Chính sách thuế và tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 102 - 103)

- Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm,

3.3.5. Chính sách thuế và tín dụng

* Về chính sách thuế:

Ở bất kỳ quốc gia nào, chính sách thuế đều có vai trò đòn bẩy khuyến khích và điều chỉnh sản xuất. Song, chính sách thuế của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy sản xuất và khuyến khích doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân phát triển. Vì thế, cải cách chính sách thuế là rất cấp bách hiện nay. Cụ thể như:

- Các loại thuế đưa ra phải theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu chứ không phải là tận thu, vai trò khuyến khích của hệ thống thuế cũng phải được thể hiện rõ hơn. Cần hạn chế điều tiết thông qua các văn bản có giá trị pháp lý thấp như thông tư hoặc công văn, mà ngược lại các quy định về thuế cần ban hành dưới dạng đạo luật. Làm như vậy người kinh doanh có thể tính toán được các yếu tố về thuế trước khi đầu tư, không bị bất ngờ bởi những thay đổi liên tục chính sách.

- Các chính sách thuế (kể cả ưu đãi, miễn giảm) cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện theo nguyên tắc công bằng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế như có chính sách ưu đãi về thuế đối với tất cả các hàng hóa xuất khẩu không kể đó là thành phần kinh tế nào tham gia. Giá cho thuê đất đối với các dự án đầu tư và khu Công nghiệp tại huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu phải thấp hơn các quận khác ở Đà Nẵng mới thu hút được các nhà đầu tư kinh doanh trên các huyện, quận trên.

+ Các thủ tục hành chính về thuế, cần phải thực hiện theo hướng đơn giản, rõ ràng, vừa nâng cao ý thức trách nhiệm, vừa tạo thuận lợi cho các thương nghiệp tư nhân. Thực hiện nghiêm các luật thuế; bổ sung chế tài xử lý

các vi phạm chế độ kê toán, hoá đơn chứng từ; mở rộng thanh toán qua ngân hàng, tiến tới hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch, thanh toán.

* Về chính sách tín dụng:

- Trong thời gian tới, thành phố cần kiên quyết xoá bỏ tình trạng đối xử không bình đẳng trong vay vốn giữa khu vực tư nhân với khu vực Nhà nước. Các ngân hàng phải thực sự coi doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân là khách hàng, gắn lợi ích của ngân hàng với lợi ích của doanh nghiệp, cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp cùng tháo gỡ khó khăn, nâng cao khả năng vay vốn cho doanh nghiệp, tháo bỏ những thủ tục vay vốn rườm rà, tích cực mở rộng những tài sản có thể thế chấp trong khi vay vốn của doanh nghiệp. Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận được các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại các tổ chức tín dụng thông qua việc cấp bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân, bao gồm hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp. Sớm cụ thể hoá các quy định vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, công khai các điều kiện vay để các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân có thể vay vốn từ quỹ này theo luật định. Các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân cần được sự quan tâm hỗ trợ tín dụng từ chính quyền thành phố Đà Nẵng. Hỗ trợ gián tiếp cho các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân thông qua việc thành phố Đà Nẵng tiếp tục đầu tư vào hạ tầng, đặc biệt khu vực Hòa Khánh – quận Liên Chiểu để giảm ùn tắt giao thông, bên cạnh đó, tạo điều kiện cung cấp thông tin, hướng dẫn các thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn và hỗ trợ kinh phí đối với một số hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sản xuất thử sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu Phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w