Tình hình tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm hối lộ ở Việt Nam (Trang 69)

2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc trong tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ

Việc triển khai các hoạt động phòng ngừa tội phạm tham nhũng nói chung và tội phạm hối lộ nói riêng trên thực tế đã đạt được một số kết quả

đáng ghi nhận, công tác chống hối lộ đã huy động được sự tham gia tích cực của nhiều cơ quan như điều tra, kiểm sát, xét xử, thanh tra, giám sát, kiểm toán, của bộ máy nhà nước và toàn xã hội. Chúng ta đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ làm cơ sở cho cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm hối lộ .

Tuy việc phát hiện, khởi tố các vụ án về tội phạm hối lộ giảm so với trước, song tính chất của những vụ án rất nghiêm trọng. Đáng chú ý là các cơ quan chức năng đã khám phá, khởi tố một số vụ án lớn trong một số lĩnh vực mà từ trước tới nay rất khó phát hiện. Điển hình là một số vụ án xảy ra trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngành dầu khí và trong quá trình phân bổ hạn ngạch (quota) xuất khẩu hàng dệt may ở Bộ thương mại như: Vụ Lê Văn Thắng, nguyên phó vụ trưởng vụ xuất nhập khẩu Bộ Thương mại đã cùng một số người trong cơ quan móc nối với các đối tượng bên ngoài tạo thành "đường dây" đưa và nhận hối lộ có quy mô lớn trong quá trình phân bổ hạn ngạch (quota) xuất khẩu hàng dệt may. Số tiền đưa và nhận hối lộ lên tới hàng trăm ngàn đô la mỹ. Trong vụ án này có nguyên thứ trưởng Bộ thương mại phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. VKSNDTC cũng đã, đang kiểm sát điều tra và thực hiện quyền công tố đối với một số vụ án lớn về tham nhũng, hối lộ trong lĩnh vực xăng dầu xảy ra ở công ty Xuất nhập khẩu vật tư đường biển thuộc công ty hàng hải Việt Nam và ở công xăng dầu hàng không. Vụ Trần Thế Hùng, thông qua công ty TNHH Thành Phát móc nối với Nguyễn Đình Lợi, Lê Hồng Phong và một số cán bộ của công ty xuất nhập khẩu vật tư đường biển thuộc Tổng công ty hàng hải Việt Nam tạm nhập 30.464 tấn xăng dầu trị giá 5,2 triệu USD để tái xuất nhưng không tái xuất mà giữ lại tiêu thụ ở Việt nam để kiếm lời bất chính, gây thất thu 79 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu. Liên quan đến việc xăng dầu là việc đưa và nhận hối lộ giữa Trần Thế Hùng và một số cán bộ hải quan với số tiền hối lộ lên tới hàng tỷ đồng.

VKSNDTC phối hợp với các cơ quan tư pháp ở TW tăng cường hơn việc đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ, đã đưa ra truy tố, xét xử một số vụ án

tham nhũng, hối lộ lớn như: Vụ Lã Thị Kim Oanh, nguyên giám đốc công ty tiếp thị đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các bị can khác phạm tội tham ô, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, tài sản của Nhà nước bị thiệt hại là trên 150 tỷ đồng; Vụ Ngô Thị Kim Chung, nguyên giám đốc chi nhánh công ty xuất khẩu du lịch và đầu tư xây dựng Hà nam tại Hà Nội cùng các bị can khác phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 19 tỷ đồng; Vụ Vi Văn Niệm cùng 35 bị can, trong đó 27 bị can nguyên là cán bộ Hải quan Lạng Sơn phạm tội nhận và đưa hối lộ với số tiền trên 4 tỷ đồng.

Thông qua việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với hai vụ án xảy ra trong lĩnh vực đầu tư - xây dựng cơ bản của ngành dầu khí, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương có liên quan rà soát lại hoạt động của các công ty nước ngoài tại Việt nam, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, kiến nghị thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xem xét xử lý trách nhiệm của người đứng đầu ngành dầu khí theo pháp lệnh Công chức và pháp lệnh chống tham nhũng. Kiến nghị này đã được thủ tướng chính phủ chấp nhận và yêu cầu các bộ ngành, cơ quan trung ương, địa phương, tổng công ty dầu khí Việt nam thực hiện. Ngành kiểm sát cũng đã triển khai hướng dẫn tổng rà soát đánh giá cán bộ của ngành theo tinh thần Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ chính trị. Đến nay có 14/21 đơn vị trực thuộc VKS TC và 52/61 VKS tỉnh, thành phố hoàn thành công tác quy hoạch cán bộ đến năm 2005. Hướng dẫn bổ nhiệm lại cán bộ quản lý lãnh đạo các cấp trong ngành....có 78 cán bộ vi phạm kỷ luật nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, lối sống phải thi hành kỷ luật bằng các hình thức cách chức, hạ bậc lương, cảnh cáo, khiển trách, một số trường hợp phải truy cứu TNHS. Số cán bộ có vi phạm liên quan đến vụ án Trương Văn Cam đã được kiểm điểm, xem xét, xử lý nghiêm minh. Trước yêu cầu nhiệm vụ mới và thực tiễn đòi hỏi, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trình UBTVQH quyết định cho tăng số lượng biên chế KSV, ĐTV của VKS nhân dân và VKS quân sự các cấp năm 2004 và 2005.

Theo đó, tổng biên chế toàn ngành là 11.847 người, tăng 2.347 người so với chỉ tiên biên chế được UBTVQH quyết định năm 1997, trong đó tăng 845 KSV cấp huyện, 210 KSV cấp tỉnh, 06 ĐTV cao cấp, giữ nguyên 170 KSV VKSNDTC như hiện nay. VKSTC đã quy định rõ việc tuyển dụng và quản lý cán bộ theo một quy trình chặt chẽ, thống nhất. VKS các cấp đã chủ động phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật giải quyết được nhiều vụ án lớn, trọng điểm, phức tạp nhất là một số vụ án tham nhũng lớn, được dư luận đồng tình ủng hộ ... Chất lượng, hiệu quả cuộc đấu tranh chống tội phạm, nhất là đấu tranh chống tội phạm hối lộ chưa đáp ứng được yêu cầu.

2.2.2. Những tồn tại thiếu sót trong tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm hối lộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn rất nhiều những bất cập hạn chế. Tình trạng xử lý tội phạm còn thiếu nghiêm minh, chưa công bằng, chưa thống nhất theo yêu cầu của pháp luật, thiên về xử lý quá nhẹ, xử lý không tương xứng với tính chất của tội phạm, không đúng với yêu cầu của khung hình phạt. Nhiều địa phương, Bộ, ngành có các ban chỉ đạo chống hối lộ nhưng hoạt động yếu, thiếu hiệu quả, nhiều cấp uỷ Đảng chưa vào cuộc một cách kiên quyết nên để cho hối lộ len lỏi vào một số cơ quan bảo vệ pháp luật, và cả những ngành mà từ trước tới nay được coi là trong sáng như giáo dục, y tế, khoa học như vụ hối lộ bác sỹ lấy giấy chứng nhận tâm thần ở Biên Hoà: Trong thời gian Nguyễn Trọng Huy (kẻ phạm tội cướp tài sản) được theo dõi giám định tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Biên Hoà, người nhà của Huy đã đem 20 triệu đồng và 2 hộp rượu hối lộ bác sỹ. Trước khi phạm tội này, Huy đã từng gây ra nhiều vụ án nghiêm trọng, trong đó có cướp 40 cây vàng tại Phổ Yên (Thái nguyên). Nhưng khi công an bắt, Huy giơ giấy chứng nhận mắc bệnh tâm thần để được tha. Hay vụ làm giả 692 bộ hồ sơ thương binh ở Ninh Bình.

Tội phạm hối lộ có chủ thể chủ yếu là người có chức vụ, quyền hạn nên hình phạt bổ sung là cách chức, cho thôi việc phát huy tác dụng trừng phạt,

giáo dục rất cao. Có thể nói, đây là cách xử lý nặng nhất đối với viên chức Nhà nước vì nó cắt đứt cả đời sống chính trị lẫn con đường sống của họ. Nhưng trên thực tế một số tội phạm về hối lộ không những được xử lý quá nhẹ mà một bộ phận khá lớn những kẻ bị xử lý lại được giao những nhiệm vụ quan trọng khác, đúng như người ta thường nói: "Nhảy ra khỏi kho thóc, lại rơi vào chum mật ong". Trong 449 bị cáo bị đưa ra xét xử chỉ có 24 bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ xung, chiếm 5%. Tình trạng này dẫn đến tâm lý, thái độ coi thường pháp luật của kẻ phạm tội và người dân. Điển hình là trong vụ án nhận hối lộ ở Tổng công ty dầu khí: Khi còn làm giám đốc công ty PTSC, Nguyễn Quang Thường đã có nhiều sai phạm trực tiếp trong việc thực hiện dự án " cải tạo nhà 154 Nguyễn Thái Học thành văn phòng làm việc, giao dịch của công ty PTSC và công ty PVIC (công ty bảo hiểm dầu khí)" với số vốn đầu tư gần 23 tỷ đồng. Qua thanh tra dự án này, thanh tra nhà nước đã kết luận tổng số tiền sai phạm phải xử lý là 1,97 tỷ đồng, trong đó xuất toán khỏi giá trị công trình gần 1,19 tỷ đồng, thu nộp trả lại ngân sách nhà nước trên 150 triệu đồng, loại khỏi chi phí vốn đầu tư, quyết toán bằng nguồn vốn khác trên 636 triệu đồng. Thanh tra Nhà nước đã yêu cầu Hội đồng quản trị Tổng công ty dầu khí Việt Nam chỉ đạo kiểm điểm và xử lý kỷ luật hành chính đối với ông Thường. Nhưng ông Thường vẫn được nguyên tổng giám đốc Nguyễn Xuân Nhậm đưa lên làm Phó tổng giám đốc Petro Việt nam.

Trong quan điểm nhận thức của các cơ quan bảo vệ pháp luật, còn có một số người thiếu trách nhiệm, hữu khuynh, né tránh ngại va chạm, sợ mất ghế dẫn đến các vụ án, các cuộc kiểm tra, kiểm soát bị giải quyết chậm, không triệt để, bỏ lọt nhiều tội phạm, vi phạm. Việc tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với nhau, giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với các cơ quan nhà nước khác để phát hiện, xử lý tội phạm chưa đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, chưa gắn kết chặt chẽ dẫn đến yếu tố hồ sơ phải trả đi trả lại nhiều lần làm kéo dài thời gian truy tố, xét xử. Mặt khác, do nhận thức chưa thống nhất nên trong nhiều vụ án tiến độ giải quyết bị kéo dài, còn hiện tượng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược".

Trong vụ án" Vũ Ngọc Hùng và đồng bọn phạm tội môi giới hối lộ ...". Trong quá trình điều tra, Công an TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện dấu hiệu tiêu cực của một số cán bộ điều tra phòng PA 24 Công an tỉnh Đồng Nai. Ban giám đốc công an tỉnh Đồng Nai đã thành lập một tổ công tác để điều tra và Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với Vũ Ngọc Hùng, và đồng bọn về hành vi môi giới hối lộ. Nhưng đã 07 năm trôi qua, cơ quan chức năng vẫn chưa điều tra ra kẻ nhận hối lộ. Theo cơ quan cảnh sát điều tra, các bị can đã khai báo nhận tiền của Minh và Hoàng (bị can trong vụ án tổ chức làm giả giấy tờ, ghép ảnh, thay người xuất cảnh trái pháp luật) nhiều lần với tổng số tiền 16.500 USD để đưa cho ông Lê Xuân Vinh, cán bộ phòng PA 24 Công an tỉnh Đồng Nai. Ông Vinh đã nhận và đưa tiền cho một số cán bộ bảo vệ pháp luật tỉnh Đồng Nai để các bị can được tại ngoại và vụ án được đình chỉ điều tra. Trong số những người nhận tiền có trưởng phòng PA 24 C.T.N.M, 01 phó phòng PA 24, 02 cán bộ khác của phòng này và ông phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh H.V.N. Tuy nhiên, các cán bộ này đều khai "không nhận hối lộ". Khi cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát tỉnh Đồng Nai gia hạn điều tra và phê chuẩn lệnh tạm giam với bị can Hoàng (là đối tượng trực tiếp đưa hối lộ) thì Viện Kiểm sát đã từ chối đề nghị này. Còn khi quyết định phục hồi điều tra, Cơ quan điều tra lại không thông báo cho Viện kiểm sát biết để giám sát. Theo nhận định của Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao thì đây là vụ án đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Bộ luật tố tụng về công tác điều tra và kiểm sát điều tra". Quá trình điều tra lại không tích cực, triệt để nên đã khởi tố sai tội danh, không đúng bản chất vụ án. Viện trưởng VKSNDTC đã quyết định huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật về vụ án " Vũ Ngọc Hùng và đồng bọn phạm tội môi giới hối lộ ..." của cơ quan điều tra, viện kiểm sát tỉnh Đồng Nai đồng thời giao cho cơ quan an ninh điều tra của Bộ công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để tiếp tục điều tra, kết luận. [42]

Công tác xây dựng lực lượng còn có mặt hạn chế. Chất lượng đội ngũ cán bộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật hiện nay chưa theo kịp với tiến trình

cải cách tư pháp, phát triển kinh tế. Một số nhiệm vụ về tổ chức, cán bộ triển khai còn chậm. Việc quản lý cán bộ ở một số VKS, toà án, cơ quan điều tra địa phương còn chưa chặt chẽ. Một bộ phận cán bộ công chức thiếu ý chí phấn đấu rèn luyện dẫn đến vi phạm kỷ luật nghiệp vụ và vi phạm pháp luật.

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót trong tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ ngừa tội phạm hối lộ

1. Việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước chưa nghiêm túc trong nhiều cơ quan nhà nước

Qua thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm hối lộ ở nước ta thời gian qua cho thấy kẻ phạm tội sử dụng rất nhiều phương pháp và thủ đoạn tinh vi, trắng trợn. Chúng tạo ra sơ hở, bưng bít sự thật, dối trên, lừa dưới gây bè phái, tạo "ê kíp" trong nội bộ để khống chế những người không cùng phe cánh, hối lộ, mua chuộc cấp trên làm "ô dù" cho họ. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Tình trạng tuỳ tiện, thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, không chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, báo cáo không trung thực, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, làm cho một số nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước khó đi vào cuộc sống. Công tác chỉ đạo, điều hành ở các cấp, các ngành còn nhiều bất cập, thiếu kiểm tra, đôn đốc và hiệu quả chưa cao. Nhiều nhiệm vụ công tác lớn đã được đề ra nhưng thực hiện không đến nơi đến chốn hoặc chỉ nói mà không làm cũng chính là môi trường để tội phạm hối lộ phát triển.

Việc đưa chủ thể thực hiện hành vi phạm tội hối lộ ra truy tố, xét xử gặp rất nhiều khó khăn, bất cập vì phải thông qua một loạt thủ tục mang tính pháp lý rất phức tạp. Hiện tượng bao che "ô dù" cho người phạm tội xảy ra khá phổ biến với xu hướng là thiên về xử lý hành chính, xử lý nội bộ, không ít trường hợp còn có sự can thiệp trắng trợn, trực tiếp vào việc giải quyết các vụ án. Hiện tượng đòi được xử lý nội bộ, thậm chí tìm mọi cách, mọi biện pháp gò ép để được xử lý hành chính, xử lý nội bộ còn diễn ra. Có nhiều vụ án các

chứng cứ, căn cứ đã đầy đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự song người phạm tội lại chỉ bị xử lý hành chính. Có trường hợp kẻ phạm tội chỉ cần bồi thường một phần tài sản do hành vi phạm tội gây ra là được miễn truy tố. Không ít nơi người ta xé nhỏ vụ án lớn ra thành nhiều vụ án nhỏ nhằm mục đích làm giảm trách nhiệm hình sự của bị cáo từ đó áp dụng hình phạt nhẹ

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm hối lộ ở Việt Nam (Trang 69)