CÁC TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH YÊU CẦU CÔNG CHỨNG THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Một phần của tài liệu Những khía cạnh pháp lý của việc công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chồng (Trang 46)

TẠI CƠ QUAN CÔNG CHỨNG

2.1. CÁC TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH YÊU CẦU CÔNG CHỨNG THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

2.1.1. Yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật

Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng thể hiện ý chí tự nguyện của vợ chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Tuy nhiên, đối với một số tài sản đặc biệt, cần sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, pháp luật quy định việc xác lập các giao dịch liên quan đến các loại tài sản này bắt buộc phải công chứng.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 401 của BLDS năm 2005: "Trong

trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó" [49]. Như vậy, trong một số trường hợp, văn bản có

công chứng là hình thức bắt buộc của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp, hợp đồng, giao dịch không tuân thủ điều kiện về mặt hình thức này thì có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu theo quy định của pháp luật.

Đất đai là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Để thực hiện vai trò đại diện cho chủ sở hữu, nhà nước quy định cơ chế giám sát các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất để đảm bảo việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo đúng định

hướng của nhà nước.

Hợp đồng hoặc giấy tờ khi người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng

cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [19, Điều 119].

Thỏa thuận về quyền sử dụng đất của vợ chồng có thể làm thay đổi chủ thể sử dụng đất và thay đổi hình thức sử dụng đất từ sử dụng riêng sang sử dụng chung và ngược lại. Các thỏa thuận về quyền sử dụng đất của vợ chồng cũng rất đa dạng như thỏa thuận nhập quyền sử dụng đất là tài sản riêng của một bên vợ, chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng, thỏa thuận chia quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân, thỏa thuận ủy quyền về quyền

sử dụng đất, thỏa thuận tặng cho quyền sử dụng đất giữa hai vợ chồng… Tuy

nhiên, Luật Đất đai năm 2003 lại chưa dự liệu hết các trường hợp thỏa thuận về tài sản của vợ chồng, do vậy một số trường hợp thỏa thuận về tài sản của vợ chồng chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể.

Theo chúng tôi, pháp luật đất đai cần quy định bổ sung quyền của người sử dụng đất đối với các trường hợp thỏa thuận về tài sản của vợ chồng và quy định trình tự, thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong trường hợp này để tạo nên tính thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai.

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng, giao dịch liên quan đến một số tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, ô tô, xe máy… phải thực hiện việc công chứng. Việc công chứng trong những trường hợp

này trở thành điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch.

Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Như vậy, khi vợ chồng thỏa thuận xác lập, chấm dứt hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định công chứng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch thì việc xác lập, chấm dứt các giao dịch này phải được công chứng theo quy định để đảm bảo giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng, giao dịch

theo quy định của pháp luật theo quy định của pháp luật.

Theo Điểm 3.1.7, Khoản 3, Điều 7 của Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ Công an quy định về việc cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới bao gồm ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe

gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự quy định: "Giấy bán, cho, tặng xe

của cá nhân phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng hoặc có xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác" [3]. Quy định này được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 của Thông tư

số 75/2011/TT-BCA ngày 17/11/2011 của Bộ Công an về sửa đổi, bổ sung Điểm 3.1.7 Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010

quy định về đăng ký xe: "Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có chứng

thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật" [4].

Các hình thức giao dịch về nhà ở theo quy định tại Luật Nhà ở năm

2005 gồm: "các hình thức mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa

kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở" [51, Điều 90].

Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng trừ các trường hợp

sau đây: "cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng"; "bên bán, bên cho thuê

nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở"; "thuê mua nhà ở xã hội" và "bên tặng cho nhà ở là tổ chức" [51, Điều 93].

- Công chứng thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 44 của LCC: "Việc sửa đổi, bổ sung,

hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự

thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng" [55]. Như vậy, đối với các giao

dịch liên quan đến tài sản khác mà pháp luật không yêu cầu phải công chứng nhưng vợ, chồng đã yêu cầu công chứng thì mọi thỏa thuận của vợ chồng liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch phải được sự đồng ý của cả vợ và chồng và sự thỏa thuận này bắt buộc phải công chứng.

Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch [55, Điều 44].

2.1.2. Yêu cầu công chứng theo ý chí tự nguyện của vợ chồng

Do trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, việc tự thỏa thuận về tài sản của vợ chồng có thể không bảo đảm các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật, không phản ánh được đúng ý của của các bên, có thể xâm phạm đến quyền và lợi ích của vợ, chồng. Bên cạnh đó, xuất phát từ yếu tố tâm lý, việc công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng được thực hiện bởi CCV độc lập, khách quan, có trình độ pháp luật sẽ tạo tâm lý yên tâm hơn cho vợ chồng khi thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của mình. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, vợ, chồng có ý thức hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời cũng hạn chế các tranh chấp về tài sản có thể phát sinh giữa vợ với chồnghai vợ chồng h hoặc giữa vợ chồng với người thứ ba có quyền lợi liên quan đến tài sản của vợ chồng. Bởi nhiều lý do như vậy, vợ chồng đã lựa chọn yêu cầu công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng ngay cả khi pháp luật không bắt

một con riêng. Năm 2005, Bà A kết hôn với ông B. Sau khi kết hôn với ông B, bà A được anh trai tặng cho riêng ba tỷ đồng. Bà B A muốn dùng tiền này để mua căn hộ chung cư với mục đích để cho con riêng của mình. Để hạn chế tranh chấp về căn hộ phát sinh sau này, bà B A và ông A B yêu cầu công chứng thỏa thuận căn hộ chung cư là tài sản riêng của bà A, do bà A mua hoàn toàn bằng số tiền anh trai tặng cho riêng.

2.1.3. Công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng theo yêu cầu của bên thứ ba có liên quan đến giao dịch về tài sản với vợ chồng

Chế độ tài sản của vợ chồng theo LHN&GĐ năm 2000 là chế độ "cộng đồng tạo sản", theo đó, tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ một số trường hợp pháp luật quy định là tài sản riêng. Để hạn chế rủi ro, đảm bảo giá trị pháp lý của giao dịch, cũng như hạn chế tranh chấp có thể phát sinh, một bên tham gia giao dịch có liên quan đến tài sản của vợ chồng có quyền yêu cầu vợ, chồng xuất trình văn bản công chứng thỏa thuận về tài sản. Trong trường hợp này, văn bản công chứng về tài sản của vợ, chồng được xác nhận của cơ quan công chứng là bằng chứng đáng tin cậy, để người thứ ba yên tâm khi tham gia giao kết các hợp đồng, giao dịch có liên quan đến tài sản của với một bên vợ, chồng.

Để đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn, quyền và lợi ích của vợ chồng, một số cơ quan đăng ký kinh doanh đã yêu cầu vợ chồng xuất trình văn bản công chứng thỏa thuận liên quan đến tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp để chứng minh quyền sở hữu của người góp vốn, cũng như xác định trách nhiệm của vợ chồng đối với tài sản đầu tư kinh doanh khi có rủi ro. Ví dụ: ông A thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hồ sơ đăng ký kinh doanh thể hiện ông góp hai mươi tỷ đồng để thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp này, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu ông A phải xuất trình văn bản chứng minh quyền sở hữu của mình đồi với tài sản góp vốn. Việc yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)

chồng sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền xác định quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn của một bên vợ, chồng, khả năng tài chính thực hiện cam kết góp vốn và thực hiện nghĩa vụ tài sản phát sinh nếu có. Yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng, hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh liên quan đến tài sản góp vốn, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của một bên vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình trước những rủi ro từ hoạt động đầu tư kinh doanh. Mặt khác còn đảm bảo sự an toàn pháp lý về nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng tài chính để thanh toán các nghĩa vụ đối với các khách hàng của công ty cũng như nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Một phần của tài liệu Những khía cạnh pháp lý của việc công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chồng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)