- Quan tâm đầu tư kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo độ
3.2.7 Giải pháp liên quan đến kinh tế chất thải.
- Phân loại chất thải ngay từ nguồn phát sinh. Chất thải sinh hoạt phân thành hai loại các phế thải có thể tái sử dụng hoặc tái sinh như giấy, nilon, nhựa, kim loại, chai lọ, vỏ đồ hộp và các loại chất thải còn lại. Việc phân loại này sẽ làm tăng tỷ lệ tái sinh chất thải, cũng có nghĩa giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển và xử lý.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất giảm thiểu lượng chất thải thông qua việc áp dụng các công cụ kinh tế thường sử dụng dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.Các công cụ khuyến khích kinh tế nhằm ngăn ngừa tác động xấu của chất thải rắn đối với môi trường. Một số hình thức của công cụ khuyến khích kinh tế chủ yếu là:
+ Thuế nguyên liệu: loại thuế này đánh vào nguyên liệu sử dụng cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất bao bì, vỏ hộp. Mức thuế căn cứ vào tác động đối với môi trường của sản suất và tiêu thụ các loại bao bì, có tính đến tỷ lệ tái chế và tái sử dụng.
+ Phí sản phẩm: loại phí này được coi là loại thuế đầu ra đánh vào thành phẩm cuối cung của công đoạn sản xuất.Thuế này có liên quan tới sự xả thải và
tác hại gây ô nhiễm của chất thải.Các sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu đã qua tái chế hoàn toàn hay một phần thì sẽ được miễn hoặc giảm thuế.
+ Phí xả thải chất thải: mức thu phí dựa trên khối lượng hay thể tích chất thải được xả thải. Điều này sẽ khuyến khích các chủ nhân nguồn thải phân loại chất thải trước khi đổ thải theo hợp đồng thoả thuận, trong đó phế liệu có khả năng tái chế sẽ được mua lại.
+ Giấy phép xả thải: “quyền gây ô nhiễm” của các doanh nghiệp sẽ được ghi nhận bằng các “giấy phép xả thải” do cơ quan quản lý môi trường ban hành.Vì có thể mua bán, trao đổi giấy phép nên doanh nghiệp nào muốn xả thải nhiều hơn thì sẽ phải mua thêm giấy phép từ các doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng,Ngược lại các doanh nghiệp nào có khả năng giảm thải tốt có thể thừa ra một số giấy phép và được bán số giấy phép thừa đó.
+ Trợ cấp: trợ cấp thường được sử dụng trong những trường hợp và ở những khu vực mà ở đó có khó khăn đáng kể về kinh tế. Trợ cấp Nhà nước có thể áp dụng cho các hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực như xử lý ô nhiễm môi trường…Nguyên nhân dẫn đến việc trợ cấp là do trong các hoạt động này lợi ích cá nhân thường thấp hơn lợi ích xã hội, do đó chi phí mà các cá nhân chấp nhận bỏ ra để tiến hành các hoạt động trên không đạt mức cần thiết đối với xã hội.
+ Ký quỹ bảo vệ môi trường: là việc cá nhân hay tổ chức trước khi tiến hành hoạt động sản xuât hay kinh doanh được xác định là gây ra những thiệt hại cho môi trường phải có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền (goi chung là tiền) vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường do các hoạt động sản xuất hay kinh doanh gây ra theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức lại việc thu nhặt rác thải hiện nay. Hợp thức hoá hệ thống thu gom phế liệu tái sinh.Các cơ sở tái chế cần được đưa vào quy hoạch.Các cơ sở này là các cơ sở tư nhân trong giai đoạn đầu, sau đó có thể thí điểm mô hình doanh nghiệp Nhà nước.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trên đà phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước.Do đó tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững là một vấn đề hết sức quan trọng cần được Nhà nước và toàn thể cộng đồng cùng tham gia.
Thực trạng môi trường đô thị hiện nay cho thấy chính quyền các cấp đã có rất nhiều chính sách và nỗ lực tích cực để xây dựng môi trường ngày càng trong sạch hơn, đặc biệt là trong công tác xử lý thu gom chất thải sinh hoạt.
Chuyên đề “ Giải pháp xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn Huyện Từ Liêm” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào nỗ lực chung của các nhà môi trường đô thị về cách thức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và đặc biệt là công tác xã hội hoá dưới nhiều hình thức khác nhau, tất cả đều nhằm mục tiêu là nâng cao chât lượng môi trường đô thị nói riêng và môi trường nói chung.
Do hạn chế về năng lực và khuôn khổ đề tài nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy cô và bạn bè.
Cuối cùng tôi xinh chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Hồng Danh đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi từ giai đoạn đầu của quá trình làm đề án, đồng cám ơn các cán bộ phòng Xây dựng đô thị UBND Huyện Từ Liêm cung cấp cho tôi một số tài liệu trong quá trình thực tập để tôi có thể học hỏi nghiên cứu và tham khảo khi làm đề tài.