùng
Mặt khác, trong mỗi con người đều có Phật tính như nhau Tại sao ta lại muốn làm khổ người khác để ta được sung sướng? Tại sao ta lại muốn hưởng những đặc ân bất chính trong khi ta cũng chỉ là một con người như bao nhiêu con người khác? Đức Phật dạy: “Tất cả mọi chúng sinh đều chung một bản thể Nếu ta đem người vào cảnh lầm than, sầu hận, tức tự gieo mình vào đau khổ, thất vọng”[26;182]
Trang 32Một khi đã vô ý đánh mất một vật gì hay một số tiền, ta buồn, khổ, ăn không ngon, ngủ không yên, tại sao ta lại nỡ tâm lấy của người để người phải khóc than, đau khổ vì ta? Người ta thường nói “Tiền tài là huyết mạch” Như vậy, kẻ cướp đoạt tiền của người tức là cướp đoạt xương máu người, sát hại sinh mạng người vậy Chỉ những người không có lòng thương người, tán tận lương tâm mới làm những việc đen tối như vậy Trong xã hội có tổ chức, tôn trọng lẽ công bằng, thì tội trộm cướp bao giờ cũng bị trừng trị Trong kinh “Tứ thập nhị chương” Phật dạy: “Người tham luyến sắc tài không chịu rời bỏ, cũng như đứa bé luyến tiếc một chút mật dính trên lưỡi dao” Chính vì thế, vì tham tiền, lắm người đã tự gieo mình vào trong vòng phạm tội trộm cướp và phải trả giá, gia đình ly tan, vợ chồng chia ly, anh em, bạn bè, xã hội ruồng bỏ, xa lánh, pháp luật trừng trị
Ba là, không được tà dâm
Tà dâm tức là muốn nói tới sự dâm dục phi lễ, phi pháp Luật dạy người xuất gia ly tục phải chấm dứt hẳn dâm dục, còn người tại gia thì không được tà dục Khi vợ chồng có cưới hỏi đủ lễ gọi là chính, ngoài ra lén lút, lang chạ, quan hệ phi pháp gọi là tà Giới luật Phật giáo còn chỉ rõ ràng, nếu vợ chồng chính thức mà ăn nằm không đúng chỗ, gần gũi nhau không chừng mực thì cũng thuộc về tà dâm Nói chung, tất cả mọi sự
“phóng tâm đắm sắc” suy nghĩ bất chính, chơi bời lẳng lơ cũng đều thuộc
về tà dâm Phật có dạy: “Cội gốc đường sinh, tử, dâm dục là thứ nhất Vì thế nên kẻ xuất gia nguyện đoạn tận gốc nguồn Riêng về hàng tại gia vì nghiệp duyên và hoàn cảnh nên được tùy duyên, nhưng triệt để không được hành dâm trái với luân thường đạo lý”[26;183]
Trong Giới luật Phật giáo đưa ra các hình thức tà dâm như: Những hình thức thuộc về thân là những tiếp xúc, ham muốn thân xác Ví như sống trác táng, ăn chơi, đọc, xem các sách báo, tranh ảnh nói về tà dục; Những hình thức thuộc về miệng tức là nói những lời tà dục bất chính và
Trang 33những hình thức tà dâm thuộc về Ý; nghĩa là trong ý nghĩ luôn xuất hiện những chuyện tà dục trái với luân thường đạo lý
Sở dĩ, Giới luật Phật giáo cấm tà dâm là vì muốn mọi người đều tôn trọng nhau, mọi người đều bình đẳng Bởi mỗi người ai cũng muốn gia đình mình đầm ấm, yên vui, vợ con đoan chính, thì sao lại đi phá hoại gia đình người khác, làm nhục nhã tông môn người khác, đưa vợ, chồng, con cái người khác vào con đường dâm loạn?
Mặt khác, không gì đau khổ, đen tối hơn khi một gia đình mà người chồng hoặc người vợ có dạ riêng tư, tà dâm Hạnh phúc đâu còn khi vợ chồng không còn tin nhau Khi một gia đình lâm vào cảnh ấy, thì kéo theo bao hệ lụy, hậu quả là con cái sẽ bị ảnh hưởng, sự nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, gia đình bị mang tiếng, xã hội, cộng đồng chê bai, danh gia hoen ố….Điều kiện thiết yếu nhất để giữ gìn hạnh phúc gia đình chính là lòng chung thủy của hai vợ chồng Danh ngôn có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” Vì sự tà dâm của một trong hai người bạn đời mà trong gia đình thường xảy ra sự ghen tuông, cãi vã, đánh đập, có khi dẫn đến án mạng Có khi để trả thù, cuộc sống vợ chồng theo thói “ông ăn chả, bà ăn nem” Một người chồng để tâm dòm ngó vợ, con người khác, thì không chỉ gây cho gia đình người khác, chồng, con người khác bị tổn thương, đau khổ, tan nát mà chính vợ, con mình cũng bị tổn thương, thiệt thòi, gia đình mình cũng tan nát hạnh phúc Cho nên cấm tà dâm là một điều kiện cần thiết để xây dựng gia đình hạnh phúc
Nói về Giới luật này, trong kinh “Tứ thập nhị chương”, đức Phật có dạy: “Người ôm lòng ái dục cũng như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, quyết bị nạn cháy tay” Thật vậy, người ta có tâm xấu xa đắm mê sắc dục, thì sẽ không bao giờ có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm Trong một xã hội mà ai cũng giữ được phẩm hạnh của mình thì không có chuyện vi phạm
Trang 34luân thường đạo lý, không có những cảnh ghen tuông chém giết, tan vỡ gia đình, con cái bơ vơ,…
Bốn là, không được nói sai sự thật
“Không nói dối, nghiã là không phỉnh gạt lừa dối người, trái lại bao giờ cũng nói lời ngay thẳng, thật thà”[26;184]
Theo Giới luật Phật giáo quy định, nói sai sự thật có 4 cách: nói dối, nói lời thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác
Nói dối là nói không thật, chuyện có nói thành không, không nói thành
có, việc phải nói thành trái, việc trái nói thành phải; điều nghe nói không nghe, điều không nghe nói nghe; hoặc giả trước mặt khen, sau lưng chê bai; hay khi ưa thì dịu ngọt thơm tho, khi ghét lại đắng cay chua chat Nói dối là
sự mâu thuẫn trước sau giữa ý nghĩ, lời nói với việc làm, trên dưới khác nhau, trong ngoài trái ngược
Nói lời thêu dệt, là việc có ít, nói thêm thắt cho nhiều, làm cho người nghe có thể nổi giận; là chau chuốt lời nói, lên hơi, xuống giọng để mê hoặc người nghe, cũng có khi là nói châm biếm, nói sóc, nói chọc làm cho người nghe phải bận tâm suy nghĩ Nói lời thêu dệt là nói những lời không đúng nghĩa chân thật, thêm bớt, cho đến văn chương phù phiếm, bóng bẩy làm cho người nghe phải loạn tâm, sinh phiền não
Nói lưỡi hai chiều, nghĩa là đến chỗ này thì về hùa với bên này nói xấu bên kia, đến bên kia thì về hùa với bên ấy nói xấu bên này, làm cho bạn bè đang chơi thân với nhau trở nên chống lại nhau, kẻ ân, người oán đối thù nhau
Nói lời hung ác, là nói những tiếng thô tục, cục cằn, chửi rủa làm cho người nghe phải đau khổ, sợ hãi, buồn rầu
Sở dĩ trong Giới luật đức Phật ngăn cấm điều này bởi vì nhằm tôn trọng sự thật, tránh những lời nói dối, sai trái dẫn đến hành động sai trái, gây hậu họa cho người khác Xuất phất từ lòng ích kỷ, ác độc, muốn hại người để thỏa mãn dục vọng đen tối của mình mà con người sinh ra nói dối
Trang 35nhau Người bị lừa dối, phỉnh gạt phải đau khổ vì mình, có khi phải mắc oan án Nói dối là hành vi táng tận lương tâm gây nhiều hậu quả cho bản thân mỗi người và xã hội Nói dối dẫn đến sự bán tín, bán nghi, con người mất lòng tin lẫn nhau Trong một xã hội, một gia đình, một đoàn thể mà không ai tin ai thì mọi công việc từ nhỏ đến lớn đều thất bại Nói dối sẽ làm mất đi sự trung, tín trong xã hội Nho giáo cũng đưa ra một trong năm đức căn bản là lòng tin “Nhân vô tính bất lập”, đó là lời dạy của Khổng Tử Hạnh phúc gia đình, bình yên xã hội không thể có được trong sự dối trá, nghi ngờ, đố kỵ nhau Mặc dù “lời nói tuy không phải là lưỡi kiếm, nhưng
nó nguy hiểm hơn lưỡi kiếm, vì nó có hai mũi nhọn, một mũi đâm vào người khác và một mũi đâm và chính người sử dụng nó”[25;97] Ai chắc cũng chưa quên câu chuyện thằng bé chăn cừu muốn đánh lừa hàng xóm bằng cách la “Lửa! Lửa”, nhưng nó chỉ phỉnh người được một lần; lần sau, nhà nó cháy thật, mặc dù nó kêu la thảm thiết cũng không ai đến nữa vì nghĩ đó chỉ là lời nói dối Do đó, đức Phật dạy: “Phù sĩ xử thế phủ tại khẩu trung, sở dĩ trảm thân do kỳ ác ngôn” Nghĩa là: Phàm là người ở đời, lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ chém mình là do lời nói ác Đã đành nói ly gián, nói xuyên tạc là để hại người, nhưng khi đã làm hại người thì thế nào cũng làm hại mình “Ác giả, ác báo” là thế Để tránh sự thù hằn, tránh điều ác, chúng ta không nên dối trá, điêu ngoa”[25;98]
Tuy nhiên, mặc dù nói dối là một hành động phạm Giới luật, gây hậu quả cho xã hội, cho bản thân mình, nhưng cũng có những trường hợp nên nói dối Đó là vì lòng từ bi mà phải nói dối để cứu người hay vật Giới luật Phật giáo ghi rõ “nói dối phạm tội là trong trường hợp do lòng tham, sân làm động cơ thúc đẩy Ngược lại, nếu do lòng từ bi thúc đẩy mà phải nói dối, thì không phạm tội”[25;98]
Năm là, không được uống rượu
Trang 36Giới luật Phật giáo quy định, “tất cả những thứ có chất men làm say người, hay chất độc hại người đều không được uống Chính mình không uống đã đành, mà cũng không được ép nài người khác uống Ép nài, khuyến khích người khác uống tội lại nặng hơn cả chính mình uống nữa”[25;98]
Rượu là một loại chất kích thích khiến cho con người khi uống quá chén không còn làm chủ được bản thân mình sinh ra tâm thần rối loạn, thân thể hư mòn, tiều tụy, mất lý trí gây ra những hậu quả nguy hại cho bản thân mình, gia đình và xã hội Rượu chính nó không phải là một tội lỗi như sát sinh, trôm cướp, tà dâm, nhưng nó có thể là một trong những nguyên nhân cho tội lỗi kia sinh ra Khi đã uống say sưa, quá chén thì mất khả năng làm chủ bản thân mình, tội lỗi nào cũng có thể phạm được Trong kinh, đức Phật có nói đến 10 tác hại của rượu như sau: “ Của cải rơi mất; Tăng lòng giết hại; Trí tuệ kém dần; Sự nghiệp không thành; Thân tâm nhiễu khổ; Thân hay tật bệnh; Tâm sân hận bồng bột, ưa cãi lẫn nhau; Phúc đức tiêu mòn; Tuổi thọ giảm bớt; Mạng chung đọa vào địa ngục”[25;100] Như vậy, người không uống rượu tránh được 10 điều hại kể trên, luôn giữ được bình tĩnh, điềm đạm, làm chủ được bản thân mình, không gây ra những hậu quả đáng tiếc và đau buồn cho bản thân, gia đình và xã hội
Năm giới này được ghi chép lại trong bài kinh Ưu-bà-tắc 128 thuộc kinh Trung A Hàm và đã được Đức Phật đúc kết lợi ích của việc thụ trì năm giới qua bài kệ sau:
“ Kẻ trí sống tại gia, Thấy địa ngục sợ hãi,
Do thụ trì Thánh pháp, Trừ bỏ tất cả ác
Không sát hại chúng sinh, Biết rồi hay lìa bỏ,
Trang 37Chân thật không nói dối, Không trộm của kẻ khác, Tri túc với gia phụ, Không ái lạc vợ người, Dứt bỏ việc uống rượu, Gốc tâm loạn cuồng si
Thường nên niệm chính giác, Suy nghĩ các pháp lành, Niệm Tăng, quán giới cấm,
Do đó được hoan hỉ…”[8]
Như vậy, ngũ giới là một trong những nội dung cốt yếu của Giới luật Phật giáo Ngũ giới là một trong những điều răn dạy đối với con người trong
xã hội phải luôn luôn giữ được mình, giữ được giới, không phạm giới nghĩa
là giữ được đạo đức, phẩm hạnh của mình Không làm hoen ố đạo đức Ngũ giới là những nội dung giáo dục đạo đức đối với con người trong cuộc sống thường ngày Nếu con người luôn có ý thức giữ được ngũ giới có nghĩa là đã xây dựng cho mình một đức hạnh, một nhân cách đạo đức tốt luôn biết giữ gìn nhân cách bản thân mình, giữ gìn nhân cách đạo đức cho người và cho toàn xã hội, vì một xã hội văn minh, bình đẳng, ấm no hạnh phúc
Không chỉ đưa ra những điều răn cấm không nên làm trong cuộc sống của con người Trong Giới luật Phật giáo còn cụ thể hóa hơn những điều con người nên làm “thập thiện” Về cơ bản, “thập thiện” là sự cụ thể hóa hơn của “Ngũ giới” Thập thiện chia những hành vi con người muốn giữ đức hạnh thì yêu cầu phải thực hiện trên cả tam nghiệp: Thân nghiệp; Khẩu nghiệp; Ý nghiệp Nghĩa là hành động thể xác, lời nói và ý nghĩ
Thân nghiệp yêu cầu con người không được có các hành vi: sát sinh, trộm cướp, tà dâm
Trang 38Khẩu nghiệp yêu cầu con người không được nói năng theo cách như nói lời dối trá, nói lời độc ác, nói lời thêu dệt, nói lưỡi hai chiều
Ý nghiệp yêu cầu con người không tham lam, không sân hận và không ngu
si Phải luôn biết phán đoán, không cố chấp với sự hiểu biết riêng của mình… Theo Giới luật Phật giáo quan niệm mỗi con người về sắc thân, tính tình, trí thức đều do nghiệp nhân chi phối Sự thực hành mười điều thiện sẽ hoán cải được tâm tính, trí thức và sắc thân của mình Mười điều thiện sẽ hoán cải mọi hoàn cảnh, ví như một người không bao giờ sân hận, biết nhẫn nhịn, nhường người khác, thì sẽ không có sự oán thù, chiến tranh, giết hại, chém giết lẫn nhau, gây mất ổn định an ninh, trật tự xã hội
Mười điều thiện là sự cụ thể hóa của “Ngũ giới”, qui định những việc làm đối với mỗi người một cách rõ ràng, thiết thực Mười điều thiện là một trong những nội dung của đạo đức Phật giáo nói riêng và đạo đức tôn giáo, đạo đức con người nói chung nên tuân theo, tùy theo hoàn cảnh của mình sao cho phù hợp
“Uống nước nhớ nguồn”, là truyền thống đạo lý của dân tộc ta Đó là nét đẹp trong truyền thống văn hóa đạo đức của người Việt Trong giới luật Phật giáo, truyền thống đạo đức tốt đẹp đó cũng được đặt ra rất cụ thể
và chi tiết Phật giáo qui định con người sống ở đời phải luôn chịu bốn ân lớn và phải có ý thức “đền ơn đáp nghĩa” theo nhiều hình thức khác nhau
“Tứ ân” là bốn ân lớn: ân cha mẹ, ân thầy bạn, ân quốc gia – xã hội, ân Tam bảo
“Làm người ở đời, được sống thành đạt chút gì là nhờ công ơn của ông, bà, cha, mẹ sinh thành, của mọi người, bạn bè thầy cô, của xã hội… Nên những ai muốn thành tựu nhân cách, muốn nhận rõ ý nghĩa của đời sống tương quan không thể không biết đến bốn ân và những phương pháp đền đáp”[26;197]
Trang 39Ân cha mẹ, theo Giới luật Phật giáo, ân cha mẹ được phân chia rất rõ
ràng, cụ thể trong từng giai đọan của đời sống con người
Ân sinh thành: Chín tháng cưu mang, người mẹ phải khó ăn, mất ngủ,
thân thể bất an Đến khi sinh đau đớn vô cùng, “mang nặng đẻ đau” Còn
người cha phải chạy ngược, chạy xuôi, lo chăm sóc để chu toàn cho vợ con,
hồi hộp trông mong được “mẹ tròn con vuông”
Ân nuôi nấng: Để trưởng thành, thành đạt cha mẹ phải vất vả, chắt
chiu, tần tảo chăm lo, nuôi nấng con cái, lo ăn, mặc, học hành…
Ân thuốc thang: Mỗi khi con cái đau ốm, cha mẹ lo lắng quên ăn, bỏ
ngủ, quanh quẩn bên con cái lo chăm sóc thuốc thang, ăn uống
Ân dạy bảo: Cha mẹ luôn chăm lo dạy bảo, trau dồi đức hạnh để con
cái đủ hình thành phẩm chất, nhân cách đạo đức tốt, biết luân thường đạo
lý, là người có ích cho gia đình, xã hội
Công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái là vậy, ca dao cũng có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Đúng là có cả đời mỗi người cũng không thể đền đáp hết công ơn cha
mẹ Tuy nhiên, trong Giới luật Phật giáo cũng đưa ra một số yêu cầu đối
với con cái phải thực hiện để đền đáp lại một phần nào công ơn trời biển
của cha mẹ, đó là: Con cái phải hiếu hạnh, luôn biết cung kính cha mẹ,
vâng lời và hết lòng phụng dưỡng cha mẹ; Con cái phải biết trọng danh dự
không làm phiền lòng cha mẹ bằng cách không làm mất danh dự của gia
tộc, mất tư cách, vi phạm đạo đức con người; Con cái phải hiển danh cha
mẹ, phải tự mình rèn đức, luyện tài, công thành danh toại, cho cha mẹ vui
và hãnh diện vì con cái
Để có được sự trưởng thành, khôn lớn, có đạo đức, mỗi người chúng
ta phải biết ơn thầy bạn Giới luật Phật giáo cũng phân chia ra thành ba loại
ân chính đối với thầy bạn như:
Trang 40Ân mở rộng kiến thức: Vì muốn nâng cao trình độ hiểu biết cho ta, thầy phải không ngừng nghiên cứu, dạy bảo, không quản mệt mỏi, khó khăn
Động viên, khuyến khích: Thầy và bạn luôn ở bên cạnh động viên, khuyến khích, dẫn dắt ta trong những lúc chán nản, khó khăn…, luôn tạo điều kiện để mỗi người có môi trường học tập tốt nhất
Khai sáng tri thức: Thầy và bạn là những người dìu dắt ta, mang lại cho ta những tri thức giúp ta biết nhìn nhận, đánh giá, suy xét, phân tích phán đoán và giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống
Để báo đáp công ơn ấy của thầy bạn chúng ta phải: siêng năng học tập, không phụ lòng dạy dỗ, dẫn dắt của thầy, bạn; Biết cung kính, lễ độ, hết lòng kính thầy, mến bạn, chân thành, giúp đỡ bạn bè; Thực hành sống theo đúng lời thầy, bạn dạy bảo, khuyên nhủ luôn giữ đạo đức, nhân cách
Bên cạnh đó, để có được cuộc sống bình an, gia đình hạnh phúc, điều kiện học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức nhân cách, chúng ta phải biết ơn quốc gia, xã hội Ân quốc gia xã hội là chúng ta phải biết ơn những người
đã có công lập nước, giữ nước, ơn Đảng, ơn chính quyền, nhân dân đã phấn đấu học tập, lao động, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Để báo ơn quốc gia, xã hội, mỗi người chúng ta phải sống theo đúng bổn phận, nghĩa là sống và làm việc theo đúng thể chế, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Mỗi người phải thường xuyên trau dồi đạo đức, học tâp nâng cao trình độ tri thức Xã hội phải phát huy đạo đức xã hội hướng tới chân, thiện, mỹ
Cuối cùng là ơn Tam bảo, nghĩa là ơn đức Phật đã xây dựng nên một học thuyết đạo đức với những điều Giới luật khuyên răn con người sống
vì lòng từ bi, bình đẳng, luôn tu dưỡng rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách
Mặt khác, trong Giới luật của mình Phật giáo còn đưa ra tư tưởng “lục hòa, lục độ”, nghĩa là yêu cầu mọi người chung sống hòa hợp; không được