Đánh giá tình hình tiền lương và phúc lợi của nhân viên tại khách sạn duy tân huế

57 2.4K 14
Đánh giá tình hình tiền lương và phúc lợi của nhân viên tại khách sạn duy tân huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu 2 2.1. Mục đích nghiên cứu 2 2.2. Đối tượng nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 3 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3 3.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Tổng quan về khách sạn, kinh doanh khách sạn 4 1.1.2. Tổng quan về nhân viên lao động trong khách sạn 4 1.1.3. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương 5 1.1.4. Các phương pháp trả lương cho người lao động 7 1.1.5. Phúc lợi cho người lao động 8 1.2. Cơ sở thực tiễn 10 1.2.1. Những kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực quản trị nhân sự 10 1.2.2. Các chính sách của Nhà nước về vai trò của con người trong doanh nghiệp 10 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ PHÚC LỢI CỦA NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN DUY TÂN HUẾ 12 2.1. Giới thiệu tổng quát về khách sạn Duy Tân và tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn (giai đoạn 2008 – 2010) 12 2.1.1. Thông tin chung về khách sạn 12 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn 12 1 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn 14 2.1.4. Nguồn lực của khách sạn 15 2.1.4.1. Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp 15 2.1.4.2. Tình hình lao động tại khách sạn qua 3 năm 2008-2010 15 2.1.4.3. Trang bị cơ sở vật chất 18 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Duy Tân qua 3 năm 2008-2010 19 2.2. Cơ chế tiền lương và phúc lợi của nhân viên tại khách sạn 21 2.2.1. Những quy định chung về lương 21 2.2.2. Phương pháp trả lương của khách sạn 24 2.3.2. Các chế độ khen thưởng và kỷ luật của khách sạn 29 2.3.2.1. Khen thưởng 30 2.3.2.2. Kỷ luật 30 2.3.3. Các khoản phúc lợi nhân viên được nhận từ khách sạn 30 2.3.3.1. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 30 2.3.3.2. Phụ cấp 31 2.3.4. Tình hình thu nhập của người lao động trong khách sạn qua 3 năm (2008-2010) 32 2.3. Đánh giá của nhân viên đối với chế độ tiền lương và phúc lợi của khách sạn 34 2.3.1. Mô tả cơ cấu mẫu điều tra 34 2.3.2. Đánh giá của nhân viên về chính sách tiền lương của khách sạn 36 2.2.3. Đánh giá của nhân viên về chính sách khen thưởng và phúc lợi của người lao động 38 2.3.4. Đánh giá của nhân viên về hệ thống thù lao của khách sạn 40 2.3.5. Đánh giá chung của nhân viên về chế độ lương tại khách sạn 41 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG VÀ PHÚC LỢI CỦA KHÁCH SẠN 43 3.1. Định hướng 43 3.2. Một số giải pháp cụ thể 43 2 3.2.1. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực 44 3.2.2. Đối với hoạt động đánh giá thành tích công tác của lao động trong khách sạn 44 3.2.3. Đối với chính sách tiền lương và đãi ngộ trong khách sạn 44 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 46 2. Kiến nghị 47 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CP : Chính Phủ DN : Doanh nghiệp ĐVT : Đơn Vị Tính LCB : Lương cơ bản LĐTBXH : Lao động thương binh Xã Hội NĐ-CP : Nghị Định-Chính Phủ PCTN : Phụ cấp trách nhiệm QH : Quốc Hội UBND : Uỷ Ban Nhân Dân 4 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của khách sạn Duy Tân 14 Bảng 1: Tình hình lao động của khách sạn Duy Tân (2008 – 2010) 17 Bảng 2: Trang bị cơ sở vật chất của khách sạn Duy Tân (năm 2010) 18 Bảng 3: Kết quả kinh doanh của khách sạn Duy Tân (2008 – 2010) 20 Bảng 4: Bảng tính lương của bộ phận X tháng 12 năm 2010 27 Bảng 5: Tình hình thu nhập của người lao động tại khách sạn qua 3 năm 2008-2010 33 Bảng 6: Cơ cấu mẫu điều tra nhân viên 35 Bảng 7: Ý kiến đánh giá của nhân viên về thực hiện chế độ tiền lương 36 Bảng 8: Đánh giá về chính sách thưởng và phúc lợi của khách sạn 39 Bảng 9: Đánh giá về hệ thống thù lao của khách sạn 40 5 Giặt là Nhà buồng PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nước Việt Nam đang trên đường phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nếu việc đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàng đầu thì một vấn đề cũng không kém phần quan trọng và cần thiết đó là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Bởi vì khi một đất nước nghèo nàn, lạc hậu thì cũng đồng nghĩa với đất nước đó sẽ là con nợ, sẽ lệ thuộc, và thậm chí có thể trở thành thuộc địa của những nước khác. Vì thế, để phát triển kinh tế thì chúng ta cần phát huy và tận dụng rất nhiều nguồn lực như: nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến hiện đại…Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cũng đòi hỏi phải ra sức nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy mọi nguồn lực đang có của mình. Trong các nguồn lực thì nguồn lực về con người là tài sản quan trọng nhất, quý giá nhất. Nguồn nhân lực chất lượng là một trong những lợi thế cạnh tranh quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp, là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của mỗi công ty. Nhất là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, khi chất lượng phục vụ là mối quan tâm hàng đầu của du khách thì vai trò của nó còn quan trọng hơn nữa. Chất lượng nguồn nhân lực là một sự tổng hợp, kết tinh của rất nhiều yếu tố và giá trị cùng tham gia tạo nên. Trong đó, gồm ba yếu tố cơ bản: thể lực, trí lực và tâm lực. Một doanh nghiệp muốn thành công trước hết phải phát huy được các yếu tố tạo nên chất lượng cho nguồn nhân lực, phải có sự đồng lòng của mọi thành viên bên trong tổ chức. Để làm được điều đó đòi hỏi nhà quản trị phải có mối quan hệ tốt với nhân viên, quan tâm đến đời sống của nhân viên, phải làm sao để mọi người trong doanh nghiệp đều thoả mãn với công việc, từ đó nâng cao tính tự giác, chủ động trong thực hiện công việc. Một trong những yếu tố quan trọng nhất kích thích sự cống hiến của nhân viên cho công việc đó là khoản thù lao mà họ nhận được. 6 Chính sách, chế độ tiền lương là một trong những vấn đề trọng yếu liên quan mật thiết và có ảnh hưởng thường xuyên mang tính quyết định tới động thái kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rất rõ: quan tâm đến con người là vấn đề trọng tâm để phát triển kinh tế, xã hội hay nói một cách khác là đầu tư vào con người chính là hình thức đầu tư có lợi nhất cho tương lai của chúng ta. Đối với mỗi doanh nghiệp, tiền lương là một phần của chi phí sản xuất. Do đó, doanh nghiệp cần tính đúng, đủ và hạch toán chính xác, hợp lý để từ đó tính giá thành của sản phẩm. Xét trên góc độ người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chính, tạo nên sức sản xuất của người lao động, chế độ lương bổng, đãi ngộ thích hợp là những yếu tố quan trọng sẽ kích thích họ cống hiến hết mình cho công việc. Tiền lương phải đảm bảo nhu cầu trong cuộc sống sinh hoạt của người lao động, phải đáp ứng đủ về vật chất và tinh thần cho người lao động. Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo tính công bằng, bình đẳng. Tiền lương trả phải dựa vào sự cống hiến sức lao động của họ, có như vậy mới đưa được xã hội phát triển và đi lên. Như vậy tiền lương chính là một trong những tác động mạnh mẽ nhất thúc đẩy người lao động trong quá trình làm việc. Nhận thấy vấn đề tiền lương và phúc lợi cho người lao động có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trong thời gian thực tập ở khách sạn Duy Tân Huế tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tiền lương và phúc lợi của nhân viên tại khách sạn Duy Tân Huế ” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn những vấn đề về khách sạn, lao động trong khách sạn, chế độ tiền lương. - Phân tích chế độ lương, phúc lợi trong khách sạn. - Tìm hiểu các ý kiến đánh giá của nhân viên về vấn đề tiền lương, phúc lợi mà họ nhận được. 7 - Đưa ra một số giải pháp cho chế độ tiền lương nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý của khách sạn. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được phỏng vấn là những nhân viên đang làm việc và được hưởng lương tại khách sạn. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu sơ cấp: các thông tin thu thập được thông qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên trong khách sạn. - Dữ liệu thứ cấp: chủ yếu là các tài liệu và thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập thông qua phòng kinh doanh, phòng tổ chức-hành chính và phòng kế toán của khách sạn Duy Tân. Ngoài ra còn tham khảo thông tin qua sách báo, internet… 3.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu - Phương pháp quan sát, thu thập, tổng hợp các dữ liệu. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhân viên của khách sạn. Và một số phương pháp khác. 4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi khách sạn Duy Tân Huế - Thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 17/1/2011 đến 30/4/2011. Nguồn số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn, điều tra trực tiếp nhân viên tập trung vào tháng 3 và tháng 4/2011. Những số liệu thứ cấp khác được thu thập từ các bộ phận của khách sạn trong giai đoạn 2008-2010. 8 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về khách sạn, kinh doanh khách sạn Khách sạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ, hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bằng việc cho thuê các phòng ở đã chuẩn bị sẵn tiện nghi cho các khách ghé lại qua đêm hay thực hiện một kỳ nghỉ (Có thể kéo dài đến vài tháng nhưng ngoại trừ việc lưu trú thường xuyên). Cơ sở đó có thể bao gồm dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác (TS Trương Sĩ Quý, Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn và nhà hàng). Theo nghị định 09/CP ngày 5 tháng 2 năm 1994 của Chính phủ về việc tổ chức và quản lý doanh nghiệp du lịch đã xác định: ”Doanh nghiệp khách sạn là một đơn vị có tư cách pháp nhân, thanh toán độc lập, hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bằng việc phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng và các dịch vụ cần thiết khác cho khách du lịch”. Trên phương diện chung nhất, có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau: ”Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ và giải trí của họ tại địa điểm du lịch nhằm mục đích có lãi (TS Nguyễn Văn Mạnh, Th.S Hoàng Thị Lan Hương, giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân). 1.1.2. Tổng quan về nhân viên lao động trong khách sạn Một cách chung nhất, khái niệm nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm tất cả tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban 9 lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Theo cách hiểu thông thường thì nhân viên là những lao động bình thường làm việc dưới sự quản lý của các nhà quản trị cấp cao hơn. Như vậy có thể hiểu nhân viên cũng chính là người lao động, là nguồn nhân lực của công ty. Người lao động là những người trong độ tuổi lao động theo pháp luật quy định. Họ cam kết lao động với chủ sở hữu lao động, thường là nhận yêu cầu công việc, nhận lương và chịu sự quản lý của chủ lao động trong thời gian làm việc. Kết quả lao động của họ là sản phẩm cho người khác sử dụng và được trao đổi trên thị trường hàng hóa. Sản phẩm chân tay thì có giá trị trao đổi thấp, sản phẩm trí tuệ thì giá trị trao đổi cao. Theo điều 6 – Bộ luật lao động của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động, đang có giao kết và thực hiện hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động. Luật lao động cũng quy định rõ ràng, cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia lao động, quy định về hợp đồng lao động và tranh chấp hợp đồng lao động, các chế độ, chính sách đãi ngộ, phúc lợi xã hội bắt buộc. Từ góc độ kinh tế học, người lao động là những người trực tiếp cung cấp sức lao động – một yếu tố sản xuất mang tính người và cũng là một dạng dịch vụ, hàng hóa cơ bản của nền kinh tế. Những người đang lao động là những người có cam kết lao động, sản phẩm lao động đối với tổ chức và với người khác. 1.1.3. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương Tiền lương là phạm trù kinh tế tổng hợp quan trọng trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, nó thể hiện khoản tiền công mà người lao động được nhận sau một thời gian làm việc cho doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động mà người đó bỏ ra và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Theo điều 55 – Bộ luật lao động nước ta: ”Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng và chịu trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu 10 [...]... định ” 16 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ PHÚC LỢI CỦA NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN DUY TÂN HUẾ 2.1 Giới thiệu tổng quát về khách sạn Duy Tân và tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn (giai đoạn 2008 – 2010) 2.1.1 Thông tin chung về khách sạn Khách sạn Duy Tân là khách sạn 3 sao tọa lạc trên trục đường Hùng Vương, ngay trung tâm thành phố Huế, cách sông Hương và cầu Trường Tiền 150m về phía Nam,... loại phúc lợi Có 5 loại phúc lợi và dịch vụ chính mà nhân viên sẽ được nhận từ khách sạn: 1 Các dịch vụ và phúc lợi về mặt tài chính: Nhằm hỗ trợ về mặt tài chính cho nhân viên và gia đình, đề cập trực tiếp đến các khoản tài chính cá nhân của nhân viên 2 Các dịch vụ chuyên nghiệp: Một số doanh nghiệp có được các nhân viên chuyên môn cung cấp các dịch vụ miễn phí cho nhân viên, chẳng hạn như phúc lợi. .. quan, bộ đội, công nhân viên quốc phòng về an điều dưỡng tại địa phương Khách sạn Duy Tân (còn gọi là Nhà khách Duy Tân) được xây dựng và mở rộng vào năm 1995, trên diện tích 6.600m 2 với tổng số vốn ban đầu là 8,3 tỷ đồng; tổng diện tích xây dựng là 1500m Được sự cho phép của UBND và sở du lịch Thừa Thiên Huế, khách sạn Duy Tân đi vào hoạt động vào tháng 3/1995 Năm 1997 khách sạn Duy Tân tách ra khỏi... chế tiền lương và phúc lợi của nhân viên tại khách sạn 2.2.1 Những quy định chung về lương * Nguyên tắc trả lương thưởng - Khách sạn Duy Tân hoạt động theo luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ban hành ngày 12/6/1999 của Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 5 - Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách sạn đã được Bộ tư lệnh Quân Khu 4 phê duy t - Thực hiện phân phối theo lao động, tiền. .. bộ khách sạn đến tham gia làm việc ở bộ phận nào thì bộ phận đó chấm công, trả lương và các chế độ quyền lợi khác kể từ ngày bộ phận mình quản lý 27 - Quỹ tiền lương chi trả cho người lao động của khách sạn tính vào giá thành sản phẩm không vượt quá phạm vi quỹ lương xác định theo đơn giá tiền lương được duy t - Tiền lương và thu nhập thực lĩnh của người lao động phụ thuộc vào kết quả lao động của. .. phân phối tiền lương của khách sạn cơ bản đã đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động Tiền lương đã phản ánh được mức độ đóng góp và cống hiến của từng cá nhân, từng bộ phận trong khách sạn đối với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của cơ quan Khách sạn đã vận dụng phương pháp phân phối tiền lương theo đúng các quy định của nhà nước, của ngành và của cơ quan Trong nhiều năm qua tiền lương đã... những công nhân phụ mà công việc của họ ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản phẩm, đặc điểm của hình thức này là thu nhập tiền lương của công nhân phụ tùy thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính 12 Đg = L MxQ Đg : Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp L : Lương cấp bậc của công nhân phụ M : Mức phục vụ Q : Mức sản lượng công nhân chính Chế độ tiền lương này... tế, kích thích tính tự giác và sức sáng tạo của người lao động Hầu hết cán bộ công nhân viên trong khách sạn đều tỏ ra phấn khởi trước sự phát triển của khách sạn, họ cho rằng khách sạn đã quan tâm hơn, đảm bảo tốt hơn thu nhập cho người lao động Tuy mức thu nhập của nhân viên trong khách sạn chưa phải là quá cao so với mặt bằng chung trong thành phố, song vấn đề cơ bản là khách sạn đã tạo ra nguồn thu... lương mới tại Nghị Định số 205/2004/NĐ-CP đã được đăng kí tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 2 Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước 3 Quỹ tiền lương dự phòng * Đối tượng áp dụng Cán bộ nhân viên và người lao động đang làm việc tại khách sạn theo hợp đồng không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn từ một năm trở lên và không áp dụng cho: + Giám đốc và kế... là tân hàng buồng vệ trì hành Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của khách sạn Duy Tân Nhà buồng (Nguồn: Phòng tổ chức - Khách sạn Duy Tân) Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Quan hệ phối hợp Giặt là 19 Khách sạn Duy Tân là một đơn vị kinh doanh có quy mô tương đối lớn nên phù hợp với mô hình bộ máy tổ chức trực tuyến – chức năng Trong mô hình này, Giám đốc là người đứng đầu trực tiếp điều hành và . 34 2.3.2. Đánh giá của nhân viên về chính sách tiền lương của khách sạn 36 2.2.3. Đánh giá của nhân viên về chính sách khen thưởng và phúc lợi của người lao động 38 2.3.4. Đánh giá của nhân viên. ” 16 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ PHÚC LỢI CỦA NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN DUY TÂN HUẾ 2.1. Giới thiệu tổng quát về khách sạn Duy Tân và tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn (giai đoạn 2008. thù lao của khách sạn 40 2.3.5. Đánh giá chung của nhân viên về chế độ lương tại khách sạn 41 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG VÀ PHÚC LỢI CỦA KHÁCH SẠN 43 3.1.

Ngày đăng: 25/04/2015, 11:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan