Thương nghiệp tư nhân góp phần mở rộng kinh tế đối ngoạ

Một phần của tài liệu Phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 30 - 35)

Hoạt động thương nghiệp tư nhân trên địa bàn có xu hướng ngày càng phát triển, số lượng hàng hoá trong nước ngày càng được người tiêu dùng trong nước quan tâm và tiêu dùng nhiều hơn, cơ bản từng bước đã thay thế được một số mặt hàng hoá nhập khẩu. Chất lượng nhiều mặt hàng tăng đã góp phần đẩy lùi sự xâm nhập của hàng ngoại. Bên cạnh việc thực hiện sản xuất đồng bộ sản phẩm hàng hoá xuất khẩu. Một số sản phẩm chủ yếu như thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, đồ da vv...chiếm tỉ trọng đáng kể trong xuất

khẩu. Trong 1.174 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, thì có ½ sản lượng sản xuất ra được xuất khẩu, trong đó hàng đệt may và giày da chiếm tỉ lệ xuất khẩu cao trong tổng sản lượng xuất khẩu. Những năm qua các ngành, các thành phần kinh tế ở nước ta đã hướng vào việc sản xuất ra hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế thay đổi lớn, xuất khẩu năm 2009 tăng 21,7%, nhập khẩu tăng 22,1%.Điều này thể hiện sự đóng góp to lớn của thương nghiệp tư nhân trong lĩnh vực xuất khẩu.

Thông qua việc xuất nhập khẩu hàng hoá, thương nghiệp tư nhân đã góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đẩy lùi sự xâm nhập của hàng ngoại, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước. Trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ, thị trường trong nước có mối quan hệ chặt chẽ với thị trường nước ngoài thông qua hoạt động ngoại thương. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương sẽ đảm bảo mở rộng thị trường và các yếu tố đầu vào và đầu ra của thị trường trong nước và bảo đảm sự công bằng của hai thị trường này. Vì vậy thương nghiệp tư nhân có vai trò là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách kinh tế mở.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương nghiệp tư nhân ởnước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của thương nghiệp tư nhân ở nước ta chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có thể chia làm hai nhóm:

* Nhóm thứ nhất, các nhân tố quốc tế.

Những yếu tố quốc tế tác động đến hoạt động thương nghiê ̣p tư nhân ở nước ta có thể kể đến đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế toàn cầu, nhất là những nước có quan hệ thương mại với Việt Nam như Mỹ, Nhật,

EU, Trung Quốc, Các nước ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Singgapo, Indonesia)

Sự tăng hay giảm về tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế toàn cầu sẽ tác động trực tiếp tới việc tăng hay giảm tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, những bất ổn định về chính trị diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực trên thế giới, thiên tai và hạn hán được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp là những nguy cơ tiềm ẩn tới toàn bộ nền kinh tế thế giới cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tổng lượng hàng xuất khẩu của nước ta, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại thương của các thương nghiệp tư nhân. Với xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng cao, vì vậy mỗi sự thay đổi trong nền kinh tế thế giới sẽ trực tiếp tác động tới toàn bộ các nền kinh tế.

Những năm qua các rào cản thương mại đối với hàng xuất khẩu, các vụ kiện chống bán phá giá có nguy cơ ngày càng gia tăng là những thách thức đối với quá trình xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân ở nước ta. Ngoài ra, với việc phải mở cửa thị trường và cắt giảm thuế quan trong nhiều lĩnh vực và đối với nhiều loại hàng hoá đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân ở nước ta. Mấy năm gần đây nhập khẩu cũng có nguy cơ tăng mạnh nếu không có các giải pháp kiềm chế hiệu quả do hàng hoá và dịch vụ của các nước thành viên WTO sẽ tràn vào Việt Nam với chủng loại đa dạng, giá cả cạnh tranh nhờ việc cắt giảm thuế nhập khẩu và mở cửa thị trường theo cam kết của WTO, làm cho giá hàng hóa nhập khẩu giảm, Đây là thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của nước ta.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế Trung Quốc và khả năng cạnh tranh hàng hóa, doanh nghiệp Trung Quốc được củng cố đáng kể từ sau khi gia nhập WTO khiến hàng hóa Việt Nam gặp khó khăn hơn trong việc thâm nhập thị trường Trung Quốc mà còn phải chịu sức ép đối với hàng hóa Trung

Quốc trên thị trường thế giới cũng như trên thị trường trong nước, do đó cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân.

Từ năm 2005, các nước ASEAN – 6 đã thực hiện tự do thuế quan đối với 9 ngành hàng; các nước ASEAN + 1(Trung Quốc) tiếp tục thực hiện Chương trình thu hoạch sớm (EHP) và bắt đầu thực hiện Hiệp định thương mại hàng hoá trong khuôn khổ AFTA… đây là cơ hội cho hàng hoá Việt Nam mở rộng xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên một thách thức đối với hàng hoá Việt Nam trên thị trường này lại xuất hiện đó là nhiều nước ASEAN gia tăng tìm kiếm để có thể thay đổi luồng thương mại, ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu của thương nghiệp tư nhân Việt Nam trên thị trường này.

Những nhân tố quốc tế trên đang là nguyên nhân tác động trực tiếp tới thương mại Việt Nam nói chung, thương nghiệp tư nhân nói riêng, qua đó tác động tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế trong nước.

Nhóm thứ hai, nhân tố trong nước

Hoạt động thương nghiệp tư nhân, ngoài chịu sự ảnh hưởng của nhân tố quốc tế còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố trong nước như sau:

* Sự ổn định chính trị, xã hội của nước ta là nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự phát thương nghiệp tư nhân, vì các lý do sau đây:

Một là, sự ổn định chính trị, xã hội làm cho người dân yên tâm làm ăn, họ có lòng tin vào tương lai phát triển của đất nước, nên mạnh dạn bỏ vốn đầu tư. Nhờ vậy, nền kinh tế trong nước có điều kiện tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó hoạt động của các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Hai là, sự ổn định chính trị, xã hội tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài. Một khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (cả doanh nghiệp sản xuất lẫn doanh nghiệp thương nghiệp thương nghiệp tư nhân) đã bỏ vốn đầu tư, mở cơ sở kinh doanh tại Việt Nam thì nhất định thị

trường – bao hàm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài được mở rộng, việc buôn bán trở nên sầm uất, sôi động, thương nghiệp tư nhân sẽ có điều kiện phát triển. Nhưng họ chỉ yên tâm bỏ vốn đầu tư vào nước ta khi nước ta có được sự ổn định chính trị, xã hội. Những cam kết mang tính pháp lý của Nhà nước thông qua luật đầu tư, thông qua hàng loạt chính sách … tạo niềm tin chắc chắn cho các nhà đầu tư.

Với thành phố Đà Nẵng, ngoài việc thực hiện nghiêm túc, ổn định những đường lối chính sách mà Trung ương nêu ra, thì việc chính quyền địa phương quản lý, môi trường xã hội yên ổn, trong lành sẽ là điều hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp thương nghiệp bỏ vốn đầu tư kinh doanh. Vì hoạt động trong ngành thương nghiệp là một lĩnh vực nhạy cảm, mọi sự mất ổn định trong sinh hoạt xã hội như bãi chợ, biểu tình, sự thay đổi đột ngột những quy định mang tính địa phương về cơ sở làm ăn, buôn bán sẽ gây nguy hại cho sự phát triển của các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân.

Ba là, hệ thống chính sách, pháp luật hoàn thiện sẽ thúc đẩy thương nghiệp tư nhân phát triển

Cùng với sự ổn định chính trị, Đảng và Nhà nước ta phải có những cơ chế chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, bởi các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có tác động ảnh hưởng ở mức độ nhất định lên quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân. Nền kinh tế càng phát triển, quan hệ kinh tế càng được mở rộng cả trong và ngoài nước, thì hệ thống chính sách, pháp luật hoàn thiện sẽ là một nhân tố quan trọng giúp cho thương nghiệp tư nhân chủ động khai thác và phát huy các tiềm lực của mình để tối đa hoá lợi nhuận. Nếu hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện hoặc thay đổi đột ngột doanh nghiệp sẽ không yên tâm cho việc đầu tư, cũng như các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân có thể gặp rủi ro trong kinh doanh.

- Nguồn vốn:

Thực tế cho thấy, kinh tế tư nhân hoạt động trong các ngành từ công nghiệp, nông nghiệp đến thương nghiệp.. nguồn vốn được hình thành từ nguồn lực của các giai tầng trong xã hội như nông dân, người buôn bán, thợ thủ công, chủ doanh nghiệp... họ chính là nhân dân, vì thế khu vực kinh tế tư nhân tiềm năng và sức mạnh của nó thực sự to lớn và có tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

Nguồn vốn cho sự phát triển của thương nghiệp tư nhân đó có thể là nguồn vốn tích luỹ, tiết kiệm của nhân dân, và những nguồn vốn này các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân sử dụng nó để hoạt động kinh doanh thương nghiệp để phát triển kinh tế, theo ước tính vốn đầu tư của thành phần kinh tế tư nhân chiếm trên 70% vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân chiếm khoảng 20%, đây là nguồn vốn có nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Thông qua hoạt động của thương nghiệp tư nhân, nguồn vốn trong dân đã dần dần được sử dụng có hiệu quả, là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của nước ta.

Một phần của tài liệu Phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w