hoặc giúp vợ chồng soạn thảo văn bản công chứng thỏa thuận về tài sản phù hợp với nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÔNG CHỨNG THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG SẢN CỦA VỢ CHỒNG
1.2.1. Khái niệm thỏa thuận về tài sản của vợ chồng
Tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng (nếu có), vì vậy, đối tượng tài sản được vợ chồng thỏa thuận có thể là tài sản chung hoặc tài sản riêng. Dù là tài sản riêng hay tài sản chung, vợ chồng đều có thể thỏa thuận về việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó theo phương thức phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với tài sản riêng, vợ chồng có thể thỏa thuận tặng cho tài sản, thỏa thỏa thuận ủy quyền quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản, thỏa thuận cho thuê, trao đổi tài sản giữa vợ và chồng... Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, thỏa thuận tặng cho tài sản, thỏa thuận ghi tên một người trên giấy chứng nhận tài sản…
Theo Đại từ điển tiếng Việt, "thỏa thuận: là sự nhất trí, đồng ý với
nhau sau khi đã bàn bạc" [69, tr. 1516]. Từ giải thích nêu trên có thể thấy,
thỏa thuận là sự thể hiện ý chí của các bên trên cơ sở tự nguyện để cùng nhau bàn bạc và đi đến kết luận cuối cùng về một vấn đề nào đó.
Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Vì vậy, việc thỏa thuận về tài sản bao gồm cả việc thỏa thuận về quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản, tuy nhiên việc thỏa thuận này phải tuân theo các điều kiện và phương thức phù hợp với quy định
của pháp luật. Như vậy, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng được hiểu là sự
thống nhất ý chí của vợ chồng sau khi đã trao đổi, bàn bạc trên cơ sở tự nguyện để đi đến quyết định cuối cùng trong việc thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản phù hợp với quy định của pháp luật.
Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản là hành vi của chủ sở hữu trong việc nắm giữ, quản lý, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên, việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản phải phù hợp với quy định của pháp luật, đây cũng là một trong các căn cứ để CCV xem xét thực hiện công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng khi có yêu cầu.
Có thể thấy rằng, hiện nay các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng được công chứng thường liên quan đến các hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật. Các hợp đồng, giao dịch này có đối tượng là các tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản nằm trong diện kiểm soát đặc biệt của nhà nước như đất đai, nhà ở... Trong trường hợp này, việc công chứng cũng chỉ là hình thức của hợp đồng, giao dịch, không ảnh hưởng đến ý chí đích thực của vợ chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
Ngoài các trường hợp pháp luật quy định hợp đồng, giao dịch của vợ chồng bắt buộc phải công chứng thì vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc có công chứng thỏa thuận của mình hay không. Việc công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong trường hợp này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của vợ chồng.
1.2.2. Khái niệm công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng
Công chứng là khái niệm đã có từ lâu trong lịch sử lập pháp của nước ta, mặc dù qua từng giai đoạn lịch sử, khái niệm công chứng được hiểu và gọi dưới các tên gọi khác nhau. Điều thứ hai của Sắc lệnh số 59 ngày 15/11/1945
của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định:
Các Ủy ban có quyền thị thực tất cả các giấy mà trong địa phương mình, bất kỳ người đương sự làm giấy má ấy thuộc về quốc tịch nào. Tuy nhiên, Ủy ban thị thực phải là Ủy ban ở trú quán một bên đương sự lập ước, và việc bất động sản phải là Ủy ban ở nơi sở tại bất động sản. Nếu có nhiều bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì giấy tờ làm ra về những bất động sản ấy phải do Ủy ban mỗi nơi thị thực [13].
Theo quy định tại sắc lệnh này thì thị thực bao gồm hai việc là thị thực
"giấy" và thị thực "lập ước". Đến năm 1952, Điều 3 của Sắc lệnh số 85/SL
ngày 29/02/1952 của Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định:
"Trước khi đem trước bạ, văn tự phải đưa Ủy ban kháng chiến hành chính xã hay thị xã nhận thực chữ ký của các người mua, bán, cho, nhận đổi và nhận thực những người bán, cho hay đổi là chủ những nhà cửa, ruộng đất đem bán, cho hay đổi" [14]. Theo Sắc lệnh số 85/SL thì khái niệm "nhận thực chữ
ký" được áp dụng trong văn tự mua bán, cho và đổi nhà cửa, ruộng đất. Có
thể nhận thấy "bóng dáng" của quy định về "công chứng" trong quy định về
"thị thực" và "nhận thực" tại các văn bản nêu trên, tuy nhiên, vấn đề về "thị
thực" và "nhận thực" tại các Sắc lệnh nêu trên đều không phản ánh đúng bản
chất của hoạt động "công chứng".
Công chứng nhà nước lần đầu tiên được đề cập tại Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công chứng nhà nước, theo đó công chứng được hiểu là một hoạt động của Nhà nước với mục đích giúp các công dân, cơ quan, tổ chức lập và xác nhận các văn bản, sự kiện
có ý nghĩa pháp lý, hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện. Hoạt động công chứng ở Việt Nam chỉ chính thức ra đời năm 1991, sau khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991 quy định về tổ chức hoạt động của công chứng nhà nước. Theo đó tại Điều 1 của Nghị định này quy định:
Công chứng nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa [36].
Tính tới thời điểm này, hoạt động công chứng vẫn được nhìn nhận dưới góc độ là hoạt động của cơ quan nhà nước, chưa có sự phân biệt giữa
công chứng và chứng thực, theo đó CCV vẫn thực hiện: "chứng nhận chữ ký
của người dịch giấy tờ, tài liệu" và "chứng nhận bản sao giấy tờ, tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài" [36, Điều 15].
Đến năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước thay thế Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, khái niệm công chứng tại Điều 1 của Nghị định này về cơ bản không có thay đổi so với Nghị
định số 45/HĐBT nêu trên khi quy định:
Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là tổ chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa [15].
Tuy nhiên, Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước đã bắt đầu có sự phân biệt việc công
chứng theo chủ thể thực hiện, theo đó hoạt động của Ủy ban nhân dân (UBND)
quận, huyện, thị xã đã được nhìn nhận là hoạt động "chứng thực", mặc dù hoạt động này vẫn nằm trong khái niệm "công chứng".
Như vậy, ngay từ buổi đầu thành lập, không có sự phân biệt rạch ròi
giữa hoạt động "công chứng" và hoạt động "chứng thực". Cho đến khi Chính
phủ ban hành Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước thì khái niệm "chứng thực" mới bắt đầu được đề cập đến.
Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh chứng thực các việc do pháp luật quy định và chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính, trừ các việc được quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 của Nghị định này. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực việc từ chối nhận di sản, chứng thực di chúc và các việc khác do pháp luật quy định [15, Điều 19].
Hoạt động công chứng, chứng thực được phân biệt rõ ràng hơn khi Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng,
chứng thực được ban hành, theo đó Điều 2 của Nghị định này quy định:
Công chứng là việc Phòng Công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) và thực hiện các việc khác theo quy định của Nghị định này [17].
Còn chứng thực "là việc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận
sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định của Nghị định này" [17, Điều 2].
Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đã có sự phân biệt hoạt động công chứng và hoạt động chứng thực nhưng sự phân biệt này chưa căn cứ vào bản
chất của hai hoạt động mà chỉ căn cứ vào chủ thể thực hiện, theo đó việc thực
hiện tại Phòng Công chứng được gọi là "công chứng" và việc thực hiện tại UBND được gọi là "chứng thực". Vì vậy, nếu UBND có thực hiện chứng
nhận hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng thì vẫn được coi là "chứng thực". Điều này được phản ánh bởi quy định việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền của cả Phòng công chứng và UBND tại Điều 21 và Điều 22 của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP.
Nghị định số 75/2000/NĐ-CP có nhiều quy định cụ thể về hoạt động công chứng và chứng thực, tuy nhiên, việc phân biệt hai hoạt động này vẫn chỉ dừng lại ở việc phân biệt dựa trên chủ thể thực hiện, chưa phân biệt dựa vào bản chất của hai hoạt động này.
Công chứng và chứng thực là hai hoạt động khác nhau hoàn toàn về bản chất. Bản chất của hoạt động công chứng là hoạt động mang tính dịch vụ pháp lý, đối tượng là các hợp đồng, giao dịch về dân sự, thương mại, kinh tế… Bản chất của chứng thực là hành vi mang tính chất thị thực của cơ quan hành chính nhà nước, đối tượng của chứng thực là các loại giấy tờ, tài liệu như chứng thực sao y bản chính chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu… Giữa hai hoạt động này hoàn toàn không có điểm chung, nó hoàn toàn khác nhau về bản chất. Từ những nhu cầu về mặt thực tiễn, cơ sở về mặt lý luận, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ:
Hoàn thiện chế định công chứng. Xác định rõ phạm vi công chứng và chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này [33].
Như vậy, trước khi LCC ra đời, hoạt động công chứng đã từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên các quy định trong thời gian này chưa quy định một cách toàn diện và phản ánh đúng bản chất của hoạt động công chứng. Do
vậy, không giải quyết được hết các yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch của người dân. Bởi các lẽ trên, LCC ra đời là một tất yếu khách quan để phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn cũng như lý luận. Theo đó, hoạt động chứng thực được tách khỏi các quy định về công chứng, LCC chỉ điều chỉnh các vấn đề về công chứng như phạm vi công chứng, CCV, tổ chức hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng còn chứng thực được quy định riêng
trong văn bản khác. "Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính
xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng" [55, Điều 2].
Định nghĩa này đã làm rõ bản chất của hoạt động công chứng, giúp phân biệt
rõ hoạt động "công chứng" với hoạt động "chứng thực". Theo đó, công chứng
có các đặc điểm: là hoạt động nghiệp vụ của CCV; đối tượng công chứng là
hợp đồng, giao dịch; nghiệp vụ công chứng là xác nhận tính "xác thực, tính
hợp pháp" của hợp đồng giao dịch; hình thức hợp đồng, giao dịch là văn bản;
công chứng đối với các hợp đồng, giao dịch mà pháp luật có quy định hoặc do tổ chức, cá nhân tự nguyện yêu cầu công chứng.
Thỏa thuận của vợ chồng là hành vi thể hiện ý chí tự nguyện của vợ chồng để thống nhất về một vấn đề nào đó. Thỏa thuận này có thể được công chứng theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của vợ chồng. Do vậy, việc công chứng thỏa thuận của vợ chồng được hiểu là việc vợ, chồng yêu cầu CCV xác định tính xác thực, tính hợp pháp của các thỏa thuận được thể hiện bằng hình thức văn bản, sau khi vợ chồng đã bàn bạc và thống nhất.
Từ phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm công chứng thỏa thuận
về tài sản của vợ chồng như sau: Công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ
chồng là việc CCV xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng bằng văn bản theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Yêu cầu đối với văn bản công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng
LCC không có quy định riêng đối với việc công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng. Vì vậy, việc công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng được thực hiện theo quy định chung về công chứng hợp đồng, giao dịch theo quy định của LCC và quy định của pháp luật có liên quan đến tài sản của vợ chồng.
1.2.3.1. Yêu cầu về hình thức đối với văn bản công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng
Về mặt hình thức, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải được thể hiện bằng văn bản, đây là hình thức bắt buộc để CCV xem xét và công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng.
Cho đến thời điểm hiện tại, văn bản là hình thức thông dụng nhất chứa đựng nội dung thỏa thuận của các bên có liên quan. Văn bản là bằng chứng rõ ràng thể hiện ý chí của các bên liên quan đến thỏa thuận về tài sản. Căn cứ văn bản thỏa thuận của các bên, CCV xem xét nội dung thỏa thuận, hồ sơ yêu cầu công chứng và đối chiếu với các quy định của pháp luật để từ đó quyết định công chứng hoặc từ chối công chứng các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng.
Văn bản công chứng không chỉ ghi nhận ý chí của vợ chồng trong việc thỏa thuận về tài sản mà còn là phương tiện xác nhận ý chí của vợ chồng. Để đảm bảo quyền lợi của vợ chồng cũng như hạn chế các tranh chấp sau này có