Những quy định chung về lương

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tiền lương và phúc lợi của nhân viên tại khách sạn duy tân huế (Trang 26)

4. Phạm vi nghiên cứu

2.2.1.Những quy định chung về lương

* Nguyên tắc trả lương thưởng

- Khách sạn Duy Tân hoạt động theo luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ban hành ngày 12/6/1999 của Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 5.

- Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách sạn đã được Bộ tư lệnh Quân Khu 4 phê duyệt.

- Thực hiện phân phối theo lao động, tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động của từng người, từng bộ phận.

- Tránh phân phối bình quân, căn cứ vào khả năng và sự đóng góp sức lao động của từng người để phân phối. Hệ số giãn cách tiền lương do đơn vị lựa chọn nhưng tối đa không quá hai lần so với mức lương quy định tại nghị định 26/CP ngày 23/5/1993.

- Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho từng người lao động làm việc trong Khách sạn, không sử dụng vào mục đích khác.

- Tiền lương và thu nhập của người lao động phải thể hiện được bình đẳng, dân chủ và công khai.

- Trước khi phân phối tiền lương các đơn vị được phép trích các khoản nhằm mục đích điều hòa cân đối cho một số lao động có thu nhập thấp do điều kiện lao động nặng nhọc khó khăn, nguy hiểm mà trong đơn giá kế hoạch chưa xác định.

- Tất cả các chế độ quyền lợi người lao động được ghi vào sổ quyền lợi. Nội dung số tiền được thưởng phải ghi rõ ràng cụ thể từng khoản mục. Người lao động khi nhận quyền lợi có trách nhiệm giải thích mọi thắc mắc khi người nhận quyền lợi có nhu cầu.

* Nguồn hình thành quỹ tiền lương

Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, khách sạn xác định nguồn quỹ tiền lương để trả cho người lao động bao gồm:

1. Quỹ tiền lương theo phương án chuyển lương cũ sang lương mới tại Nghị Định số 205/2004/NĐ-CP đã được đăng kí tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

2. Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước 3. Quỹ tiền lương dự phòng.

* Đối tượng áp dụng

Cán bộ nhân viên và người lao động đang làm việc tại khách sạn theo hợp đồng không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn từ một năm trở lên và không áp dụng cho:

+ Giám đốc và kế toán trưởng của khách sạn

+ Người lao động đang làm việc tại khách sạn có thời hạn hợp đồng dưới một năm.

* Công tác quản lý tiền lương

- Mọi đối tượng lao động thuộc Khách sạn quản lý đều được hưởng lương theo quy chế trả lương của khách sạn.

- Khi có sự chuyển đổi, tiếp nhận người lao động giữa các đơn vị, phòng tổ chức lao động có trách nhiệm thông báo (hoặc quyết định) kịp thời, cụ thể cho các bên để theo dõi.

- Quân số điều động trong nội bộ khách sạn đến tham gia làm việc ở bộ phận nào thì bộ phận đó chấm công, trả lương và các chế độ quyền lợi khác kể từ ngày bộ phận mình quản lý.

- Quỹ tiền lương chi trả cho người lao động của khách sạn tính vào giá thành sản phẩm không vượt quá phạm vi quỹ lương xác định theo đơn giá tiền lương được duyệt.

- Tiền lương và thu nhập thực lĩnh của người lao động phụ thuộc vào kết quả lao động của bản thân người lao động, hiệu quả kinh doanh của khách sạn và phải được ghi đầy đủ trong sổ lương của khách sạn. Đảm bảo tốc độ tăng tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

- Sau khi thống nhất chia lương cho từng cá nhân, tổng hợp báo cáo về phòng tổ chức lao động theo dõi quản lý.

- Nếu thay đổi chức danh thì lương chức danh thay đổi. Lương chức danh không phụ thuộc vào thời gian công tác.

* Xếp lương

Mọi đối tượng lao động đều có chức danh công việc chính và được hưởng lương theo chức danh tương ứng với nguyên tắc: làm công việc gì, giữ chức danh gì thì hưởng lương theo chức danh, công việc đó. Trường hợp cùng một lúc đảm nhiệm nhiều chức danh công việc khác nhau thì được hưởng lương theo chức danh công việc cao nhất, còn các chức danh kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm (nếu có).

1) Giám đốc: Hưởng lương theo quyết định của Tư lệnh Quân khu 4. 2) Kế toán trưởng: Hưởng lương theo quyết định của Tư lệnh Quân khu 4 3) Trưởng phòng:

+ Đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng: Hưởng lương theo Bảng lương DN 2

+ Đã tốt nghiệp Trung học, Sơ cấp: Hưởng lương theo bảng lương DN 4, hoặc theo chuyên môn đã tốt nghiệp.

4) Nhân viên các phòng:

+ Đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng: Hưởng lương theo Bảng lương DN 3 + Đã tốt nghiệp Trung học, Sơ cấp: Hưởng lương theo Bảng lương DN 4 5) Trưởng các bộ phận có chức năng quản lý nhiều cấp:

+ Đã tốt nghiệp Trung học, Sơ cấp: Hưởng lương theo bậc thợ có hệ số cao hơn hoặc bằng nhân viên có hệ số cao nhất trong bộ phận.

6) Trưởng các bộ phận có tham gia sản xuất trực tiếp: Hưởng lương theo bậc thợ có hệ số cao hơn hoặc bằng nhân viên có hệ số cao nhất trong bộ phận.

7) Tổ phó, trưởng ca các bộ phận: Hưởng lương theo bậc thợ có hệ số cao hơn hoặc bằng nhân viên có hệ số cao nhất trong ca, nhóm.

8) Nhân viên các bộ phận:

+ Được đào tạo theo đúng chuyên ngành: Hưởng lương theo quy định của nhà nước. + Chưa được đào tạo theo đúng chuyên ngành: Hưởng lương bậc 1 bảng lương đó.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tiền lương và phúc lợi của nhân viên tại khách sạn duy tân huế (Trang 26)