Đây sẽ là những tổ chức đứng ra định hướng cho người lao động vay vốn để phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh tìm đầu ra cho sản phẩm. Sử dụng tốt hệ thống tín dụng này sẽ là một kênh tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động và thanh niên.
- Nguốn vốn tín dụng có tính chất tài trợ của Nhà nước do các chương trình xã hội thực hiện: chương trình giải quyết việc làm; chương trình xoá đói, giảm nghèo…Nhà nước tài trợ giúp tạo việc làm thông qua chính sách ưu đãi; đối tượng là những người chưa có việc làm, các hộ gia đình chính sách có khả năng tạo việc làm thu hút lao động.
Các chính sách huy động, khai thác sử dụng các nguồn vốn cần phải thực hiện đến từng cá nhân người lao động, hộ gia đình, chủ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế có khả năng tự tạo việc làm, hoặc tạo thêm nhiều việc làm mới thu hút thêm lao động. Và điều quan trọng nhất là phải đưa vốn đến đúng đối tượng, kịp thời và có hiệu quả.
2.2.5. Tăng cường hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên thanh niên
Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm là một vấn đề rất quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
cũng như tạo điều kiện để người lao động nói chung và thanh niên nói riêng tìm kiếm được việc làm thì việc hướng nghiệp, dạy nghề là tất yếu.
Hướng nghiệp là khái niệm chung của một trong những lĩnh vực văn hóa xã hội, thực hiện dưới hình thức quan tâm của xã hội và tạo nghề cho thế hệ đang lớn lên, hỗ trợ và phát triển những thiên hướng và thực hiện đồng bộ các biện pháp chuyên môn tác động đến con người trong việc tự xác định nghề nghiệp và chọn lựa hình thức tối ưu để có việc làm, có tính đến nhu cầu và năng lực của con người, kết hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội trong thị trường lao động. Do tình hình các nghề và việc làm hiện nay thường xuyên thay đổi cho nên hoạt động hướng nghiệp không còn giới hạn ở trường phổ thông mà cần thiết mở rộng cho các tầng lớp dân cư khác nhau.
Các phương hướng hướng nghiệp quan trọng gồm: thông tin nghề, định hướng nghề, tuyển chọn nghề.