0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

So sánh các tính chất vật liệu giữ ẩm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ CHẾ TẠO CÁC LOẠI VẬT LIỆU GIỬ NƯỚC, GIỮ ẦM CÓ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỨC NÔNG NGHIỆP (Trang 42 -42 )

III. KẾT QUẢ

5 So sánh các tính chất vật liệu giữ ẩm

5.1. Thành phần tối ưu cho từng loại vật liệu:

+ Vật liệu PAA-DEGDAA:

Để vật liệu hấp phụ nước tốt nhất với nước cất 753 lần, nước thường 721 lần chúng tôi đã chọn được công thức có thành phần sau:AA 10 g, DEG-DAA 0.1 g.

+ Vật liệu PAA-PVA-DEGDAA:

Để kéo dài thời gian phân hủy và độ hấp phụ nước cao chúng tôi chọn thành phần tối ưu cho vật liệu: AA 10 g, PVA 2g, DEGDAA 0.1 g. Với thành phần trên sẽ có độ hấp phụ nước cất 344 lần, nước thường 253 lần.

+ Vật liệu PAA-tinh bột- DEGDAA:

Với mục đích hạ giá thành sản phẩm chúng tôi chọn thành phần tối ưu cho vật liệu để đảm bảo khả năng hấp phụ nước cao vừa có giá thành hạ: tinh bột 4 g, AA 10 g, DEGDAA 0.1 g. Với thành phần trên vật liệu sẽ có độ hấp phụ nước 352 lần.

Để nâng cao khả năng giữ nước của vật liệu và giá thành thấp chúng tôi chọn thành phần cho vật liệu như sau: AA 10 g, bột Cellulose 4 g, DEGDAA 0.1g. Với thành phần này vật liệu có giá thành rất thấp mà vẫn đảm bảo khả năng hấp phụ nước cao: nước cất 331 lần, nước thưỡng 304 lần và khả năng giữ nước 145 ngày.

5.2. So sánh các tính chất và giá thành dự kiến của từng loại vật liệu:

Vật liệu PAA- DEGDAA PAA-PVA- DEGDAA PAA-tinh bột -DEGDAA PAA-bãmía- DEGDAA Chất tạo liên kết ngang(%) 0.1DEGDAA 0.1DEGDAA 20 PVA 0.1DEGDAA 40 Tinh bột 0.1 DEGDAA 40 cellulose Độ hấp phụ g/g nước cất 751 344 352 331 Nước thường 721 253 337 304

Thời gian phân

hủy ( ngày ) 4 30 7 131

Giá thành dự

kiến (đồng) 32.000 35.000 25.000 23.000

+ Đối với vật liệu hấp phụ nước PAA–bã mía-DEGDAA: Chúng tôi còn có thể hạ giá thành sản phẩm xuống 17 – 20 ngàn đồng nếu độ hấp thụ nước của sản phẩm chỉ yêu cầu khoảng 200 – 300 g/g.

* Nhận xét:

- Qua các số liệu trong bảng trên chúng tôi nhận thấy khả năng hút nước của vật liệu PAA–DEG rất cao nhưng thời gian phân hủy rất nhanh và giá thành cao nên không thể dùng giữ ẩm trong nông nghiệp

- Vật liệu PAA-PVA–DEG DAA có khả năng hút nước cao, thời gian phân hủy chậm nhưng giá thành rất cao nên không thể dùng làm chất giữ ẩm trong nông nghiệp .

- Vật liệu PAA–tinh bột–DEGDAA có khả năng hút nước cao, giá thành rẻ, thời gian phân hủy cấu trúc nhanh nên không thể dùng giữ ẩm trong nông nghiệp mà chủ yếu dùng trong tã lót , y tế , băng vệ sinh.

- Vật liệu PAA–bã mía–DEGDAA có khả năng hút nước rất cao, giá thành rẻ, độ bền cấu trúc rất lâu khi giữ nước, đồng thời sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học trong môi trường đất nên rất thích hợp để dùng làm chất giữ ẩm trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ CHẾ TẠO CÁC LOẠI VẬT LIỆU GIỬ NƯỚC, GIỮ ẦM CÓ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỨC NÔNG NGHIỆP (Trang 42 -42 )

×