NGHĨA PHÁP LÝ CỦA VIỆC CÔNG CHỨNG THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Một phần của tài liệu Những khía cạnh pháp lý của việc công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chồng (Trang 39 - 46)

TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng không chỉ là một biện pháp để nhà nước kiểm soát các hợp đồng, giao dịch liên quan đến những tài sản, đặc biệt là những tài sản như quyền sử dụng đất, nhà ở. Việc công chứng còn góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của vợ, chồng và người có quyền lợi liên quan đến tài sản của vợ chồng, hạn chế các tranh có thể phát sinh.

- Đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng thể hiện ý chí tự nguyện của vợ chồng liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết về pháp luật còn hạn chế mà các văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng có thể không phản ánh đúng ý chí thực của các bên.

Trong trường hợp vợ chồng yêu cầu công chứng thỏa thuận về tài sản thì ngay từ khi tiếp nhận yêu cầu công chứng, CCV có thể hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu công chứng biết các quy định của pháp luật có liên quan, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên đối với tài sản, phát hiện và từ chối việc công chứng hợp đồng nhằm mục đích vụ lợi của một bên... Từ đó,

sẽ hỗ trợ cho người yêu cầu công chứng hướng đến ý chí thực của mình, đó chính là việc chứng nhận tính xác thực của thỏa thuận. "Tính xác thực" còn thể hiện ở việc CCV xác định văn bản, tài liệu, sự kiện pháp lý và các thông tin liên quan đến yêu cầu công chứng là có thật như: bảo đảm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thật, đảm bảo xác định được đúng người giao kết hợp đồng, giao dịch, bảo đảm đúng thời gian, địa điểm thực hiện công chứng...

Hệ thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật điều chỉnh về tài sản nói riêng không những đa dạng về chủng loại mà còn có số lượng vô cùng lớn. Một ngành luật liên quan đến tài sản của vợ chồng có thể có tới hàng trăm văn bản hướng dẫn thi hành của hàng chục cơ quan khác nhau, cả độc lập lẫn liên ngành. Vì vậy, hệ thống pháp luật không tránh khỏi các quy định chồng chéo, chưa rõ ràng. Để thực hiện thỏa thuận về tài sản giữa vợ và chồng, đảm bảo được giá trị pháp lý của thỏa thuận, vợ chồng cần phải có những kiến thức pháp luật cần thiết, tuy nhiên, với những hạn chế của pháp luật như phân tích ở trên, vợ chồng khó có thể bảo đảm được các điều kiện của văn bản thỏa thuận về tài sản theo quy định của pháp luật. Việc công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng sẽ đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật, từ đó đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng.

- Công chứng các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng có vai trò tích cực trong việc phòng ngừa các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng hoặc giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Việc công chứng đảm bảo tính xác thực, hợp pháp của các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng, đảm bảo thỏa thuận được thực hiện đúng ý chí, nguyện vọng của người yêu cầu công chứng, việc thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, từ đó đảm bảo được quyền và lợi ích của vợ chồng, hạn chế được các tranh chấp phát sinh giữa vợ chồng với nhau.

Văn bản công chứng có sự chứng kiến, xác nhận của CCV, được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật, được lưu giữ tại cơ quan công chứng trong thời hạn ít nhất hai mươi năm. Đây sẽ là căn cứ pháp lý để vợ, chồng, người thứ ba có hành động tôn trọng các giao dịch do vợ chồng thiết lập, hạn chế những tranh chấp, xung đột về quyền và lợi ích có thể xảy ra liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của vợ chồng. Vì vậy, công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng, giữa vợ chồng và người thứ ba có quyền lợi liên quan đến tài sản của vợ chồng trong hiện tại và cả tương lai.

- Văn bản công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng có giá trị chứng cứ.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 83 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2005, các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Khi tranh chấp xảy ra, tùy từng trường hợp mà bị đơn hoặc nguyên đơn phải xuất trình chứng cứ theo quy định của pháp luật để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của mình. "Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình

tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu" [55, Điều 6]. Như vậy, theo quy định của

pháp luật thì những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng đương nhiên được thừa nhận là chứng cứ và không phải chứng minh, nó chỉ không có giá trị chứng cứ nếu bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Để tăng cường vai trò và trách nhiệm của cơ quan công chứng trong việc giải quyết quyền và lợi ích của các bên có liên quan:

Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản về việc cung cấp hồ sơ công chứng phục vụ cho việc

giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm cung cấp bản sao văn bản công chứng và các giấy tờ khác có liên quan. Việc đối chiếu bản sao văn bản công chứng với bản chính chỉ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng nơi đang lưu trữ hồ sơ công chứng [55, Điều 54].

- Văn bản công chứng trong một số trường hợp là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục đăng ký quyền sử dụng, sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật.

Để quản lý các giao dịch đối với một số tài sản đặc biệt, pháp luật quy định việc xác lập các giao dịch với các loại tài sản này phải được công chứng như các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở, ô tô, xe gắn máy…

Đối với các trường hợp, hợp đồng, giao dịch phải công chứng theo quy định của pháp luật thì văn bản công chứng là điều kiện để cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản

của vợ chồng. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 49 của LCC: "Văn bản thỏa

thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản" [55]. Đối với việc bán, tặng cho

xe ô tô, xe gắn máy… để thực hiện thủ tục chuyển nhượng xe thì "giấy bán,

cho, tặng xe của cá nhân phải có chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật" [4, Điều 1]. Trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì "văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước" [48, Điều 129].

Như vậy, trong nhiều trường hợp, văn bản công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

- Văn bản công chứng là căn cứ xác nhận sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền sở hữu, sử dụng của vợ chồng đối với tài sản.

Một trong các căn cứ xác lập quyền sở hữu cho cá nhân là "được chuyển

quyền sở hữu theo thỏa thuận" [49, Điều 170]. Do vậy, thỏa thuận về tài sản

của vợ chồng có thể làm phát sinh hoặc làm thay đổi quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản khi thỏa thuận có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Trong một số trường hợp, văn bản công chứng là căn cứ để xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản, cụ thể: theo quy định tại Khoản 5 Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005 thời điểm hợp đồng được công chứng cũng chính là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở cho bên mua,

bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhà ở: "Quyền sở hữu nhà ở được chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân" [51]. Còn theo quy định tại Khoản 3 Điều 64 của Nghị định số

71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở: thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp đổi nhà ở được tính từ ngày hợp đồng đổi nhà ở được công chứng hoặc chứng thực.

- Việc công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng giúp bảo vệ quyền và lợi ích của vợ chồng.

Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng là một trong các hành vi thực hiện quyền của chủ sở hữu tài sản. Hoạt động này giúp vợ chồng chủ động dành một phần tài sản nhất định để sản xuất, kinh doanh, thực hiện các nghĩa vụ riêng mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của vợ, chồng và

của gia đình. Vợ, chồng cũng có thể thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm làm gia tăng cho khối tài sản chung, đáp ứng được các lợi ích vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình. Việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng nhằm mang lại lợi ích cho vợ, chồng và các thành viên trong gia đình vì vậy, cần phải được khuyến khích. Tuy nhiên, với sự hạn chế về kiến thức pháp luật, việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng có thể không đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật, thậm chí trái pháp luật, dẫn đến văn bản thỏa thuận về tài sản không có giá trị thực hiện. Trong quá trình công chứng, bằng kiến thức và kinh nghiệm cùng các kỹ năng hành nghề công chứng, CCV sẽ tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của vợ chồng liên quan đến các quyền và lợi ích của mình vợ chồng đối với tài sản thỏa thuận, đảm bảo việc thỏa thuận thể hiện đúng ý chí của vợ, chồng, phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản thỏa thuận, đồng thời phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi trái pháp luật, nhằm mục đích trục lợi của một bên. Vì vậy, công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng không chỉ là biện pháp để nhà nước kiểm soát các giao dịch, hợp đồng trong xã hội mà quan trọng nó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của vợ, chồng và những người có liên quan đến việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng.

- Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, văn bản công chứng là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp.

Trong thời kỳ hôn nhân, ngoài tài sản chung, vợ, chồng còn có quyền sở hữu đối với tài sản riêng. Tuy nhiên, khi cuộc sống còn hạnh phúc, các tài sản riêng của vợ chồng có thể được dùng chung để đáp ứng các nhu cầu của gia đình. Qua nhiều năm chung sống, các tài sản chung, tài sản riêng trở nên khó phân định, vì vậy, khi có tranh chấp, việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu trở nên khó khăn, trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu phải chịu thiệt thòi.

"Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác" [55, Điều 6].

Trường hợp, vợ, chồng không tự giải quyết được thì có quyền yêu cầu Tòa án

giải quyết, khi đó "văn bản công chứng có giá trị chứng cứ" [55, Điều 6], là

cơ sở để xác định quyền và lợi ích của vợ, chồng phát sinh từ thỏa thuận, từ đó, bảo vệ quyền và lợi ích của vợ, chồng. Ví dụ: bà A và ông B thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, ông A B

được nhận nhà và phải thanh toán cho bà A một tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi chia tài sản chung, ông B đăng ký sang quyền sở hữu nhà ghi tên một mình ông nhưng không thanh toán tiền cho bà A. Trường hợp này, căn cứ vào văn bản công chứng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, bà A có quyền yêu cầu ông B thanh toán tiền cho mình hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Chương 2

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG CHỨNG

Một phần của tài liệu Những khía cạnh pháp lý của việc công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chồng (Trang 39 - 46)