Thực trạng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 52)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thực trạng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay

Thanh niên có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X có khẳng định: “Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là xây dựng một thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, có tri thức, sức khỏe và tư duy phát triển năng động; tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc, của Đảng, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sẵn sàng phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, tình nguyện vì cộng đồng; sống có trách nhiệm, có ý chí vươn lên, mong muốn được cống hiến và trưởng thành, làm giàu chính đáng, góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu”[18;6-7].

Nhận thức được quan điểm chỉ đạo đó của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, thanh niên nước ta luôn cố gắng học tập, hoàn thiện nhân cách, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức theo những yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực trạng đạo đức thanh niên nước ta trong những năm qua đã và đang đạt được những thành tựu rõ rệt. Điều này được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương bảy, khóa X chỉ rõ: “sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển đất nước, nhất là sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), tình hình thanh niên có

những chuyển biến mạnh mẽ, đan xen cả những yếu tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích cực giữ vai trò chủ đạo” [18;36].

Đạo đức thanh niên nước ta trong những năm qua đạt được những thành tựu tích cực như:

“Trong công cuộc đổi mới đất nước chúng ta đã xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo. Biết tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, không ngại khó khăn gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng”[3;15].

Đạo đức thanh niên nước ta luôn thể hiện trong lối sống, lý tưởng sống cao cả “ Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, trong lập trường tư tưởng chính trị vững vàng trước mọi thử thách, đạo đức cách mạng trong sáng . Đại bộ phận thanh niên nước ta luôn tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo kết quả khảo sát, trưng cầu ý kiến của Viện nghiên cứu thanh niên, số thanh niên sống có lý tưởng, ủng hộ công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo hàng năm có tăng lên đáng kể: “Năm 1990, tỷ lệ này là 71,4%, năm 1993, tỷ lệ này là 83,6%, năm 1995 tỷ lệ này tăng lên 92%, năm 2000 là 95,2%, năm 2002 là 96,4%”[54;56].

Tỷ lệ này ở các đối tượng thanh niên khác nhau có chênh lệch nhau đôi chút, chẳng hạn vào năm 2000 ở thanh niên công nhân là 86,7%, nông thôn là là 82,5%, sinh viên là 84,3%. Năm 2002, các số liệu tương ứng là 89,8%, 92,9%, 93,6%. Xét trên bình diện chung thì tốc độ tăng trưởng ở thanh niên nông thôn và sinh viên cao hơn so với thanh niên công nhân. Điều đó càng dễ hiểu bởi lẽ:

Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa ở nông thôn có nhiều đổi mới, tiến bộ so với trước kia, chính sự cải thiện về đời

sống kinh tế là cơ sở tác động trực tiếp tới sự thay đổi lối sống, đạo đức và nhận thức cho lớp trẻ nông thôn.

Bản thân thanh niên sinh viên là lớp người có trình độ học vấn cao hơn so với mặt bằng chung của xã hội, lại sống ở đô thị, họ tận mắt chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế, phát triển của cơ sở hạ tầng và hàng hóa – dịch vụ.

Đối với thanh niên công nhân, tỷ lệ này năm 2002 có thấp hơn cũng là điều dễ hiểu bởi vì trong những năm gần đây, công nghiệp quốc doanh vẫn còn hết sức lúng túng trong tháo gỡ cơ chế, đời sống có đựơc cải thiện đôi chút do cải cách chế độ tiền lương. Song so với mức thu nhập của công nhân viên chức trong các doanh nghiệp liên doanh thì còn tương đối thấp.

Đạo đức thanh niên nước ta luôn được định hướng bởi lý tưởng đạo đức cao đẹp, lý tưởng đạo đức cách mạng. Các tầng lớp thanh niên đều nhận thức đúng đắn những biến động của tình hình chính trị thế giới và chủ động giao lưu hội nhập và hợp tác quốc tế, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. “Nếu năm 1994, chỉ có 75,2% thanh niên công nhân, 65,7% thanh niên nông thôn, 83,9% thanh niên sinh viên được hỏi tán thành chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế, thì đến năm 2002, các tỉ lệ tương ứng đó là 93,7%, 93,4%, 96,5%. Đáng lưu ý là 83,5% số thanh niên dân tộc được hỏi cũng tán thành xu hướng đổi mới này” [54;58].

Nhìn chung, đạo đức thanh niên có định hướng lý tưởng, tán thành xu hướng đổi mới trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, nhưng họ lại không đồng ý với quan niệm cho rằng cần phát triển kinh tế thị trường với bất kỳ giá nào. Bằng chứng là họ tỏ thái độ khá rõ ràng trước những tệ nạn xã hội do mặt trái của cơ chế thị trường sản sinh ra hoặc làm cho nó gia tăng. Chẳng hạn, “đối với nạn tham những 87,8% thanh niên nông thôn, 74,4% thanh niên đường phố, 89,2% thanh niên quân đội, 70,2% sinh viên, 55,6% học sinh, 77,9% thanh niên

dân tộc thiểu số, 76,3% thanh niên công nhân tỏ thái độ căm ghét. Cũng như vậy, 87% số người được hỏi rất bất bình với tệ nạn buôn lậu, làm hàng giả; 80,1% phản đối việc mua bán dâm; 85,9% coi ma túy là kẻ thù của giới trẻ; 78,1% căm ghét nạn chụp giật…” [54;58].

Lý tưởng đạo đức thanh niên luôn gắn liền với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy: “khoảng 82% thanh niên được hỏi đã khẳng định đồng ý phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”; 80% thanh niên mong muốn đất nước không thua kém các nước trên thế giới và thanh niên được cống hiến nhiều hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khoảng 52% thanh niên có nguyện vọng phấn đấu vào Đảng và thực tế trong năm 2007, có trên 65% số đảng viên mới được kết nạp là thanh niên; 5% thanh niên băn khoăn, lo lắng, chưa tin tưởng vào sự nghiệp phát triển đất nước; khoảng 29% thanh niên ít quan tâm đến tình hình đất nước”[3;13].

Từ đó có thể đi đến kết luận rằng đa số thanh niên đã tiếp cận tới chân lý cần phải phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, việc một bộ phận đáng kể thanh niên (khoảng 20%) chưa nhận thức được chân lý ấy, thì cũng là điều dễ hiểu, bởi họ thiếu kinh nghiệm mà lại sống trong môi trường của một xã hội quá độ còn nhiều hiện tượng tiêu cực, còn nhiều “mảnh vỡ, mảnh vụn” của các quan hệ sản xuất cũ; tiểu nông, phong kiến và tư bản chủ nghĩa.

Thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đã củng cố niềm tin của thanh niên vào sự lãnh đạo của Đảng; số đông thanh niên đã và đang đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới. Đất nước ổn định, kinh tế - xã hội phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, một phần quan trọng là do nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn của thanh niên. Đại bộ phận thanh niên quan tâm tới các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; lo lắng băn khoăn trước các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; bất

bình trước các sai phạm của cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật. Điều này cho thấy ý thức phẩm chất đạo đức của thanh niên nước ta luôn được củng cố và rèn luyện, không ngừng được nâng cao tầm nhận thức trong học tập và rèn luyện phẩm chất, lý tưởng đạo đức cách mạng.

Đạo đức thanh niên còn được biểu hiện thông qua ý thức, trách nhiệm với gia đình và xã hội. Thanh niên luôn có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

“Khi được hỏi, vốn hành trang nào là quan trọng nhất để bạn bước vào cuộc sống: 83,6% trả lời rằng đó là ý chí, nghị lực, trong đó thanh niên công nhân là 82,7%, học sinh 80,8%, thanh niên đường phố 76,5%, thanh niên dân tộc thiểu số 81,1%...Chỉ có 16% số người được hỏi cho rằng cần đến sự hỗ trợ của gia đình, 84,9% thanh niên hiểu được điều kiện quan trọng nhất để lựa chọn nghề nghiệp phải dựa vào năng lực, sở trường, sức khỏe của bản thân”[54;59].

Thanh niên có tinh thần hiếu học, tích cực chủ động trang bị kiến thức, ngành nghề. Cùng với việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, được xã hội và gia đình quan tâm, tạo điều kiện, nên số lượng thanh niên đi học tăng nhanh, chiếm 31,72% tổng số thanh niên. “Năm học 1995-1996, có 1.019.500 học sinh Trung học phổ thông; 59.300 học sinh trung cấp chuyên nghiệp; 509.300 sinh viên đại học cao đẳng. Đến năm 2006-2007, đã có 3.111.280 học sinh trung học phổ thông; 515.670 học sinh trung cấp chuyên nghiệp; 1.540.201 sinh viên”[3;16].

Thanh niên đi học ở nước ngoài tăng mạnh, nhất là thanh niên du học tự túc. “Qua khảo sát thực tế tại Nhật Bản, số thanh niên du học tự túc chiếm khoảng 60-70% trong tổng số thanh niên du học. Tỷ lệ này ở Trung Quốc là 95%, ở Vương quốc Anh gần 90%” [3;16]. Số thanh niên đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cao hơn trước.

Có rất nhiều phong trào nhằm giáo dục truyền thống đạo đức, cổ vũ, động viên thanh niên phấn đấu không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức. Những phong trào như: “thanh niên lập nghiệp”; “Tuổi trẻ giữ nước”; Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; hay phong trào tuổi trẻ học đường tích cực hưởng ứng tham gia “học tập vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”; đặc biệt là phong trào “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…đã phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, được đông đảo thanh niên hưởng ứng.

Qua các cuộc vận động đó cho thấy tính năng động, sáng tạo, tinh thần nhiệt tình cách mạng và ý thức trách nhiệm đạo đức của thanh niên nước ta không ngừng đựơc bồi dưỡng, nâng cao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội mới.

Với cơ chế quản lý kinh tế mới, với sự bung ra của cơ chế thị trường, các tầng lớp thanh niên đã hăng hái vào cuộc, không ngừng lao động, học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện nhân cách, vượt qua mọi khó khăn, thách thức của cuộc sống. Thanh niên, sinh viên không chỉ vừa học, vừa làm mà còn tham gia tích cực nhiều hoạt động xã hội vì cộng đồng.

Đạo đức thanh niên ngày nay được thể hiện rõ rệt nhất qua thái độ bất bình của họ trước những tệ nạn xã hội và những tiêu cực trong xã hội.

Đối với những tệ nạn gây tổn thất cho xã hội, cho dân, cho nước thì lớp trẻ có thái độ căm phẫn rõ ràng “có 84,3% lên án việc tham nhũng, 77% lên án việc buôn lậu, hàng giả, 80,1% lên án mại dâm và 81,4% lên án đua xe trên đường phố, 67,4% lên án việc lười lao động, ăn chơi xa xỉ, 62,5% lên án cờ bạc, lô đề” [3;66].

Đối với những tiêu cực xã hội mới xuất hiện hoặc gia tăng trong cơ chế thị trường, nhất là chưa gây ra tổn hại trước mắt về mặt vật chất, thì

dường như họ tỏ thái độ băn khoăn nhiều hơn. Chẳng hạn: Quan hệ gia đình lỏng lẻo 53,6%; quan hệ thầy trò nhạt nhẽo 50,7%; quay cóp trong học sinh 44,9%; kỷ cương phép nước không nghiêm 42,9%[54;66]...Đây là những vấn đề thuộc về lĩnh vực tinh thần, đạo đức, nằm sâu trong ý thức con người, do vậy, lớp trẻ khó lòng nhận rõ được chân giá trị của chúng. Hơn nữa dư luận xã hội chưa đủ mạnh để công khai lên án, khắc phục những tiêu cực trên, có nơi có lúc người ta lại cho đó là chuyện bình thường trong cơ chế thị trường. Vì thế thanh niên sa vào trạng thái băn khoăn, khó phân biệt đúng sai cũng là điều dễ hiểu. Nhưng cũng chính ở những điểm này có sự phân hóa rõ rệt trong nhận thức đạo đức của các đối tượng thanh niên. Lấy vấn đề kỷ cương phép nước làm ví dụ. “Nếu như có tới 51,3% thanh niên đường phố căm ghét hiện tượng này, thì trong sinh viên học sinh chỉ có 25,7%. Đối với hiện tượng quay cóp trong học sinh thì có 23,6% căm ghét và cũng một số lượng tương tự 21,2% cho đó là chuyện bình thường, 27,6% thanh niên nông thôn không chấp nhận quan hệ gia đình lỏng lẻo, thì chỉ có 16% thanh niên sinh viên coi trọng quan hệ gia đình” [54;66].

Như vậy, thanh niên hiện nay có thái độ khá rõ ràng trước những hiện tượng thiếu dân chủ, bất công và tiêu cực trong xã hội. Thanh niên có thái độ kịch liệt lên án những hành vi đạo đức xấu như: cán bộ cửa quyền ức hiếp dân, lợi dụng quyền chức tham nhũng, đục khoét tiền bạc của dân, thói ô dù che lẫn nhau, lãnh đạo nói nhiều, nói hay nhưng làm dở, bầu cử thiếu dân chủ, các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, nạn quay cóp trong thi cử…

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình chính trị - xã hội trên thế giới khá phức tạp, phần đông thanh niên luôn giữ vững lập trường tư tưởng chính trị vững vàng và phấn đấu rèn luyện đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Thanh niên muốn được tin tưởng, được cống

hiến cho đất nước, có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, môi trường sống an toàn.

Thanh niên chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lao động xã hội, luôn quan tâm đến nghề nghiệp, việc làm và thu nhập. Số thanh niên có tay nghề ngày càng tăng, nhất là trong các ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Quan niệm về việc làm trong thanh niên có thay đổi tích cực, năng động hơn trong tìm việc làm, trong học nghề và lập nghiệp. Số thanh niên lao động có thời hạn ở nước ngoài, làm việc trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài tăng lên đáng kể. “Năm 2003 là 50.000 người, đến năm 2007 có gần 400.000 người” [3;17].

Đa số thanh niên có phẩm chất tốt, có ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có ý thức tiết kiệm, cần cù, chịu khó trong học tập, lao động; tính tích cực xã hội, tinh thần xung phong tình nguyện, ý thức chia sẻ với cộng đồng. Tinh thần tương thân, tương ái đã và đang được khơi dậy, trở thành xu hướng chủ đạo lôi cuốn đông đảo thanh niên. Nhiều tấm gương vượt qua khó khăn của bản thân, gia đình để vươn lên thành người hữu ích; không ít thanh niên dám đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội.

Thanh niên ngày nay luôn không ngừng phấn đấu, xây dựng con người có đạo đức, có lý tưởng, người lao động mới, luôn phấn đấu rèn luyện trí tuệ, chuyên môn, thạo việc, luôn đề cao những yêu cầu về phẩm chất đạo đức: trung thực, thẳng thắn, giữ được chữ tín với mọi người. Điều này hết sức có ý nghĩa trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mà một số

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)