Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ được thực hiện trong nước mà còn phải chú trọng phát triển thị trường bên ngoài, vì vậy xuất khẩu lao động sẽ là một kênh quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động và thanh niên. Đại hội Đảng IX đã nhấn mạnh “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế, chính sách và đào tạo nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài”. Đảng và Nhà nước ta đã xác định xuất khẩu lao động là chiến lược quan trọng và lâu dài, vì xuất khẩu lao động không chỉ giải quyết việc làm cho người lao động mà còn đào tạo nguồn lao động có chất lượng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Xuất khẩu lao động được hiểu là việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đây là một hoạt động kinh tế xã hội của Nhà nước góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Chính sách đưa lao động ra nước ngoài làm việc trở thành chiến lược của quốc gia nói chung và của các địa phương. Xuất khẩu lao động giải quyết được nhu cầu việc làm của lao động và tăng thu nhập cho người lao động, để cho công tác xuất khẩu lao động trở thành một chiến lược của giải quyết việc làm trong những năm tới đòi hỏi phải tăng quy mô gấp nhiều lần so với hiện nay. Hiện nay xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện thúc đẩy phân công lao động toàn cầu tạo điều kiện cho lao động của chúng ta hội nhập lao động quốc tế.
Mặc dù nhu cầu lao động quốc tế đang giảm xuống, do tiến bộ khoa học ngày được áp dụng rộng rãi phổ biến hơn, nhưng nhu cầu cần lao động có chuyên môn vẫn rất lớn nhất là trong khu vực các nước có nhu cầu lao động lớn như: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Trong thời gian qua hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn phường đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Năm 2009 đã đưa được hơn 100 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên công tác này còn một số hạn chế nhất định. Trước hết là chất lượng nguồn lao động còn thấp, nên chủ yếu vẫn là xuất khẩu lao động phổ thông. Để đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới cần nâng cao chất lượng cho người lao động thông qua hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề. Đào tạo cho người lao động có nghề, có ngoại ngữ, hiểu biết về văn hóa và pháp luật của địa bàn là vấn đề quyết định để phát triển công tác xuất khẩu lao động.
Bên cạnh hoạt động đào tạo nghề cho người lao động thì để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động trong thời gian tới chính quyền xã nên thực hiện theo
những hướng sau:
Thứ nhất, cần tạo điều kiện cho người lao động, đặc biệt là thanh niên
Thứ hai, chính quyền xã nên có sự liên kết với các trung tâm xúc tiến việc
làm, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Đoàn Thanh niên,... để được hỗ trợ về mặt pháp luật cũng như kinh nghiệm trong việc chọn công ty đưa người đi xuất khẩu lao động. Tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhỏ.
Thứ ba, UBND nên có quy chế ưu đãi đối với những người đi xuất khẩu lao
động như: giảm bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết; cử cán bộ trực tiếp phối hợp với các cấp có thẩm quyền giải quyết nhanh thủ tục hồ sơ cho lao động; miễn thu các loại lệ phí, đặc biệt là miễn các quỹ xây dựng phúc lợi theo quy định của địa phương đối với đối tượng đi.
Hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ vẫn chưa được chính quyền phường chú trọng. Xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức kết hợp giữa lao động trong nước với vốn đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng phát triển mạnh, nên xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức tạo việc làm đang có nhiều tiềm năng. Điều dễ nhận thấy được rằng hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ không chỉ góp phần giải quyết việc làm, mà còn hạn chế bớt chi phí cho người lao động khi đi xuất khẩu lao động.