Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót trong tổ chức phòng

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm hối lộ ở Việt Nam (Trang 75)

ngừa tội phạm hối lộ

1. Việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước chưa nghiêm túc trong nhiều cơ quan nhà nước

Qua thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm hối lộ ở nước ta thời gian qua cho thấy kẻ phạm tội sử dụng rất nhiều phương pháp và thủ đoạn tinh vi, trắng trợn. Chúng tạo ra sơ hở, bưng bít sự thật, dối trên, lừa dưới gây bè phái, tạo "ê kíp" trong nội bộ để khống chế những người không cùng phe cánh, hối lộ, mua chuộc cấp trên làm "ô dù" cho họ. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Tình trạng tuỳ tiện, thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, không chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, báo cáo không trung thực, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, làm cho một số nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước khó đi vào cuộc sống. Công tác chỉ đạo, điều hành ở các cấp, các ngành còn nhiều bất cập, thiếu kiểm tra, đôn đốc và hiệu quả chưa cao. Nhiều nhiệm vụ công tác lớn đã được đề ra nhưng thực hiện không đến nơi đến chốn hoặc chỉ nói mà không làm cũng chính là môi trường để tội phạm hối lộ phát triển.

Việc đưa chủ thể thực hiện hành vi phạm tội hối lộ ra truy tố, xét xử gặp rất nhiều khó khăn, bất cập vì phải thông qua một loạt thủ tục mang tính pháp lý rất phức tạp. Hiện tượng bao che "ô dù" cho người phạm tội xảy ra khá phổ biến với xu hướng là thiên về xử lý hành chính, xử lý nội bộ, không ít trường hợp còn có sự can thiệp trắng trợn, trực tiếp vào việc giải quyết các vụ án. Hiện tượng đòi được xử lý nội bộ, thậm chí tìm mọi cách, mọi biện pháp gò ép để được xử lý hành chính, xử lý nội bộ còn diễn ra. Có nhiều vụ án các

chứng cứ, căn cứ đã đầy đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự song người phạm tội lại chỉ bị xử lý hành chính. Có trường hợp kẻ phạm tội chỉ cần bồi thường một phần tài sản do hành vi phạm tội gây ra là được miễn truy tố. Không ít nơi người ta xé nhỏ vụ án lớn ra thành nhiều vụ án nhỏ nhằm mục đích làm giảm trách nhiệm hình sự của bị cáo từ đó áp dụng hình phạt nhẹ hơn.

2. Công tác kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước còn nhiều thiếu sót

Những yếu kém trong kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước là nguyên nhân làm phát sinh các hành vi hối lộ cần được nghiên cứu trong phòng ngừa tội phạm này. Vấn đề tổ chức cán bộ là yếu tố quyết định đảm bảo cho cơ chế quản lý vận hành theo đúng định hướng đã đề ra. Cán bộ là chủ thể nòng cốt của hoạt động thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong mọi lĩnh vực. Nhưng khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, chúng ta vẫn chưa kiện toàn được một đội ngũ cán bộ quản lý có đủ phẩm chất và trình độ năng lực chuyên môn nhất định, có bản lĩnh vững vàng để không bị lung lạc trước những cám dỗ. Phần lớn cán bộ của ta có ít kinh nghiệm hoạt động trongcơ chế thị trường, ít nhiều bị ảnh hưởng bởi thói quen trì trệ, kém năng động do đã chung sống mấy thập kỷ với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Cho nên, họ hết sức lúng túng, bỡ ngỡ khi giải quyết những vấn đề mới nảy sinh. Mặt khác, công tác tổ chức cán bộ trong thời gian qua rất lơ là, hình thức, không có sự gắn chặt giữa quyền và trách nhiệm. Việc truy cứu trách nhiệm thiếu nghiêm khắc, né tránh đặc biệt là ở cấp lãnh đạo. Công tác tổ chức cán bộ vừa bảo thủ vừa trì trệ nhiều mặt, vi phạm các nguyên tắc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ làm kinh tế chưa được coi trọng đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế hàng hoá. Nhiều cán bộ không có năng lực trình độ về khả năng lãnh đạo nhưng vẫn được đề bạt. Thậm chí có những người còn bị suy thoái rất nghiêm trọng nhưng vẫn được đề bạt giữ những chức vụ quan trọng. Như qua vụ án Tân Trường Sanh và EPCO - Minh Phụng ta thấy công tác quản lý cán bộ của

Tổng cục hải quan, ngân hàng và nhiều địa phương còn rất yếu kém. Trong vụ án Tân Trường Sanh có 32/74 bị cáo là cán bộ hải quan hoặc trong vụ án Nhận hối lộ ở hải quan Lạng Sơn, có nhiều cán bộ là cục trưởng, phó cục trưởng đã tổ chức nhận hối lộ với thời gian dài. Nhưng tổng cục hải quan không có các biện pháp kiểm tra, phát hiện vi phạm. Sau khi vụ án bị phát hiện cũng không tiến hành kiểm điểm xử lý nghiêm túc mà vẫn để họ giữ các chức vụ chỉ khi cơ quan điều tra quyết định khởi tố bắt tạm giam thì mới đình chỉ công tác. Hay ở vụ án EPCO - Minh Phụng, lãnh đạo các ngân hàng trong vụ án đã có nhiều hành vi sai trái. Có người đã từng dính líu trong vụ Tamexco như Nguyễn Ngọc Bích, Phạm Nhật Hồng nhưng vẫn được đề bạt giữ chức vụ cao hơn để rồi họ móc nối với Minh Phụng rút hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước. Cấp uỷ đảng của đơn vị đều biết nhưng bỏ mặc, không có biện pháp đấu tranh ngăn chặn thậm chí còn trù dập những người không đồng tình với việc làm sai trái của lãnh đạo, còn cấp trên thì không kiểm tra, hoặc kiểm tra chiếu lệ rồi bỏ qua.

Công tác tổ chức cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý điều hành của Nhà nước trong thời kỳ mới. Việc tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, bố trí, sử dụng và đánh giá đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều thiếu sót, có khi dựa vào một số quan niệm cũ,định kiến và theo cảm tính, cách làm thiếu quy hoạch, không sâu xát, không theo đúng quy trình, mang nặng dấu ấn của tư tưởng "bè cánh", "phe phái", "người thân". Công tác đề bạt cán bộ bị chi phối bởi thái độ chủ quan,

chưa chính xác trong phương pháp đánh giá lựa chọn, tư tưởng thiên kiến cảm tình, cục bộ bản vị, nể nang làm cho việc cất nhắc cán bộ bị sai lệch.

3. Trong công tác xử lý cán bộ thường hữu khuynh không có tác dụng ngăn ngừa chung.

Tình trạng tuỳ tiện xử lý nội bộ còn phổ biến, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng có đầy đủ các chứng cứ, căn cứ để đưa ra xử lý hình sự thì lại được giữ lại xử lý nội bộ, xử lý hành chính. Việc xử lý còn thiếu

nghiêm minh công bằng, chưa nghiêm khắc, chưa đúng theo yêu cầu của pháp luật, có xu hướng coi nhẹ tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này. Không phải cứ nhất thiết phải xử nặng mới là nghiêm khắc, nhưng nếu cứ xử quá nhẹ và cho hưởng án treo với tỷ lệ cao thì sẽ không có tác dụng răn đe, giáo dục phòng ngừa chung mà còn làm cho kẻ phạm tội và người khác coi thường pháp luật. Điển hình là vụ án Lê Văn Thẩm: Trong thời gian làm giám đốc Nhà máy thuốc lá Vĩnh Long, bằng nhiều thủ đoạn nhận hối lộ của tư thương, liên tục nhiều lần trị giá 5 cây vàng, 151 triệu đồng, một xe máy. Vậy mà Thẩm chỉ bị phạt 8 năm tù giam. Có không ít trường hợp là nhiều vụ án mang tính chất rất nghiêm trọng nhưng kẻ phạm tội lại bị xử lý ở khung hình phạt nhẹ hơn mặc dù không có căn cứ, tình tiết để giảm nhẹ, như vụ án: Hoàng Đình Huân (trưởng ban đăng kiểm sở giao thông vận tải tỉnh Cần Thơ) cùng đồng bọn nhận hối lộ 70.684.000 đồng của các chủ thể phương tiện giao thông vận tải. Tại phiên toà sơ thẩm ngày 22/5/1997, Toà án nhân dân tỉnh Bến Tre đã tuyên phạt Huân 4 năm tù giam về tội nhận hối lộ. Nhưng tại phiên toà phúc thẩm ngày 27/10/1997, Huân đã được giảm án xuống còn 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo mà không có căn cứ, tình tiết giảm nhẹ. Điều này trái với hướng dẫn của chánh TANDTC tại chỉ thị số 08/97. Mặt khác, việc điều tra, xét xử nhiều vụ án hối lộ còn kéo dài không phục vụ được tình hình chính trị. Cơ quan thi hành pháp luật cũng còn biểu hiện tiêu cực, làm sai lệch bản chất hồ sơ của vụ án, bỏ lọt tội phạm như vụ án ma tuý xuyên quốc gia do Nguyễn Duy Dũng (Dũng "đui") cầm đầu gồm các bị cáo Lê Thanh Hiền, Lâm Việt Sơn (Sơn "bake"), Nguyễn Phan Bình (Bình con), Lê Bá Phượng (Phượng "bói") và một số bị cáo khác. Trong vụ án này, các bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng nhằm "khoanh" vụ án để các đàn em của Dũng "đui" không khai báo về Sơn "bake" các bị cáo đã đưa hối lộ cho Nguyễn Công Triều (nguyên điều tra viên phòng cảnh sát điều tra công an TP. Hồ Chí Minh) 35 triệu đồng thông quan Hải "luật" (Luật sư). Là điều tra viên trong vụ án, biết Sơn "bake" là người giao hêroin cho Lê Thanh Hiền đi bán nhưng Triều đã khéo léo làm lệch hồ sơ để Sơn "bake" đứng ngoài vòng tố

tụng. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Dũng "đui" với mức án chung thân về tội " mua bán trái phép chất ma tuý, 16 năm tù về tội " Đưa hối lộ; Lê Thanh Hiền, Sơn "bake", Bình "con" cùng mức án tổng hợp là tử hình về các tội

"mua bán trái phép chất ma tuý", "đưa hối lộ", "tàng trữ trái phép chất ma tuý"; nguyên điều tra viên phòng cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh bị tuyên phạt 08 năm tù về tội " nhận hối lộ"; Phan Văn Hải (Hải "luật") 03 năm tù về tội " làm môi giới hối lộ".

Khi có cán bộ đảng viên bị truy tố trước pháp luật thì người lãnh đạo tìm mọi cách che chắn bảo vệ. Đặc biệt có sự can thiệp bao che bất hợp pháp của một số cơ quan cấp uỷ. Trong một số cơ quan xí nghiệp còn chia thành phe phái, bè cánh để dung túng cho nhau, thông đồng với nhau từ thủ trưởng đến nhân viên hoặc từ cơ sở lên cấp tỉnh, trung ương thành đường dây hối lộ để đục khoét, mọi tiền bạc của nhà nước chia nhau, khi bị phát hiện thì bao che cho nhau. Nếu người nào không cùng phe cánh biết điều thì im hơi lặng tiếng, nếu có hành vi trái với mục đích của phe cánh thì sẽ bị thuyên chuyển công tác, sa thải, cách chức.

Đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức trong các cơ quan bảo vệ pháp luật còn rất yếu kém cả về lực lượng lẫn trình độ, kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên môn. Chưa có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với nhau. Trong đó, quan trọng nhất là giữa các cơ quan điều tra với viện kiểm sát, toà án. Trong nhiều vụ án hồ sơ bị trả đi trả lại nhiều lần làm cho thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, chậm chễ, còn có sự mâu thuẫn trong cách giải quyết vụ án giữa viện kiểm sát và toà án. Công tác phát hiện và xử lý tội phạm còn yếu, xử lý không công bằng, không nghiêm, và không thống nhất. Một số nhân viên của cơ quan bảo vệ pháp luật còn tìm cách che dấu tội phạm, làm sai lệch hồ sơ vụ án, có tư tưởng hữu khuynh, sợ va chạm, sợ "đấu tranh thì tránh đâu", thiếu trách nhiệm dẫn tới bỏ lọt tội phạm, tiến độ giải quyết vụ án chậm và không triệt để. Điển hình là trong vụ án Xiêng Phênh và Xiêng Nhông bị bắt cùng với 15,05 kg heroin. Cả hai tên đã quỳ lạy các chiến sĩ công an của ta xin được hối lộ để được tha tội, tình tiết này đã

được thể hiện trong 03 báo cáo của trinh sát khi bắt giữ và lời khai nhận tội của Xiêng Phênh. Nhưng do các tài liệu này đã bị Vũ Bản, Lê Văn Quân (điều tra viên trong vụ án) rút bỏ ra ngoài hồ sơ làm cho việc xác định hành vi phạm tội của Xiêng Nhông không chính xác. Để được như vậy, gia đình

Xiêng Nhông đã đưa hối lộ cho Vũ Bản 40.000USD, cho Vũ Xuân Trường

35.000USD.

Cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hối lộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật gặp rất nhiều lực cản, có sự bao che "ô dù" của một số người có chức, có quyền trong các cơ quan đảng uỷ, chính quyền. Họ đã can thiệp vào hoạt động tố tụng, làm chùn bước những người tham gia tố tụng. Có một số cán bộ đảng viên trong các lực lượng lẽ ra phải là người tiên phong chống hối lộ, buôn lậu như hải quan, công an nhưng chính họ lại là người nhận hối lộ, tiếp tay cho hối lộ, buôn lậu. Trong số 74 bị cáo bị truy tố ở vụ án Tân Trường Sanh có tới 52 bị cáo là cán bộ đảng viên; còn ở vụ án nhận hối lộ xảy ra tại hải quan cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn có 33 bị cáo là cán bộ hải quan tỉnh Lạng Sơn.

Trong số những kẻ phạm tội hối lộ có những người có cương vị lãnh đạo chưa hề qua đào tạo về kinh tế, quản lý, không biết chuyên môn mà chỉ có ít kinh nghiệm công tác đoàn thể. Do đó, họ dễ bị lôi kéo dao động thậm chí bị lừa mà vụ án EPCO - Minh Phụng là một ví dụ; có 53/77 bị cáo làm giám đốc, phó giám đốc nhưng hầu như không ai biết về nghiệp vụ kinh doanh, không có kiến thức quản lý kinh tế, quản lý công ty, họ chỉ biết lĩnh lương của Phụng - Thìn rồi ký hợp đồng "vay" tiền của ngân hàng nhà nước theo sự chỉ đạo của Phụng và Thìn.

4. Hệ thống pháp luật phòng ngừa tội phạm hối lộ chưa hoàn chỉnh

Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót trong tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ, ngoài sự chưa đầy đủ, thiếu hoàn thiện của hệ thống thể chế về chống tham nhũng, hối lộ; năng lực hoạt động của từng cơ quan và năng lực phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong phòng chống tham nhũng, hối lộ còn thấp; sự thiếu hụt cán bộ có trình độ, kinh nghiệm; chế độ đãi ngộ, lương bổng còn thấp, chưa tương xứng với đóng góp, chưa đủ đảm bảo cuộc sống

của cán bộ công chức; điều kiện trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác đấu tranh, phòng ngừa còn thiếu và lạc hậu ở hầu hết các cơ quan chức năng và đã làm hạn chế rất lớn đối với năng lực và hiệu quả thực thi công vụ của những cơ quan này. Các quy định của pháp luật chưa rõ ràng, chồng chéo, trình độ nhận thức, ý thức của một số cơ quan, cán bộ, công chức có trách nhiệm chưa cao... đã dẫn đến một thực tế là năng lực phối hợp chung trong phòng ngừa, phát hiện, điều tra và xử lý các hành vi hối lộ của các cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế.

Pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiện việc quản lý nhà nước về kinh tế. Bước vào cơ chế kinh tế thị trường, chúng ta từ bỏ dần mệnh lệnh hành chính chuyển sang sự điều tiết theo quy luật cung - cầu thì pháp luật nổi lên như một công cụ lợi hại và nhà nước tất yếu phải nắm lấy để quản lý nền kinh tế.

Đấu tranh chống tội phạm hối lộ phải gắn với việc hoàn thiện pháp luật hình sự. Bởi vì pháp luật hình sự là công cụ quan trọng, hữu hiệu nhất, là nền tảng định hướng của cuộc đấu tranh. Nhưng hiện nay, pháp luật hình sự nước ta còn chứa rất nhiều bất hợp lý trong các quy phạm, quy định về tội phạm hối

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm hối lộ ở Việt Nam (Trang 75)