NHỮNG VƯỚNG MẮC PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG CHỨNG CÁC THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Một phần của tài liệu Những khía cạnh pháp lý của việc công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chồng (Trang 90 - 109)

YÊU CẦU CÔNG CHỨNG CÁC THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

3.1.1. Những vướng mắc phát sinh trong việc áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình

- Về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân xuất phát từ lợi ích của vợ chồng và các thành viên trong gia đình, nhằm mục đích tạo vốn cho một bên đầu tư kinh doanh, hạn chế rủi ro, mang lại một nguồn tài sản cho một bên thực hiện nghĩa vụ riêng hoặc có lý do chính đáng khác. Do vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định.

Việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể dẫn đến hậu quả pháp lý: phần tài sản chung đã thỏa thuận chia cho bên nào thì thuộc quyền sở hữu, sử dụng của riêng của bên đó; trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi người, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Trong thực tiễn, vợ chồng có thể chỉ mong muốn tài sản thỏa thuận chia là tài sản riêng, các tài sản khác, bao gồm cả thu nhập vẫn là tài sản chung. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, khi chia tài sản chung, nếu vợ chồng không

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)

có thỏa thuận về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập khác của mỗi bên vợ, chồng sau khi chia tài sản chung là tài sản chung hay tài sản riêng thì tài sản đó là tài sản riêng. Thực tế, do trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên có thể vợ chồng không biết hoặc chưa có hiểu biết đầy đủ về "hậu quả pháp lý" của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, khi có tranh chấp, quyền lợi của một bên, vợ, chồng và con cái có thể sẽ không được đảm bảo. Ví dụ: ông A và bà B thỏa thuận chia quyền sử dụng một thửa đất để ông A góp vốn đầu tư kinh doanh riêng. Thu nhập chính trong gia đình từ lao động của ông A, bà B ở nhà làm nội trợ. CCV thực hiện công chứng thỏa thuận cho họ.

Sau khi chia tài sản chung, bằng thu nhập của mình, ông A tạo dựng được ô tô, rất nhiều bất động sản và tài sản khác có giá trị từ thu nhập của

mìnhmà ông thu được. Do cuộc sống vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, bà B yêu

cầu luật sư tư vấn về ly hôn và chia tài sản khi ly hôn. Lúc này, bà B mới vỡ lẽ, do văn bản công chứng không có thỏa thuận thu nhập của mỗi bên là tài sản chung thì thu nhập của ông A phát sinh sau khi chia tài sản là tài sản riêng của ông A. Thậm chí ông A còn không nghĩ rằng mình được sở hữu riêng đối với phần tài sản này. Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP, vợ, chồng hoàn toàn có thể thỏa thuận về thu nhập khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Trong thời kỳ hôn nhân, suy cho cùng, việc chia tài sản cũng nhằm để đảm bảo quyền lợi của các thành viên, phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể dẫn tới việc vợ chồng không còn tài sản chung, hoặc tài sản chung còn lại không đủ để đảm bảo cuộc sống chung của vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình. Nếu vợ chồng không thỏa thuận rõ về hậu quả pháp lý của việc chia

cuộc sống gia đình sẽ không được đảm bảo. Điều này đi ngược lại với mục đích tốt đẹp của việc xây dựng gia đình Việt Nam. Bởi các lý do nêu trên, pháp luật cần có quy định rõ ràng, minh bạch về nghĩa vụ của vợ chồng đối với gia đình trong việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cho vợ, chồng và con cái sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

- Pháp luật hôn nhân và gia đình chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể về lý do chính đáng khi thực hiện công chứng thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một quy định đặc biệt của luật hôn nhân và gia đình. Quy định này xuất phát từ nhu cầu thực tế của vợ chồng, khi vợ, chồng cần nguồn vốn để chủ động đầu tư kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng… mà không muốn ảnh hưởng đến gia đình và người còn lại. Mặc dù pháp luật quy định cho phép vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng không phải khuyến khích các cặp vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung một cách bừa bãi, việc chia tài sản chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định.

Khoản 1, Điều 29 của LHN&GĐ năm 2000 quy định:

Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết [46].

Như vậy, lý do chính đáng là một trong các căn cứ vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, quy định thế nào

là "lý do chính đáng" kể từ khi LHN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, thế nào là

"lý do chính đáng" thì pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể.

Khi công chứng thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, căn cứ lý do vợ chồng đưa ra khi yêu cầu công chứng, CCV

sẽ xác định lý do đó có phải là "lý do chính đáng" hay không. Việc xác định này hhoàn toàn theo quan điểm chủ quan của CCV nên có thể cùng một "lý do", CCV này có thể từ chối yêu cầu công chứng nhưng CCV khác lại tiếp nhận và công chứng. Ví dụ: người yêu cầu công chứng đưa ra lý do: bị bệnh nặng, có thể không qua khỏi, vì vậy, yêu cầu chia tài sản riêng để có tài sản riêng cho con, phòng sau này chồng lấy vợ khác, cuộc sống của con không được đảm bảo. Trường hợp này, nếu CCV cho rằng đây là lý do chính đáng thì sẽ thực hiện công chứng nhưng nếu CCV cho rằng không phải là lý do chính đáng thì sẽ từ chối công chứng.

Việc pháp luật hôn nhân và gia đình vẫn chưa có hướng dẫn và giải

thích cụ thể về "lý do chính đáng", không chỉ dẫn đến sự tùy tiện của CCV

trong việc giải quyết việc công chứng và vợ chồng cũng sẽ vận dụng "lý do chính đáng" để thực hiện yêu cầu công chứng chia tài sản. Ví dụ: ông K và bà D đưa ra lý do yêu cầu công chứng: do tính tình không hợp, con còn nhỏ nên không muốn ly hôn, chỉ muốn chia tài sản để ở riêng, của ai người ấy dùng

cho tiện. Việc xác định "lý do chính đáng" là do CCV tự xác định do vậy, có

thể dẫn đến việc CCV tùy tiện công chứng thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, không vì lợi ích chung của gia đình.

- Vướng mắc trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng.

Để công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng, CCV cần xác định quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc xác định quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản lại không hề đơn giản. Ví dụ: ông A được thừa kế một căn nhà từ bố, mẹ đẻ của ông. Do ông và vợ là bà B có nhà riêng nên ông không ở căn nhà này mà cho thuê. Tiền thuê nhà được ông gửi tiết kiệm tài Ngân hàng, cả gốc và lãi là 100 triệu đồng. Ông A và bà B yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo bà B, 100 triệu đồng tại Ngân hàng là

quy định của pháp luật, tài sản đó là tài sản chung thì ông sẽ đồng ý chia nhưng nếu là tài sản riêng thì không được chia của ông. Vậy, trường hợp này, 100 triệu tiền tiết kiệm từ việc cho thuê nhà là tài sản chung hay tài sản riêng. CCV cần phải xác định rõ vấn đề này để thực hiện công chứng thỏa thuận về tài sản cho vợ chồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quy định của pháp luật, thì nhà ở được thừa kế riêng là tài sản riêng của ông A. Tuy nhiên, phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng thì đến nay còn có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng phải là tài sản riêng của chủ sở hữu tài sản. Vì theo quan điểm này, quyền sở hữu gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản, mà theo quy định tại Khoản 1, Điều 192 của BLDS

2005: "Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức

từ tài sản" [49]. Như vậy, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của ai phải

là tài sản riêng của người đó. Tuy nhiên, có quan điểm thì lại cho rằng, theo quy định tại KKhoản 1, Điều 27 của LHN&GĐ năm 2000: "Tài sản chung

của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân" [46]. Trong thời kỳ hôn nhân, hoa lợi, lợi tức phát

sinh từ tài sản riêng của một bên là thu nhập hợp pháp của vợ, chồng. Do vậy, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

Hiện nay, do pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xác định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng nên đã gây khó khăn cho CCV trong việc tiếp nhận và công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng. Việc tiếp nhận hoặc từ chối yêu cầu công chứng trong trường hợp này lại căn cứ vào quan điểm của mỗi CCV.

Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)

3.1.2. Những vướng mắc trong việc áp dụng Luật Nhà ở

- Vướng mắc trong việc công chứng thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Hiện nay, phần lớn các hợp đồng, giao dịch được công chứng đều liên quan đến quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở. Đây là loại tài sản đặc biệt, có giá trị lớn, vì vậy, ngoài quy định tại Hiến pháp, BLDS, còn được quy định tại các luật chuyên ngành như Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản… Chính vì được quy định tại quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật như vậy nên không tránh khỏi có sự mâu thuẫn và chồng chéo.

Quyền sở hữu ở và và quyền sử dụng đất ở được điều chỉnh bởi hai ngành luật khác nhau là Luật Nhà ở và Luật Đất đai nhưng lại được đăng ký trên cùng một giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ hồng). Trong khi đó, thời điểm chuyển quyền sử dụng đất và thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được quy định khác nhau tại các luật chuyên ngành điều

chỉnh nó. Cụ thể, theo quy định tại Điều 692 của BLSD 2005: "Việc chuyển

quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai" [49]. Theo quy định này, sau khi đăng ký

quyền sử dụng đất (ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), quyền sử dụng đất sẽ được chuyển từ bên bán, bên tặng cho… sang bên mua, bên nhận tặng cho... Trong trường hợp, tài sản đã chuyển quyền sở hữu, nếu các bên muốn thay đổi quyền sở hữu đối với tài sản này thì phải thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, không phải bằng cách hủy hợp đồng đã công chứng.

Ví dụ 1: ông A thỏa thuận tặng cho vợ là bà B quyền sử dụng đất ở. Sau đó, Ôông A và bà B yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho. Trường hợp thứ nhất, nếu bà B đã được cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất ở

đã được chuyển cho bà B từ thời điểm đăng ký. CCV không thể công chứng hủy hợp đồng tặng cho theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng. Ông A muốn xác lập lại quyền sử dụng đất thì phải thỏa thuận với bà B để chuyển quyền sử dụng đất từ bà B lại cho ông A, bằng hình thức tặng cho hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp thứ hai, bà B chưa được đăng ký quyền sử dụng thì quyền sử dụng đất vẫn thuộc sở hữu của ông A, khi đó bà B và ông A có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng tặng cho. Như vậy, đối với quyền sử dụng đất, việc hủy hợp đồng phụ thuộc vào thời điểm đăng ký quyền sử dụng.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 5, Điều 93 của Luật Nhà ở năm

2005: "Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho,

bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân" [51]. Theo quy định

này, thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được tính từ thời điểm hợp đồng, giao dịch được công chứng.

Ví dụ 2: trường hợp ông C và bà D đã công chứng hợp đồng tặng cho tài sản, theo đó, ông C tặng cho bà D một căn hộ chung cư. Sau đó, ông C và bà D yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho.

Ở trường hợp này, ngay sau khi công chứng, quyền sở hữu căn hộ chung cư đã được chuyển giao cho bà D. Do vậy, việc chuyển giao quyền sở hữu từ bà D lại cho ông C phải được thực hiện bằng một giao dịch chuyển quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Đương nhiên, bà D sẽ phải đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan đăng ký đất và nhà sau đó với được chuyển lại cho ông C. Trường hợp này, CCV không được công chứng hủy bỏ hợp đồng tặng cho căn hộ chung cư giữa ông C và bà D.

Trở lại ví dụ 1, giả sử tài sản tặng cho giữa ông A và bà B có cả nhà ở và quyền sử dụng đất ở, nếu người yêu cầu công chứng yêu cầu công chứng hủy bỏ hợp đồng tặng cho đã công chứng thì CCV giải quyết như thế nào?

Trên thực tế, việc chuyển quyền sở hữu nhà ở thường gắn liền với việc chuyển quyền sử dụng đất ở. Tuy nhiên, thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở lại được quy định khác nhau đã làm cho CCV lúng túng khi tiếp nhận giải quyết yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng.

- Các giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở năm 2005 chưa dự liệu hết các hình thức giao dịch về nhà ở nên đã gây khó khăn cho cơ quan công chứng trong việc tiếp nhận và công chứng thỏa thuận về nhà ở của vợ chồng.

Một phần của tài liệu Những khía cạnh pháp lý của việc công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chồng (Trang 90 - 109)