Từ sự phân tích các quan điểm trên, có thể hiểu tội phạm hối lộ gồm ba tội độc lập: tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ; và tội làm môi giới hối lộ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS, TS ĐỖ NGỌC QUANG
HÀ NỘI - 2005
Trang 31.1.1 Khái niệm tội phạm hối lộ 5
1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm hối lộ 7
1.1.3 Sơ lược về lịch sử phát triển của pháp luật tội phạm hối
1.2.1 Khái niệm phòng ngừa tội phạm hối lộ 16
1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hối lộ 18
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC PHÒNG NGỪA
TỘI PHẠM HỐI LỘ Ở VIỆT NAM 2.1 Tình hình tội phạm hối lộ ở nước ta từ năm 1999 đến năm 2004 29
2.1.1 Số liệu tình hình tội phạm hối lộ 29
2.1.2 Một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội hối
lộ
45
2.1.3 Số liệu về cơ cấu, biến động và những đặc điểm khác của tội phạm
hối lộ 47
Trang 42.1.4 Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hối lộ 54
2.2 Tình hình tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ 62
2.2.1 Những kết quả đạt được trong tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ 62
2.2.2 Những tồn tại thiếu sót trong tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ 64
2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót trong tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ
67 CHƯƠNG III NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỐI LỘ Ở VIỆT NAM 3.1 Dự báo tình hình tội phạm hối lộ đến năm 2010 77
3.1.1 Cơ sở của dự báo tình hình tội phạm hối lộ 77
3.1.2 Dự báo tình hình tội phạm hối lộ đến năm 2010 78
3.2 Nâng cao hiệu quả tổ chức các biện pháp phòng ngừa tội phạm hối lộ 79
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng ngừa hối lộ 79
3.2.2 Cải cách hành chính bộ máy nhà nước 83
3.2.3 Các biện pháp quản lý cán bộ, công chức 88
3.2.4 Các biện pháp quản lý thu nhập, kê khai tài sản của cán bộ, công chức 93
3.2.5 Tăng cường hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật 94 3.2.6 Các biện pháp giám sát, giáo dục 97
KẾT LUẬN 100
Trang 5TÀI KIỆU THAM KHẢO 102
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống của người dân được nâng cao; tình hình chính trị - xã hội được ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố; quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ; phá được thế bao vậy, cô lập;
mở rộng hợp tác và tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, trong xã hội cũng đã và đang phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực Tệ nạn xã hội ngày một gia tăng dưới mọi hình thức Tình hình các loại tội phạm rất phức tạp xảy ra trong các lĩnh vực, nhất là tội phạm tham nhũng đang gây sự bất bình trong nhân dân, làm giảm lòng tin của
nhân dân đối sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước: " Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của
hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta " [1]
Trong các tội phạm tham nhũng, tội phạm hối lộ được coi là nguy hiểm nhất Tính nguy hiểm của nó được thể hiện ở chỗ, các tội phạm này đang phá hoại sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, làm cho mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước không thể vận dụng đúng đắn vào cuộc sống Thực tế đã chỉ ra rằng, bộ máy nhà nước có vững mạnh, trong sạch thì mới bảo đảm được hiệu lực quản lý nhà nước Điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức không chỉ có đủ năng lực, trình
độ, mà còn phải có phẩm chất đạo đức Hiệu lực và chất lượng công tác của
bộ máy nhà nước, suy cho cùng phần lớn phụ thuộc vào hoạt động và chất lượng công tác của cán bộ, công viên chức trong bộ máy nhà nước Tăng cường hiệu lực nhà nước không thể tách rời việc nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất và đạo đức cách mạng của người cán bộ và khắc phục những hiện
Trang 7tượng người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật Phần lớn các cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước trung thực, tận tuỵ làm việc vì nước, vì dân không nề hà khó khăn gian khổ, nêu cao đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số người thoái hoá, biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhũng nhiễu đòi hối lộ, nhận hối lộ, làm tổn thương uy tín của Đảng và Nhà nước ta
Ở nước ta, trong mấy chục năm qua, nạn hối lộ vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội và đang phát triển rất nghiêm trọng, gây tác hại lớn đến hoạt động của bộ máy nhà nước Do vậy, đấu tranh với tội phạm hối lộ là một bộ phận quan trọng của cuộc đấu tranh chống tham nhũng nhằm góp phần khôi phục trật tự, kỷ cương đất nước, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, làm lành mạnh các quan hệ xã hội và củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài "Phòng ngừa tội phạm hối lộ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp" hiện nay ở nước ta là
cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay trong các sách, báo và tạp chí nghiên cứu đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm hối lộ như: "Tìm hiểu pháp lệnh trừng trị tội nhận hối lộ" (Trần Kiêm Lý và Đặng Văn Doãn, NXB pháp lý HN 1982); "Vấn đề nhận quà tạ ơn và tội nhận hối lộ"(Võ Quang Nhạn, tập san Toà án Nhân dân, số 1 - 1986); "Một số ý kiến về tội nhận hối lộ" (Võ Khánh Vinh, Tập san Toà án Nhân dân, số 4 - 1986); "Về dấu hiệu định khung tăng nặng của các tội: Nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ"(Võ Khánh Vinh, Tập san Toà án Nhân dân, số 5 - 1986); " Một số ý kiến về tội đưa hối lộ"( Võ khánh Vinh, Tập san Toà án Nhân dân,
số 1 - 1987); " Một số đặc điểm tội phạm học của các tội hối lộ"( Võ khánh Vinh Tạp chí Pháp chế XHCN, Số 7 + 8 - 1991); " Đấu tranh chống và phòng
Trang 8ngừa tội tham ô, cố ý làm trái và hối lộ trong cơ chế thị trường"(Bùi Hữu Hùng và Trần Phàn, NXB - Chính trị Quốc gia, HN 1993); "Vì sao tội tham ô,
cố ý làm trái và nhận hối lộ ít được phát hiện xử lý" (Trần Phàn, Tạp chí Kiểm sát, số 6 - 1991); " Tội phạm hối lộ và một số biện pháp phòng ngừa xã hội" (Nguyễn Xuân Yêm và Đoàn Kỉnh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4
- 1995); "Đấu tranh chống và phòng ngừa tội tham ô, cố ý làm trái và hối lộ trong cơ chế thị trường" (Viện kiểm Sát nhân dân tối cao, Viện nghiên cứu khoa học; NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1993) và nhiều tác giả khác Các công trình nghiên cứu được công bố đã đề cập được những vấn đề cơ bản về tội phạm hối lộ Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu, cập nhật được tình hình tội phạm hối lộ hiện nay và các biện pháp phòng ngừa tội phạm này Trên cơ sở tiếp thu và phát triển những kết quả của các công trình đã nghiên cứu, luận văn này tiếp tục làm rõ hơn các yêu cầu phòng ngừa tội phạm hối lộ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là đánh giá một cách khái quát thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hối lộ ở nước ta trong thời gian qua, phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm và từ đó xác định kiến giải các biện pháp phòng ngừa tội phạm hối lộ
Nhiệm vụ của luận văn là phải làm rõ các cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác phòng ngừa tội phạm hối lộ trên cơ sở phân tích, tổng kết và đánh giá tình hình hối lộ và tội phạm hối lộ ở nước ta từ năm 1999 đến 2004; rút ra những mặt mạnh cũng như mặt còn hạn chế, tồn tại trong tổ chức hoạt động phòng ngừa để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm này trong thực tế ở nước ta hiện nay
4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tội phạm hối lộ và hoạt động phòng ngừa tội phạm hối lộ của các cơ quan chức năng
Trang 9Phương pháp nghiên cứu của luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng và nguyên nhân của tội phạm hối lộ; kết hợp các phương pháp nghiên cứu hệ thống, so sánh, thống kê nhằm làm rõ các yêu cầu trong
tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm hối lộ những năm vừa qua và yêu cầu đặt ra hiện nay ở nước ta
5 Điểm mới của luận văn
Khái quát và phân tích có hệ thống các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm hối lộ Nghiên cứu làm rõ thực trạng, nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hối lộ ở nước ta từ năm 1999 đến 2004, qua đó nêu ra một hệ thống đồng bộ các giải pháp đấu tranh phòng ngừa tội phạm hối lộ
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được tham khảo và vận dụng vào việc xây dựng các biện pháp đấu tranh phòng ngừa tội phạm hối lộ Đồng thời, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề các tội phạm về tham nhũng
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn có cấu trúc chính gồm 3 chương 6 mục Cụ thể:
Chương I: Nhận thức chung về phòng ngừa tội phạm hối lộ;
Chương II: Thực trạng tình hình tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ ở Việt Nam;
Chương III: Nâng cao hiệu quả tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ ở Việt Nam;
Trang 10CHƯƠNG I NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỐI LỘ
1.1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM HỐI LỘ
1.1.1 Khái niệm tội phạm hối lộ
Điều 15 công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng quy định: hành vi hối lộ là hứa hẹn, tặng hay cho, trực tiếp hay gián tiếp, công chức bất kỳ một lợi ích bất chính cho bản thân công chức ấy hay cho một người hoặc một tổ chức khác, để công chức này làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công vụ; còn hành vi nhận hối lộ là hành vi của công chức, trực tiếp hay gián tiếp, đòi hoặc nhận một lợi ích bất chính cho chính bản thân công chức hay cho người hoặc tổ chức khác, để công chức làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công vụ [11]
Trong các sách báo và các quy định của pháp luật hình sự cũng như thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử thì khái niệm "hối lộ" được sử dụng khá phổ biến Theo quan điểm chung, "hối lộ" được hiểu như một tệ nạn, một loại hiện tượng tiêu cực trong xã hội, một tàn dư do chế độ cũ để lại Theo từ điển
tiếng Việt 2003 thì, hối lộ là đưa tiền của cho người có quyền hành để nhờ làm việc có lợi cho mình, bằng hành vi lạm dụng chức vụ hoặc làm sai pháp luật Ví dụ: Can tội hối lộ, mua chuộc cán bộ ăn hối lộ ( nhận tiền của hối lộ)
[49,tr.459] Dưới giác độ pháp lý hình sự, khái niệm hối lộ được hiểu ở hai nghĩa: theo nghĩa hẹp, hối lộ là tội nhận hối lộ tức là tội phạm được quy định trong điều 279 BLHS 1999; còn theo nghĩa rộng, hối lộ được hiểu gồm 03 cấu thành tội phạm được quy định tại 03 điều luật độc lập trong BLHS 1999 gồm tội nhận hối lộ (Điều 279), tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ
Trang 11(Điều 290) Về vấn đề này trong lý luận và thực tiễn có những cách hiểu khác nhau: Có người dùng khái niệm tội hối lộ và cho rằng tội hối lộ gồm ba hành
vi đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ và nhận hối lộ Theo quan điểm này, ba hành vi trên không được coi là những tội phạm độc lập mà là những hình thức phạm tội của một tội phạm phức hợp (tội hối lộ) Quan điểm này dựa trên quy
định tại điều 1 "tội hối lộ bao gồm: Nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ" của Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ ban hành ngày 20 tháng 05 năm 1981
Chúng tôi thấy quan điểm này không phù hợp cả về lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận, không có cấu thành tội hối lộ; về mặt thực tiễn trong điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng không định tội danh là tội hối lộ
mà định tội danh là tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ Như vậy phải hiểu tội phạm hối lộ gồm 03 tội độc lập: tội nhận hối lộ, tội đưa hối
lộ, tội làm môi giới hối lộ mới đúng bản chất của nó, mới có cơ sở lý luận và phù hợp với pháp luật hình sự hiện hành của Nhà nước Tuy nhiên, giữa các tội phạm này có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau Nhận hối lộ, đưa hối lộ, làm mối giới hối lộ là những tội phạm mà việc thực hiện chúng phải có tối thiểu hai người với tư cách là những chủ thể độc lập, người nhận hối lộ, người đưa hối lộ và người làm môi giới (trong trường hợp có môi giới) Nhưng mỗi tội phạm trên vẫn có tính chất độc lập thể hiện ở chỗ mỗi loại hành vi phạm tội đều có những đặc điểm, dấu hiệu khác nhau, nội dung ý định của những người thực hiện hành vi đó, chủ thể thực hiện, mức hình phạt quy định khác nhau và chính sách xét xử đối với từng tội phạm cũng có sự phân biệt Trong tội phạm hối lộ thì tội đưa hối lộ và tội làm môi giới không phải là những tội phạm về chức vụ theo đúng nghĩa của nó, vì chủ thể của tội phạm
này có thể là người có chức vụ, quyền hạn hoặc bất kỳ người nào các tội
phạm này được xếp vào chương các tội phạm về chức vụ bởi lẽ các hành vi phạm tội của chủ thể có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với hành vi nhận hối
lộ của người có chức vụ, quyền hạn Mặt khác những hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ đều xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
Trang 12Chúng tôi cho rằng, cần hiểu khái niệm "hối lộ" theo nghĩa rộng mới thấy được mối tương quan giữa những các hành vi phạm tội bao gồm nhận hối lộ, làm môi giới hối lộ và đưa hối lộ Điều này giúp chúng ta hiểu được bản chất, đặc điểm của từng hành vi phạm tội để không chỉ giúp cho việc định tội và áp dụng hình phạt đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, mà còn đặt ra các yêu cầu của công tác phòng ngừa các tội phạm này trong thực tế Từ sự
phân tích các quan điểm trên, có thể hiểu tội phạm hối lộ (gồm ba tội độc lập: tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ; và tội làm môi giới hối lộ) là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm vào hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm hối lộ
a Dấu hiệu về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm hối lộ là sự xâm phạm vào những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ tạo nên nội dung hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội Những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm hối lộ xâm hại ở đây chính là hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội Trong bất kỳ quốc gia nào, hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước đều chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Nhà nước có đạt được mục tiêu đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội và công bằng xã hội hay không đều phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước Nếu bộ máy nhà nước hoạt động đúng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật sẽ là tiền đề đầu tiên thúc đẩy sự phát triển của đất nước Đây chính là sự hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước Ngược lại, nếu bộ máy nhà nước hoạt động không theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật sẽ từng bước phá hoại trật tự, kỷ cương đất nước, cản trở sự phát triển của đất nước và hậu quả của nó có thể làm tan rã cả bộ máy nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ Không phải ngẫu nhiên, khi đánh giá về tình hình hoạt động
Trang 13của bộ máy nhà nước hiện nay, Đảng ta đã nhận định, bộ máy nhà nước có không ít khuyết điểm và những vấn đề tồn tại khiến mọi người đang băn
khoăn, lo lắng, nhất là tình trạng tham ô, hối lộ, lãng phí, quan liêu, cửa
quyền, sách nhiễu, ức hiếp nhân dân Tình trạng này trong những năm qua không những chưa bị ngăn chặn, giảm bớt mà ngược lại đang trở lên trầm trọng hơn, gây bất bình trong dư luận, làm giảm lòng tin của nhân dân, làm nản lòng các nhà đầu tư, kinh doanh muốn làm ăn hợp pháp và chính đáng, kìm hãm sự phát triển của đất nước Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước hiện nay là kỷ luật, pháp luật, trật tự, kỷ cương phải được thiết lập nghiêm ngặt trong toàn xã hội, trước hết trong bộ máy nhà nước, đảng, đoàn thể, trong chính ngay các cơ quan pháp luật [15,tr.8-10] Do vậy, bảo vệ sự hoạt
động đúng đắn của cơ quan nhà nước là rất quan trọng
Theo Hiến pháp 1992, các cơ quan nhà nước được chia thành 04 hệ thống cơ quan là: Cơ quan quyền lực (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp);
cơ quan chấp hành, hành chính (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp); cơ quan xét xử (Toà án nhân dân, toà án quân sự); cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân, viện kiểm sát quân sự) Các cơ quan nhà nước được thành lập theo quy định của pháp luật Mỗi cơ quan nhà nước thực hiện một nhiệm vụ, chức năng của nhà nước, được Nhà nước quy định trong lĩnh vực hoạt động riêng biệt với quyền hạn và trách nhiệm nhất định Không một cơ quan, tổ chức nào được phép hoạt động vượt ra ngoài phạm vi mà nhà nước quy định Hoạt động đúng đắn của mỗi cơ quan Nhà nước nói riêng và tất cả các cơ quan nhà nước nói chung, tạo nên sự hoạt động thống nhất của bộ máy nhà nước Trong bộ máy nhà nước, việc thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm
vụ của người này là điều kiện, cơ sở, tiền đề cho hoạt động của người khác Tức là trong công tác giữa cán bộ, nhân viên nhà nước có mối quan hệ tác động biện chứng, qua lại, phụ thuộc nhau Muốn bộ máy hoạt động tốt thì mỗi
bộ phận, mỗi người trong bộ máy đó phải làm đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm
vụ của mình Nếu mỗi người mỗi bộ phận đó làm không đúng chức năng,
Trang 14nhiệm vụ theo quyền hạnmà mìnhđược giaosẽdẫntớibộmáyNhànước hoạtđộng suyyếu,lệch lạc
Ở nước ta, các tổ chức, đặc biệt là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội như mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổng liên đoàn lao động có vai trò và ảnh hưởng rất to lớn đến đời sống chính trị, xã hội Nhiệm vụ chủ yếu của các tổ chức xã hội là đoàn kết toàn dân, tổ chức giáo dục, động viên các thành viên thuộc tổ chức mình thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Các tổ chức xã hội cũng là nơi mà nhân dân thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình Thông qua các tổ chức
xã hội mới có sự liên hệ chặt chẽ giữa bộ máy nhà nước với nhân dân Tổ chức xã hội tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội khi được nhà nước uỷ quyền Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình, những người lãnh đạo, các thành viên của các tổ chức xã hội cũng được Nhà nước giao cho những chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ nhất định như chức năng tổ chức điều hành, chức năng giám sát , và các tổ chức này cũng có bộ máy quản lý điều hành riêng Khi những người cán bộ, nhân viên này mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ để làm hay không làm một việc đều ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của tổ chức xã hội đó Do vậy, hoạt động đúng đắn của các tổ chức xã hội cũng là đối tượng để luật hình sự bảo vệ và là khách thể của tội phạm hối lộ khi hoạt động này bị xâm phạm
Tóm lại, khách thể của tội phạm hối lộ là sự xâm phạm vào những quan
hệ xã hội tạo thành nội dung hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,
b Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm hối lộ khi có một trong ba loại hành vi liên quan đến tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ
Hành vi nhận hối lộ thể hiện bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận trực tiếp hoặc qua trung gian tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất dưới bất
kỳ hình thức nào có giá trị từ 500.000 đồng trở lên để làm hoặc không làm
Trang 15một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ Trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị dưới 500.000 đồng thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng được quy định tại Mục A, Chương XXI BLHS, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm Như vậy, hành vi phạm tội ở đây có thể bằng hành động hoặc không hành động, nhưng nó gắn chặt với người có chức vụ, quyền hạn, chỉ do người có chức vụ quyền hạn thực hiện trong khi thực hiện công vụ Dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành các tội nhận hối lộ Người có chức vụ, quyền hạn có thể trực tiếp lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có để phạm tội như lợi dụng địa vị công tác
Hành vi phạm tội có thể bằng hành động hoặc không hành động Bằng không hành động là cách xử sự "tiêu cực" của người có chức vụ quyền hạn
Họ không thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao, không làm một việc phải làm hay làm không đầy đủ công việc được giao theo yêu cầu của người đưa hối lộ đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước,
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Để xác định hành vi phạm tội bằng không hành động của người có chức vụ, quyền hạn cần xác định người có chức vụ, quyền hạn đó buộc phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà lại không thực hiện khi có đủ điều kiện, khả năng thực tế để thực hiện Hành vi phạm tội bằng hành động là động tác xảy ra một lần hoặc
do nhiều động tác hợp thành trái với những quy định của pháp luật về hoạt động, công tác cũng như thẩm quyền mà người có chức vụ, quyền hạn được giao
Hành vi phạm tội của những người có chức vụ, quyền hạn là trái với công vụ mà họ được giao Công vụ tức là công việc phục vụ, quản lý, điều hành đất nước, phục vụ lợi ích công cộng, phục vụ nhà nước, xã hội nhân dân
do cán bộ, công chức nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước Hành
vi trái công vụ là việc người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi xâm
Trang 16phạm hay cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội Những hành vi đó vi phạm các nguyên tắc và hình thức hoạt động của bộ máy nhà nước, vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Hành vi đưa hối lộ là đưa trực tiếp hoặc qua trung gian tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 500.000 đồng trở lên
và yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích của mình
Hành vi môi giới hối lộ là hình vi có tính chất trung gian cho bên đưa hối
lộ và bên nhận hối lộ với giá trị của hối lộ từ 500.000 đồng trở lên hoặc giá trị của hối lộ dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần (từ hai lần trở lên); Hành vi trung gian được thể hiện như: giới thiệu cho hai bên gặp nhau, chuyển của hối lộ từ bên đưa hối lộ cho bên nhận hối lộ, hoặc chuyển yêu cầu giữa các bên với nhau
c Dấu hiệu về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội nhận hối lộ, ngoài các dấu hiệu chung như đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực pháp luật hình sự, họ còn là người có chức
vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước, tổ chức xã hội Người có chức vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 277 BLHS, là người do bổ nhiệm, do bầu
cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ Người có chức vụ có hai đặc điểm cơ bản, thứ nhất, được giao thực hiện một công vụ nhất định; thứ hai, có quyền hạn nhất định trong khi thi hành công vụ được giao đó
Chủ thể của tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ là chủ thể chung bao gồm bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định
d Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm hối lộ bao gồm các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ đều được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp, động cơ vụ lợi Khi thực
Trang 17hiện tội phạm, người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội trong hành vi của mình
1.1.3 Sơ lƣợc về lịch sử phát triển của pháp luật tội phạm hối lộ
Qua các tư liệu của các triều đại Phong kiến để lại cho thấy tham nhũng nói chung và hối lộ nói riêng là một tệ nạn tương đối phổ biến trong thời kỳ này thể hiện bằng các hình thức như: quan lại nhận tiền, của hối lộ; quan lại bắt lính, dân làm việc cho bản thân; quan lại gây phiền nhiễu và chậm trễ trong các công việc giải quyết đơn từ, án kiện của dân để đòi tiền của Để phòng ngừa tội phạm hối lộ và xử lý các hành vi hối lộ, các triều đại phong kiến đã ban hành nhiều luật lệ, chiếu chỉ và quy định cụ thể trong văn bản pháp luật Điển hình là trong Bộ luật Hồng Đức thời Lê có gần 30 điều khoản quy định chế tài áp dụng cho các hành vi tham nhũng, hối lộ Ví dụ như: Điều
138: " Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan thì xử tội biếm (giáng chức) hay bãi chức, từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ
20 quan trở lên thì xử tội chém Những bậc công thần, quý thần, cũng như những người có tài mà được dự vào hàng bát nghị mà ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan thì bị xử phạt tiền 50 quan, từ 10 quan đến 19 quan thì phạt tiền từ 60 đến 100 quan; từ 20 quan trở lên thì bị xử tội đồ, những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi nộp vào kho" Điều 140 quy định: "Những người đưa hối lộ mà xét ra việc của họ trái lẽ thì theo việc của họ mà định tội Người không phải việc mình mà đi hối lộ thay người khác thì xử tội nhẹ hơn người ăn hối lộ 2 bậc Những người thuộc hạ mà xúc xiểm quan trên thì cũng bị xử tội như thế Của hối lộ phải được nộp vào kho" Điều 120 quy định: Viên quan sai đi công cán
về tấu trình không đúng sự thực thì hạ chức hoặc lao dịch Nếu có ăn tiền hối
lộ thì hạ thêm hai bậc Tương tự như thế, trong Hoàng việt luật lệ thời Nguyễn có 17 quy định riêng về luật hình đối với tội nhận hối lộ và gần 20 điều khoản quy định cụ thể về vấn đề này
Qua các quy định của pháp luật phong kiến về hối lộ cho thấy: Trong giai đoạn phong kiến, ông cha ta đã có thái độ, hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi hối lộ Bộ máy hành chính quan lại của các triều đình phong kiến
Trang 18có những biện pháp, quy chế chặt chẽ để giám sát hành vi và kiểm tra năng lực của đội ngũ quan lại Trong hoạt động của bộ máy hành chính có các cuộc khảo thí thường lệ, kiểm tra thái độ của quan lại hay lệ hồi ty Theo lệ hồi ty,
bộ máy quan lại, viên chức đứng đầu một địa hạt không được phép trị nhậm tại quê hương mình, không được lấy vợ là người sở tại, không được mua bất động sản trên địa hạt mà mình quản lý Việc quy định lệ hồi ty sẽ làm các viên quan tránh được, bị ngăn chặn những khả năng nảy sinh hành vi làm trái với chức trách, lợi dụng quyền hạn để trục lợi Nhà nước phong kiến cũng quy định chế độ lương bổng theo các định lệ (phép quân điền, chia ruộng đất, phong điền ấp ), đảm bảo cho quan lại khi đương chức cũng như khi hưu trí một số đặc quyền, đặc lợi để họ yên tâm thực thi chức trách được giao như mức lương của một quan nhị phẩm hàng năm là khoảng 3 tấn thóc và các bổng lộc được cấp phát (nhu yếu phẩm, tiền thưởng) bảo đảm mức sống sung túc cho quan lại Ngoài ra các quan lại còn được cấp một khoản tiền gọi là
tiền " Dưỡng liêm" để giúp họ giữ được sự thanh liêm của mình trước sự
cám dỗ của đồng tiền do tệ hối lộ mang lại
Sau cách mạng tháng Tám thành công (1945), hối lộ là một tệ nạn nguy hiểm trực tiếp gây tác hại cho hoạt động đúng đắn của Bộ máy chính quyền nhà nước, tổ chức xã hội, đến công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để đấu tranh với tệ nạn này, Chủ tịch
Hồ Chí Minh rất quan tâm chăm lo, giáo dục cán bộ chính quyền cách mạng
về đạo đức: "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", làm cho cán bộ trở thành
"người đầy tớ trung thành của nhân dân" Bác đã dạy cán bộ, đảng viên: ước hết là cán bộ các cơ quan, đoàn thể, cấp cao thì quyền lực to, cấp thấp thì có quyền lực nhỏ, dù to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công dinh tư" Vì vậy cán bộ phải thực hiện chữ liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân" Mặt khác để bảo đảm
"tr-"chống quan liêu, tham nhũng, hối lộ" có hiệu quả, chỉ hơn 1 năm sau ngày
chính quyền cách mạng được thành lập, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh số 223/SL ngày 27 tháng 11 năm 1946 trừng trị các tội đưa hối lộ cho công chức,
Trang 19tội công chức nhận hối lộ Mặc dù còn sơ khai nhưng sắc lệnh này trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp đã đáp ứng được yêu cầu của chính quyền Cách mạng và thể hiện tinh thần, thái độ, chính sách hình sự nghiêm khắc của Nhà nước ta đối với tệ hối lộ Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 13 ngày 24 tháng 01
năm 1946 quy định về việc tuyên thệ khi nhậm chức của phụ thẩm: "Tôi thề trước Công lý và nhân dân rằng tôi sẽ suy xét cẩn thận những án đem ra xử,
không hề ăn hối lộ, vị nể, vì sợ hãi, vì tư lợi hay thù oán riêng mà bênh vực
hay làm hại một bị can nào " Ngoài ra trong một số văn bản của chính
quyền cách mạng cũng thể hiện tinh thần kiên quyết đấu tranh chống hối lộ của Đảng và nhà nước như nghị quyết ngày 14 tháng 9 năm 1957 của Quốc hội Chuẩn Y sắc luật số 004-SLT ngày 20 tháng 7 năm 1957 quy định:
Những người dùng bạo lực, hối lộ hoặc một thủ đoạn khác để phá hoại bầu
cử, hoặc cản trở công dân tự do sử dụng quyền bầu cử và ứng cử của mình có thể tuỳ theo tội nhẹ hay là nặng bị phạt tù từ một tháng đến ba năm;
Sau khi đất nước thống nhất (1975), lần đầu tiên vấn đề hối lộ đã được quy định trong luật hiến pháp năm 1980 - một đạo luật gốc, cơ bản, quan
trọng nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật: "Mọi hoạt động đầu cơ, tích trữ, kinh doanh bất hợp pháp, làm rối loại thị trường, phá hoại kế hoạch Nhà
nước, tham ô, trộm cắp, hối lộ hoặc lãng phí, vô trách nhiệm gây thiệt hại
nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân đều bị pháp luật nghiêm trị" (Điều 35 Hiến pháp năm 1980) Thể chế hoá quy định của Hiến
pháp, Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ ban hành ngày 20 tháng 05 năm 1981 quy định cụ thể hơn Sắc lệnh số 223 và có thể coi đây là bước phát triển đáng kể của pháp luật hình sự trong lĩnh vực này Pháp lệnh đã góp phần bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách và pháp luật, tăng cường quản lý Nhà nước; khuyến khích cán bộ, nhân viên nêu cao đức tính liêm khiết; động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ tập thể, tích cực đấu tranh chống tệ hối lộ Pháp lệnh này đã quy định tương đối rõ các hành vi đưa, nhận, môi giới hối
lộ, hình phạt áp dụng cũng như đường lối xử lí loại tội phạm này góp phần trừng trị kịp thời tội phạm hối lộ Ngoài ra có các văn bản dưới luật quy định
Trang 20nhà nước kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm này như: Nghị định của Hội đồng chính phủ số 217-CP ngày 8/6/1979 ban hành bản Quy định về chế
độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên và cơ quan Nhà nước có trách nhiệm khắc phục khó khăn, tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi cho nhân dân, không được có thái độ ban ơn, sách nhiễu, không được đầu cơ, vụ lợi, ăn hối lộ dưới bất cứ hình thức nào Nghị quyết số 37 - CP ngày 4/2/1980 của Hội đồng chính phủ quy định những chủ trương và biện pháp lớn nhằm thực hiện nghiêm chỉnh bốn chế độ: chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ phục vụ nhân dân, chế
độ bảo vệ của công Phải gắn liền việc xây dựng các chế độ này với việc phát huy quyền làm chủ tập thể của công nhân, viên chức, nông dân, và nhân dân
lao động, đấu tranh chống tệ lấy cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, tệ hối lộ và ức
hiếp dân Cuộc đấu tranh chống các mặt tiêu cực phải được triển khai rộng khắp thành phong trào của quần chúng và phải do các đồng chí phụ trách các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị trực tiếp lãnh đạo Hội đồng Chính phủ, các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần tổ chức ở mỗi cấp một lực lượng cán bộ chuyên trách để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện bốn chế độ trong các ngành, các cấp, đồng thời kiểm tra việc đấu tranh chống lấy cắp tài
sản Nhà nước, chống hối lộ và ức hiếp dân Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
số 183 - TTg ngày 5 tháng 6 năm 1980 về việc thi hành Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp và phục vụ trong khu vực kinh tế tập thể và cá thể
quy định phòng ngừa, ngăn chặn và "xử lý nghiêm minh các trường hợp hối
lộ và ăn hối lộ" Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng số 26-HĐBT ngày
15-2-1984 về việc tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu lực thanh tra kiến nghị những chủ trương, biện pháp nhằm ngăn ngừa và chống mọi biểu
hiện của tệ quan liêu, thiếu trách nhiệm, vô kỷ luật, tệ tham ô, hối lộ, cửa
quyền, ức hiếp quần chúng BLHS năm 1985 đã quy định tội nhận hối lộ tại điều 226; và quy định tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ và cùng một điều luật 227
Trang 21Thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm hối lộ đã chỉ ra, cần thiết phải phân hoá trách nhiệm hình sự của từng hành vi liên quan đến hối lộ, nhất là hành vi đưa hối lộ và hành vi môi giới hối lộ Vì vậy, Bộ luật hình sự 1999, một mặt cụ thể hoá hơn những tình tiết nhận hối lộ, quy định mức giá trị của của hối lộ Đồng thời tách riêng hành vi đưa hối lộ và môi giới hội lộ thành hai tội độc lập Như vậy, trong Bộ luật hình sự 1999, tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 279 Tội đưa hối lộ - Điều 289 và Tội môi giới hối lộ - Điều
290 Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định rõ ràng hơn trách nhiệm hình sự của từng tội cụ thể trong tội phạm hối lộ, tạo điều kiện cho công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm này trong thực tế xã hội Nhìn chung, trong ba giai đoạn trên, chúng ta đã ban hành nhiền văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho cuộc chiến chống quan liêu, hối lộ, tiêu cực trong Bộ máy nhà nước Tuy vậy, các văn bản còn mang tính định hướng, chưa tạo ra những thiết chế, cơ chế cần thiết làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh Các văn bản còn tản mạn, không tập trung, mới chỉ chú trọng đến việc xử lý các hành vi mà chưa có quy định tạo ra cơ chế phòng ngừa nhằm loại bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hối lộ Các quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 về tội phạm hối lộ đã bộc lộ những tồn tại, khó áp dụng trong thực tiễn Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định cụ thể, chi tiết các hành vi hối lộ, đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm hối lộ
1.2 NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỐI LỘ 1.2.1 Khái niệm phòng ngừa tội phạm hối lộ
Phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm hối lộ nói riêng chiếm vị trí quan trọng Tính quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ, phòng ngừa tội phạm
là không để cho tội phạm xảy ra, không để cho tội phạm gây hậu quả cho xã hội, không để cho thành viên của xã hội phải chịu hình phạt của pháp luật, tiết kiệm được những chi phí cần thiết cho Nhà nước trong công tác điều tra, truy
tố, xét xử và cải tạo giáo dục người phạm tội Đối với tội phạm hối lộ, phòng
Trang 22ngừa tội phạm này đảm bảo cho sự hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, không chỉ tạo ra những tiền đề để đạt được cho những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mà còn bảo vệ được những quyền cơ bản của công dân Tuy nhiên, tội phạm nói chung và tội phạm hối lộ nói riêng lại là hiện tượng xã hội hết sức phức tạp bắt nguồn từ những nguyên nhân, điều kiện mang tính xã hội nên muốn phòng ngừa được chúng không chỉ thực hiện đồng bộ bằng nhiều biện pháp khác nhau mà còn với sự tham gia của toàn xã hội hướng vào việc thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện này
Tội phạm hối lộ là hiện tượng xã hội tiêu cực, hết sức phức tạp, đa dạng, nhiều cấp độ nên phòng ngừa chúng trước tiên chúng ta phải bằng mọi cách khác nhau để kiềm chế được tình hình tội phạm Sau đó, từng bước đẩy lùi và tiến tới giải quyết, xử lý loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội Nguyên nhân
và điều kiện của tội phạm hối lộ mang tính xã hội, tính lịch sử, tính giai cấp,
do vậy phòng ngừa chúng phải được thực hiện đồng bộ bằng nhiều biện pháp
xã hội và là nhiệm vụ chung của toàn xã hội Nó đòi hỏi các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân cùng phải tiến hành
Đặc điểm pháp lý của tội phạm tội hối lộ, như đã phân tích ở phần trên liên quan đến người có chức vụ trong bộ máy nhà nước và những người khác
ở trong cơ quan nhà nước cũng như ngoài xã hội mà phòng ngừa tội phạm hối lộ hướng trước tiên vào việc thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ các hoạt động của người có chức vụ bằng các biện pháp pháp luật, kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm sát, xử lý với những vi phạm của người có chức vụ trong khi thực thi công vụ Ngoài ra còn có các biện pháp khác liên quan đến điều tra, khám phá, xử lý đối với những vi phạm của người có chức vụ trong thực thi công vụ, các biện pháp giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật trong nhân dân, động viên nhân dân kiên quyết đấu tranh với hiện tượng tiêu cực này Cho nên, các biện pháp đấu tranh phòng và chống tội phạm hối lộ cần phải được thực hiện đồng bộ từ việc bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách, quy chế, quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý kinh tế - tài chính, quản
lý tài sản công, không để sơ hở cho kẻ xấu lợi dụng cho đến việc tăng cường
Trang 23thanh tra, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát, động viên các chi bộ Đảng, Mặt trận, đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng và toàn xã hội giám sát, kiểm tra, phát hiện tố cáo, lên án những kẻ hối lộ Phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật những cán bộ, đảng viên, công chức ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực nào lợi dụng chức quyền để nhũng nhiều đòi hối lộ Thực hiện nghiêm những điều cấm đối với cán bộ, công chức Đồng thời phải cải cách cơ bản chế độ tiền lương, nâng cao đời sống người hưởng lương, chống đặc quyền đặc lợi Thường xuyên giáo dục cán bộ đảng viên, công chức về chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng Xác định được điều này có ý nghĩa trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm hối lộ trong từng ngành, từng lĩnh vực Chỉ có thực hiện được như thế thì mới có thể giải quyết từng bước hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và xoá bỏ tội phạm này trong bộ máy nhà nước nói riêng
và trong toàn xã hội nói chung
Phòng ngừa tội phạm hối lộ là việc áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp pháp luật, hành chính, tư pháp và những biện pháp khác nhau hướng vào việc thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm này nhằm từng bước, ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ chúng trong cuộc sống xã hội
1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hối lộ
Để có thể đưa ra được các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung cần thiết xác định được các nguyên nhân và điều kiện phạm tội Việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm hối lộ cũng bắt nguồn từ yêu cầu này Do vậy, xác định được nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm hối lộ là yêu cầu đầu tiên Khi đã xác định đúng được những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm hối lộ thì việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa không phải là khó Theo chúng tôi, tội phạm hối lộ có điều kiện pháp triển ở nước ta trong những năm qua là do pháp luật quy định liên
Trang 24quan đến hoạt động của những người có chức vụ còn nhiều sơ hở, chưa chặt chẽ Thêm vào đó, chưa có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực của người
có chức vụ Việc kiểm tra, thanh tra còn chưa làm đến nơi, đến chốn; công tác quản lý kinh tế, tài sản nhà nước còn nhiều lỏng lẻo Thêm vào đó, những vấn
đề liên quan đến những yếu kém trong nhân cách, đạo đức của người có chức
vụ Những tiêu cực của nền kinh tế thị trường dễ tấn công vào người có chức
vụ Ngoài ra cơ chế hành chính nhà nước còn thể hiện ở việc “xin - cho” trong cấp phát ngân sách, tiền của nhà nước; những cơ chế hành chính liên quan đến giải quyết quyền lợi của người dân rườm rà, gây phiền hà đã làm phát sinh tiêu cực và làm xuất hiện hành vi hối lộ.Tất cả những điều đó cần phải được làm rõ mới đưa ra được các biện pháp phòng ngừa Như vậy, các biện pháp phòng ngừa tội phạm hối lộ tập trung vào:
1 Những biện pháp phòng ngừa chung
Trước tiên, các biện pháp kinh tế thông qua sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
Một trong những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm hối lộ chính là chế
độ lương cho đội ngũ cán bộ công chức từ trung ương đến địa phương nói chung còn chưa thoả đáng, chưa đáp ứng được các yêu cầu về ăn, ở sinh hoạt,
đi lại v.v., hay nói cách khác là chưa đảm bảo cuộc sống Do vậy, đội ngũ này còn tìm cách xoay sở bằng các biện pháp khác nhau ở vị trí công tác của mình Cũng cần nhìn nhận vào thực tế phát triển kinh tế của nước ta trong nhiều năm, mặc dù kinh tế hiện nay có phát triển hơn trong những năm của thời kỳ bao cấp, nhưng vẫn là nước kém phát triển nhất trong khu vực Đông Nam á, thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức độ 450 $ một năm Chính sự kém phát triển về kinh tế nên chế độ đãi ngộ với đội ngũ cán bộ, công chức còn rất thấp Để khắc phục tình trạng này phải phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống vật chất chung cho công dân nói chung và đội ngũ cán bộ công chức nói riêng Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên, trong khoa học nghiên cứu tội phạm và các biện pháp phòng ngừa đã chỉ ra, bằng sử dụng sức mạnh kinh tế
Trang 25để khắc phục, hạn chế và loại trừ nguyên nhân và điều kiện phạm tội nói chung và tội phạm hối lộ nói riêng Vì vậy phải thực hiện các biện pháp kinh
tế như: phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân,
tổ chức việc làm cho người lao động, điều kiện sống và làm việc, mở rộng mạng lưới dịch vụ xã hội và phúc lợi xã hội , từ đó có chế độ lương thoả đáng cho đội ngũ cán bộ, công chức Ngoài ra cũng phải nhìn nhận, biện pháp kinh tế được coi là một trọng những biện pháp hàng đầu vì nó là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp khác
Thứ hai, các biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho công dân nói chung và đội ngũ cán bộ công chức nói riêng
Biện pháp chính trị, tư tưởng hướng vào việc áp dụng những chuẩn mực quy tắc đạo đức mới, đấu tranh với tàn dư xã hội cũ trong nhận thức và hành
vi của mỗi con người, đó là phải nâng cao ý thức cho mọi người dân thấy được trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng xã hội mới nói chung, trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng Đảng ta nhận thấy rằng, sự giác ngộ của các thành viên trong xã hội càng cao thì càng được hoàn chỉnh và mở rộng tính tích cực sáng tạo của họ trong việc phát triển những hình thức lao động xã hội chủ nghĩa, trong việc củng cố kỷ luật và trật tự, loại trừ những hiện tượng tiêu cực trong việc lập ra những quan hệ mới giữa con người, trong việc giải quyết thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhiệm vụ này gắn liền với nhiệm vụ phát triển cơ sở đạo đức trong cuộc sống xã hội, nâng cao trình độ kỷ luật tự giác của con người, tăng cường ảnh hưởng của dư luận xã hội trong quá trình này Đảng cộng sản Việt Nam đang tiến hành công tác giáo dục chính trị, tư tưởng rộng lớn nhằm giáo dục nhân cách con người Việt Nam để có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị, có lối sống lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao tính tích cực xã hội của mỗi công dân trong việc đấu tranh với mọi quan điểm, tư tưởng sai trái, lệch lạc, quan liêu, cửa quyền, chủ nghĩa cá nhân, xa hoa, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng nói chung
Trang 26Gắn liền với phòng ngừa tội phạm hối lộ, biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho công dân nói chung và đội ngũ cán bộ công chức nói riêng tập trung vào tạo nên sự lên án của dư luận xã hội đối với hành vi hối lộ của bất
kỳ người nào, người đưa, môi giới và nhận hối lộ, nhất là những người làm việc trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến đ ịa phương; tạo nên phong trào quần chúng rộng rãi tố giác với cơ quan có thẩm quyền về các hành vi hối lộ; giám sát chặt chẽ những việc làm của cán bộ công chức nhà nước v.v… Điều này có ý nghĩa rất lớn nhằm từng bước loại trừ hiện tượng tiêu cực này trong xã hội nói chung
Thứ ba, các biện pháp tổ chức quản lý, nhất là quản lý nhà nước, quản
lý kinh tế, quản lý xã hội
Đây là những biện pháp khác nhau nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là vai trò quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý để thích ứng và có hiệu lực trong cơ chế thị trường, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế - xã hội trong khuôn khổ pháp luật theo một trật tự thống nhất Trước hết cần phải khắc phục những sai lầm, thiếu sót, sơ hở trong tổ chức quản lý để hạn chế, khắc phục một số nguyên nhân và điều kiện của tội phạm Đồng thời, cần thiết phải
tổ chức các tầng lớp nhân dân thành những lực lượng chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa như: xây dựng các tổ an ninh nhân dân, thanh tra nhân dân, thanh tra công dân, tổ chức dân phòng, dân quân tự vệ, các tổ bảo vệ trong xí nghiệp, cơ quan, hợp tác xã, nông trường, công trường, các cán bộ trong các
cơ quan bảo vệ pháp luật, các ban công tác thanh thiếu niên, các ban kiểm tra trực thuộc các Uỷ ban nhân dân và các tổ chức xã hội khác - đó là một lực lượng to lớn mà Nhà nước và xã hội đang tổ chức, sử dụng trong công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, trong đó có tội phạm hối lộ Biện pháp quản
lý được thể hiện trong hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm quản lý đất nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội Hoạt động quản lý gắn liền với tổ chức, lãnh đạo, đảm bảo mọi hoạt động trong đất nước đi vào một khuôn khổ nhất
Trang 27định, nhịp nhàng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước theo một nhịp độ ổn định
Thứ tư, các biện pháp văn hóa, giáo dục dưới mọi hình thức để góp phần hình thành nhân cách cho mọi công dân, trong đó có đội ngũ cán bộ công chức nói riêng
Biện pháp văn hóa, giáo dục được thể hiện ở chỗ không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho mọi công dân, hình thành nhân cách con người mới có ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm hối lộ, tôn trọng kỷ cương xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy tắc của cuộc sống và luật pháp của Nhà nước Đảm bảo phổ cập văn hóa ở mức độ có thể và không ngừng nâng cao trình độ văn hóa của xã hội Tổ chức hệ thống giáo dục và đào tạo rộng khắp với những điều kiện thuận lợi cho nhân dân, thu hút quần chúng nhân dân vào các hoạt động văn hóa lành mạnh, bổ ích Bằng các hình thức văn hóa nghệ thuật khác nhau hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao đời sống văn hóa, nghệ thuật khác nhau, giáo dục lòng yêu tổ quốc, đất nước, dân tộc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, lên án các hành vi hối lộ dưới mọi hình thức v.v Bằng các hoạt động như vậy để người dân tự giác chấp hành các yêu cầu giữa cái chung của xã hội và cái riêng trong cuộc sống của mình trên cơ sở tuân thủ pháp luật và nếp sống xã hội xã hội chủ nghĩa
Thứ năm, Các biện pháp pháp luật điều chỉnh các hành vi xã hội theo hướng loại trừ các tiêu cực xã hội nói chung và hối lộ nói riêng
Vai trò của pháp luật trong việc phòng ngừa tội phạm hối lộ không chỉ thể hiện ở việc dùng pháp luật tác động đến người phạm tội bằng hình phạt, bằng điều cấm đoán của pháp luật hình sự Vai trò của pháp luật được đánh giá ở góc độ lớn hơn đó là pháp luật trở thành công cụ điều chỉnh các quan hệ
xã hội có hiệu quả cao nhờ vào tính phổ biến, tính xác định về mặt hình thức
và tính cưỡng chế Do đó biện pháp pháp luật được thể hiện trước tiên là Nhà nước sẽ phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, để đảm bảo mọi hoạt
Trang 28động trong xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật Pháp luật là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện việc quản lý, điều hành đất nước và điều chỉnh hành vi của đội ngũ cán bộ công chức khi thực thi nhiệm vụ của mình Cho nên phải đặc biệt chú ý xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến việc tổ chức phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm hối lộ; xác định rõ quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân trong công tác này Những yêu cầu mới của cơ chế quản lý đòi hỏi pháp luật phải được ban hành đầy đủ, đồng bộ, toàn diện vì nó là cơ sở để quản lý đất nước theo một trật tự thống nhất Giáo dục pháp luật cho mọi công dân để mọi người hiểu được những việc buộc phải làm và những việc cấm làm để mọi người tự giác chấp hành Cần thiêt áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với mỗi hành vi phạm tội hối lộ, không trừ một ai, nếu họ vi phạm, gây thiệt hại cho lợi của Nhà nước, của xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đặc biệt liên quan đến người có chức vụ khi thực thi công vụ, đảm bảo pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất, có đủ khả năng kiểm soát được hoạt động của những người này Trong nhóm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật liên quan đến phòng ngừa tội phạm hối lộ tập trung vào tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong quản
lý và sử dụng ngân sách nhà nước; trong quy định các định mức, tiêu chuẩn, chế độ; trong nhận quà biếu dưới mọi hình thức; chế độ cấp phát tài sản nhà nước; chế độ kê khai tài sản cá nhân đối với cán bộ, công chức nhà nước v.v Thực tế, tội phạm hối lộ có thể xảy ra trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống xã hội mà khi xây dựng pháp luật đòi hỏi hạn chế và thủ tiêu được các tiêu cực có thể phát sinh Đây là vấn đề khó nhất trong phòng ngừa tội phạm này Tuy nhiên, nếu không làm được điều này thì không thể nói đến phòng ngừa được tội phạm hối lộ
Ngoài các biện pháp nói trên, trong hoạt động phòng ngừa chung có thể
áp dụng nhiều biện pháp khác nữa như biện pháp khoa học kỹ thuật (sử dụng
Trang 29các thành tựu của khoa học hiện đại vào hoạt động phòng ngừa tội phạm hối lộ); biện pháp hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tham nhũng, trong đó
có tội phạm hối lộ v.v Cần nhận thức rằng, những biện pháp phòng ngừa chung bao gồm các biện pháp chung nhất giải quyết những nhiệm vụ chung của xã hội được thực hiện bởi Đảng, Nhà nước, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và toàn thể công dân nhằm phát triển xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao trình độ văn hóa, tính tích cực, tính tự giác của công dân Đây là nhóm các biện pháp cơ bản, lâu dài, chiến lược không phải thực hiện trong thời gian nhất định mà trong cả quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Những biện pháp này được thực hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị, tư tưởng, tổ chức quản
lý v.v Và thực hiện tốt các biện pháp đó sẽ tạo ra cơ sở, tiền đề khách quan đối với việc phòng ngừa tội phạm
2 Các biện pháp phòng ngừa riêng tội phạm hối lộ
Các biện pháp phòng ngừa riêng - phòng ngừa các tội phạm hối lộ là tổng hợp các biện pháp tác động nhằm loại trừ trực tiếp các nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm hối lộ Đây là biện pháp trực tiếp, tức là biện pháp này tác động một cách có mục đích, có định hướng và trực tiếp vào những yếu tố có khả năng gây ra các tội phạm hối hộ của một hoặc một số nhóm người nhất định thông qua việc xác định nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm này
Thứ nhất, thực hiện có hiệu quả cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của những người có chức vụ trong thực thi công vụ
Việc thực hiện cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát phải được thực hiện
từ nhiều phía khác nhau như từ cấp trên đối với cấp dưới; từ các tổ chức quần chúng, nhất là vai trò của mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên; từ các
cơ quan chuyên môn cũng như các cơ quan chuyên trách trong các tổ chức như thanh tra chính phủ, thành tra ngành, lĩnh vực, uỷ ban kiểm tra của Đảng, các cơ quan bảo vệ pháp luật Song song với điều này cần thiết tổ chức các cơ
Trang 30quan bảo vệ pháp luật đảm bảo cho công tác đấu tranh chống tội phạm theo hướng chuyên môn hoá cao, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào công tác phòng ngừa tội phạm hối lộ
Nâng cao vai trò và năng lực của Nhà nước, hiệu quả quản lý, kiểm tra, giám sát về mặt kinh tế và hành chính của Nhà nước từ trung ương đến địa phương gắn liền với giám sát hành vi của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước; nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, điều tiết, điều khiển nền kinh tế thị trường còn nhiều yếu tố sơ khai bằng một hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản pháp quy, bằng các kế hoạch hóa, các thiết chế tài chính ngân hàng, các công cụ và chính sách kinh tế cùng hệ thống doanh nghiệp nhà nước Chú trọng nhất là quản lý kinh tế ở cả cấp vĩ mô và vi mô, ở từng địa phương, từng ngành trong cả nước Xét về nguồn gốc, hối lộ là một tệ nạn chủ yếu phát sinh từ sơ hở yếu kém trong quản lý kinh tế, quản lý hành chính nhà nước Vì vậy, muốn phòng ngừa và ngăn chặn tệ nạn này, phải xóa bỏ ngay cơ sở làm nảy sinh hối lộ, ban hành mới các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế theo hướng phải cụ thể, chặt chẽ Thủ tục hành chính phải gọn nhẹ, thuận lợi,
dễ thực hiện, quy chế công chức, công vụ phải rõ ràng Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, những người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân công chức Mọi thủ tục phải được công khai hóa, tránh các quy định tạo
ra sự đặc quyền, đặc lợi Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong cuộc đấu tranh chống hối lộ, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức đảng, đoàn thể đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhằm phát hiện, tố giác các hành vi hối lộ Phải áp dụng các biện pháp kiểm soát thu nhập của công chức bằng việc tiến hành kê khai tài sản, kê khai thu nhập của công chức, đồng thời kiểm soát tài sản qua ngân hàng Trường hợp tình nghi, yêu cầu công chức phải giải trình nguồn gốc thu nhập và tài sản, nếu không chứng minh được tính hợp pháp thì tài sản đó bị coilà bất minh và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
Trang 31Thứ hai, khắc phục các sơ hở trong quản lý đất nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội không để cho người có chức vụ có thể lợi dụng để phạm tội hối
lộ
Xoá bỏ những hoàn cảnh thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm hối lộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như việc khắc phục các sơ hở trong quản lý đất nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội không để cho người có chức vụ có thể lợi dụng để phạm tội Thực tế thực hiện cơ chế quản lý các hoạt động xã hội rất rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có thể nảy sinh hành vi phạm tội hối lộ mà khó có thể kể hết được Ví dụ, trong y tế khám chữa bệnh cho nhân dân; trong giáo dục đào tạo, tuyển sinh, tuyển dụng; trong đăng ký phương tiện và kiểm soát hoạt động giao thông, thậm chí ngay cả trong thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, cất nhắc cán bộ v.v đều có thể phát sinh hối lộ Do vậy, khắc phục các sơ hở trong hoạt động quản lý thường phải gắn liền với tiến trình cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp Đây là vấn
đề rất khó không phải một lúc, hoặc một thời gian ngắn có thể làm được Tuy
nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không phòng ngừa được tội phạm
hối lộ Điều này cho thấy phòng ngừa tội phạm hối lộ phải tiến hành lâu dài trên nhiều phương diện khác nhau của cuộc sống xã hội
Thực hành có hiệu quả dân chủ rộng rãi trong Đảng, Nhà nước ở mỗi cơ quan, đoàn thể, tổ chức sản xuất kinh doanh mà thực chất là đưa phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” vào thực tiễn cuộc sống để điều chỉnh, chế ước, kiểm tra, giám sát và phát hiện các dấu hiệu tội phạm hối lộ của đội ngũ đảng viên nhất là những cán bộ có chức có quyền, cán bộ được giao nắm giữ tài sản của Nhà nước, tập thể Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết Để nâng cao hiệu quả của phương thức này chúng ta cần phải phát huy vai trò sức mạnh của ý kiến nhân dân, phải biết tổ chức ý kiến của nhân dân Xây dựng không khí dân chủ, công khai để nhân dân tự do phát biểu tư tưởng và nguyện vọng của mình Hoàn thiện quy chế dân chủ ở cơ sở để đẩy mạnh tính tích cực của quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống hối lộ Gắn chặt việc thực hiện quy chế dân chủ ở
Trang 32cơ sở với việc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng nói chung và tội phạm hối lộ nói riêng
Thứ ba, giám sát của công dân đối với hoạt động của những người có chức vụ trong bộ máy nhà nước
Tạo điều kiện cho mọi công dân tham gia vào hoạt động giám sát hoạt động của những người có chức vụ là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là mở rộng quyền thông tin của đội ngũ báo chí trong cả nước, đưa vị trí của những người làm báo là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực xuất hiện ở bộ máy quyền lực nhà nước nói chung và tội phạm hối lộ nói riêng Thực tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm hối lộ trong những năm qua cho thấy, nhiều hành vi hối lộ của người có chức vụ bị phát hiện đều do quần chúng nhân dân tố cáo, đặc biệt các thông tin này được phản ánh thông qua báo chí Cho nên, đưa báo chí trở thành nơi phản ánh được tiếng nói của nhân dân về những hoạt động của những người có chức vụ trong bộ máy nhà nước là rất quan trọng Phát huy được năng lực của đội ngũ những người làm báo có ý nghĩa rất to lớn trong kiểm soát quyền lực của những người có chức
vụ, không chỉ hạn chế được những mặt tiêu cực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà còn nhanh chóng làm rõ được những hành vi liên quan đến hối lộ xảy ra trong thực tế xã hội Cho nên, đây là biện pháp phòng ngừa quan trọng đối với tội phạm hối lộ
Phải thu hút, lôi cuốn, động viên quần chúng tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống hối lộ; xây dựng thành phong trào rộng rãi, đấu tranh chống thói hư tật xấu của những người có chức vụ, quyền hạn; tạo ra cơ chế dân chủ
để nhân dân tố giác, phát hiện hành vi hối lộ; có quy định và biện pháp bảo vệ người tố cáo về hành vi hối lộ, những người tích cực, kiên quyết đấu tranh,
có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời thích đáng đối với những người có công trong việc phát hiện và xử lý các hành vi hối lộ v.v đều có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa tội phạm này trong cuộc sống xã hội Ngoài ra cần xác định đấu tranh phòng chống tội phạm hối lộ là nghĩa vụ chung của toàn
xã hội, đồng thời là trách nhiệm to lớn của báo chí Báo chí ngày càng có vai
Trang 33trò quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt là phát hiện, đưa ra công luận những vụ tham nhũng lớn nói chung và tội phạm hối lộ nói riêng Phải thực hiện cơ chế phối hợp giữa báo chí với các cơ quan chức năng, các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có cơ chế cung cấp thông tin, góp ý, định hướng thông tin giúp báo chí đảm bảo độ chính xác của thông tin và đúng pháp luật
Thứ tư, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước
Giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa tội phạm hối lộ Có thể thấy rất rõ rằng, trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tích cực còn có nhiều hiện tượng tiêu cực tác động đến lối sống, cách nghĩ và làm của một số người Không ít người có chức vụ nghĩ rằng, trong cương vị chức trách của mình có thể mang lại nhiều lợi ích cho người khác mà dựa vào đó
có thể đòi hỏi người khác phải đưa tiền của, có nghĩa có thể kiếm chác được trong vị trí của mình Ngược lại, còn nhiều người khác thì lại cho rằng, để giải quyết những việc liên quan đến mình thì tốt nhất là tốn kém một chút để công việc trôi chảy hơn Với cách nghĩ như thế, người có chức vụ có cơ hội vòi vĩnh Còn những người có lợi ích thì có cơ hội giải quyết mọi công việc bằng tiền, kể cả trái pháp luật Như vậy, tuyên truyền giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật để mọi công dân nói chung và những người có chức vụ nói riêng tự giác không thực hiện hành vi hối lộ là điều quan trọng, không để tội phạm này xảy
ra trong thực tế xã hội
Các cơ quan có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước phải quan tâm giáo dục, rèn luyện nhận thức tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và đội ngũ công chức nhà nước, phải nâng cao cảnh giác và phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức và lối sống trong sạch cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là vấn đề rất quan trọng để những cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước luôn có nhận thức tư tưởng và lập trường kiên định, vững vàng, không bị lung lay ý chí nên không thể bị mua chuộc, bị cám dỗ của đồng tiền
Trang 34Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chính quy hiện đại có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, trung thành, tận tụy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân Chế độ tuyển dụng, thăng tiến, kỷ luật, khen thưởng phải cụ thể, rõ ràng Phải có chế độ quản lý công chức khoa học chặt chẽ Để bảo vệ sự trong sạch, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết phải có những quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, quy chế làm việc, trách nhiệm rõ ràng, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tinh thần tôn trọng và phục
vụ nhân dân Nhà nước quản lý cán bộ, công chức chặt chẽ, áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm minh, trường hợp phạm tội phải xử lý hình sự nặng hơn với công dân bình thường Đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật
về hành chính, công khai hóa hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức Ngoài ra, còn phải chú trọng chăm lo đời sống cho họ, có chế độ khen thưởng đãi ngộ và mức lương thích hợp để duy trì và đảm bảo cuộc sống ổn định cho bản thân và gia đình
Thứ năm, nâng cao hiệu quả các biện pháp điều tra, khám phá của các
cơ quan tư pháp
Kiên quyết giải quyết, xử lý dứt điểm các vụ án hình sự về hối lộ lớn, nổi cộm, bức xúc đã được phát hiện Đối với các vụ hối lộ liên quan đến cán bộ lãnh đạo, dù cán bộ đó ở cấp nào, đương chức, đã chuyển công tác hoặc đã nghỉ hưu phải được xem xét đầy đủ về trách nhiệm cả về hành chính lẫn hình
sự Phải xử lý về trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị để xảy ra các vụ án hối lộ
Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa khác như tổ chức điều tra, khám phá, xử lý tội phạm hối lộ; luân chuyển, chuyển đổi định kỳ công tác của người có chức vụ ở những vị trí dễ xảy ra hối lộ; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức liên quan đến quản lý hành chính nhà nước v.v là những biện pháp góp phần quan trọng vào phòng ngừa tội phạm hội
lộ
Trang 35Phòng ngừa tội phạm hối lộ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân, trong đó có các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án giữ vai trò quan trọng và phải được đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng,
sự chỉ huy thống nhất của Nhà nước, sự ủng hộ, tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, của toàn thể nhân dân và được thực hiện bằng những kế hoạch cụ thể, chi tiết với sự tham mưu đúng đắn của cơ quan chuyên môn
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC
PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỐI LỘ Ở VIỆT NAM
2.1 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM HỐI LỘ Ở NƯỚC TA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2004
2.1.1 Số liệu tình hình tội phạm hối lộ
1 Tội phạm hối lộ được quy định trong hai mục Bộ luật hình sự Tại Mục A nhóm các tội phạm về tham nhũng có quy định Tội nhận hối lộ (Điều 279) Tội đưa hối lộ (Điều 289) và Tội làm môi giới hối lộ (Điều 290) được quy định tại Mục B là nhóm các tội phạm khác về chức vụ Nói chung tội phạm hối lộ chỉ là một trong các tội phạm về chức vụ, mà nhóm tội phạm này được phát hiện rất ít trong thực tế Nên tội phạm hối lộ được đưa vào thống kê hình sự với số lượng rất nhỏ Mặt khác, tình hình thống kê tội phạm ở nước ta chưa có được quy định thống nhất mà mỗi cơ quan có những thống kê khác nhau Để có thể hiểu được số liệu tính hình tội phạm hối lộ cần thông qua nhiều báo cáo của nhiều cơ quan với những khoảng thời gian khác nhau
2 Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an, từ năm
1998 đến năm 2002 đã xảy ra 412.779 vụ án hình sự [4, tr.21-24], trong đó
có 0,01% vụ án hình sự liên quan đến tội phạm hối lộ Như vậy, trong 5 năm
Trang 36từ 1998 đến 2002 có 41 vụ án hình sự về tội phạm hối lộ, trung bình mỗi năm
có 8 vụ
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của Bộ Công an trong Hội nghị toàn quốc
về đấu tranh chống tham nhũng và buôn lậu được tổ chức vào tháng 6 năm
2005 tại thành phố Hà Nội và tại thành phố Hồ Chí Minh thì từ năm 1993 đến
2004, Bộ Công an đã phát hiện 178 vụ án về tội phạm hối lộ với số tiền là 12
tỷ đồng Như vậy, mỗi năm, Bộ Công an phát hiện điều tra 15 vụ án hối lộ Ngay thống kê số liệu này của Bộ Công an cũng đã không giống nhau và thiếu nhất quán, chưa phản ánh đúng tình hình số liệu tội phạm hối lộ hiện nay ở nước ta
Theo báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong số liệu thống kê trình Quốc hội khoá XI, số vụ án hình sự về tội phạm hội lộ bị khởi tố, điều tra và truy tố là: [46]
Bảng 1 Thống kê tội phạm hối lộ bị khởi tố, điều tra, truy tố
Như vậy, trong 03 năm từ 2002 đến 2004, có 89 số vụ án hình sự về tội
phạm hối lộ được khởi tố, điều tra với 210 bị can Trung bình mỗi năm phát hiện điều tra gần 30 vụ với 70 bị can
Theo thống kê của toà án nhân dân tối cao, trong 05 năm (từ 1999 đến 2004), toàn ngành đã giải quyết theo thủ tục xét xử sơ thẩm được 183 vụ án hối lộ với 536 bị cáo; trong đó có 108 vụ án/375 bị cáo phạm tội nhận hối lộ,
70 vụ án/142bị cáo phạm tội đưa hối lộ, 08 vụ án/19bị cáo phạm tội môi giới hối lộ
Bảng 2 Thống kê tội phạm nhận hối lộ
Số án phải
xét xử
Số án đã giải quyết Phân tích số vụ
án đã xử
Trang 37Đình chỉ xét xử
Hoàn lại VKS
Đã xử Còn lại Số vụ
quá hạn định luật định
Có người bào chữa
(Nguồn: Thống kê của Toà án nhân dân tối cao)
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy, có sự tăng đột biến về số vụ án nhận hối lộ Trong năm 2003, số vụ án toà án đã thụ lý và phải đưa ra xét xử chỉ là 2 vụ án với 10 bị cáo thì sang năm 2004 số vụ án đã tăng lên là 31 vụ với 120 bị cáo Điều này cho thấy công tác phát hiện điều tra, khám phá, xử lý đối với tội phạm nhận hối lộ của các cơ quan chức năng đã được cải thiện tốt hơn cũng như quan điểm, đường lối của đảng, nhà nước đối với loại tội phạm này nghiêm khắc, quyết liệt hơn Tuy nhiên, việc này cũng khẳng định quy
mô, mức độ phạm tội của tội phạm nhận hối lộ ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn với số lượng người tham gia đông hơn Chất lượng công tác điều tra, khám phám và xét xử ngày càng được nâng cao Từ năm 2001 đến năm 2004 không còn có những vụ án bị tình trạng để quá hạn định thời hạn xét xử, không còn phải đình chỉ xét xử Nhưng số vụ án phải trả lại viện kiểm sát vẫn còn nhiều
Bảng 3 Thống kê tội phạm đưa hối lộ
Hoàn lại VKS
quá hạn
Có ngườ
Trang 38vụ
án
bị cáo
Số vụ
án
Số bị cáo
định luật định
i bào chữa
(Nguồn: Thống kê của Toà án nhân dân tối cao)
Bảng 4 Thống kê tội phạm làm môi giới hối lộ
Đình chỉ xét xử
Hoàn lại VKS
Số vụ
án
Số bị cáo
Trang 39Qua bảng 2 và 3 thống kê tội phạm đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ, ta
thấy cũng có sự tăng đột biến đối với tội phạm đưa hối lộ Năm 2004 số vụ án
đưa hối lộ mà toà án phải đưa ra xét xử là 31 vụ/42 bị cáo, tăng 26vụ/4 bị cáo
Số vụ án đưa hối lộ bị trả lại Viện kiểm sát vẫn còn nhiều, chiếm 15,7% tổng
số vụ trong 05 năm Số vụ án làm môi giới hối lộ trong 05 năm quan chúng ta
đã khám phá, xử lý được 8 vụ/19 bị cáo
Bảng 5 Thống kê mức hình phạt toà án đã áp dụng
Loại hình phạt Không
có tội
Miễn TNHS hoặc
HP
Cảnh cáo
Phạt tiền
Cải tạo không giam giữ
án treo
Dưới 7n tù
Từ 7n -10n
Từ 10n - 15n
Từ 15n- 20n
Tù chung thân
Tử hình
Có kèm theo HP
bổ xung
2000
Nhận hối lộ - - - - 3 15 10 1 3 - - - 1 Đưa hối lộ - - - 6 3 - - - - Làm môi giới
hối lộ
- - - 2 - - - -
2001
Nhận hối lộ - - - 54 53 9 - - - - 1 Đưa hối lộ - - - 7 4 - 2 - - - - Làm môi giới
hối lộ
- - - 2 4 - - - -
2002 Nhận hối lộ - - - - 1 33 30 7 7 - - - 14 Đưa hối lộ - - - 5 10 2 4 2 - - - Làm môi giới
hối lộ
- - - -
Trang 402003 Nhận hối lộ - - - - 1 3 3 2 - - - -
Đưa hối lộ - - - 1 - - - Làm môi giới
hối lộ
- - - 1 - 1 - - - - -
2004 Nhận hối lộ 2 - - 3 - 31 59 11 8 4 - - 6 Đưa hối lộ - - - 20 16 - - - 2 Làm môi giới
hối lộ
- - - 4 - - - -
(Nguồn: Thống kê của Toà án nhân dân tối cao)
Từ các số liệu thống kê trên có thể có một số nhận xét sau đây:
Thứ nhất, số liệu này chưa phản ánh được tình hình tội phạm hối lộ xảy
ra Điều mà ai cũng biết, tội phạm hối lộ xảy ra trong tất cả các lĩnh vực khác
nhau của cuộc sống xã hội, hay nói cách khác, khó có thể tìm được trong lĩnh
vực nào của cuộc sống hiện nay không thể xảy ra tình trạng hối lộ Thậm chí,
từ việc xét thi đua, khen thưởng cho đơn vị, cá nhân đến việc chôn cất người
chết tại các nghĩa trang cũng phải hối lộ để việc chôn cất được đến nơi, đến
chốn Như thế, tội phạm hối lộ xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực từ giáo
dục, y tế, thương mại, kế hoạch đầu tư, lao động thương binh xã hội, giao
thông xây dựng cơ sở hạ tầng v.v Nhưng số vụ bị phát hiện rất ít Điều này
cũng phản ánh thủ đoạn thực hiện của tội phạm hối lộ rất kín đáo, và khó bị
phát hiện, trong khi đó khả năng phát hiện, điều tra, khám phá của các cơ quan chức năng có thể còn nhiều bất cập trong phát hiện, điều tra, khám phá,
xử lý đấu tranh với loại tội phạm này trong thực tế ở nước ta hiện nay
Thứ hai, nếu so sánh với những năm trước đây, tội phạm hối lộ ngày
càng bị phát hiện, điều tra ít hơn nhiều lần Ví dụ, theo thống kê của Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao, năm 1995, số vụ án hình sự về tội phạm hối lộ bị
đưa ra xét xử là 814 vụ với 1633 bị cáo Năm 1996 có 608 vụ với 1195 bị cáo
Trung bình mỗi năm xét xử sơ thẩm 711 vụ với 1414 bị cáo Có thể tham khảo bảng thống kê dưới đây: