Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hối lộ

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm hối lộ ở Việt Nam (Trang 61 - 69)

Chống và phòng ngừa tội phạm hối lộ là công việc rất quan trọng và cấp bách trong tình hình hiện nay, nó có ảnh hưởng tới số phận của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhưng muốn chống được, loại trừ được tội phạm hối lộ ra khỏi đời sống xã hội thì phải biết rõ nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh ra nó. Tức là phải biết được tội phạm hối lộ sinh ra từ đâu, dưới điều kiện nào mà tội phạm hối lộ tồn tại, phát triển được. Việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hối lộ không chỉ nhằm đề ra các biện pháp đấu tranh chống tội phạm hối lộ đã xảy ra mà về cơ bản nó phải là tiền đề xây dựng một hệ thống phòng ngừa với các biện pháp khoa học. Như Mác đã từng nói: Người làm luật thông minh là người làm tất cả những gì để không cho tội phạm xảy ra chứ không phải để tội phạm xảy ra rối mới đi đấu tranh với nó.

Trong thực tế không phải khi nào có nguyên nhân là tất yếu dẫn tới tội phạm hối lộ mà nguyên nhân chỉ làm phát sinh tội phạm khi đã có điều kiện thuận lợi, điều kiện này như chất xúc tác thúc đẩy cho tội phạm hình thành. Do đó, trong điều kiện hiện nay, cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm hối lộ phải tập trung vào việc loại trừ những điều kiện thúc đẩy tình hình tội phạm hối lộ. Đó là những sai lầm, thiếu sót trong quản lý kinh tế, xã hội, hạn chế và loại trừ sự tác động tiêu cực của một số hiện tượng, quá trình xã hội là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình hình tội phạm hối lộ.

Để phòng ngừa có hiệu quả, chúng ta phải phân loại nguyên nhân, mỗi nguyên nhân, chúng ta có đối sách, giải pháp phòng ngừa hợp lý. Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại nguyên nhân, điều kiện. Tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận, tiếp cận, đánh giá, tiêu chí khác nhau mà mỗi người có cách phân loại riêng của mình. Mỗi tiêu chí, cách phân loại nguyên nhân và điều kiện đều có tác dụng riêng đối với việc nghiên cứu một vấn đề cụ thể. Để phục vụ

cho mục đích nghiên cứu của mình, theo tiêu chí nội dung, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hối lộ gồm:

1. Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động trực tiếp vào bộ máy nhà nước, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức

Trải qua gần 25 năm cải cách và đổi mới bên cạnh những thành tựu đã đạt được về kinh tế xã hội như sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng, giao thông phát triển, chúng ta cũng cần phải nghiêm khắc nhận ra những tác động tiêu cực của quá trình chuyển đổi cơ chế và của bản thân nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên do đạo đức, phẩm chất cách mạng còn kém, mang nặng chủ nghĩa cá nhân, luôn đặt lợi ích của cá nhân mình lên trên hết nên đã sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí xa hoa. Trong số đó có cả những cán bộ, đảng viên đã được rèn luyện, thử thách qua chiến tranh, có nhiều hy sinh, cống hiến cho đất nước, được Đảng và Nhà nước tin cậy giao cho những chức vụ quan trọng. Do không đứng vững được trước sức mạnh cám dỗ của đồng tiền và những dục vọng cá nhân nên họ dễ bị mua chuộc. Thậm chí, họ còn dám cấu kết, thông đồng móc ngoặc với những phần tử xấu chiếm đoạt tài sản của nhà nước và nhân dân, hình thành nên các tổ chức xã hội đen.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường là nguyên nhân cơ bản, quan trọng làm cơ sở phát sinh ra mọi tội phạm trong đó có tội phạm hối lộ. Sự khủng khoảng về kinh tế - xã hội là căn bệnh chính phát sinh nhiều căn bệnh khác. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ và toàn diện tới mọi mặt của đời sống chính trị, văn hóa xã hội. Nền kinh tế thị trường bên cạnh sự kích thích phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, sinh hoạt cho nhân dân thì nó còn có mặt trái tiêu cực của nó. Đó là sự cạnh tranh quyết liệt, vô chính phủ, chạy đua lừa lọc vì quy luật kích thích của lợi nhuận, đó là sự đồng tiền hoá các quan hệ chuẩn mực đạo đức; là sự giành giật độc quyền của bộ phận này với sự triệt tiêu, phá sản của một bộ phận khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhất là trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, khi cơ chế thị trường mới được xác lập và

sự quản lý của nhà nước còn nhiều lúng túng. Mặt trái của nền kinh tế thị trường cộng với sự buông lỏng trong quản lý của nhà nước, đặc biệt là sự yếu kém trong công tác tổ chức cán bộ, sự phân hoá giàu nghèo, sự bất công bằng trong cơ chế thị trường mà ta chưa khắc phục được có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, gia tăng của các yếu tố tiêu cực trong tâm lý tư tưởng của cán bộ, công chức. Điều này đã dẫn đến tội phạm hối lộ phát sinh, phát triển.

Đất nước bị chiến tranh tàn phá và một thời gian dài trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nên khi bước sang nền kinh tế thị trường, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Điều đó đã tác động trực tiếp vào đời sống của mỗi gia đình, mỗi công dân, cán bộ, viên chức Đảng viên, làm giảm mức sống cả vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống bình thường của họ. Trong khi đó các nhân tố tiêu cực, xấu xa của lối sống Phương Tây và quan niệm về cách sống giải trí của Phương Tây đang tấn công vào đội ngũ cán bộ, công chức. Lòng tham lam, tính vị kỷ, khát vọng làm giàu bằng cách không chính đáng, chạy theo thị hiếu tầm thường, bán cả lương tâm, trách nhiệm của mình để mưu cầu lợi ích cá nhân, ý muốn chiếm đoạt tài sản bằng bất cứ giá nào đã xuất hiện trong ý thức của cán bộ, công chức: Các quan niệm của chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa sùng bái tiền tài, chủ nghĩa cá nhân nhất thời sinh sôi nảy nở [52,tr.170]. Công tác giáo dục của chúng ta còn thiếu sắc bén, tính chiến đấu không cao, phương pháp tiến hành chưa linh hoạt, chưa tạo được nhận thức và sự nhất trí cao đối với đường lối, quan đ iểm của Đảng, pháp luật của nhà nước; chưa thường xuyên làm công tác giáo dục, chính trị, tư tưởng; chưa phê phán mạnh và đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, những quan điểm mơ hồ sai trái, khuynh hướng "thương mại hóa" lai căng.

Trong tình hình như vậy, một bộ phận cán bộ, đảng viên không đứng vững được trước sự cám dỗ của đồng tiền, của lối sống xa hoa nên dẫn đến sa sút tinh thần, làm phát sinh tâm lý, tư tưởng tiêu cực, chủ nghĩa cực đoan vị kỷ, tha hoá trong lối sống. Lúc đó, công tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội lỏng lẻo, kỷ cương xã hội pháp chế không nghiêm, công tác kiểm tra,

thanh tra không thường xuyên, không triệt để nên không ngăn chặn và phát hiện kịp thời các hành vi tiêu cực. Công tác giáo dục rèn luyện tư tưởng, tinh thần cách mạng không được chú trọng mà hậu quả của nó là hành vi nhận hối lộ của cán bộ, công chức.

Thiếu thốn cơ sở vật chất, lạc hậu về khoa học kỹ thuật làm cho khả năng thực hiện các chức năng của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội không ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra. Tình trạng thiếu thốn trầm trọng trụ sở, nhà ở, phòng làm việc, kinh phí đào tạo cán bộ công chức. Đây là nhân tố tác động làm cho một bộ phận cán bộ, nhân viên trong các cơ quan kể cả cơ quan bảo vệ pháp luật cũng nhận hối lộ, tiếp tay cho hối lộ. Trong nhiều trường hợp phải giám định hoặc thực nghiệm để làm rõ các hành vi nhận hối lộ của kẻ phạm tội nhưng kinh phí cho các nhu cầu này rất khó khăn, công tác phí hạn hẹp. Khi giải quyết được kinh phí để đi điều tra thì bọn tội phạm đã tẩu tán tang vật, hợp pháp hoá hành vi phạm tội thậm chí đã trốn thoát.

Khó khăn về kinh tế - xã hội còn tác động tới việc thực hiện chính sách xã hội, chính sách xã hội là phương tiện quan trọng để góp phần xây dựng con người mới có cuộc sống vật chất, tinh thần ổn định, ngày càng hoàn thiện về phẩm chất, đạo đức, lối sống của người cách mạng. Chính sách xã hội còn có khả năng nâng cao dân trí, hoàn thiện con người, là biện pháp cơ bản để góp phần loại bỏ các hành vi tiêu cực ra khỏi đời sống xã hội. Nhưng trong thực tế các chính sách xã hội của ta còn chứa đựng rất nhiều hạn chế trong khi thực hiện, chứa đựng nhiều bất hợp lý, thiếu chặt chẽ, nhiều sơ hở. Đây là điều kiện, môi trường thuận lợi cho các tội phạm về hối lộ phát triển.

Công tác tư tưởng chưa gắn với công tác tổ chức, xây dựng cơ chế chính sách. Nhiều tổ chức đảng, cơ quan nhà nước chưa thực sự lãnh đạo công tác tư tưởng. Công tác lý luận chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cách mạng, chưa làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới để phục vụ hoạch định chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tư tưởng trong xã hội. Mặt khác, trong nhân dân ta còn tồn tại phong tục, thói quen trả tiền "thù lao", "bồi dưỡng", "lại quả",

cho cán bộ, công chức. Điều này đã tạo tâm lý tiêu cực của người có chức vụ, có quyền, thúc đẩy họ nhận hối lộ. Dẫn đến, người có chức vụ, quyền hạn có thói quen về tâm lý là không có tiền lót tay thì không thể làm việc được, không thể phục vụ tốt.

2. Cơ chế quản lý chưa hoàn thiện

Bước sang cơ chế mới, bản thân giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức chưa thực sự trưởng thành về tư tưởng, chính trị và tổ chức, còn thiếu hiểu biết và kinh nghiệm về tổ chức quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, thói quen, tập quán, nếp nghĩ, lối sống lạc hậu nặng bản tính vị kỷ hẹp hòi đã tồn tại hàng ngàn năm trong xã hội nay vẫn còn in đậm, phổ biến trong mọi mặt của đời sống xã hội. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn chưa bị xoá bỏ hoàn toàn, nhiều chính sách pháp luật của cơ chế cũ vẫn được sử dụng đan xen với những chính sách, pháp luật của cơ chế mới. Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thì tệ quan liêu, hối lộ là hậu quả khó tránh, là căn nguyên sâu xa mà quá trình đổi mới phải từng bước xoá bỏ. Tình trạng tội phạm hối lộ trong cơ chế cũ nhức nhối và không nguy hiểm như hiện nay, tội phạm hối lộ trong thời kỳ này chưa có tính tổ chức hoặc sự móc ngoặc cấu kết chặt chẽ; số lượng tài sản của Nhà nước, xã hội và công dân bị những kẻ phạm tội hối lộ chiếm đoạt cũng không lớn như hiện nay.

Đại hội VI và VII của Đảng đã phân tích một cách khách quan những khó khăn, sự mất cân đối nghiêm trọng của thực trạng một nền kinh tế khủng hoảng đi liền với một nước nghèo nàn, lạc hậu. Qua đó, đại hội VI và VII đã tạo ra bước ngoặt trong xã hội, bước ngoặt chuyển từ cơ chế quản lý cũ theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý mới. Đó là cơ chế của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý cũ là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp dựa trên cơ sở tiến hành cuộc cách mạng nhảy vọt trong quan hệ sản xuất, bỏ qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, xoá bỏ mọi nhân tố tư hữu, xây dựng hệ

thống quản lý dựa vào mệnh lệnh hành chính, tổ chức trực tiếp. Đây là sự nhận thức sai lầm về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ quan nóng vội duy ý trí, dập khuôn, máy móc, giáo điều dẫn đến làm kiệt quệ, xói mòn các tiềm năng lao động, thủ tiêu ý trí làm giàu, ý trí vươn lên của con người. Cơ chế quản lý quan liêu mang trong mình những đặc trưng là bộ máy cồng kềnh ngày càng phình to, xa rời thực tế, hình thức chủ nghĩa, che dấu thực trạng công việc, nặng về giấy tờ, thiếu dân chủ, làm việc bàn giấy, dùng mệnh lệnh hành chính, quy định quá chi tiết nội dung công việc, thủ tục phiền hà, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, trì trệ bảo thủ, chuyên quyền độc đoán. Trước tình hình đó, những kẻ có chức có quyền có điều kiện thuận lợi để sử dụng hoặc định đoạt tuỳ tiện tài sản của nhà nước, tập thể, công dân. Chủ nghĩa quan liêu là bạn đồng hành, là lá chắn nuôi dưỡng nạn hối lộ:"Bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng che chở cho nạn tham ô lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu." [18,tr265]

Chủ nghĩa quan liêu tha hoá bộ máy nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước từ chỗ sinh ra để gánh vác công việc cho dân, làm công bộc cho dân, đầy tớ cho dân, vì lợi ích xã hội thì lại biến thành thiết chế bao gồm những "ông quan cách mệnh", đứng trên nhân dân, trên xã hội và đi ngược với lợi ích chung của xã hội. Sự tách rời người lao động khỏi tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động do họ làm ra đã làm cho người lao động không có vai trò quyết định trong việc sử dụng, định đoạt những tài sản thuộc sở hữu toàn dân (có phần của họ trong đó). Người có quyền trong lĩnh vực này trên thực tế và thực chất là bộ máy quản lý nhà nước với những công chức, viên chức, cán bộ có chức, có quyền. Do cơ chế quản lý lúc đó quan liêu nên những người có chức có quyền này dễ dàng có cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để sử dụng hoặc định đoạt tài sản của nhà nước, tập thể theo ý muốn của chính mình cũng như lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, sự chưa hoàn thiện của bộ máy quản lý để vòi vĩnh hối lộ, gây nhũng nhiễu nhân dân trục lợi cho bản thân. Đúng như C.Mác đã nhận định: "Đối với những người quan liêu thì mục đích cá

nhân của y thành việc chạy theo chức tước, thành mưu danh cầu lợi..." [10, tr.361]

Khi chúng ta chuyển nền kinh tế sang cơ chế mới là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do vừa mới được hình thành nên Bộ máy nhà nước chưa hoàn thiện về mọi mặt, còn bộc lộ không ít những sơ hở khuyết tật trong quá trình vận hành: " Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi. Nhiều cấp, nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước không còn phù hợp, chưa bổ sung những cơ chế chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khai thác nhiều hơn nữa các nguồn lực dồi dào trong các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các vùng và toàn xã hội. Có những chính sách đúng bị biến dạng qua nhiều tầng nấc hành chính quan liêu". [1] Trong khi đó "cải cách hành chính" tiến hành

chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, trùng lặp chức năng với nhiều tầng nấc trung gian và những thủ tục hành chính phiền hà. Không ít trường hợp trên và dưới, trung ương và địa phương

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm hối lộ ở Việt Nam (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)