MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Một phần của tài liệu Những khía cạnh pháp lý của việc công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chồng (Trang 109 - 130)

3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật là cơ sở pháp lý công chứng các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng

3.2.1.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình

- Pháp luật hôn nhân và gia đình cần quy định cụ thể, rõ ràng về nghĩa vụ đóng góp tài sản của vợ, chồng để duy trì cuộc sống của gia đình cũng như đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái sau khi thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản đã chia của ai thuộc sở hữu riêng của người đó, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng. Trong khi đó, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ về nhân thân giữa vợ chồng và cũng như trách nhiệm giữa cha mẹ với con cái. Vì vậy, vợ, chồng vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc cho nhau, cùng nhau nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái sau khi chia tài sản chung. Tuy nhiên, sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có sự "độc lập" về tài sản quá lớn, các tài sản chủ yếu của vợ chồng như thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập khác, nếu không thỏa thuận là tài sản riêng của vợ chồng. Đương nhiên, đã là tài sản riêng, vợ chồng được toàn quyền định đoạt và phục vụ cho các nhu cầu riêng của mình. Khi đó, quyền và lợi ích của gia đình không được đảm bảo.

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể tác động không nhỏ đến cuộc sống của vợ, chồng và con cái, tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Vì vậy,

theo quan điểm của chúng tôi, để bảo vệ quyền lợi của vợ chồng và các thành viên trong gia đình, pháp luật hôn nhân và gia đình cần có quy định cụ thể, rõ ràng về nghĩa vụ đóng góp tài sản của vợ, chồng để đảm bảo các nhu cầu của gia đình sau khi chia tài sản chung, tạo cơ sở pháp lý để CCV hướng dẫn và yêu cầu vợ chồng thỏa thuận nhằm bảo đảm quyền lợi của các thành viên trong gia đình.

- Quy định cụ thể về "lý do chính đáng" chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Việc không quy định cụ thể "lý do chính đáng" là điều kiện để vợ

chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã dẫn đến việc tùy tiện của các CCV và người yêu cầu công chứng trong việc công chứng thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đang diễn ra hiện nay. Vì vậy, theo chúng tôi, ngoài các trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng thì pháp luật cần có quy

định giải thích và hướng dẫn một số "lý do chính đáng", có thể là:

 Vợ chồng tuổi đã cao, có mâu thuẫn đến mức không chung sống cùng nhau và con cái đã lớn nên không muốn ly hôn, chỉ muốn ở riêng;

 Vợ chồng không còn yêu thương, gắn bó với nhau, mỗi người sống một nơi, không thuận tiện để cùng quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản nhưng không muốn ly hôn.

 Vợ hoặc chồng nghiện hút, cờ bạc, lô đề… có hành vi phá tán tài sản, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của một bên vợ hoặc chồng và các thành viên trong gia đình.

Việc quy định và hướng dẫn chi tiết về "lý do chính đáng" sẽ tránh được sự tùy tiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, từ đó bảo vệ quyền, lợi ích của vợ chồng và các thành viên trong gia đình.

- Quy định thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cần phải được công chứng.

Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản, có thể được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Do trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, việc soạn thảo văn bản thỏa thuận có thể không phản ánh đúng ý chí đích thực của các bên, dẫn đến các cách hiểu khác nhau, thậm chí không đảm bảo được các điều kiện theo quy định của pháp luật, dễ phát sinh tranh chấp tài sản giữa vợ chồng. Trên thực tế, một bên có thể lợi dụng sự kém hiểu biết của bên kia để chia tài sản có lợi cho mình nhằm mục đích trục lợi, xâm phạm quyền và lợi ích của vợ, chồng và các con trong gia đình. Việc chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, quyền và lợi ích của một bên vợ chồng mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con cái và các thành viên trong gia đình trong trường hợp tài sản chung còn lại không đủ để bảo đảm các nhu cầu cần thiết (tài sản chung có thể chia hết). Trong quá trình công chứng, bằng nghiệp vụ của mình, CCV có thể phát hiện kịp thời các trường hợp yêu cầu công chứng nhằm mục đích trục lợi, lợi dụng sự kém hiểu biết của bên kia hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng như (như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại…), từ đó, từ chối yêu cầu công chứng. Bởi các lý do nêu trên, theo chúng tôi, pháp luật

nên quy định việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ

hôn nhân bắt buộc phải được công chứng. Theo đó, Khoản 1, Điều 29 của

LHN&GĐ năm 2000 nên được sửa đổi theo hướng: Khi hôn nhân tồn tại,

trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải được lập thành văn bản có công chứng; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Thực tiễn khi gặp các yêu cầu công chứng đối với các tài sản còn nhiều quan điểm khác nhau, CCV thường rất lúng túng, việc giải quyết căn cứ vào quan điểm của từng người, do vậy, không bảo đảm được sự thống nhất khi áp dụng pháp luật trong thực tế cuộc sống. Theo chúng tôi, cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, làm cơ sở cho người yêu cầu công chứng và cơ quan công chứng xác định đúng tài sản của vợ chồng, từ đó đảm bảo giá trị của văn bản công chứng, tạo tính thống nhất chung khi áp dụng pháp luật để giải quyết yêu cầu công chứng cho vợ chồng nói riêng và người yêu cầu công chứng nói chung.

3.2.1.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn hiện các quy định về pháp luật nhà ở

- Luật Nhà ở cần sửa đổi về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật:

Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân hoặc đã giao nhận nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng đối với giao dịch về nhà ở mà một bên là tổ chức kinh doanh nhà ở [51, Điều 93].

Nhưng thời điểm chuyển giao quyền sử dụng đất "có hiệu lực kể từ

thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai" [49, Điều 692]. Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở và thời điểm xác

lập quyền sử dụng đất được quy định khác nhau dẫn đến sự khác nhau về quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng giao dịch đối với mỗi loại tài sản này.

Khi quyền sở hữu nhà ở, sử dụng đất ở đã chuyển cho bên kia thì việc "trả lại" quyền sở hữu, quyền sử dụng này phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển quyền hợp pháp như chuyển nhượng, tặng cho… Điều đó có

nghĩa, khi giao dịch thỏa thuận về tài sản của vợ chồng đã làm phát sinh quyền sở hữu, quyền sử dụng cho một bên vợ, chồng thì việc hủy bỏ hợp đồng này không thể thực hiện được. Trong trường hợp này, vợ chồng phải thỏa thuận về việc xác lập một giao dịch mới để chuyển lại quyền sở hữu, quyền sử dụng cho bên kia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, thực tế thì quyền sở hữu nhà ở luôn đi kèm với quyền sử dụng đất ở, việc chuyển quyền sở hữu nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất ở thường được thực hiện trên cùng một giao dịch. Trường hợp này, nếu người yêu cầu công chứng yêu cầu hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã thực hiện thì CCV phải xử lý thế nào? Đây đang là vướng mắc của các cơ quan công chứng, cần được pháp luật tháo gỡ kịp thời.

Vì vậy, để tạo nên tính thống nhất đối với các giao dịch liên quan đến quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, theo quan điểm của chúng tôi, Khoản 5, Điều 93 của Luật Nhà ở nên sửa đổi theo hướng quy định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở phải được tính từ thời điểm được cơ quan có thẩm quyền đăng ký theo quy định của pháp luật.

- Pháp luật nhà ở cần quy định bổ sung các hình thức giao dịch về nhà ở đối với các trường hợp thỏa thuận về nhà ở của vợ chồng.

LHN&GĐ năm 2000 quy định vợ chồng có thể thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung, thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ

hôn nhân... Pháp luật dân sự quy định: "Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi,

tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản" [49, Điều 197].

Trong khi đó, các giao dịch về nhà ở được quy định tại Điều 90 của Luật Nhà ở chỉ giới hạn ở giao dịch mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa

kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở. Như vậy, có

thể thấy được sự không tương đồng giữa Luật Nhà ở năm 2005 với các ngành

Nhà ở năm 2005 còn chưa dự liệu hết các trường hợp công chứng thỏa thuận về nhà ở của vợ chồng cũng như điều kiện đối với việc xác lập các giao dịch dạng này, vì vậy, đã gây khó khăn cho CCV trong việc tiếp nhận và công chứng các thỏa thuận về quyền sở hữu nhà ở của vợ chồng. Từ phân tích nêu trên, theo chúng tôi, Điều 90 của Luật Nhà ở năm 2005 cần có quy định theo hướng mở hơn, theo đó, ngoài các giao dịch như đã liệt kê nên bổ sung "các

hình thức giao dịch về nhà ở khác theo quy định của pháp luật" vào đoạn cuối

của Điều 90. Quy định như vậy sẽ tạo nên sự thống nhất giữa các luật chuyên ngành, tạo cơ sở pháp lý để CCV, người yêu cầu công chứng và cơ quan đăng ký nhà ở thực hiện các quyền thỏa thuận về nhà ở của vợ chồng theo quy định của pháp luật.

3.2.1.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai

- Pháp luật đất đai hiện hành cần sửa đổi các quy định về "công chứng nhà nước", bỏ quy định về thẩm quyền chứng thực của UBND phường, xã, thị trấn đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất.

Sau khi LCC và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký có hiệu lực pháp luật thì quy định về thẩm quyền "chứng thực" các hợp đồng hoặc giao dịch về đất đai của UBND không còn phù hợp. Vì vậy, theo chúng tôi, pháp luật đất đai cần phải sửa đổi quy định về thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất theo hướng hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất phải có "chứng nhận của cơ quan công chứng có thẩm quyền". Quy định như vậy sẽ tạo nên sự thống nhất giữa pháp luật đất đai, LCC và pháp luật khác có liên quan trong việc công chứng các thỏa thuận về quyền sử dụng đất của vợ chồng.

Pháp luật đất đai liệt kê rất nhiều các quyền của người sử dụng đất như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê… Tuy nhiên, một số quyền thỏa thuận về quyền sử dụng đất thì chưa có quy định cụ thể như thỏa thuận nhập quyền sử dụng đất của riêng một bên vợ, chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng… Điều này có thể thấy sự chưa tương đồng giữa Luật Đất đai năm 2003 với các luật chuyên ngành khác như LHN&GĐ năm 2000. Vì vậy, theo chúng tôi, pháp luật đất đai cần có quy định mở hơn về quyền của người sử dụng đất theo hướng ngoài các quy định về chuyển đổi, chuyển nhượng… thì người sử dụng đất được quyền thỏa thuận về quyền sử dụng đất theo hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Quy định này sẽ tạo nên sự tương đồng, thống nhất về quản lý đất đai, bảo đảm các quyền và lợi ích của người sử dụng đất nói chung và của vợ chồng nói riêng, đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý để CCV thực hiện công chứng các thỏa thuận về quyền sử dụng đất của vợ chồng.

3.2.1.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật công chứng

- LCC cần có quy định và hướng dẫn cụ thể về nội dung của các văn bản công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng.

Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng là quyền và nhu cầu chính đáng của vợ chồng. Tuy nhiên, không phải vợ chồng nào cũng có hiểu biết pháp luật để xây dựng văn bản thỏa thuận về tài sản phù hợp với ý chí của mình và phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thực tế, khi tiếp nhận các văn bản do vợ, chồng tự xây dựng, chúng tôi thường phải yêu cầu người yêu cầu công chứng chỉnh sửa nhiều lần để phản ánh đúng ý chí của họ cũng như đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc này đã làm tiêu tốn rất nhiều thời gian của CCV và các nhân viên hướng dẫn. Nguyên nhân của vấn đề này cũng một phần vì pháp luật chưa có hướng dẫn về nội dung của một số văn bản công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng. Trên thực tế, việc này cũng dẫn đến sự tùy tiện của các tổ chức hành nghề công chứng trong việc soạn thảo văn

bản và yêu cầu người yêu cầu công chứng chỉnh sửa văn bản do họ tự soạn theo ý mình. Vì vậy, pháp luật công chứng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng, làm cơ sở để cơ quan công chứng, người yêu cầu công chứng tham khảo xây dựng văn bản thỏa thuận. Quy định như vậy sẽ đảm bảo việc công chứng được thực hiện nhanh chóng, hạn chế sự phiền toái có thể gặp phải khi yêu cầu công chứng, góp phần bảo đảm giá trị của văn bản công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng.

- Pháp luật công chứng cần có hướng dẫn cụ thể về giấy tờ tùy thân sử

Một phần của tài liệu Những khía cạnh pháp lý của việc công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chồng (Trang 109 - 130)