- Kinh tế tư nhân 63.631 112.951 150.012 172.786 120
ĐVT:% Hình thức bán
Hình thức bán 2005 2006 2007 2008 2009 Bán buôn Bán lẻ Bán buôn Bán lẻ Bán buôn Bán lẻ Bán buôn Bán lẻ Bán buôn Bán lẻ Thị trường xã hội 40 79,3 40,75 80,45 41,07 82,89 42,35 84,44 43,68 87,7 Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng
Qua bảng trên ta thấy sự gia tăng về tỷ trọng tổng mức hàng hóa bán lẻ trên địa bàn trong thời gian phản ánh hoạt động bán lẻ trên địa bàn chủ yếu là do thương nghiệp tư nhân trên địa bàn đảm nhận, năm 2009 chiếm 87,7% tổng mức hàng hóa bán lẻ trên địa bàn.
Đối với tổng mức bán lẻ hàng hóa, năm 2009 tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 12066 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng 10,02% so với năm 2008. Sở dĩ tổng mức bán lẻ hàng hóa có xu hướng ngày càng tăng vì mạng lưới Trung tâm thương mại, Siêu thị, các chợ ngày được củng cố, hoàn thiện. Hoạt động các siêu thị ngày càng đáp ứng yêu cầu mua sắm của nhân dân nhất là trong các dịp lễ, tết, ngày nghỉ; đặc biệt Siêu thị BigC, Metro, Intimex là các siêu thị hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, có nhiều chương trình khuyến mại, thu hút đông đảo khách hàng đến tham quan, mua sắm, qua đó thể hiện kênh phân phối bán lẻ hàng hóa ngày càng phù hợp với nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Bên cạnh đó, Thông qua các hoạt động lễ hội, các chương trình “Tuần hàng Việt Nam”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” “Tháng bán hàng khuyến mãi”, “Đưa hàng về nông thôn”, các khu công nghiệp… đã có tác động tích cực, kích thích người tiêu dùng mua sắm hàng hóa làm cho sức mua tăng dần qua từng tháng.Việc hưởng ứng các Chương trình do Sở công thương Đà Nẵng phát động, nhiều doanh nghiệp của tư nhân, siêu thị trên địa bàn thành phố đã có nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn có tác dụng thu hút người mua, góp phần kích cầu xã hội. Theo thống kê, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn thành phố năm 2009 tăng 19,62% so với năm 2008.
Cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội và quá trình đổi mới ngành bán lẻ, các loại hình tổ chức bán lẻ theo mô hình của các nước tiên tiến như: siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi, các loại chuỗi cửa hàng (G7 MARK) và trung tâm thương mại đã lần lượt
xuất hiện ngày càng nhiều hơn tại thành phố để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện tỷ trọng phân phối hàng tiêu dùng qua các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 15% - 20% thị phần.
Hệ thống chợ được phân bố đều theo quy mô dân số của từng Quận, Huyện. Bình quân mỗi chợ của thành phố phục vụ 9.672 người trong đó: tại Quận Hải Châu là: 11.579 người/1chợ, Thanh Khê là: 10.579 người/1chợ, Sơn Trà 11.142 người/1chợ, Ngũ Hành Sơn: 11.028 người/1chợ, Liên Chiểu: 12.506 người/1chợ, Cẩm lệ: 8.756 người/1chợ và Hòa Vang là: 5.412 người/1chợ. Tỷ trọng phân phối hàng tiêu dùng qua chợ chiếm khoảng 42%.
Bên cạnh đó, các cửa hàng quy mô nhỏ độc lập của hộ kinh doanh (cá nhân và hộ gia đình) có nhà ở mặt tiền các đường giao thông, ngõ phố...đang chiếm tỷ trọng lớn cả về tỷ trọng hàng hóa bán lẻ và số lượng. Loại hình cửa hàng quy mô nhỏ, độc lập này hiện đang chiếm ưu thế về bán lẻ tạp hóa và thực phẩm do nằm gần khu vực dân cư, giá cả hợp lý và mặt hàng đa dạng, từ thực phẩm đóng gói đến các loại đồ uống... tiện lợi cho người tiêu dùng, với số lượng 9.258 cửa hàng, quầy hàng bán lẻ, loại hình cửa hàng bán lẻ nhỏ, độc lập của hộ kinh doanh cũng đang chiếm thị phần bán lẻ hàng tiêu dùng giống như tại chợ.
Một số chợ và các cửa hàng tư nhân đã được cải tạo, nâng cấp cơ sở và trang thiết bị, gia nhập các chuỗi cửa hàng, từng bước chuyển thành các cơ sở bán lẻ văn minh, hiện đại. Ngay cả loại hình chợ truyền thống cũng đã và đang có những đổi mới trong việc tổ chức không gian trong chợ, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ phụ trợ...
Bảng 2.7: Tổng mức bán buôn, bán lẻ hàng hóa của TNTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến 2009
bán buôn bán lẻ I Giai đoạn 2001 - 2005
Năm 2001 tỉ đồng 1655 2011
Năm 2005 tỉ đồng 3.676 3723
Tốc độ tăng bình quân hằng năm % 9,6 8,5
II Giai đoạn 2006 - 2009
` Năm 2006 tỉ đồng 5121 4616
Năm 2009 tỉ đồng 11.022 9895
Tốc độ tăng bình quân hằng năm % 11,05 15,45 Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng
Qua bảng trên ta thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn giai đoạn 2006 – 2009 tăng bình quân hàng năm là 11,45%, tốc độ tăng khá cao, do nhiều doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân trên địa bàn đã xem thị trường thành phố Đà Nẵng là thị trường đầy tiềm năng nên đã đầu tư xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng như: Ninomax, Foci, BQ... Các nhãn hiệu này đã xây dựng được hệ thống phân phối rộng khắp, thể hiện được xu hướng thời trang. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị Vinatex Mart, hệ thống cửa hàng, cửa hiệu sản phẩm của các nhãn hiệu như: WOW, Vera, Sanding, An Phước... là những doanh nghiệp điển hình biết xây dựng thương hiệu cùng mạng lưới bán lẻ và đứng vững trên thị trường bán lẻ của thành phố Đà Nẵng. Chính vì vậy thị phần của thương nghiệp tư nhân có xu hướng ngày càng tăng cả trong bán buôn lẫn bán lẻ.
Phương thức hoạt động, công nghệ quản lý và điều hành kinh doanh đang trên đà phát triển theo hướng văn minh, hiện đại và chuyên nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng thương mại được chăm lo đầu tư, củng
cố và nâng cấp một bước. Bên cạnh việc bán hàng qua cửa hàng, các doanh nghiệp bán lẻ còn sử dụng hình thức bán hàng không qua cửa hàng, như: bán hàng qua ti-vi, bán hàng trực tuyến... Hình thức bán hàng này cũng đã được áp dụng và đang phát triển mạnh, nhất là hình thức bán hàng trực tuyến và hình thức bán lẻ hàng hóa qua máy bán hàng tự động cũng đã xuất hiện tại thành phố.